Bằng nghiên cứu này, bài viết nhằm khái quát các hoạt động phát triển nguồn lực sinh kế cho lao động vùng nông thôn ở các nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, phân tích tính hiệu quả của các hoạt động này và khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu tác giả đã đề xuất gợi mở các vấn đề về phát triển nguồn lực sinh kế cho lao động vùng nông thôn của VN trong quá trình phát triển và hội nhập.
Trang 1PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 45 (55) - Tháng 03 - 04/2019
Nghiên Cứu & Trao Đổi
16
Các mô hình phát triển nguồn lực sinh kế ở các nước trên thế giới và định hướng cho lao động vùng nông thôn ở Việt Nam
NguyễN HồNg THu
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Nhận bài: 07/01/2019 - Duyệt đăng: 27/02/2019
Tóm tắt:
Nguồn lực sinh kế hay còn gọi là vốn sinh kế, vốn sinh nhai là một khái niệm
thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, phát triển nguồn lực sinh kế góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động, nhất là lực lượng lao động vùng nông thôn, nơi mà người lao động đang tồn tại nhiều hạn chế về trình độ kiến thức,
kỹ năng lao động và các hạn chế khác Trên thế giới, chính sách phát triển nguồn lực sinh kế cho lao động được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và triển khai nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực nhằm bảo đảm chính sách an sinh xã hội, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội cho các quốc gia Bằng nghiên cứu này, bài viết nhằm khái quát các hoạt động phát triển nguồn lực sinh kế cho lao động vùng nông thôn ở các nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, phân tích tính hiệu quả của các hoạt động này và khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu tác giả đã đề xuất gợi mở các vấn đề về phát triển nguồn lực sinh kế cho lao động vùng nông thôn của VN trong quá trình phát triển và hội nhập
Từ khóa: Sinh kế, phát triển nguồn lực sinh kế, lao động vùng nông thôn.
Abstract:
Livelihoods, also known as livelihood capital, are inherent in many different ways, livelihood development contributes to stabilizing the lives of workers, especially the rural labor resources, where workers have limited knowledge, skills and other restrictions In the world, the policy of livelihoods development for labor is paid special attention by governments and many activities bring about practical efficiency in order to ensure social security policy, create momentum for developing social-economic for the countries By this paper, the paper aims to generalize the activities of developing livelihood resources for rural labor in countries around the world, analyzing the effectiveness of these activities with the analysis and synthesis and generalizing research issues, the author has suggested issues of livelihood resource development for rural workers in Vietnam in the process of development and integration.
Keywords: Livelihoods, livelihood resources, rural labor.