Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VĂN HÓA KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Bích Hương
Lớp: A2- CN9
Hà Nội- 2003
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Quả là không thể nói hết được về Văn hóa kinh doanh- một phạm trù quá rộng lớn và tinh tế Nghiên cứu chuyên sâu, tỉ mỉ về Văn hóa kinh
doanh đã khó, với một sinh viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế
trong môi trường kinh doanh lại càng khó hơn Để đi trọn vấn đề (trong khả năng có thể), hoàn thành cuốn khóa luận hôm nay, em phải nhờ vào
sự giúp đỡ của nhiều người Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thày Phạm Duy Liên- Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Ngoại thương- người đã hướng dẫn và chỉ bảo em cặn kẽ trong suốt quá trình làm khóa luận Sự đào tạo, dạy dỗ của thày cô giáo trong khoa Kinh tế ngoại thương- trường ĐH Ngoại thương hơn 3 năm qua đã cung cấp nhiều kiến thức
bổ ích cho em khi nghiên cứu và trình bày nội dung khóa luận tốt nghiệp Đồng thời em xin được cảm ơn nhà văn Lê Lựu đã cung cấp nhiều thông tin quý báu để em áp dụng vào bản khóa luận này.
Mặc dù khóa luận đã hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế trong nội dung và cách trình bày Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thày cô để em có thêm những kinh nghiệm cho công tác.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên Kiều Thị Bích Hương
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và làđơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trungtâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹsáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinhhoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh Vì sao văn hóa kinhdoanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vịTổng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là ngườiđưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đihơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó
là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh
nghiệp-họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và nghiệp-họ xứngđáng được tôn vinh, khẳng định Một xã hội có văn minh hay khôngcũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân.Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từngngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình Có ýkiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân.Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức đượclàm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm văn hóa Mốiquan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải
có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộccạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinhmiệt con người hơn Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xâydựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn,đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo thì làm sao họ trở thành nhân vật tiêubiểu mới cho dân chúng theo được Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuykhông dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”
Trang 4Văn hóa kinh doanh luôn hiện hữu trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗimôi trường sản xuất Đời sống, nhận thức và xã hội ngày càng pháttriển, yếu tố văn hóa càng được đề cao Là một đề tài rộng với nhữngkhái niệm đang dạng (đôi khi khó nắm bắt) nhưng càng đi sâu vào tìmhiểu văn hóa kinh doanh, chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị củacuộc sống từ những điều tưởng như đơn giản nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của Văn hoá kinh doanh như trên em đã lựa
chọn đề tài Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần mở
đầu và kết luận khoá luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành cácchương:
Chương I: Lý luận về văn hoá kinh doanh
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua.
Chương III: Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.
Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng các phương pháp diễn dịch, quynạp; xuất phát từ những hiện tượng, sự kiện cụ thể để tổng quát tình hình
và đi đến kết luận chung, rút ra các bài học cũng như đề xuất biện phápgiải quyết
Trang 5CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1 Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh
a Thế nào là văn hóa?
Cho đến hôm nay, những định nghĩ về văn hóa có giá trị nhất vẫn chưalàm thỏa mãn giới nghiên cứu Vô vàn những định nghĩa khác nhau vềvăn hóa, thậm chí ngay trong một định nghĩa về văn hóa cũng phụ thuộcvào văn hóa Tuy nhiên khái niệm văn hóa dù được tiếp cận từ góc độnào cũng đều làm lộ ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những đặc trưng
về con người và về đời sống của con người Từ góc tiếp cận này, ta cóthể hiểu văn hóa là một khía cạnh của quan hệ giữa con người với thếgiới bên trong và bên ngoài của nó- một “lát cắt” đi qua toàn bộ mối
quan hệ phong phú và phức tạp của con người với thế giới hiện thực [1.
Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí
Triết học số 4/93]
Theo một bản phúc trình năm 1995 của Ủy ban thế giới về văn hóa vàphát triển của Liên hợp quốc, “văn hóa” có thể được hiểu theo hainghĩa Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnhvực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy Đó
là viết văn, làm thơ, soạn nhạc, tạc tượng, vẽ tranh nói chung lànhững hoạt động có tính văn chương nghệ thuật Thứ hai, nhìn theoquan điểm nhân chủng và xã hội học, văn hóa là tập hợp nhữngphong thái, tập quán và tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không thểthiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn xã hội Nó là hiện thân những
Trang 6giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ nàysang thế hệ khác.
Như vậy văn hóa là biểu hiện của cách thức con người tồn tại, là tổng thể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra Văn hóa là thứ đặc trưng nhất của dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
b Văn hóa kinh doanh và đặc điểm:
Văn hóa là sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ.Các nền kinh tế đâu đâu cũng chiều theo những nét đặc thù của lịch sử,cấu trúc xã hội, tâm lý học, tôn giáo và chính trị địa phương Các lựclượng này tác động đến sở thích làm việc, tiêu thụ, đầu tư, tiết kiệm vàđối mặt với rủi ro Bản chất con người có thể không đổi, nhưng nó đượckhắc họa bởi văn hóa Khái niệm cho rằng thành tích kinh tế không thểtách khỏi những đặc thù quốc gia là hiển nhiên, đó cũng chính là yếu tố
hình thành nên văn hóa kinh doanh Tóm lại văn hóa kinh doanh chính
là cách thức hình thành và xây dựng một môi trường (bao gồm tập tục, quy định, thông lệ, thói quen, tư duy ) sản xuất, buôn bán trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với cá nhân và tập thể với tập thể mà trong đó yếu tố địa lý, thiên nhiên, gia đình, quốc gia, dân tộc đóng vai trò quyết định
Gần đây, nhiều học giả kinh tế và xã hội, tiên khởi là nhà xã hội họcngười Pháp Pierre Bourdieu cho rằng, muốn hiểu văn hóa như mộtnhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của
nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại tương tự như ba loại vốn thường biết khác (vốn vật thể, như máymóc, thiết bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; vốn thiên
Trang 7vốn-nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trườngsinh thái).
Thêm một bước, có thể phân biệt 2 dạng vốn văn hóa: vật thể và phivật thể Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đàicung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa Loạivốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc đivào sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, văn hóa cũngnhư ngoại văn hóa Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tậpquán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội Loại vốnvăn hóa này- cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và
âm nhạc- là một loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng Nó cũngcung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng trongsản xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai Từ những nhậnxét trên, vài nét chính về liên hệ giữa văn hóa, kinh tế và phát triểndần hiện rõ
Một là, muốn hội nhập vốn xã hội vào phân tích kinh tế ta phải xácđịnh liên hệ giữa giá trị văn hóa và giá trị kinh tế Lấy ví dụ vốn vănhóa vật thể, chẳng hạn như một ngôi nhà có tính di tích lịch sử Ngôinhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến trúc (ngụ cư hoặc thươngmại), biệt lập với giá trị văn hóa Song giá trị kinh tế ấy có thể tănglên, có thể là rất nhiều, nhờ giá trị văn hóa của nó Do đó, lấy ví dụ,nhiều người sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vậtthể thuần túy của nó Giống như tranh của Van Gogh, Picaso Hầunhư mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôinhà lịch sử trong ví dụ, tức là chúng hòa quyện giá trị văn hóa vàogiá trị kinh tế của vật thể, làm tăng thêm giá trị của vật thể ấy
Trang 8Trong trường hợp vốn văn hóa phi vật thể thì liên hệ giữa giá trị vănhóa và giá trị kinh tế phức tạp hơn, không phải cái này gây cái kia.Hiển nhiên, ngôn ngữ, âm nhạc và văn chương, tập quán và tínngưỡng là những tài sản chung, có giá trị văn hóa vô cùng lớn, songchúng không có giá trị kinh tế theo nghĩa thông thường vì lẽ khôngthể được mua bán đổi chác trên thị trường như các hàng hóa hoặcdịch vụ khác Nói cách khác, những dịch vụ xuất phát từ vốn văn hóaphi vật thể là có giá trị văn hóa và kinh tế, nhưng ở đây hai loại giátrị ấy hòa quyện lẫn nhau, không thể tách rời nhau.
