Các biện pháp tự học với sách

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 65)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.3.2.2.Các biện pháp tự học với sách

6 GVn chưa có phương pháp dạy theo hướng hình thành năng lực tự học cho S

2.3.2.2.Các biện pháp tự học với sách

* Dạy SV cách tiếp cận thông tin

- Trước hết GV chọn một vấn đề, một đề tài liên quan đến trọng tâm của bài giảng.

- Tiếp đó, GV phải tìm hiểu các nguồn sách, tài liệu có liên quan đến chủ đề nêu ra (chủ yếu tìm từ thư mục thư viện).

Nguồn này GV liệt kê ra thành một danh mục nhỏ để trao cho SV. Ngoài ra GV còn phải hướng dẫn SV cách tra cứu theo danh mục đó và những gợi ý khi đọc sách để họ đọc hướng vào giải quyết vấn đề nêu ra.

- Yêu cầu SV tóm tắt nội dung đọc được như là những mẫu tư liệu ban đầu để xử lý tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề nêu ra.

Mẫu tư liệu đọc được có thể là tóm tắt các ý chính của một bài báo, một đoạn, một mục, một phần, một chương của tài liệu, những điều thú vị mà SV tách ra theo quan điểm của họ là cần cho việc giải quyết vấn đề nêu ra.

Ví dụ 1: Khi học học phần "Động vật học có xương sống" - chương VI lớp chim - trong đó ta có thể hướng dẫn SV tiếp cận thông tin để phục vụ bổ sung thêm cho kiến thức cơ bản của giáo trình "Động vật học có xương sống" này như:

- Trước hết ta dựa vào sơ đồ trên: Định hướng

Bài tập, câu hỏi, đề tài Hoạt động tự học với sách Tri thức mới

(Chim có những bản

năng gì?) Trí khôn của chim

Ngôn ngữ các loài chim

* Dạy SV biện pháp xác định và tách ra ý chính từ tài liệu đọc.

- Dạy cho SV khi đọc một bài, một phần, hay cả tài liệu biết tự đặt ra câu hỏi: Tài liệu đề cập đến vấn đề gì? Những khía cạnh nào liên quan đến vấn đề đó? Trong số các đặc điểm, nội dung mô tả đối tượng, hiện tượng thì đặc điểm nào là chủ yếu, quan trọng cần phải sử dụng để giải quyết vấn đề. GV yêu cầu SV diễn đạt ý chính từ nội dung đọc được, đặt đề mục cho phần đã đọc sao cho phản ánh được ý chính đó. Cách đặt tên cho đề mục là rất quan trọng và chính đó cũng là một sản phẩm của tài liệu đọc và nghiên cứu tài liệu. SV biết nhận biết ý chính của tài liệu đọc thực chất đã có kiến thức về chủ đề bài học, do đó họ sẽ ghi chép nội dung đọc được một cách có định hướng chọn lọc.

Ví dụ 2: Vẫn là ví dụ trên, khi bắt tay vào đọc tài liệu "Đời sống các loài chim" - GV hướng dẫn các em biết đặt câu hỏi cho chủ đề này (chủ đề nêu ở ví dụ 1) đó là:

- Tài liệu này đề cập tới những vấn đề gì về đời sống các loài chim? - Về đời sống các loài chim ta chỉ cần chú ý đến khía cạnh nào? ("Trí khôn" và "Ngôn ngữ")

- Sau đó diễn đạt các ý chính đọc được sao cho phản ánh được vấn đề đặt ra là:

+ "Trí khôn" của các loài chim + "Ngôn ngữ" của các loài chim

* Dạy cho SV biện pháp phân loại tài liệu đọc:

- Biện pháp xác định, diễn đạt ý chính từ nội dung bài đọc làm cơ sở cho việc phân loại nội dung bài đọc.

- Phân loại nội dung tài liệu đọc được dựa trên sự phân tích cấu trúc lôgic bài học.

- SV luyện tập sắp xếp ý theo một trình tự phù hợp từ đó liệt kê những luận điểm, khái niệm, những nội dung chủ yếu kèm theo những dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm chính đó.

Tóm lại, SV sau khi xác định được ý chính quan trọng, cần phải nêu các ý có liên quan làm sáng tỏ ý chính. SV cần phân biệt những thành phần đó để khi trình bày nội dung đọc biết lập luận với những chứng minh, dẫn chứng xác thực, chặt chẽ thuyết phục.

* Dạy SV tự đặt và trả lời câu hỏi của GV:

- Kỹ năng SV tự đặt câu hỏi là rất quan trọng. Trong thực tế SV thường quen với việc trả lời câu hỏi do người khác hỏi hơn tự mình đặt ra câu hỏi, để tự trả lời hay hỏi người khác.

