de tai khoa hoc

19 500 2
de tai khoa hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Tên đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu động vật không xương sống û môn Sinh học Lớp 7A 1 - Trường THCS Hòa Hiệp” - Họ và tên tác giả: Trương Thò Thanh Trúc - Đơn vò công tác: trường THCS Hòa Hiệp 1/ Lí do chọn đề tài: - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tham gia tích cực cuộc vận động : “hai không và 4 nội dung” của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Rèn học sinh kỹ năng giải phẩu động vật không xương sống ở môn Sinh họcû lớp 7A 1 Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp giúp học sinh tìm ra những tri thức khoa học, đồng thời hình thành những kỹ năng cơ bản về bộ môn, biết vận dụng tốt lý thuyết vào thực hành phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. - Tuy nhiên đối với các em lớp 7 thì phương pháp này khó thực hiện vì còn mới đối với các em và tuổi các em còn hiếu động chưa thể hiện tính cẩn thận chính xác tỉ mỉ theo yêu cầu của bộ môn. Đó là động lực để tôi tìm giải pháp để “Rèn kỹ năng giải phẩu động vật không xương sống môn Sinh học Lớp 7A 1 – Trường THCS Hòa Hiệp “ 2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng : học sinh lớp 7A 1 Trường THCS Hòa Hiệp. - Phương pháp nghiên cứu: + Đọc tài liệu + Thực nghiệm trực tiếp + Trao đổi, trò chuyện. +Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: Đề tài đưa ra vấn đề “Rèn kỹ năng giải phẩu môn Sinh học Lớp 7A 1 - Trường THCS Hòa Hiệp” có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn sinh học nhằm nâng cao chất lượng học sinh và giúp rèn luyện cho học sinh các kó năng thực hành trong học tập. 4/ Hiệu quả áp dụng: Học sinh thao tác nhanh chính xác và đạt mục tiêu đề ra. 5/ Phạm vi áp dụng: Hiện đang thực hiện ở lớp 7A 1 của trường THCS Hòa Hiệp, nếu qua thực tiễn chất lượng nâng cao tôi sẽ triển khai áp dụng cho các khối 7 toàn trường. Tân Biên, ngày 02 tháng 03 năm 2009 Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 1 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” Người thực hiện Trương Thò Thanh Trúc Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 2 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” A- MỞ ĐẦU 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy đònh: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. - Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mó và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chũ nghóa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bò cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết đònh số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 / 5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc tur7ng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” - Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực các môn hiện nay, đặt biệt là môn Sinh học giáo viên là người có vai trò chủ đạo , tìm ra những cách thức nhằm hướng dẫn học sinh tìm ra những tri thức khoa học, đồng thời hình thành những kỹ năng cơ bản về bộ môn. Trong hệ thống kỹ năng cơ bản của chương trình môn Sinh học nói trên và môn Sinh học 7 nói riêng thì phương pháp thực hành tỏ ra có nhiều ưu thế hơn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí củ học sinh ở lứa tuổi này, đồng thời thể hiện phương pháp đặc thù của các môn khoa học tương ứng, nhất là khi kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng. Nhưng làm thế nào để kỹ năng được hình thành bằng con đường ngắn nhất, một cách chắc chắn, theo đúng chuẩn mực? Để trả lời được điều đó thì quá khó khi thực hiện đối với học sinh lớp 7 vì kỹ năng thực hành đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong từng thao tác, mà các em ở tuổi này quá hiếu động trong trong mọi công việc và các em còn nhút nhát khi cầm mẫu vật để thực hiện. - Chính vì những lí do trên nên tôi chọn giải pháp: “RÈN KỸ NĂNG GIẢI PHẨU ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG MÔN SINH HỌC LỚP 7 