Thực hiện các biện pháp để học sinh hát thuộc lời ca, đúng nhịp, đúng phách và đúng giọng:

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học (âm nhạc) (Trang 26 - 27)

phách và đúng giọng:

* Đối với những em hát chưa thuộc lời bài hát, sai nhịp hoặc sai phách. Giáo viên nên linh hoạt phân bố chia ra thực hiện theo phần nhỏ :

- Đọc kết hợp gõ (theo phách hoặc nhịp) giáo viên hướng dẫn đọc lời ca kết hợp gõ đệm nhưng không hát, giáo viên cần kết hợp đọc cho học sinh gõ nhiều lần cho đến khi các em đọc thành thạo và đọc rõ ràng lời ca đúng nhịp theo phách của bài.

Ví dụ :

Bài hát quê hương tươi đẹp (trích 01 câu hát)

Miệng đọc : quê hương em biết/bao tươi đẹp. Tay gõ đệm phách : mạnh nhẹ mạnh nhẹ

Hoặc gõ nhịp : X x X x mạnh mạnh

Ở phần này giáo viên lưu ý :

Giáo viên nên chú ý chia câu của bài để hướng dẫn các em luyện tập, khi các em đã đọc và kết hợp gõ thành thạo thì giáo viên hướng dẫn các em đọc kết hợp gõ đệm để nối lại từng câu cho hết bài theo lối móc xích, để học sinh đọc và gõ đệm chính xác, giáo viên nên minh họa trước vài lần cho học sinh xem.

* Đối với những em hát chưa đúng giọng (giai điệu bài hát) có hai cách

sửa thông thường :

+ Cách 1 : (Thông thường)

Ở biện pháp một giáo viên đã sửa sai, học sinh đã đọc thuộc bài và gõ đệm thành thạo, nếu các em còn hát sai giọng thì giáo viên có thể luyện tập sửa chữa như sau :

Giáo viên dùng bất kì loại nhạc cụ nào để sửa sai bằng cách tấu giai điệu cho học sinh nghe những câu hát mà các em hát sai để cảm nhận vài lần. Sau đó giáo viên tấu giai điệu, học sinh hát theo.

+ Cách 2 : (Tối ưu)

Giáo viên không cho học sinh hát lời bài hát mà thay vào đó bằng những nguyên âm như : a, i, u… (tùy giáo viên chọn) giáo viên tấu giai điệu, khi các em đã hát những nguyên âm giai điệu rõ ràng, giáo viên hướng dẫn các em hát lại lời hát của bài hát.

Ví dụ : quê hương em biết bao tươi đẹp (trích)

a a a á a a a u u u ú u u u

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học (âm nhạc) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w