Lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 45)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

4.Lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý

hợp lý

5 18,5 7 21,9

Qua số liệu của bảng 1.3, bảng 1.4 ta nhận thấy: * Về mặt định lượng:

- Thứ nhất: Kết quả đánh giá các kỹ năng trong mỗi nhóm của SV ở hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang là tương đương nhau.

- Thứ hai: Mức độ đạt yêu cầu của các kỹ năng trong mỗi nhóm SV của cả hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang là còn thấp.

Thể hiện:

 Ở bảng kỹ năng xác định mục tiêu bài học ta thấy:

+ Tỷ lệ SV diễn đạt mục tiêu đúng, đủ, rõ ràng, mạch lạc là còn rất thấp (tỷ lệ này tương ứng ở hai trường lần lượt là 18,5% và 18,7%).

+ Tỷ lệ sinh viên diễn đạt mục tiêu đúng, đủ về nội dung tuy có cao hơn song cũng chưa đáng kể (tỷ lệ này tương ứng ở hai trường lần lượt là 22,2% và 21,8%)

 Ở bảng phân tích và xây dựng cấu trúc nội dung bài học ta nhận thấy + Kỹ năng phân tích, xây dựng cấu trúc nội dung bài học của cả hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang đều chiếm tỷ lệ >50%.

+ Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên xây dựng mô hình cấu trúc nội dung của bài học ở cả hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang đều còn thấp (tỷ lệ này tương ứng ở hai trường lần lượt là 33,3% và 34,4%). Đặc biệt là tỷ lệ SV lựa chọn được cấu trúc bài học hợp lý còn rất thấp (tỷ lệ này tương ứng ở hai trường lần lượt là 18,5 và 21,9%). Song song với việc này là số SV phát hiện ra kiến thức cần mở rộng và làm rõ còn yếu (tỷ lệ này tương ứng ở hai trường lần lượt là 18,5% và 18,7%).

* Về mặt định tính:

Đa số SV khi xác định mục tiêu bài học chỉ đơn thuần là xác định chủ đề nội dung bài học. Thực tế, mục tiêu phải là cái đích mà bài học đạt tới.

Ví dụ: Một SV lớp hóa sinh K24 - khoa Tự nhiên trường CĐSP Bắc Ninh xác định mục tiêu bài học (Chương V - lớp bò sát) như sau:

Mục tiêu: Về kiến thức:

+ Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát.

+ Nắm được cấu tạo và hoạt động sống bò sát. + Phân loại được bò sát hiện nay.

+ Nắm được đặc điểm sinh thái học, nguồn gốc và sự tiến hóa của bò sát. + Hiểu được giá trị kinh tế của bò sát.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. - Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên.

Việc xác định mục tiêu như trên là chưa toát lên được cái đích cần đạt tới, và ta thấy có rất nhiều SV diễn đạt mục tiêu kiểu chung chung như trên. Hoặc khi xác định mục tiêu SV thường dùng các động từ khó đo đếm được như: "Nêu", "nắm được", "hiểu được", " phân tích được".

Tóm lại, SV chưa nắm được quy tắc diễn đạt mục tiêu, khi cần diễn đạt mục tiêu chưa xác định được đầu ra, mục tiêu chưa định rõ được mức độ hoàn thành công việc của SV. Mục tiêu chưa nói được cái đích của bài học cần đạt tới và các mục tiêu chưa đo được. Đây là điểm cần chú ý khi hướng dẫn SV hình thành năng lực tự học. Vì có xác định được mục tiêu đúng, đủ thì việc xây dựng cấu trúc nội dung cơ bản của bài học mới được thiết kế chuẩn xác.

- Chưa biết phân tích kiến thức cơ bản trong bài học như: SV thường dựa vào những hàng chữ in nhỏ, in nghiêng trong bài học.

- Hoặc dựa vào phần kết luận (tóm lại) ở cuối bài học để tìm ra những ý chính.

- Đa số SV còn rất hạn chế về khả năng phát hiện ra những chỗ cần bổ sung, chỉnh sửa, cần giải thích.

- Đặc biệt, SV chưa biết cách phân tích cấu trúc logic nội dung bài học. Ví dụ: Khi tiến hành kiểm tra một SV lớp hóa sinh K22 - khoa Tự nhiên ở trường CĐSP Bắc Giang, đã phân tích nội dung bài học: lớp bò sát (Reptilia) - giáo trình Động vật học có xương sống - dùng cho CĐSP như sau:

Bài gồm các nội dung chính như sau: I: Đặc điểm chung của lớp bò sát. II: Cấu tạo và hoạt động sống. III: Phân loại bò sát hiện nay. IV: Sinh thái học.

V: Nguồn gốc của bò sát. VI: ý nghĩa kinh tế của bò sát.

Như vậy, qua bài phân tích trên của SV lớp hóa sinh K22 - CĐSP Bắc Giang nói riêng, cũng như đa số các SV khác nói chung mới chỉ xác định được nội dung cơ bản của bài theo kiểu liệt kê các mục chính của giáo trình, chứ SV chưa phân tích được logic của bài học trong giáo trình, cũng như chưa hiểu được tại sao giáo trình lại trình bày theo cấu trúc như vậy. Vì vậy, SV chưa lựa chọn được cấu trúc bài hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng trên. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nêu câu hỏi 11 thuộc 11 câu hỏi (phụ lục). Để đánh giá nguyên nhân hạn chế sự hình thành năng lực tự học ở SV CĐSP trên 59 SV hai trường CĐSP Bắc Ninh và CĐSP Bắc Giang. Chúng tôi thu được kết quả như bảng sau.

Bảng 1.5: Nguyên nhân hạn chế sự hình thành năng lực tự học ở sinh viên CĐSP sau khi học xong 5 chương đầu học phần: "Động vật có xương sống"

STT Nguyên nhân Số sinh viên chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tự quan trọng

1 Thiếu thời gian tự học, tự nghiên cứu 59 1 2 Thiếu tài liệu học tập, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn tự học 56 3

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 45)