A 1 ” với mong muốn giúp học sinh nhận thức đúng hơn và về môn Sinh học, biết cách mổ và trình bày mẫu mỗ và yêu thích môn Sinh học hơn Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 3 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” 2/ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU: - Học sinh lớp 7A 1 Trường THCS Hòa Hiệp - Tân Biên – Tây Ninh - Một số bài Sinh học 7 3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Do thời gian hạn hẹp, năng lực còn hạn chế nên bản thân chỉ tập trung nghiên cứu giải pháp: “RÈN KỸ NĂNG GIẢI PHẨU ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG MÔN SINH HỌC LỚP 7 A 1 - Trường THCS Hòa Hiệp -Tân Biên- Tây Ninh” - Các bài thực hành giải phẩu động vật không xương sống trong chương trình Sinh học 7 4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc nghiên cứu tài liệu: Đọc một số tài liệu đổi mới phương pháp dạy học THCS môn Sinh học và Giáo trình Hướng dẫn Thực hành phần Động vật khôngù xương sống, Sách giáo khoa, Sách giáo viên Sinh học 7………… - Phương pháp thực nghiệm trực tiếp: Tiến hành nghiên cứu trực tiếp qua các tiết dạy, có sự so sánh giữa các tiết với nhau từ đó rút ra được kinh nghiệm và đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng lớp. - Phương pháp trò chuyện với giáo viên cùng môn và học sinh - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:đây là phương pháp nghiên cứu tài liệu lưu trữ về cá nhân và tập thể. Sản phẩm hoạt động của cá nhân hoặc tập thể là tài liệu khách quan có giá trò nghiên cứu chủ thể. Phân tích các sản phẩm hoạt động của học sinh và giáo viên cho ta những thông tin về cá nhân và tập thể, về quá trình chung. Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh cho phép ta xác đònh khả năng nhận thức, trình độ phát triển trí tuệ, thái độ hứng thú, xu hướng trong học tập, sinh hoạt tu dưỡng của họ. Tôi đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu kết quả thực hành qua tiết thực hành thao tác giải phẩu. Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 4 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” B- NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy đònh: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để đạt được mục tiêu của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đề ra, đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải có kết quả ngày càng cao, tỉ lệ học sinh yếu kém ngày càng thấp. Bên cạnh đó mỗi giáo viên thể vi phạm nội dung vận động “ Hai không và bốn nội dung” - Giảm tính lý thuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng là một hướng đổi mới của chương trình giáo dục ở Trung học Cơ sở. Theo hướng này cần quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và đặc biệt các năng lực hành động. - Rèn kỹ năng thực hành giải phẩu cho học sinh là một trong những phương pháp giáo dục học sinh thế giới quan khoa học và không mê tín dò đoan và dễ dàng có khả năng thích ứng cao trong hoàn cảnh khoa học kỹ thuật tiến lên với nhòp độ cao và thường xuyên đổi mới. - - Rèn kỹ năng thực hành giải phẩu cho học sinh cũng giúp các em tích cực tự chiếm lónh kiến thức một cách chủ động và kiến thức đó không phải là kiến thức vay mượn. Đồng thời học sinh có thể nhận biết các chi tiết cấu tạo các cơ quan và hệ cơ quan được nâng cao, trên cơ sở đó kiến thức lí thuyết được cũng cố, các sơ đồ cấu tạo các hệ cơ quan trong tiết lí thuyết được cụ thể hóa bằng hiện vật trong tiết thực hành. - Với đặc điểm nêu trên thì người giáo viên cần phải có biện pháp hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành giải phẩu cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện cơ sở vật chất của bộ môn trong nhà trường. II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN: Qua việc giảng dạy chương trình SGK Sinh học 7 mới, việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành giải phẩu là cần thiết để làm cơ sở cho việc tiếp tục rèn luyện kỹ Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 