- SV phải biết đặt câu hỏi ngay cả khi mới bắt đầu học.

- Đặt câu hỏi giúp cho học liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học, kiểm tra lại kiến thức của mình.

- Có thể nói biết đặt câu hỏi là trình độ cao của sự thông hiểu nội dung đọc được từ sách. Đặt được câu hỏi là tiêu chí quan trọng của sự tiến bộ học tập của SV.

- Câu hỏi do SV tự đặt ra hoặc do GV nêu ra cho SV trả lời có nhiều dạng khác nhau: Đòi hỏi tái hiện, phân tích sự kiện, hiện tượng, so sánh, tìm nguyên nhân, kết quả… Các câu hỏi yêu cầu diễn đạt sao cho SV có thể kiểm tra nhiều mức độ khác nhau về kiến thức, kỹ năng tư duy.

- Trong nghiên cứu sinh học có rất nhiều các dạng câu hỏi: Phân tích cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, tế bào phân tử, quần thể, quần xã… Các câu hỏi yêu cầu nêu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, sinh thái, câu hỏi yêu cầu thiết lập mối quan hệ cấu tạo - chức năng, câu hỏi yêu cầu chứng minh sự tiến hóa…

Ví dụ: Khi học, học phần "Động vật học có xương sống" - chương VI - lớp chim, ngoài các câu hỏi trong giáo trình dạy SV tự đặt câu hỏi khác như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi: 1) Hoạt động ngày đêm của các nhóm chim được gắn với sự dinh dưỡng của chúng như thế nào?

Đây là câu hỏi được xây dựng khi hiểu bài sâu.

Hoặc câu 2: Cho biết sự di cư của chim như thế nào? Ý nghĩa? * Dạy SV biện pháp lập dàn bài khi đọc sách (giáo trình…)

Ta hiểu: Dàn bài là hệ thống lôgic các đề mục chứa đựng những ý nội dung cơ bản. Làm thế để khi chia ra thành từng phần, đoạn nhỏ có thể xác định được giới hạn tương đối giữa chúng sao cho mỗi phần nhỏ bao hàm một ý trọn vẹn. Kinh nghiệm cho thấy để lập dàn bài trước hết: Cần tách ra trong bài đọc các ý chính, thiết lập giữa chúng mối quan hệ, trên cơ sở đó chia bài đọc thành các phần ứng với tên đề mục phù hợp.

Ví dụ: Giới hạn trong chương VI - lớp chim (Động vật học có xương sống) trước khi đi nghiên cứu cả chương - GV có thể hướng dẫn SV cách lập dàn bài khi đọc trước giáo trình theo chủ đề:

Nêu cấu tạo cơ thể của chim thích nghi cao độ với đời sống bay lượn. Trình bày dưới dạng dàn bài

1- Cấu tạo ngoài gồm: *Hình dạng cơ thể - Đầu - Thân - Đuôi - Chi *Vỏ da - Đặc điểm - Tuyến - Lông - Sản phẩm sừng

2- Cấu tạo trong: Tương tự như trên nêu ý chính của các hệ cơ quan thích nghi với đời sống bay lượn của chim như

- Bộ xương:

+ Thân các xương dài, rỗng, thông đầy khí  giảm tỷ trọng cơ thể… + Xương vè có gờ lưỡi hái rộng bản là nơi bám các cơ ngực khỏe để vận động cánh...

Nếu cứ như vậy thì SV sẽ thiết lập được dàn bài và từ đó thấy được mối quan hệ giữa chúng. Cuối cùng việc chứng minh cho câu hỏi tiến hóa được thực hiện nhanh, gọn.

* Dạy SV biện pháp trình bày nội dung đọc được:

- Đọc được bao hàm cả chất lượng trình bày nội dung đọc được bằng văn nói hay viết.

- Nội dung trình bày đã được gia công để biến thành sản phẩm của người đọc. Sản phẩm đó có thể là sự tóm tắt những ý chính, có thể là một lời giải đáp cho một câu hỏi, một bài toán thể hiện những quy luật liên quan đến những hiện tượng, đối tượng đề cập tới trong bài học.

- Trình bày nội dung đọc được là một kỹ năng hết sức quan trọng vì đó là một sản phẩm biểu thị phẩm chất nắm vững nội dung đọc. Như trên đã đề cập có rất nhiều hình thức trình bày tài liệu đọc được thể hiện phẩm chất đó của sự thông hiểu nội dung đọc được.

Ví dụ 1: Trình bày mối quan hệ mật thiết về cấu tạo và chức phận thích nghi với đời sống của một lớp nào đó dưới dạng bảng cũng có nhiều cột, ô...

STT Đặc điểm cấu tạo Phù hợp với chức phận Thích nghi với đời sống ở...

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 65)