Hai là, vốn văn hóa đóng góp được gì vào tổng thu nhập và tốc độphát triển của một nước Trong các mô hình phân tích tăng trưởngkinh tế, có hai yếu tố luôn được coi là cốt lõi cho phát triển: lao động
và vốn vật thể
Ba là vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững củaphát triển Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn khôngkhác gì đóng góp của vốn thiên nhiên Vì môi trường sinh thái là thiếtyếu cho hoạt động kinh tế, bỏ bê môi trường qua sự khai thác quáđáng tài nguyên sẽ làm giảm sút sản năng và phúc lợi kinh tế.Không bảo dưỡng vốn văn hóa (để di sản đồi trụy, làm mất bẳn sắcvăn hóa dân tộc) cũng phải gánh lấy những hậu quả tai hại như vậy
2 Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội
Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng? Đó là câu hỏi của tất cảdoanh nhân Đồng cảm chính là hai từ mà người kinh doanh mong muốnnhất để có được cảm tình của khách hàng Và để có được sự đồng cảm,trước hết phải hiểu được tâm sinh lý, văn hóa của đối phương Theoquan điểm của các nhà tâm lý học thì những người có thái độ và quan
Trang 9niệm về giá trị càng giống nhau thì sức hút giữa hai người càng lớn.Trong hoạt động kinh doanh, đó là yếu tố rất cần thiết để chinh phụckhách hàng Việc đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào các doanhnghiệp VN là rất sáng tạo, vì bản chất của ISO cũng là quá trình tái tạo.
Có những doanh nghiệp thành công, có doanh nghiệp không thành công.Hiện nay nhiều doanh nghiệp chạy theo ISO không vì thực chất mà làmuốn có cái danh để bán hàng Thực tế ISO thì có danh nhưng không thểkhông thực chất Các doanh nghiệp có thể tham khảo ISO để tái tạo,nhưng ISO là một quá trình chung, và mỗi công ty thì phải có một quátrình riêng để áp dụng tùy đặc điểm văn hóa kinh doanh của mỗi công ty.Vậy văn hóa kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng
Thử nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế ở một số nước châu á và MỹLatinh gần đây Yuthavong- Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học công nghệThái Lan, phát biểu: “Có hai nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảngkinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997 sau đó lan sang các nước ĐôngNam Á và rộng hơn Nguyên nhân trực tiếp là nợ nước ngoài quá nhiều,đầu tư không cân đối vào các ngành phi sản xuất, đặt tỷ giá đồng bahtquá cao, thiếu rành mạch trong hệ thống ngân hàng và kinh doanh làmcho các nhà đầu tư mất lòng tin Cho dù trầm trọng đến mức nào, cácnguyên nhân này cũng chỉ mới châm ngòi Nguyên nhân cốt lõi dẫn đếncuộc sụp đổ là thiếu tri thức và trình độ lành nghề để có thể cạnh tranh
và bảo đảm phát triển bền vững Cái lợi thế truyền thống của Thái Lan
về giá trị nhân công và nguyên liệu đã hoàn toàn mất hiệu lực và tan biếnngay trong cơn sốc kinh tế đó” Thái Lan được liệt vào danh sách 49nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới bên cạnh các câyđại thụ ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và các nền kinh tế mới trỗi dậy như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan v.v [theo World Competitiveness
Trang 10Yearbooks]. Nhiều quy trình công nghệ hiện đại đã có mặt trên đất TháiLan, song các tri thức và bí quyết công nghệ lại không nằm trong đầungười Thái Thành ra văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ mớichính là những yếu tố quyết định quá trình phát triển bền vững.
Yếu tố nào đã làm cho Sony, Toyota, Honda chiếm lĩnh thị trường thếgiới, làm thay đổi hẳn hình ảnh nước Nhật trên vũ đài kinh tế thế giới vàđem lại vinh dự cho người Nhật vào thời kỳ 1960- 1980? Câu trả lời chỉ
có thể là: sức sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp ở đây tinh thần doanhnghiệp cũng chính được khởi nguồn từ văn hóa kinh doanh Người Nhậtvốn nổi tiếng về chí lớn, tinh thần tự lập và tinh thần mạo hiểm, các yếu
tố thuộc về tính cách đã hỗ trợ cho sức sáng tạo, làm sáng tạo thăng hoacùng sự nhạy bén về tâm lý người tiêu dùng Ví dụ chỉ cần bằng một ngữcảm phong phú, Morita đã ghép 2 từ sound (âm thanh) và sonny (cậu bé)thành Sony- tên gọi vừa dễ nhớ, vừa có nhiều ý nghĩa đối với những sảnphẩm phát ra âm thanh để đặt tên cho nhãn hiệu của sản phẩm và sau đó
là tên công ty Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, Morita đã làm cho tênSony thẩm thấu nhanh chóng trên thị trường thế giới
Văn hóa kinh doanh không phải thứ bất biến trong mỗi người, mỗiphương châm của công ty, mỗi vùng, mỗi dân tộc mà nó phải luôn đượccập nhập thông tin để biến đổi phù hợp với sự phát triển của cuộc sống-
đó là quy luật và cũng là lý do vì sao cần có văn hóa kinh doanh Ví dụđâu là bí quyết thành công của Công ty kinh doanh địa ốc Solo ở BắcKinh (Trung Quốc) hiện được đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn phátđạt, có sản phẩm bán chạy nhất khu vực? Bí quyết thành công của Solo
là đánh trúng thị hiếu của khách hàng trẻ tuổi, có học và bắt đầu có tiền.Trong cuộc sống hôm nay, người Trung Quốc không thể khư khư giữ lấynếp cũ là hướng về một đại gia đình, nơi nhiều thế hệ sống với nhau, nơibữa cơm phải lúc nào cũng đủ đầy các thành viên, người phụ nữ phải có
Trang 11trách nhiệm lo toan tất cả công việc gia đình Solo đã xây dựng nhữngcăn hộ nhỏ, thiết kế đẹp, trang nhã, tiện nghi, hợp với túi tiền và nhucầu của giới trẻ độc thân, những gia đình trẻ ít người Cụ thể người tacho xây những căn hộ vừa và nhỏ từ 18m2 đến 80m2 để thu hút kháchhàng trẻ tuổi Những căn hộ này đáp ứng các tiêu chí: nhỏ nhưng đẹp,tiện nghi, có nhiều phòng, đủ ánh sáng và giá cả phải chăng phù hợpvới các hộ độc thân và những gia đình gồm 3 thành viên.
Vì sao Singapore- một đất nước vô cùng nhỏ bé- lại có sự phát triển đángkinh ngạc như vậy? Hãy nhìn lại chính sách của ông Lý Quang Diệu,nhân vật của thế kỷ 20 Mặc dù về mặt cá nhân, ông Lý Quang Diệu có
vẻ không cảm tình lắm với Mỹ nhưng ông ưu tiên cho đầu tư của Mỹ vìthường đi kèm công nghệ cao, so với đầu tư vào châu Á, thường mang
kỹ nghệ thấp Nếu ví nước Mỹ phát triển nhờ biết bước lên vai khổng lồnhân loại thì cũng có thể ví Singapore phát triển nhờ biết bám thắt lưngMỹ- một đất nước nhỏ hẹp, dân số ít như Singapore, bắt buộc con ngườiphải có cách thức suy nghĩ, hành động khôn ngoan “núp bóng lớn màtiến”, tính cách ấy cũng chính là một thứ văn hóa kinh doanh áp dụngtrên thương trường
Những gì thực sự thuộc về truyền thống thì chẳng thể nào biến mất, vì nólắng đọng, bám chặt ở tầng sâu nhất trong tâm khảm, trong cách tư duycủa mỗi người Dân tộc Nhật có nền văn hóa lâu đời nên họ không sợđánh mất truyền thống khi bắt chước phương Tây một cách toàn diện, kể
cả các chi tiết nhỏ nhặt Chiến lược bắt chước để tự vệ giúp họ làm nênnhiều chuyện thần kỳ Người Nhật tự hào không một chút mặc cảm vềtiến trình Âu Mỹ hóa nhanh kỳ diệu của mình, họ rất muốn biết ngườikhác thấy họ bắt chước nước ngoài đã giống chưa Điều đáng nói là đằngsau sự bắt chước có vẻ mù quáng ấy là cả một quyết sách khôn ngoan:
Trang 12bắt chước để cho mình tồn tại và giàu mạnh lên bằng và hơn kẻ mình bắtchước Chiến lược này đã trở thành truyền thống dân tộc và là một trongcác bí quyết khiến Nhật trở thành một quốc gia châu á thịnh vượng nhất.
Do đâu họ có tính hiếu kỳ và hay bắt chước như vậy? Có thể giải thích
về đặc điểm địa lý và tính cách thế này: Nhật luôn ở ngoài rìa những nềnvăn minh lớn, bởi vậy họ luôn có mặc cảm của một anh nhà quê, khaokhát muốn học hỏi, bắt chước người thành thị Trước thế kỷ 19, họhướng về Trung Quốc Trong khi giai cấp thống trị Trung Quốc tự mãnluôn nghĩ nước mình là trung ương chi quốc, trung tâm tinh hoa, thì tầnglớp quan lại Nhật chưa bao giờ cho rằng nước mình là trung tâm của thếgiới Họ hăng hái tiếp thu văn hóa Trung Quốc: mượn chữ Hán để làmchữ viết, tổ chức triều chính phỏng theo triều đình Trung Quốc, tiếp nhậnKhổng giáo, Phật giáo, tuy từ xưa họ đã có Thần đạo (Shinto) Khi thấytrung tâm văn minh đã chuyển sang phương Tây, họ lập tức đổi hướng,vua Minh Trị tổ chức lại toàn bộ bộ máy nhà nước: xây dựng hệ thốngchính trị theo kiểu Đức, hạm đội kiểu Anh, nền hành chính kiểu Pháp,công nghiệp hóa kiểu Mỹ, bỏ chế độ phong kiến Nhờ chiến lược “bất
đề kháng” và bắt chước phương tây, Nhật thoát khỏi bị ngoại bang chiếmđóng và nhanh chóng thực hiện tham vọng trở thành cường quốc số mộtchâu Á Bắt chước thành công như vậy là do người Nhật có hai ưu thế.Thứ nhất, họ thực sự khiêm tốn, vì bắt chước là tự thừa nhận người khácgiỏi hơn mình Hình như họ không bao giờ tự mãn và không có bệnh sĩdiện rởm Thứ hai, họ tin chắc nền văn hóa Nhật thực sự xán lạn, bềnvững, không việc gì phải sợ vì bắt chước mà bị xói mòn, ngược lại càngtỏa sáng hơn, tận sâu thẳm tâm hồn người Nhật không hề bị hoen ố bởibất cứ cái gì xa lạ, họ gọi đó là “tinh thần Nhật, kiến thức phương Tây”.Sau mấy nghìn năm du nhập văn hóa Trung Quốc, nhưng văn minhNhật vẫn được coi là một trong 8 nền văn minh lớn của thế giới Ngàynay, văn hóa Nhật đang tác động mạnh mẽ tới cả thế giới qua các sáng
Trang 13tạo như karaoke, truyện tranh Doremon, trò chơi điện tử, máy nghe băngWalkman, đồng hồ Quartz, máy ảnh kỹ thuật số
3.Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục
a.Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông:
Khác với phương Tây, văn hóa phương Đông có nguồn gốc nông nghiệp,đặc trưng là: trong ứng xử với môi trường tự nhiên thì nghề trồng trọtbuộc người dân phải định cư chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thuhoạch Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân có ý thứctôn trọng thiên nhiên và có ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên Dovậy các thành tựu về chinh phục thiên nhiên của người phương Đôngkém hơn phương Tây Trong tổ chức cộng đồng, người phương Đông ưasống theo nguyên tắc trọng tình nghĩa Lối sống trọng tình cảm đó dầndẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, tâm lý coi trọng tập thể (đối lập vớiphương Tây)- mang đậm tính nhân văn ở phương Đông, Nhật Bản lànước đi tiên phong trong việc phát huy nhân tố văn hóa để phát triểnkinh tế: “Sự thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ II chính là đỉnh cao vinhquang trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật” Đây là ví dụ điểnhình cho sự thành công kỳ diệu trong lĩnh vực kinh doanh kết hợp vớinhững nhân tố văn hóa dân tộc, cũng như với tư cách là một xã hội pháttriển
Văn hóa Nhật có 4 đặc trưng:
- Người Nhật có phương pháp suy nghĩ thiên về tư tưởng thực tế và kinhnghiệm chủ nghĩa Nét tiêu biểu cho tư tưởng Nhật là tư tưởng chính trị
Trang 14người Nhật Cái mà Nho giáo đem lại cho người Nhật là lý luận cụ thể
để thực hành
- Khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên xung quanh một cách tinh tế vàgiàu hình tượng Một đặc trưng khác xuất hiện từ thời cận đại- đó là đặctrưng của “sức mạnh tạo nên một quốc gia có tốc độ phát triển đáng kinhngạc”
Những đặc trưng kể trên đã tạo cho người Nhật những đặc điểm có tínhbền vững: yêu lao động, cần mẫn, hiếu học, yêu thiên nhiên, có lòng tựtrọng dân tộc và nhạy cảm trước những thay đổi của cuộc sống Trungthành với đất nước, tôn kính tổ tiên, tôn kính Hoàng đế, tôn kính ngườitrên Biết giữ thanh danh, trung thực, thích sống thực tế hơn là theo đuổicác tư tưởng, tín điều cao siêu, và “tôn giáo” thịnh hành nhất ở Nhật
cũng là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu của người Nhật hiện này là: Lao động Từ mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trên hình thành một khái
niệm “kinh doanh kiểu Nhật”, nó đã tạo cho các xí nghiệp những độnglực mạnh mẽ trong việc du nhập, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vàosản xuất kinh doanh Nó khắc phục sự đối lập trong mối quan hệ giữangười công nhân và người quản lý bởi người công nhân không sợ bị sathải Các mối quan hệ trong xí nnghiệp được biểu hiện như là mối quan
hệ trong “gia đình”, trong “nhà” và được hình thành từ những biến thểcủa các giá trị văn hóa gia đình Mọi người sống và làm việc trong “nhà”đều có chung một nhận thức rằng họ phải làm có trách nhiệm, quan tâmtới công việc và mọi mặt đời sống, tình cảm của nhau Mặt khác, ở đây
ta cũng thấy có ảnh hưởng của tư tưởng “danh, phận” của Khổng giáo,thể hiện ở lòng tự hào của mọi người khi được là thành viên của mộtcông ty, một xí nghiệp có tiếng tăm, kinh doanh thành công trênthương trường Bởi vậy người công nhân có thái độ tích cực, chủ độnghợp tác, tìm tòi phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Trang 15Tuy nhiên, nước Nhật đã và đang bước qua những năm cuối thế kỷ 20 vàđầu thế kỷ 21 trong thời kỳ suy thoái Nhận xét riêng về tinh thần củalớp trẻ, ông Masahiko Ishizuka- Tổng GĐ Trung tâm Báo chí quốc tếNhật Bản cho rằng họ đang có phần bi quan về tương lai của đất nước, tỷ
lệ thất nghiệp cao nhưng thanh niên lại thiếu kiên nhẫn với những côngviệc đơn điệu và không có cơ hội thăng tiến Một cơ cấu kinh tế đang ápdụng đã có vẻ lỗi thời, phù hợp cho những trung niên- cần việc làm ổnđịnh để nghĩ đến khoản tiền về hưu hơn là sự tích cực sáng tạo, đổi mới
và phiêu lưu Theo ông, vấn đề bây giờ là không nên chỉ nhìn vào tệ nạn
xã hội cách sống để phê phán giới trẻ mà cần có một cơ chế kinh tế- xãhội thích ứng để nhận thức và khai thác đúng tiềm năng của thanh niên
Nội các của Thủ tướng Koizumi mới hình thành trong thế kỷ 21 đangphải đáp ứng đòi hỏi của người dân về một chính sách ngoại giao và kinh
tế quyết đoán, hiệu quả hơn Giáo sư Osamu Nariai (Trường ĐHReitaku) người coi ASEAN như ngôi nhà thứ 2 của mình trong buổi hộithảo về kinh tế Nhật đã dùng hình ảnh núi Phú Sĩ để minh họa biểu đồcác chỉ số tăng- giảm và nền kinh tế bong bóng không thành công củaNhật trong thập niên 90 Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997 giúpngười Nhật nhận ra mô hình của mình đang có vấn đề Thành công ởthập kỷ 80 không thể là hình mẫu ưu việt và kéo dài mãi trước một thếgiới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt Cái gọi là “Japan as numberone” (Nhật Bản số một) thực tế đang bị lung lay trong thị trường quốc tếcạnh tranh khốc liệt Tự hào nhưng không nên ảo tưởng Có một cái tênkhông thể không nhắc tới trong các cuộc hội thảo về kinh tế, chính trịNhật: Trung Quốc Sản phẩm Nhật chất lượng số một nhưng muốn mua
đồ ít tiền, dạo quanh các cửa hàng 100 yen hàng rẻ chủ yếu nhập từTrung Quốc, Hàn Quốc Sự phát triển và vươn mạnh của nền kinh tế
Trang 16Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực ASEAN là cơ hội thuận lợi để hợptác nhưng cũng là thách thức cho thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhật Vẫngiáo sư Osamu Nariai cho rằng mỗi khi nước Mỹ cấp một khoản viện trợnào đó, họ đều nắm được mục tiêu cụ thể, Nhật vốn được mệnh danh
“nước viện trợ” nhưng cái đích cuối cùng lại chưa giải thích được, nóicách khác, phương thức thực hiện chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.Cần phải xây dựng một chiến lược ngoại giao, hợp tác kinh tế dựa trên
sự thay đổi của thế giới “Cùng hành động, cùng tiến bộ” là khái niệm cơbản đưa ra trong Năm Giao lưu Nhật Bản- ASEAN 2003
Sự phát triển thường tuân theo bản đồ hình sin, tức là có lên có xuống.Khi nước Nhật đang trên đà suy thoái thì châu á lại nổi lên những ngôisao kinh tế khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn
Độ, Thái Lan Nằm bên những con sông huyền thoại, sông Hằng, sôngNil, sông Mê Kông bù đắp phù sa và đời sống trồng trọt, chăn nuôicũng như đời sống tinh thần cho người dân châu Á Sự đông đúc (quanniệm trời sinh voi trời sinh cỏ nên đẻ nhiều ), tinh thần cần cù, gắn kết
và tôn sùng các hiện tư ợng thiên nhiên của người dân châu Á đã đem lạicho họ sự trả công xứng đáng: đứng hàng đầu trong xuất khẩu gạo, càphê, chè và đặc biệt là xuất khẩu lao động chính là những nước châu Ánhư Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc Không những thế sựkiên trì, khéo léo và khả năng bắt chước tài tình là một trong những
yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc vươn lên thành con rồng châu Á,
chúng ta thử nghĩ về các sản phẩm điện tử của Hàn Quốc đang tràn ngậpthế giới để chiêm nghiệm về điều này Kim Woo Chong- ông chủ tậpđoàn Daewoo đã xây dựng thương hiệu của mình bắt đầu từ ước mơ “sảnphẩm làm ra thuộc hàng tốt nhất”, con đường phấn đấu của ông nổi tiếngbởi những quan niệm: coi giấc ngủ trưa “dẫn tới sự mất mát giờ lao độngrất nghiêm trọng”, không có khái niệm “vừa đủ” mà phải là “đã cố gắng
Trang 17hết mình chưa”, “có thể làm được sản phẩm tốt hơn hay không”, “hãy
làm việc cần cù và sống thanh đạm” Ấn Độ có thể không phải nước
sáng tạo ra máy vi tính, Internet nhưng các sản phẩm phần mềm của
Ấn Độ hiện giờ khiến nước Mỹ và Tây Âu cũng phải kính nể với khảnăng sản xuất phần mềm xuất khẩu tại Bangalore, nơi được coi là
“Thung lũng Sillicon của Ấn Độ” Và đất nước này còn tiến xa hơn nữabởi nguồn nhân lực dồi dào, đôi bàn tay khéo léo và bộ óc tinh nhanh và
có khả năng tiếp thu công nghệ cao: công nghệ thông tin, nghiên cứu vũ
trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học Đài Loan cũng phát triển mạnh nhờ đặc điểm này còn Thái Lan- đất nước nổi tiếng vì sản phẩm
rẻ (nhân công, nguyên liệu rẻ), du lịch vừa kết hợp đặc trưng văn hóadân tộc vừa thuận tiện kiểu Âu châu (cần gì có nấy) đã có những bướctiến nhảy vọt Những điển hình trên cũng là minh họa sống động chocách biết phát huy đặc trưng văn hóa phương Đông trong sự phát triểnhôm nay
b Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây
Lịch sử đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là phương Tây và phươngĐông: phương Tây là khu vực Tây- Bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãyUran), phương Đông là khu vực Đông- Nam gồm châu á và châuPhi Hai vùng này có sự khác nhau về mọi mặt, từ môi trường sống chođến ngôn ngữ: trong khi ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngônngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập Trong khi người phương Tâycoi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng Môitrường sống của người phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, với cáccon sông lớn và đồng bằng trù phú Còn phương Tây là xứ lạnh vớikhí hậu khô không thích hợp cho thực vật sinh trưởng Hai loại môitrường này làm cư dân hai vùng phải sống bằng 2 nghề: phươngĐông sống bằng nghề trồng trọt là chủ yếu còn phương Tây lại
Trang 18sống bằng nghề chăn nuôi Do vậy làm xuất hiện hai loại hình vănhóa: văn hóa gốc nông nghiệp đặc trưng phương Đông và văn hóagốc du mục đặc trưng cho phương Tây.
Loại hình văn hóa gốc du mục có đặc trưng: trong ứng xử với tựnhiên thì nghề chăn nuôi buộc cư dân phải đưa gia súc đi đến nhữngnơi có cỏ do đó phải sống du cư, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vàothiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên dẫn đến tham vọng chinhphục tự nhiên Đó cũng là một trong những nhân tố khiến phương Tâyhơn hẳn phương Đông trong lĩnh vực chinh phục tự nhiên Trong tổchức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, coi trọngvai trò cá nhân và ứng xử theo nguyên tắc, luật định, do vậy ngườiphương Tây có lối sống thực dụng, ganh đua, cạnh tranh nhau mộtcách khốc liệt Trong dòng chảy của cuộc ganh đua, cạnh tranh này,người phương Tây đã quên mất một yếu tố: tính nhân văn Vì vậyvăn hóa phương Tây không mang đậm tính nhân văn như văn hóaphương Đông
Đề cập về nhân tố văn hóa trong kinh doanh, ở phương Tây đã sớmđược các nhà khoa học quan tâm Trước hết phải kể nhà triết họcPháp A.Comte (1798- 1857), người đã nêu ra quy luật về ba trạngthái để trình bày ba giai đoạn phát triển tinh thần khác nhau tương ứngvới 3 giai đoạn phát triển kinh tế- kỹ thuật khác nhau, đó là kỷnguyên thần học, kỷ nguyên siêu hình và kỷ nguyên thực chứng.Nhà xã hội học Marx Weber (1884- 1920) trong “Tinh thần đạoTin lành và Chủ nghĩa tư bản”, ông đã chứng minh sự ra đời của Chủnghĩa Tư bản bắt nguồn từ đạo Tin lành ở Tây Âu Đạo Tin lành làmột tôn giáo cải cách chống lại Thiên chúa La Mã Nó chủ trương chỉtin vào kinh thánh, mỗi người nên tực tiếp “thắt lưng buộc bụng”, rất
Trang 19cần thiết cho thời kỳ tích lũy tư bản, góp phần ra đời của chủ nghĩa
tư bản châu Âu
Ta có thể lấy đặc tính trong kinh doanh của người Mỹ để minh chứngcho “tinh thần phương Tây”: thực dụng và hiệu quả là những yếu tố tiênquyết Mọi nơi trên nước Mỹ dựa hẳn vào tiếng tích tắc của thời gian,tán gẫu được xem là “ngựa bị nhốt trong lồng” vì nó không đua được.Công việc là trên tất cả và làm như thế nào không cần biết, chỉ biết ở kếtquả Hợp doanh với nhau cụ thể và có hiệu quả trước, sau đó mới cóquan hệ tình cảm- xã hội Người tiêu thụ sẵn sàng lái xe đi xa cả hàngtrăm km chỉ để mua được vài món hàng sale rẻ vài cent Chỉ có 2 mónhàng duy nhất trong hệ thống có mặc cả là xe ô tô và nhạc Mọi mónhàng bán lẻ, đều cộng gộp thêm từ 6%- 8% trị giá, gọi là “thuế bán”,thuế này chính quyền thu sau ăn quán đều phải cho tiền tip từ 1 USDđến 20% trị giá bữa ăn Bí ẩn sau cùng và quyết định doanh thu, đó làlobby- tức “vận động hành lang” Để có được một thương vụ, để lọt vào
hệ bán lẻ, hay để có một cơ hội tốt, đều phải biết lobby, tức “đút lótchiêu đãi”, những nơi thuận lợi là trường đua ngựa nổi tiếng ChurchillDown, khu sòng bài Las Vegas
Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, đó chính là lý do tại sao cácdoanh nghiệp khi muốn làm ăn với người Mỹ đều tìm hiểu phong cáchkinh doanh của họ Ví dụ bạn có thể kinh doanh với một người Mỹ màkhông cần một quan hệ cá nhân nào (điều này hoàn toàn ngược lại vớiphong cách kinh doanh Việt Nam nói riêng, phương Đông nói chung).Hãy bắt đầu công việc bằng cách nêu rõ mục đích của bạn Hãy tập trungvào mục tiêu thay vì rào trước đón sau, quanh co Người Mỹ thường dứtkhoát trong việc từ chối hoặc nhận lời mời Người ta nói người Mỹ thựcdụng vì trong bữa ăn họ cũng có thể ký được hợp đồng, nhiều bữa ănhoặc các buổi chiêu đãi tại nhà hàng là nhằm trao đổi kinh doanh với
Trang 20khách hàng Người Mỹ luôn tận dụng thời gian một cách triệt để Trongmột cuộc họp, nếu có vấn đề không hiểu, bạn nên hỏi trực tiếp ngườidiễn thuyết, không nên quay sang người bên cạnh, người Mỹ có thể hiểulầm đó là một hành động thô lỗ, không quan tâm đến người nói Nóichung họ không chịu đựng được những lời thì thầm của người châu á.Người Mỹ luôn sử dụng hợp đồng trong mọi tình huống Với họ hợpđồng là kết thúc Sau khi ký hợp đồng họ sẽ không chịu mang theo bất
cứ một trách nhiệm nào ngoài những điều khoản của hợp đồng Do vậy,một bản hợp đồng của người Mỹ thường rất dài Trong công việc làm ăn,người Mỹ coi việc nhận quà tặng đồng nghĩa với việc nhận hối lộ, họcũng không bao giờ tán gẫu hoặc bàn tán về đồng nghiệp Đó là điều tốikỵ
Xét một cách tổng thể, văn hoá kinh doanh với những đặc điểm nội hàm của nó đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong nền kinh tế mỗi gia đình, quốc gia, khu vực, thế giới mà còn giúp chúng ta nhận diện, khám phá về nhân sinh quan, thế giới quan và thúc đẩy xã hội tiến bộ của loài người ngày một hoàn thiện hơn.
Trang 21CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH
DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
1 Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông, thuộc góc tận cùngphía đông- nam nên có một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hìnhmang đầy đủ các đặc trưng của văn hóa phương Đông
Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
nhiênLối nhận thức, tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng
(trong quan hệ); chủ quan, cảm tính
Trang 22của làng xã Việt Nam Cũng chính vì lẽ đó mà tổ chức cộng đồng củaViệt Nam có nét riêng biệt khác hẳn các nước khác ở Việt Nam, conngười luôn hòa vào tập thể Ngược lại, ở phương Tây, vai trò cá nhânđược coi trọng và khuyến khích ở cấp độ làng xã, thì làng xã phươngTây có tổ chức lỏng lẻo, rời rạc Còn ở Việt Nam, làng xã có tổ chứcchặt chẽ, nó chính là môi trường sống, là tập thể cộng đồng chủ yếucủa người Việt Nam Do nhu cầu ứng phó với môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội, cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả Vì thế ở nôngthôn, người dân Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau tới mức “bán anh
em xa mua láng giềng gần” Song cũng không phải vì thế người ViệtNam xem nhẹ quan hệ huyết thống, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Đối với nền văn hóa gốc nông nghiệp như Việt Nam thì làng xã là đơn vị
cơ sở quan trọng nhất Làng xã là một hình thức tổ chức nông thôn theođịa bàn cư trú, nguyên tắc cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị Tínhcộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau, mỗi ngườiđều hướng tới người khác Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất
Do vậy, người Việt Nam luôn đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau Và đócũng chính là cơ sở tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng Mỗi làng, mỗitập thể phải tự lo lấy mọi việc để đảm bảo đời sống của mình, từ đó hìnhthành nên nếp sống tự cấp tự túc ở nông thôn Việt Nam
Trong làng xã Việt Nam, người dân ứng xử theo nguyên tắc trọng nghĩa,tất yếu dẫn đến trọng đức, trọng văn Thái độ trọng đức thể hiện ngaytrong việc tuyển lựa nhân tài: “ngoài những khoa thi mở hàng năm ta còn
có thêm khoa Hiếu liêm để tuyển dụng cả những người không có họchay vì một lẽ gì đó học mà không đi thi, phần nhiều là người hiền đứcđược dân chúng cả vùng hâm mộ mà đề cử lên cho vua dùng, tin tưởng
Trang 23rằng những người ấy được dùng thì dân sẽ được nhờ” [2 Lê Văn Siêu,
Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, NXB Cà Mau, 1993] Nguyên
tắc trọng tình kết hợp lối tư duy tổng hợp và biện chứng đã dẫn đến lốisống linh hoạt, luôn biến đổi cho thích hợp với từng hoàn cảnh sống cụthể Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện: co giãn giờ giấc, thiếu tôntrọng pháp luật Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” để giải quyết công việc Lốisống trọng tình nghĩa, đạo lý, lối ứng xử thiên về tình cảm là một trongnhững nguyên nhân kìm hãm sự phát triển ý thức pháp luật và các quan
hệ pháp lý Nhưng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việcgóp phần làm ổn định xã hội tạo nên nét đẹp độc đáo trong quan hệ giữacon người với con người
ở Việt Nam, văn hóa làng xã càng nổi bật, rõ nét bao nhiêu thì văn hóa
đô thị càng mờ nhạt bấy nhiêu Sức mạnh của truyền thống văn hóa nôngnghiệp đã không cho phép nông thôn Việt Nam tự chuyển thành đô thị
Vì vậy ở Việt Nam có những làng xã nông thôn thực hiện chức năngkinh tế của đô thị, đó là các “làng công thương” như làng Bát Tràng (GiaLâm, Hà Nội), làng làm đồ gốm, làng Bưởi (Từ Liêm, Hà Nội), lànggiấy Do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề tạo ra cùng mộtloại sản phẩm hay buôn cùng một mặt hàng nên không có trao đổi nội
bộ Mặt khác do tính tự trị, người dân trong làng sống tự túc khép kín, ít
có nhu cầu buôn bán giao lưu với bên ngoài nên đã khiến cho các “làngcông thương” này không thể trở thành đô thị được Nông thôn Việt Namkhông những kìm hãm không cho làng xã phát triển thành đô thị mà cònchi phối đô thị một cách quá đáng làm cho đô thị chịu ảnh hưởng vàmang đậm nét văn hóa nông thôn Một sự ảnh hưởng “vô lý” nhất củatính cộng đồng của nông thôn đối với đô thị là việc hình thành
“phường” ở đô thị Phường là cộng đồng những người làm cùng mộtnghề ở một một làng quê nhưng vì lý do khác nhau, họ rời bỏ làng quê
Trang 24vào đô thị làm ăn, cùng sống trên một dãy phố Mỗi phố thường sảnxuất, buôn bán một loại hàng hóa riêng Nếu như áp dụng phươngpháp suy lý hình thức của phương Tây để giải thích hiện tượng nàythì sẽ khó mà có kết quả Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo “nhân tốvăn hóa” thì nguyên nhân của hiện tượng này dường như rất rõ ràng.
Đó vẫn là tính cộng đồng và tính tự trị “Trước hết do tính cộng đồng
mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điềukiện tương tự, giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượnhàng, giới thiệu khách hàng cho nhau Mặt khác do tính tự trị dẫnđến nếp sống tự cấp tự túc, dân không có nhu cầu mua bán, cho nênngười buôn bán phải gian lận để kiếm sống , về mặt này, cách tổchức theo phường tỏ ra có lợi cho người mua: tuy mất công đi xa đểmua hàng, nhưng bù vào đó người mua có điều kiện khảo giá, và vì
hàng nhiều nên ít có nguy cơ hàng giả” [7 Trần Ngọc Thêm, sách đã
dẫn, trang 118]
Đã kinh doanh thì phải có lời Nhưng phương Tây thường đạt đồng lờibằng cách cạnh tranh và cố gắng chiếm giữ lòng tin của kháchhàng Còn ở Việt Nam truyền thống thì ngược lại, các thương nhân cấukết với nhau để chèn ép khách hàng Xét về nguồn gốc sâu xa nhữngcách thức đó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố văn hóa Đó là trongquá khứ, còn trong hiện tại? Nhân tố văn hóa cho đến nay vẫn tácđộng đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt hoạt động huy động vốn củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Theo số liệu báo cáocủa Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động,thương binh và xã hội thì đối với các doanh nghiệp thành thị, 91%vốn doanh nghiệp là vốn tự có, tiếp đến là vốn vay bạn bè, anh em
họ hàng không phải trả lãi (3%), vốn vay ngân hàng chiếm chưa đến
Trang 251% Đối với doanh nghiệp nông thôn thì con số tương ứng là90%, 4% và 2% Điều đó chứng tỏ một thực tế các doanh nghiệp vừa vànhỏ ngoài quốc doanh không tiếp cận được các nguồn vốn từ khu vựctài chính chính thức (Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng ) và ngoàinguồn vốn tự có thì nguồn vốn vay bạn bè, anh em họ hàng khôngphải trả lãi có ý nghĩa rất quan trọng Nó thể hiện tính cộng đồng củavăn hóa Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hay cụ thểhơn, nó thể hiện sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống nóichung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng Trong quátrình sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp luôn luôn vận động.
Sẽ có một khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định và khoản vốn nàythường là vốn tự có hoặc vốn vay dài hạn Một khoản vốn khác được đầu
tư để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất gọi là vốn lưu động.Vốn lưu động luôn biến động về số lượng cũng như hình thái Có lúclượng vốn lưu động không cần nhiều nhưng lượng vốn lưu động cần chosản xuất kinh doanh lại rất lớn Để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanhcác doanh nghiệp thường phải đi vay Khi đi vay thì trước tiên là cáckhoản vay của anh em bạn bè, họ hàng vì nguồn vốn này có đặc điểm
là không phải trả lãi suất, không phải thế chấp tài sản, cách thức tiếnhành dễ dàng Sau đó họ mới tìm đến các nguồn vốn chính thức vì nguồnvốn này có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn về vốn
2 Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
Trong kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu hóa là thành tựu của vănminh, văn hóa nhân loại, nó tự điều chỉnh, hoàn thiện và thúc đẩy nhânloại tiến lên Nó không chỉ thích hợp cho sáng tạo mà nó còn đòi hỏi sựsáng tạo, và đó là động lực cho tiến bộ của khoa học công nghệ được vậndụng vào thực tế Nhà nước phải bổ sung cho kinh tế thị trường, khắc
Trang 26phục hay giảm bớt những khuyết tật của nó để hướng tới một xã hộiphồn vinh hơn nơi mà “của cải tuôn ra dào dạt”, công bằng và tự do, nơi
mà “sự tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi
người” [3 trích từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Karl Mark].
*Phác họa chân dung tính cách người Việt
Suốt trong toàn bộ tiến trình lịch sử quốc gia dân tộc, người Việt Namnói chung, cư dân nông nghiệp nói riêng, có một ý thức rất yếu ớt, mờnhạt về pháp quyền, trong đó trước hết là ý thức pháp quyền về quyền sởhữu Trong hơn tám mươi năm có sự hiện diện của chủ nghĩa thực dântrên đất Việt Nam, ngoài người Pháp ra, có lẽ chỉ có các đại địa chủ, cácnhà tư sản và tầng lớp vô sản là có thể cảm nhận sâu về pháp quyền tưhữu, trong đó người vô sản cảm nhận sâu là do bị tước đọat triệt để chứkhông phải do đã từng có tư hữu Trong ý thức đại đa số cư dân, quyềnvương hữu hay quyền Nhà nước bảo hộ, rồi về sau quyền sở hữu “tậpthể” hay “toàn dân” là không mấy khác biệt Tính “phù hoa” của quyền
tư hữu được gắn với cả việc tư hữu chính bản thân mình Cho nên ngườidân, nhất là nông dẫn dễ dàng chấp nhận, bỏ qua, kể cả bỏ qua bản thânđời sống “Sống gửi, thác về” không phải là một tín ngưỡng, một niềmtin thuộc về một tôn giáo cụ thể nào đó, mà trở thành cảm quan đời sốngtrực tiếp Mà nói như Nguyễn Du “đã không biết sống là vui, tấm thânnào biết thiệt thòi là thương” Họ chắc chắn cũng không hào hứng,không xúc động mãnh liệt trước một quyền công hữu trừu tượng, vừakhông thiết thực vừa không năng sản Không phải chỉ ngày xưa ngườitiểu nông mới mỉa mai “Cha chung không ai khóc” mà ngày nay, họvẫn coi là vô bổ cái sự “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” Đối diện với
“tài sản quốc gia”, họ sẵn sàng nghĩ và làm theo tập tính cũ “Trống làng
ai đánh thì thùng/Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”, nhưng họ vừa
Trang 27không có cơ hội mà cũng không có sự tham lam tư hữu để mà thamnhũng Xét từ góc độ nào đó, quốc nạn tham nhũng hiện nay trong bộmáy quyền lực là hệ qủa của một khát vọng tư hữu hóa kéo dài suốttrường kỳ lịch sử chưa được thỏa mãn Trước khi quan hệ sản xuất thuộccông hữu đóng vai trò đột phá, mở đường, thì tư hữu phải là động lựccủa nền sản xuất xã hội Người tiểu nông, hiện thời vẫn là đa số cư dân,không tham lam quá quắt, không mơ ước cao xa, nên cũng không hàohứng làm giàu, không quyết chí làm giàu bằng mọi giá Họ chuộng lốisống tùng tiệm, cần kiệm “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, thích một thứchủ nghĩa bình quân, cào băng hơn là năng động suy nghĩ và chấp nhậnmạo hiểm cạnh tranh ở những vùng nghèo, càng dễ quan sát thấy hiệntượng “thà nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng” Người tiểu nông
và cả các biến tướng của họ, nhạy cảm trước bất công nhiều hơn so vớinhạy cảm trước cái mới, cái tiến bộ
Tuy ngày nay nước ta vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thônnhưng không thể chờ đợi ở đó 70% tổng thu nhập quốc dân, 70% đónggóp ngân sách Một kết luận không dễ nghe lọt tai vẫn buộc phải nói ra:nền kinh tế tiểu nông truyền thống đã đi hết cung đường cuối cùng củavận mệnh lịch sử của nó, tính tích cực lịch sử của nó Nói cách khác,việc xây dựng văn hóa kinh doanh cũng phải được hình thành và pháttriển phù hợp với sự chuyển đổi của thời cuộc
Trước hết phải xây dựng văn hóa làng thế nào?
Các làng tiểu nông từng có dạng thâm canh, làng quảng canh, muộn hơn
có làng nghề, rồi làng buôn Việc xuất hiện hai loại làng nói sau đó lànhững bước khởi đầu bất thành hướng tới kinh tế TBCN Nguyên nhânquyết định sự không xuất hiện nổi bộ phận kinh tế TBCN đủ mạnh để trởthành mặt đối lập chắc chắn phải tìm ở sự khống chế của chế độ chuyên
Trang 28chế Quyền vương hữu không cho phép bất kỳ ai “giàu vượt phận” Tụcngữ Việt Nam khẳng định “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”.