5 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” năng thực hành ở bậc học cao hơn. Tuy nhiên khi thực hiện hướng dẫn học sinh thực hành trong môn Sinh học lớp 7 thì có những thuận lợi, khó khăn như sau: 1. Thuận lợi : - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng sự giúp đỡ nhiệt tình và góp ý chân thành của anh, chò em đồng nghiệp. - Trường được trang bò ĐDDH tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập. - Đa số học sinh lớp 7A 1 ngoan hiền, lễ phép, tích cực phát biểu xây dựng bài và có sự chuẩn bò tốt cho các tiết học. - Bản thân giáo viên luôn cố gắng tìm mọi phương pháp để hướng dẫn các em thực hành tốt. - Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn thay sách, hướng dẫn sử dụng thiết bò môn Sinh học. - Trường có 2 giáo viên dạy bô môn nên có điều kiện trau đổi về các kỹ năng thực hành giải phẩu và dự giờ lẫn nhau để rút kinh nghiệm. 2. Khó khăn : - Một số học sinh dân tộc còn thụ động, ít hoà đồng và ít tham gia chuẩn bò các dụng cụ mẫu vật khi được phân công. Các em còn nhút nhát khi thực hành mổ. - Đa số học sinh là con em vùng biên giới việc chuẩn bò cho học tập còn gặp nhiều khó khăn.Trình độ học sinh ở đòa phương thấp và rất chênh lệch. Sự chênh lệch ấy không chỉ thể hiện ở các học sinh trong nhà trường mà còn trong cùng một lớp học. Do đó học sinh thường không thể hoặc lúng túng hay mất nhiều thời gian để giải phẩu. - Trường còn thiếu phòng thực hành riêng cho bộ môn. - Chương trình chỉ có 3 bài thực hành mỗ động vật không xương sống . - Từ những thuận lợi , khó khăn trên nên tôi mạnh dạn phương pháp tổ chức rèn học sinh có kỹ năng giải phẩu phù hợp với nhận thức của từng học sinh để có thể hướng dẫn học sinh thực hành cho có hiệu quả cao. III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1/ Thực hiện phương pháp thực hành đối với giáo viên: Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 6 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” Để thực hiện tốt việc rèn kỹ năng giải phẩu theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải thực hiện những công việc sau:  -Giáo viên phải tự trang bò cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản của bộ môn  -Giáo viên phải biết chọn lựa các mẫu vật cho phù hợp với nôi dung bài thực hành và phải chuẩn bò đủ cho tiết thực hành . Chẳng hạn như dụng cụ mỗ và mẫu vật phải đảm bảo còn tươi sống và tranh ảnh minh họa các bướùc thực hành ……cho các nhóm theo điều kiện cơ sở vật chất nhà trường Ví dụ: Khi thực hành bài 32 “Thực hành : Mổ và quan sát giun đấtù”. Giáo viên cần chuẩn bò đủ: mẫu vật như giun đủ cho 4 nhóm mổ . Dụng cụ: Bộ đồ mổ và khay mổ; đinh ghim , ván mổ , chậu nước đủ cho 4 nhóm thực hiện . Tranh thao tác mổ giun  -Giáo viên phải thực hiện tốt khâu ổn đònh tổ chức . Có thể giúp giáo viên kiểm tra được sự chuẩn bò của học sinh phân nhóm và phân công nội dung công việc thực hiện, chia dụng cụ thực hành theo nội dung phân công  -Trong tiết dạy Giáo viên có thể trình diễn hoặc cho học sinh xem băng hình. Cần tạo cơ hội cho học sinh nắm bắt những chi tiết mấu chốt của kỹ năng và Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra những chi tiết quan trọng nhất. Ví dụ: Bài 16: “Thực hành: Mổ và quan sát Giun đấtù” .Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ vì đây vừa là bài thực hành đầu tiên vừa là bài cơ sở cho học sinh thực hiện những bài thực hành còn lại trong chương trình  -Học sinh thử làm theo mẫu đã hướng dẫn để vận dụng kinh nghiệm mới học từ việc xem thao tác mẫu của Giáo viên hoặc xem băng hình.  -Giáo viên tạo cơ hội để học sinh tự kiểm tra, phát hiện những chỗ làm sai của chính mình và cần hiệu chỉnh những chỗ nào. Để tránh học sinh lặp lại những cách làm sai thành thói quen khó sửa, Giáo viên cần giám sát, giúp đỡ nếu học sinh không tự phát hiện được, nhất là đối với những kỹ năng khó phức tạp khi thực hiện  -Học sinh cần có những phương tiện giúp đỡ việc ghi nhớ những điểm then chốt, ví dụ như phiếu ghi tóm tắt, tờ rơi ghi sơ đồ các thao tác Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 7 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp”  -Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh ôn tập và sử dụng lại các kỹ năng đã được học.  -Giáo viên phải có phương pháp đánh giá. Việc đánh giá có thể được tiến hành một cách chính thức hoặc kín đáo nhưng phải phát hiện đúng những người đã đạt được yêu cầu để người dạy và người học an tâm với kết quả đào tạo, đồng thời phải xác đònh được những người chưa đạt yêu cầu để có trách nhiệm đào tạo bổ sung  -Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh nêu lên những thắc mắc của mình . Cơ hội tốt nhất là ở giai đoạn “Tập sử dụng kỹ năng “, khi đó Giáo viên nên đi lại trong lớp, kiểm tra các thao tác thực hành kỹ năng của học sinh và giúp học sinh giải đáp thắc mắc đó. Cũng có thể đến cuối cùng học sinh mới nêu những thắc mắc mà bản thân và bạn bè chưa giải đáp được. Lúc này , Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh.  - 2/ p dụng Việc Rèn kỹ năng giải phẩu trong môn Sinh học Lớp 7A 1 TIẾT 16 BÀI 16: THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT 1/- MỤC TIÊU a/- Kiến thức − Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như : sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ miệng, lỗ hậu môn, sinh dục đực và cái − Thực hiện được kó thuật mỏ từ cắm ghim để cố đònh mẫu vật trên chậu mổ, đến thực hiện các vết cắt, phanh cơ thể ngập trong nươc kể cả cách tìm tòi nội quan bằng kính lúp và chú thích kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn b/- Kó năng − Tập thao tác mổ động vật không xương sống − Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát c/- Thái độ − Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành 2/- CHUẨN BỊ Giáo viên: - Khay mổ, bộ đồ mổ, lúp tay, ghim găm và khăn lau Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đất, sử dụng ở mục III, 1b và 2b Học sinh: Chuẩn bò bài 16: “ Thực hành : Mổ và quan sát giun đất +Mỗi nhóm 2 con giun đất +Đọc kó bài giun đất Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 8 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” 3/- PHƯƠNG PHÁP − Thảo luận nhóm − Vấn đáp − Trực quan − Thực hành 4/- TIẾN TRÌNH 4.1/- n đònh tổ chức 4.2/- Kiểm tra bài củ - Không kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bò của các nhóm. 4.3/- Bài mới Vào bài: “Trong các động vật không xương sống, chương trình đã chọn thực hành mổ và quan sát 2 đối tượng đại diện cho 2 nhóm lớn, đồng thời đại diện cho lối sống khác nhau để khảo sát. Đó là giun đất ( đại diện cho giun đốt ở cạn), tôm sông ( đại diện cho chân khớp ở nước). Ở tiết này ta sẽ tìm hiểu cách mổ của đại diện thứ nhất là Giun đất” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài -GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành và giới thiệu các dụng cụ và cách thức tiến hành ( bộ đồ mổ, dao kéo, kẹp, ghim và giun đất ) *HĐ 1: CẤU TẠO NGOÀI -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu cách tiến hành ở mục +Để quan sát được dễ dàng ta cần phải làm gì trước ? +Để quan sát các vòng tơ cần phải làm gì ? +Muốn xác đònh mặt lưng bụng chính xác phải dựa vào đặc điểm nào ? -HS trả lời: + Làm giun chết bằng ete hoặc cồn I./ YÊU CẦU II./ CHUẨN BỊ -Khay mổ, bộ đồ mổ, lúp tay, ghim, khăn lau. - Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đất, sử dụng ở mục III, 1b và 2b III./ NỘI DUNG 1. Cấu tạo ngoài a./ Xử lý mẫu -Rửa sạch đất ở giun -Làm giun chết bằng ete hoặc cồn b./ Quan sát cấu tạo ngoài -Các vòng tơ ở mỗi đốt -Xác đònh mặt lưng, mặt bụng ở giun -Tìm đai sinh dục. Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 9 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A 1 –Trường THCS Hòa Hiệp” +Cầm phần đuôi kéo lê giun trên một tờ giấy +Mặt lưng màu sẫm hơn mặt bụng và tìm được các lỗ sinh dục bằng kính lúp -Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để xác đònh các vòng tơ, mặt lưng, bụng và đai sinh dục và ghi chú vào hình 16.1. A,B,C sách giáo khoa *HĐ 2: CẤU TẠO TRONG -GV: treo tranh vẽ hình 16.2 và yêu cầu hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa các bước tiến hành mổ giun đất -Giáo viên yêu cầu học sinh lên thao tác mẫu theo hướng dẫn. -Học sinh thực hiện  lớp quan sát -Giáo viên thực hiện thao tác mổ giun  lớp theo dõi và nêu nhận xét về phần thực hành của bạn. -Giáo viên gọi học sinh đọc 4 bước khi thực hành mổ giun đất - -HS: Các nhóm tiến hành mổ +Hãy dựa vào hình 16.3A để nhận dạng cơ quan tiêu hóa trên mẫu vật và hoàn thành các chú thích ở hình 16.3B, sách giáo khoa tr58. +Hãy dùng kẹp, kéo gỡ bỏ ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục ra, quan sát hệ thần kinh của giun. +Từ đó hãy chú thích thay các số trên hình 16.3B,C -Các nhóm tiến hành thực hành. -Giáo viên đi lại trong lớp kiểm tra các thao thao tác thực hành của học sinh và trả lời thắc mắc. 2. Cấu tạo trong a./ Cách mổ +Bước 1: Đặt giun nằm sắp giữa khay mỗ. Cố đònh đầu và đuôi bằng đinh ghim +Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi +Bước 3 : Đỗ ngập cơ thể giun để không làm vỡ và dễ tháo các nội tạng của giun +Bước 4: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. Phanh đến đâu ghim kim đến đó. b./ Quan sát cấu tạo trong -Cơ quan tiêu háo giun đất: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột tòt, ruột sau, hậu môn…. -Cơ quan thần kinh giun đất: 2 hạch não, vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng. Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 10 [...]... 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 3 3 Nội dung vấn đề: 4 C – KẾT LUẬN 13 D- Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO o0o - 1 Sách giáo khoa sinh học 7– Nhà xuất bản Giáo dục 2 Sách giáo viên sinh học 7- Nhà xuất bản Giáo dục 3 Thiết kế bài giảng sinh học 7- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Tài liệu bồi... ( 1- Lá mang; 2- cấu tạo lông chim của lá mang ; 3- Bó cơ 4 – Đốt gốc chân ngực) GV giải thích thêm: lớp lông phủ để khi lông rung động, tạo dòng nước ra vào, đem theo thức ăn nhỏ và oxi hòa tan vào khoang m,ang Thành túi mang mỏng : để tiếp xúc oxi vào mao mạch máu dày đặc trên thành lá mang; Bám vòa gốc đôi chân ngực để khi vận động thì lá m,ang dao động như “ phất cờ”, thích nghi với chức năng... tự thấy mình nâng cao được phần nào về chuyên môn nghiệp vụ Mặt khác chất lượng bộ môn cũng được nâng lên, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của học sinh Bước đầu tập cho các em làm việc và học tập khoa học Tuy vậy tôi vẫn mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp, quý lãnh đạo, quý ngành… xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn - Bản thân giáo viên phải thật sự yêu nghề ,... mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp Tôi chân thành cảm ơn! Tân Biên, ngày 02 tháng 03năm 2009 Người thực hiện Trương Thò Thanh Trúc D Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Giáo viên: Trương Thò Thanh Trúc Trang 17 Đề tài: “Rèn kỹ năng giải phẩu ĐVKXS môn Sinh học Lớp 7A1 –Trường THCS Hòa Hiệp” 1/ Cấp trường (đơn vò): - Nhận xét: ... cầu học sinh xác đònh lại các cơ quan trên hình vẽ và mẫu mổ +Cơ quan tiêu hóa +Hệ thần kinh 4.5/- Hướng dẫn Học sinh tự học ở nhà - Về vẽ tiếp những hình cấu tạo trong của giun đất hình 16.3 sách giáo khoa tr 58 Chuẩn bò bài 17: “ Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt” +Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo các đại diện : Giun đỏ, Đỉa, Rươi +hoàn thành các bài tập :Đa dạng của nhành giun đốt; . giáo dục học sinh thế giới quan khoa học và không mê tín dò đoan và dễ dàng có khả năng thích ứng cao trong hoàn cảnh khoa học kỹ thuật tiến lên với nhòp. hình 16.1. A,B,C sách giáo khoa *HĐ 2: CẤU TẠO TRONG -GV: treo tranh vẽ hình 16.2 và yêu cầu hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa các bước tiến hành mổ

Ngày đăng: 27/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan