1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài khoa học (âm nhạc)

37 4.8K 173
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- 1 - A- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lý luận Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc là cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ âm thanh. Âm nhạc đã mang đến cho con người những cảm xúc cao quý. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ âm nhạc, làm cho con người trở nên thích thú, tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, tâm hồn trong sạch, tình cảm nâng cao, con người trở nên cao thượng và tốt đẹp hơn. Ở Tiểu học Âm nhạc là môn học được đưa vào kế hoạch dạy trong chương trình, nhằm giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp, nhận biết thế giới xung quanh, phát triển trí não, óc tưởng tượng qua âm nhạc để từ đó giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh. Ngoài ra Âm nhạc bậc tiểu học còn cung cấp những kiến thức cơ bản về âm nhạc (nhận biết nốt nhạc, hình nốt nhạc, khuôn nhạc, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, phát triển khả năng nghe nhạc, …) tạo điều kiện góp phần phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng lực đặc biệt. Cùng với các môn học như Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Thể dục…Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của học sinh, đáp ứng mục tiêu cuối cùng là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề giáo dục toàn diện, hoàn thiện nhân cách cho học sinh càng trở nên cần thiết. Một nhà trường mà công tác tổ chức dạy đúng định - 2 - hướng, thực hiện đồng bộ toàn diện các mặt trong việc dạy và học các môn học thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. 1.2. Về mặt thực tiễn Trong thực tế, nhận thức của giáo viên hiện nay về việc dạy học môn âm nhạc còn coi nhẹ, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai nhiệm vụ này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả, chất lượng học tập môn âm nhạc trong các trường tiểu học còn hạn chế. Thực tiễn trong thời gian qua, các trường tiểu học ở địa bàn Huyện Ngọc hồi nói chung và trường Tiểu học Nguyễn Huệ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học, việc hướng đến dạy học toàn diện, dạy đủ các môn học trong chương trình đã được các nhà trường chú trọng. Tuy nhiên so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện của huyện nhà ngang tầm với sự phát triển công tác giáo dục trong toàn tỉnh thì chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nhạc và việc học môn âm nhạc của học sinh trong trường có phần nào chưa đáp ứng được. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc trong nhà trường, trong đó chú trọng đến khối lớp 1 là lớp đầu cấp, lớp “nền tảng” của bậc học từ đó để nâng cao chất lượng môn âm nhạc các khối lớp tiếp theo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum". 2. Mục đích nghiên cứu - 3 - - Xác định thực trạng việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. - Dựa vào lí luận và các điều kiện thực tiễn, từ đó xây dựng và tổ chức thực nghiệm các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc lớp 1 trong nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. 3.2. Khách thể nghiên cứu Là đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất và các phương tiện, điều kiện trong việc thực hiện dạy học âm nhạc trong trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. 4. Giả thuyết khoa học Nếu việc cải tiến xây dựng biện pháp trong công tác chỉ đạo dạy và học môn âm nhạc ở khối lớp 1 và từ đó áp dụng vào các khối lớp còn lại ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ đúng đắn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường thì hoạt động dạy học sẽ có chuyển biến và kết quả sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu thực trạng về công tác dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc lớp 1 trong nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - 4 - - Đọc sách, văn bản để thu nhập tư liệu, thông tin cần thiết cho từng chương một của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn âm nhạc ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án, sổ sách, kết quả học tập của học sinh…) để xác định kết quả dạy - học của giáo viên và học sinh. 6.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Thống kê toán học để phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm như tính phần trăm, tính trung bình. 7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác dạy học môn âm nhạc khối lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 8. Bố cục của bài tập nghiên cứu khoa học (BTNCKH) Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, BTNCKH gồm 2 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận chung Chương 2: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum. - 5 - B- NỘI DUNG: Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY HỌC HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường Tiểu học 1.1.1.Nghệ thuật âm nhạc trong đời sống con người Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào Dân tộc…Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thủy. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Ví dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng - 6 - và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa,… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng: Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mỏi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giã gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả, hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. - 7 - Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hóa và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta. Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và nghỉ ngơi cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị giày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thỏa mãn được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của con người, nâng người nghe lên một tầm cao bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào Dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử…,luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quý, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ - 8 - sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp về tinh thần. Có những bản nhạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nản, yếu đuối, nhu nhược… Và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái. Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe. Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhủ và định hướng cho con em mình lựa chọn âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các em. Như vậy, âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng các vai trò ấy chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, nhiều khi chúng hòa quyện vào nhau, khó có thể phân định rạch ròi. 1.1.2. Âm nhạc là phương tiện tích cực góp phần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho học sinh tiểu học. Âm nhạc là một phương tiện tích cực để giáo dục học sinh nhiều mặt: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất. - 9 - Âm nhạc đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông có ý nghĩa nhân văn to lớn. Giúp các em có quyền được phát triển tối đa nhân cách, tài năng, tâm thần, thể chất. Thông qua âm nhạc tạo điều kiện cho các em được tự do tham gia sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Môn âm nhạc ngày nay đã có một vị trí đáng kể trong trường phổ thông với tư cách là một môn học độc lập. Đưa âm nhạc vào giảng dạy trong nhà trường nhằm mục đích phát triển tối đa khả năng âm nhạc của học sinh. Giáo dục văn hóa âm nhạc như một bộ phận của văn hóa tinh thần cho các em. Nhằm trang bị những kiến thức âm nhạc cơ sở, những kỷ năng kỷ xảo, tạo điều kiện hình thành năng lực cảm thụ tác phẩm. Nhằm trang bị khơi dậy những khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Trau dồi tình cảm đạo đức, thị hiếu âm nhạc lành mạnh. 1.1.2.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ Giáo dục âm nhạc cho học sinh là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích về mối quan hệ thẩm mỹ trên thế giới của con người. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình về tiết tấu, giai điệu, hoà âm, âm sắc…Tác phẩm âm nhạc mở rộng tầm hiểu biết của học sinh, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động thẩm mỹ mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra sự hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu, đánh giá, yêu thích, thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ thông qua bộ môn âm nhạc cần đảm bảo phát triển thẩm mỹ toàn vẹn của học sinh và gắn với các yêu cầu sau: - Làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ nhận thức âm nhạc bằng việc cảm thụ âm nhạc. - 10 - - Phát triển đặc trưng tâm lý và nhân cách học sinh như tai nghe âm nhạc, nhạy cảm với nghệ thuật, trí nhớ âm nhạc, tưởng tưởng sáng tạo, tư duy độc đáo… - Giáo dục tình cảm thẩm mỹ. - Hình thành ý thức thẩm mỹ (biết phê phán đánh giá). Giáo dục âm nhạc và giáo dục thẩm mỹ là nhiệm vụ và những yêu cầu cơ bản đan xen suốt trong toàn bộ hoạt động âm nhạc nội, ngoại khoá trong nhà trường. 1.1.2.2.Âm nhạc góp phần giáo dục những phẩm chất đạo đức Trong khi tác động đến tình cảm của học sinh thì âm nhạc cũng đồng thời hình thành ở học sinh những tình cảm đạo đức. Thông qua các tác phẩm âm nhạc hình thành ở học sinh, tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu kính biết ơn ông bà, cha mẹ, Đảng, Bác Hồ. Những bài ca truyền thống giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy khí thế hào hùng. Những tác phẩm âm nhạc truyền thống đem lại cho học sinh cảm xúc trữ tình tự hào với truyền thống, khơi dậy lòng yêu thích tìm hiểu âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm âm nhạc nước ngoài giúp các em mở mang tầm hiểu biết ra thế giới để vươn tới những đỉnh cao của khoa học nghệ thuật, giúp các em dễ hoà nhập với cộng đồng. Cách tổ chức tiết học trong nhà trường cũng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của học sinh, tạo sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau hoạt động âm nhạc giúp học sinh trở nên tự tin hơn. Hoạt động âm nhạc tạo ra những điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất đạo đức của nhân các học sinh đặt cơ sở cho sự hình thành văn hóa chung của công dân tương lai. 1.1.2.3.Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ [...]... dung dạy học âm nhạc trong trường tiểu học - 12 Việc dạy và học âm nhạc ở trường tiểu học nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo con người toàn diện về Đức – Trí Thể - Mĩ Có sự khác nhau giữa học sinh học âm nhạc ở trường tiểu họchọc sinh học âm nhạc ở các trường đào tạo chuyên về âm nhạc trong nhạc việc hay ở các trường văn hoá nghệ thuật (VHNT) Học âm nhạc Học sinh... dạy và học các môn học này Bên cạnh đó, ý thức, thói quen tự học ở nhà của các em học sinh trên toàn xã chưa trở thành nề nếp thường xuyên Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế 2.2 Thực trạng của việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Ngọc Hồi – Kon Tum 2.2.1 Về việc học âm nhạc 2.2.1.1 Đặc điểm, khả năng âm nhạc của học sinh Đối với học sinh... chỉ được đào tạo âm nhạc trong các trường học theo hướng không chuyên, từ đó dẫn đến việc tổ chức dạy âm nhạc trong trường học, lớp học của giáo viên cũng có nhiều vướng mắc tồn tại: Thông thường trong các giờ học nhạc thì giờ học hát luôn là giờ học sôi nổi nhất, được học sinh đa số hứng thú học tập, ngoài ra các giờ tập đọc nhạc thì việc thực hiện dạy và học còn gặp rất nhiều lúng túng, 1 số giáo... tiết học: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học là một hình thức dạy học tích cực, đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần tạo cho tiết học nhẹ nhàng, - 28 giúp các em hứng thú trong học tập Đối với môn âm nhạc sử dụng trò chơi trong các tiết học nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hát đúng câu, hát theo nhịp, hát kết hợp với động tác, cử chỉ từ đó giúp các em học sinh, nhất là học sinh... tập của học sinh Học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh trường tiểu học Nguyễn Huệ nói riêng, thì giờ học âm nhạc hầu hết các em rất vui và hứng thú học tập, bởi đây được xem như là một tiết học giải trí, nó không đòi hỏi các em phải tư duy trừu tượng một vấn đề gì, mà trái lại trong giờ học các em được phát triển và bộc lộ khả năng học hát của mình một cách tự nhiên Tuy nhiên các em thường... cực tham gia 2.2.1.3 Kết quả học tập của học sinh: ( lấy kết quả học kì II năm học: 2008-2009) Xếp loại A+ TS % khối 114 24 21,1 2.2.2 Về việc dạy âm nhạc Số HS toàn Xếp loại A TS % 70 61,4 2.2.2.1 Trình độ âm nhạc của giáo viên Xếp loại B TS % 20 17,5 Ghi chú - 20 Giáo viên tiểu học có đặc thù riêng là được đào tạo đầy đủ tất cả các môn học trong chương trình dạy học tiểu học, tuy nhiên khả năng dạy... 34 - Kết quả điều tra cơ bản ở trường Tiểu học Nguyễn Huệ là khách quan, đã xác định rõ thực trạng việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 và biện pháp tổ chức dạy học có hiệu quả môn âm nhạc trong nhà trường - Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của những biện pháp tổ chức dạy học môn âm nhạc lớp 1 mà chúng tôi đã xây dựng trong đề tài Đây là một nhiệm vụ quan trọng của người... (DTTS) trong một lớp học, khả năng âm nhạc của học sinh là không đồng đều, số học sinh có năng khiếu về chất giọng khi học hát thường là rất ít, từ đó việc hát đúng giai điệu của bài hát là rất khó Không những thế khi hát yêu cầu các em phải nhìn và đọc nhanh lời ca của bài hát, trong khi đó học sinh dân tộc thiểu số việc nhìn và đọc lời ca trong bài hát của các em rất chậm, có những học sinh chưa biết... cạnh đó đối với học sinh lớp 1 tâm lí của các em còn rụt rè, ngại giao tiếp, nên đôi khi các em thiếu tự tin khi trình bày bài hát trước lớp, trước bạn bè, từ đó khó khăn trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng hoặc học sinh còn hạn chế để kèm cặp, giúp đỡ * Tóm lại: Thực trạng về việc học âm nhạc của học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Huệ bộc lộ trên những vấn đề sau: + Âm vực... hưởng đến việc tiếp thu bài học của học sinh 2.2.2.2 Phương pháp dạy học âm nhạc Do thiếu về kỹ năng chuyên môn âm nhạc nên người giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành các kỹ năng hát diễn cảm, luyện kỹ năng nghe hiểu và học bài hát, phát triển giọng hát, chưa hình thành được cách hát tự nhiên cũng như là phát triển âm vực giọng của học sinh trong giờ học hát Khi thực hiện dạy hát . với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) trong một lớp học, khả năng âm nhạc của học sinh là không đồng đều, số học sinh có năng khiếu về chất giọng khi học. trong giờ học tập đọc nhạc. - 19 - 2.2.1.2. Hứng thú và thái độ học tập của học sinh Học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh trường tiểu học Nguyễn

Ngày đăng: 10/10/2013, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w