Sự khủng hoảng triền miên của chế độ chuyên chế ở Việt Nam các thế
kỷ 18- 19 dẫn tới hiện tượng dân lưu tán, tới “thế kỷ khởi nghĩa nôngdân”, nhưng chưa hề thấy trong bất cứ một cuộc khởi nghĩa nông dânnào ở Việt Nam xác lập nổi một cương lĩnh kinh tế, cương lĩnh chính trị
xã hội mới về chất Chủ nghĩa thực dân dĩ nhiên không phải là đáp ánlịch sử cho con đường phát triển, tiến hóa của làng tiểu nông nhưngnhững gì mà chủ nghĩa thực dân đã làm đối với làng tiểu nông cũng cầnđược rút kinh nghiệm nghiêm túc Vào những năm 60 ta từng hướng tớimột cuộc cách mạng công nghiệp hóa nông thôn và những bước đi đầutiên là hợp tác hóa Quan niệm về công nghiệp hóa như một sự pháttriển thu nhỏ, rút gọn mô hình và các bước tiến hành của lịch sử côngnghiệp hóa thế giới đã thất bại, trong đó có bình diện liên quan đến nôngthôn Các hình dung về ngả đường hiện đại hóa của các nước trên thếgiới hiện nay hết sức đa dạng Dựa trên cơ sở những tiền đề cụ thể củanông thôn nước ta hiện nay, sự lựa chọn tối ưu mang tính khả thi là hiệnđại hóa tại chỗ, đô thị hóa tại chỗ Kinh nghiệm thành công và thất bạinữa của việc hiện đại hóa nông thôn Trung Quốc đáng để tham khảo:các đợt phát động phong trào triền miên hao người, tốn của với kết quảthảm hại như toàn dân làm gang thép, mô phỏng công xã đại trà, toàndân diệt chim sẻ những năm 50- 70 thế kỷ trước lẫn chủ trương pháttriển công nghiệp hương trấn vài thập niên gần đây, tạo ra vô khối phếphẩm kể cả phế phẩm tân kỳ như xe máy, đầu video, tivi mà ta đangphải tự biến mình thành bãi rác công nghiệp cho họ, là những bài họcphản diện thấm thía Đưa tri thức và nghề nghiệp hiện đại về nông thôn
là hướng giải quyết tích cực Tuy nhiên, muốn vậy cần có sự thay đổi,thay đổi về quan niệm và mục tiêu giáo dục- cũng có nghĩa xây dựng
Trang 29tinh thần văn hóa kinh doanh mới cho mỗi người dân, mỗi làng xã, và cảmột cộng đồng.
Lý thuyết phát triển cộng đồng xác định mục tiêu cuối cùng của mộtchương trình phát triển cộng đồng là đi từ tình trạng kém phát triểnkhông tự mình giải quyết các vấn đề của riêng mình tiến tới tự lực giảiquyết tốt các yêu cầu để phát triển cho mình:
Cộng đồng còn yếu kém Cộng đồng thức tỉnh (tự tìm hiểu và phân tích, phát huy tiềm năng) Cộng đồng đã gia tăng năng lực (phát huy tiềm năng, huấn luyện, hình thành các nhóm liên kết) Cộng đồng tự lực (hình thành các nhóm liên kết, Tăng cường năng lực tự
quản) [4 Nguồn: Nguyễn Thị Oanh: Phát triển cộng đồng- ĐH Mở Bán
Vậy tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh của ta trong thời gian qua thếnào? Xin thưa, chúng ta đang thiếu văn hóa trong kinh doanh: gian lậnthương mại, làm hàng giả, trốn thuế, gian lận sổ sách, đầu cơ, chụp giật,lừa đảo, phô trương, lãng phí Năm 2002 được coi là năm ghi dấu ấnquan trọng trong lịch sử phát triển ngành thủy sản nước ta với kỳ tích
Trang 30xuất khẩu 2,003 tỷ USD hàng thủy sản Thế nhưng chính tại hội nghịmừng công của toàn ngành, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh rấtkhông vui khi báo tin rằng các nước thuộc thị trường EU đã gửi thôngbáo gần đây lại phát hiện dư lượng kháng sinh trong các lô hàng của ViệtNam Hậu quả của việc này là EU tuyên bố không xét bổ sung 32 doanhnghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản vào EU đồng thời cảnh báo sẽ
áp dụng trở lại chế độ kiểm tra 100% lô hàng thủy sản Việt Nam nếu tìnhhình không được cải thiện Nó cho thấy phải đề cao văn hóa trong kinhdoanh là yêu cầu hết sức cấp bách, có ý nghĩa sống còn không chỉ vớimột doanh nghiệp Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng: “Đối với doanhnghiệp và doanh nhân, lợi nhuận là động lực trực tiếp, song người kinhdoanh có văn hóa luôn đặt lợi ích của mình trong sự kết hợp hài hòa vớilợi ích của cộng đồng, của đất nước Điều đó vừa bắt nguồn từ lòng yêunước, từ ý thức cộng đồng, vừa xuất phát từ nhận thức về sự thống nhấtgiữa ba lợi ích này Với tinh thần đó, doanh nghiệp phải xây dựng nềnnếp kinh doanh minh bạch và trung thực, thực hiện nghiêm túc các quyđịnh của pháp luật” Lại nhìn xa hơn, văn hóa kinh doanh phải được tiếpnối từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ có những sản phẩm trở thànhtruyền thống gắn với những thương hiệu uy tín Đáng mừng là chúng ta
đã có những thương hiệu uy tín: Vinamilk, Vinataba, May 10, Biti’s,Vietel, Việt Tiến Văn hóa kinh doanh được thể hiện ở chữ TÍN
Hiện nay chúng ta đã bước sang năm thứ 11 thực hiện Hiệp định buônbán hàng dệt may với EU (Hiệp định đầu tiên ký ngày 15/12/1992 và cóhiệu lực từ 01/01/1993) Từ năm 2002 chúng ta lại có thêm Hiệp địnhthương mại với Hoa Kỳ với ưu đãi tối huệ quốc cho hàng xuất khẩu củaViệt Nam Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namnăm 2002 tăng gấp 10 lần năm 1993 Với việc mở thêm thị trường Mỹđầy tiềm năng, triển vọng ngành dệt may xuất khẩu sẽ sáng sủa, tuy vậy
Trang 31không phải không còn nhiều khó khăn Các doanh nghiệp và các bộ,ngành liên quan sẵn sàng chủ động đón nhận mọi thách thức trong quátrình hội nhập và quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5- 4 tỷ USD hàngdệt may vào năm 2005 Để có thể thành công trên thị trường thế giới,đẩy mạnh xuất khẩu, theo ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hiệp hội Dệt mayViệt Nam- mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho riêng mình một chiếnlược xuất khẩu phù hợp, trong đó cần cụ thể hóa khách hàng, nâng caođẳng cấp, chất lượng và tăng khả năng đáp ứng nhanh Hiệp hội đãkhuyến cáo 6 chương trình hành động trọng điểm đến các doanh nghiệptrong thời gian tới, trong đó chú trọng hạ giá thành sản phẩm; xây dựngnhãn hiệu và thương hiệu có đẳng cấp, uy tín; áp dụng các tiêu chuẩnquốc tế, đặc biệt là ISO 9001/14000, SA 8000, OHSAS 18000; đào tạolực lượng chuyên gia tiếp thị xuất khẩu có chất lượng cao Và cũngkhông thể không nhắc lại, phải giữ bằng được chữ Tín mới mong làm ănvới người phương Tây một cách lâu dài.
*Thiếu văn hóa trong kinh doanh:
Những tháng cuối năm 2002, Bộ Thương mại cảnh báo về việc thiếu gạo
để xuất khẩu, một số mặt hàng khác thuộc loại chủ lực cũng lâm vào tìnhtrạng thiếu hàng Theo các chuyên gia phân tích, thiếu hàng xuất khẩubởi một phần do bệnh thành tích nâng “sản lượng ma” Hà Nội là nơi cónhiều làng nghề truyền thống, bởi vậy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệchiếm vai trò quan trọng Tuy nhiên mặt hàng này đang gặp phải sự cạnhtranh gay gắt từ các nước trong khu vực Nhìn chung, chất lượng hàngcủa ta chưa cao, kiểu dáng mẫu mã chưa phong phú, đa dạng Hàng của
ta không “thực dụng” như hàng nước khác, xuất khẩu chủ yếu ở dạng
“thô”, bao bì không hấp dẫn Nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệmtham gia hội chợ triển lãm nước ngoài nên gây lãng phí, không hiệu quả.Doanh nghiệp còn nhỏ nên khả năng tài chính, vốn và công nghệ còn
Trang 32hạn chế, không có điều kiện bồi dưỡng đội ngũ thợ, nghệ nhân Sản xuấtnhỏ lẻ, phân tán và hiện tượng “tranh mua tranh bán” dẫn đến phá giá.Bên cạnh đó, mặt bằng sản xuất, hạ tầng cơ sở thấp kém và tình trạng ônhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
*Chất và lượng chưa tương xứng:
Mặc dù mỗi năm Việt Nam dành hơn 450 tỷ đồng cho hoạt động xúctiến thương mại nhưng nhiều doanh nghiệp và cả một số cơ quan chuyênmôn trong lĩnh vực này đều thừa nhận, xúc tiến thương mại chưa pháthuy được vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nâng cao nănglực cạnh tranh của sản phẩm- dịch vụ
Đông nhưng không tinh: Trước năm 1990, chỉ vài doanh nghiệp nhànước được phép tổ chức và kinh doanh Hội chợ triển lãm và hoạt độngquảng cáo, hiện con số này lên tới hàng trăm Hơn 30 tỉnh, thành đã cótrung tâm xúc tiến thương mại, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.Chi phí quảng cáo doanh nghiệp không ngừng tăng: trước những năm
“đổi mới” không đáng kể, năm 2000 đạt khoảng 108 triệu USD Nhưng
sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm là hạn chế nổi bật của xúc tiến thươngmại hiện nay Phần lớn doanh nghiệp đang hoạt động là vừa và nhỏ nênthiếu về nhân lực và tài chính Hoạt động xúc tiến thương mại hầu nhưchỉ đơn thuần là duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán mặt hàngsẵn có chứ chưa phải thị trường cần với giá cả dễ chấp nhận, đặc biệt làhoạt động nghiên cứu thị trường và lợi thế cạnh tranh để tạo sản phẩmđộc đáo Một thói quen giải pháp tình thế, không có kế hoạch nhìn xatrông rộng đã ăn sâu trong tiềm thức người dân và nó thể hiện ngay cảtrong hoạt động xúc tiến thương mại Đang có hiện tượng lạm phát hộichợ, không ít hội chợ, triển lãm như cái chợ tạm để bán hàng lẻ, và thậmchí hàng tồn kho Hầu hết các trung tâm xúc tiến thương mại mới làm
Trang 33nhiệm vụ mời doanh nghiệp tham gia hội chợ, quảng cáo chứ chưanắm được phản ứng của người tiêu dùng và phản hồi của cho doanhnghiệp thông tin về thị trường Cần có một giải pháp đồng bộ cho xúctiến thương mại Riêng trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, Bộ Vănhóa thông tin cần hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Pháp lệnh Quảngcáo, thúc đẩy Hiệp hội Quảng cáo phát triển Các cơ quan quản lý Nhànước về xúc tiến thương mại tăng cường giám sát việc thực hiện theopháp luật của các tổ chức khuyến mãi, làm được điều này phải phát huynguồn lực, vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó có HộiTiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, các doanh nghiệp và bản thânkhách hàng được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Điều kiện để phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
*Biết nhận thức về cái mạnh và khắc phục cái yêu của người Việt Nam:
Dân tộc nào phát triển đến một trình độ nhất định cũng đều có tính cáchriêng, dễ nhận và phân biệt Đó là tổng thể những đặc tính, đức tính ítnhiều cố định, đôi ba nét nổi trội, ít thay đổi Khi nói tới người ViệtNam thông minh thì có nghĩa là có thể suy ra: bất cứ ai là người VN đềuthông minh ở mức độ ít nhiều, từ người dân bình thường đến danh nhân,
vĩ nhân Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng nhận xét về người Việt người mình như sau:
Nam Cái mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất
đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống ngoại xâm
- Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu
đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếutính cộng đồng trong làm ăn
Trang 34*Tận dụng và phát huy văn hóa kinh doanh: chữ tín phải hàng đầu và xây dựng môi trường pháp lý hiệu quả
Theo thống kê của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO),Nhật là một trong những nước đứng đầu danh sách các nước nhập khẩuhàng Việt Nam Năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 2,51
tỷ USD, chiếm tỷ lệ cao nhất là hàng dệt may 24 %, hàng thủy sản19%, dầu thô 15%, giày da 3% Hàng của ta xuất khẩu sang Nhật đang
có nhiều triển vọng bởi hiện nay ở Nhật, hình ảnh về Việt Nam đượcnhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhữngcửa hàng bán hàng hóa và món ăn Việt Nam mở ra khá nhiều NgườiNhật rất thích các sản phẩm thủ công của Việt Nam như đồ gốm, hàngthêu, đồ gỗ gia dụng, hàng mây tre lá và thích đi du lịch Việt Nam Tuynhiên hiện nay hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nhật bị cạnh tranh bởihàng từ Trung Quốc và các nước châu Á khác Nguyên nhân hạn chếkhả năng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật có nhiều vấn đề Nhưngmột trong những nguyên nhân chính đó là lượng hàng đúng tiêu chuẩnnhư hợp đồng không đạt được 100% khiến khách hàng mất lòng tin Ví
dụ, một công ty sản xuất đồ gỗ nhận đơn hàng 1000 khay trà, nhưng khigiao hàng chỉ có 980 khay đạt yêu cầu Khách hàng đòi công ty trên bùđổi số hàng không đạt và chịu những chi phí phát sinh nhưng khôngđược nên quan hệ giữa 2 công ty này bị phá vỡ Có trường hợp, doanhnghiệp Việt Nam không lượng sức, nhận đơn đặt hàng vượt quá nănglực sản xuất nên không bảo đảm được thời hạn giao hàng và chất lượngsản phẩm Các công ty Nhật, khi nhập hàng kiểm tra rất kỹ, chất lượngkhông đồng nhất, không bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã thỏa thuận sẽkhông được chấp nhận Mặt khác, xu hướng tiêu dùng và thời trangNhật thay đổi rất nhanh, đòi hỏi các nhà sản xuất phải luôn sáng tạonhững mẫu mã mới Khi một khách hàng Nhật đặt quan hệ làm ăn vớidoanh nghiệp Việt Nam, đơn hàng đầu tiên họ thường đặt số lượng nhỏ
Trang 35nhưng nhiều mẫu mã và yêu cầu thời gian giao hàng ngắn Trong khi
đó một số mặt hàng của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệunhập khẩu, khiến việc sản xuất đôi khi bị động Đối với hàng thủy sản,người Nhật đặc biệt nhạy cảm với những vật lạ bị lẫn trong sảnphẩm, mà điều này đã từng xảy ra với mặt hàng của vài doanh nghiệpViệt Nam
Các nhà nhập khẩu Nhật rất thận trọng khi ký hợp đồng, do đó doanhnghiệp Việt Nam cần tạo sự tin cậy ngay từ những hợp đồng đầu tiên,
và nỗ lực củng cố uy tín của mình nhằm thiết lập được quan hệthương mại lâu bền: chú trọng chất lượng, tuân thủ tuyệt đối hợp đồng,tích cực tham gia các hội chợ thương mại
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là may mặc.Xuất khẩu may mặc năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD một phần cũng nhờ thịtrường Mỹ rộng lớn (trên 900 triệu USD) Sang năm 2003, EU quyếtđịnh tăng hạn ngạch hàng dệt may cho Việt Nam nhưng ngược lại, cácnhà sản xuất Hoa Kỳ đang hối thúc Chính phủ áp dụng chế độ hạn ngạchvới các sản phẩm dệt may Việt Nam, vậy con số xuất khẩu 1,7 tỷ USD(đã ký) trong năm 2003 thực hiện như thế nào? Theo nhận xét của đạidiện thương mại châu Âu, thì cho dù thời gian qua Việt Nam đã đẩymạnh công tác tiếp thị, nhưng nếu so với các nước khác thì vấn đề quảng
bá hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn còn quá khiêm tốn.Bằng chứng là, khi nói đến Việt Nam người ta thường nghĩ đến quá khứcủa lịch sử hơn là những cải cách và thành tựu kinh tế Việt Nam hiệnnay Bên cạnh đó, sự mất lòng tin của các đối tác về việc giao hàngchậm của các doanh nghiệp Việt Nam phần nào cũng làm ảnh hưởng đến
uy tín dệt may Việt Nam