Biện pháp hình thành năng lực tự học giúp cho người học nắm vững kiến thức

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 52)

V. Nguồn gốc và sự tiến hóa VI Ý nghĩa kinh tế của bò sát

2.1.2.Biện pháp hình thành năng lực tự học giúp cho người học nắm vững kiến thức

6 GVn chưa có phương pháp dạy theo hướng hình thành năng lực tự học cho S

2.1.2.Biện pháp hình thành năng lực tự học giúp cho người học nắm vững kiến thức

nắm vững kiến thức

Khi học các môn khoa học tự nhiên, các khái niệm mới luôn xuất hiện, điều mấu chốt là bạn phải nắm vững khái niệm này, cần phải hiểu và nắm vững khái niệm thì mới hiểu được các phần sau. Cái mới xuất hiện trong chương, mục đang đọc là những tính chất mới của một khái niệm mà trước đó ta chưa biết, tác giả thường định nghĩa khái niệm rồi mới đi sâu vào các tính chất hay những quy luật của nó

* Trước tiên người học phải nắm bắt đặc điểm con đường hình thành các khái niệm, đó là: khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.

 Khái niệm cụ thể phản ánh thực tại một cách trực tiếp, đây là những tri thức về hiện thực đúng như nó đang tồn tại, không cần có sự phân tích lý thuyết.

Khái niệm cụ thể được hình thành do vốn kinh nghiệm cảm tính, nhờ phương pháp logic hình thức.

 Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh những thuộc tính không thể nhận biết bằng các giác quan, mà phải bằng trừu tượng của tư duy. Phản ánh những thuộc tính của một nhóm lớn sự vật, hiện tượng. Đây thường là khái niệm rất đại cương phản ánh chung cho bộ phận rất lớn của giới hữu cơ

Khái niệm trừu tượng được hình thành và phát triển theo quy luật logic biện chứng.

Dù là khái niệm cụ thể hay khái niệm trừu tượng thì chúng đều được hình thành theo 5 bước. Song 5 bước này ở hai loại khái niệm cũng có sự khác nhau như sau.

* Đặc điểm con đường hình thành khái niệm cụ thể Trực quan vật thể

Biểu diễn vật thật Tượng hình

So sánh - Quy nạp Khái niệm cụ thể từ - khái niệm Khái quát hóa

cảm tính

trừu tượng hóa kinh nghiệm Dựa vào vốn biểu

tượng đã có

Dấu hiệu chung bề ngoài Dấu hiệu bản chất Định nghĩa khái niệm Giai đoạn cụ thể (Bước 2)

Giai đoạn trừu tượng (Bước 3)

Định nghĩa khái niệm * Đặc điểm con đường hình thành khái niệm trừu tượng.

Khái niệm đã biết (cụ thể) hơn khái niệm sắp học (trực quan gián tiếp)

Phân tích bằng lời Khái quát hóa lý thuyết

trừu tượng hóa

Khái niệm trừu tượng Trực quan trừu tượng Cụ thể hóa Từ hiện tượng gần gũi Bản chất của đối tượng

(trừu tượng nội dung)

Từ định nghĩa

Vận dụng khái niệm Dẫn dắt tới khái niệm

mới Trừu tượng Cụ thể

Bằng tư duy lý thuyết, khái niệm trừu tượng được hình thành qua hai giai đoạn chủ yếu:

- Khái niệm hình thành nhờ sự phân tích sự kiện điển hình đơn nhất, rút ta cái bản chất của đối tượng.

- Từ cái bản chất trừu tượng, từ những mối liên hệ trong dẫn tới cái cụ thể. Khái quát hoá cảm tính dựa trực tiếp vào tri giác, so sánh các đối tượng cùng một nhóm. Còn khái quát lý thuyết dựa trên sự phân tích bằng tư duy về các mối quan hệ giữa các đối tượng, phát hiện ra phẩm chất bên trong

của đối tượng, không tri giác trực tiếp được. Sự khái quát hoá lý thuyết tương ứng diễn dịch đi từ cái chung tới cái riêng, nếu SV nắm đúng dấu hiệu khái quát thì có thể cụ thể hoá vào cái trường hợp riêng lẻ.

Để giúp cụ thể hóa có thể dùng trực quan tượng trưng phản ánh dưới dạng quy ước, ký hiệu, sơ đồ loại trực quan này không phản ánh đúng bản chất khái niệm không dùng làm nguồn kiến thức dẫn tới khái niệm mới như loại trực quan vật thể, vì chúng có thể gây ra ấn tượng sai lầm.

Lưu ý rằng: Khi SV đã nắm được khái niệm thì có thể củng cố thêm cho vững bằng cách gợi ý cho SV tự tìm thêm ví dụ và phản ví dụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao hơn một bước nữa, nhất là đối với SV khá, giỏi có thể gợi ý cho SV tìm ra nhiều định nghĩa khác nhau của cùng một khái niệm, chứng tỏ rằng các khái niệm đó là tương đương và mỗi định nghĩa có mặt thuận lợi riêng trong khi ứng dụng. Đối với SV kém thì tối thiểu cũng phải đòi hỏi trả lời được một bộ phận nào đó các câu hỏi đặt ra.

Sau khi SV đã nắm vững định nghĩa các khái niệm thì họ tiếp tục đọc tài liệu để đi sâu vào các tính chất của các khái niệm tức là đi sâu vào nội dung tài liệu. Để hướng dẫn họ đi sâu, phải giúp đỡ SV phát triển các loại tư duy vì chỉ có "tư duy" tốt thì mới đi sâu được vào nội dung tài liệu.

Cụ thể:

* Rèn luyện, phát triển tư duy lôgic:

Thực tế, ta nhận thấy: Hoạt động trí tuệ: "Phân tích và tổng hợp" gắn liền với hoạt động "Suy diễn và quy nạp và với hoạt động "đặc biệt hóa" và "khái quát hóa". Song người học thường mắc khuyết điểm là suy diễn không có căn cứ đầy đủ và quy nạp vội vàng hoặc lại gắn cho quy nạp giá trị mà nó không có giá trị "Chứng minh". Điều này cũng thường gặp ở người học trong việc suy luận bằng "Tương tự" nghĩa là:

- Hoặc chỉ thấy sự tương tự về nội dung mà không thấy sự khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh..

Thật ra "tương tự" không phải là "đồng nhất" cho nên khi nói hai cái gì đó là tương tự thì cũng chỉ là tương tự về một phương diện nào đó mà thôi, còn xét về các phương diện khác thì không còn là tương tự nữa, thậm chí còn là "đối lập".

* Tiếp tục phải rèn luyện tư duy thuật toán

Khi tin học xâm nhập rộng rãi vào trong cuộc sống thì trong giáo dục và đào tạo càng thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy thuật toán vì nó nhằm mục đích vun vén từ sớm những tiềm năng sẽ phát triển thành khả năng tìm tòi thuật toán mới.

* Rèn luyện tư duy hình tượng

Ở bậc cao đẳng, đại học tuy đã chuyên môn hóa, nhưng không nên giữ định kiến như xưa: "Giang sơn nào, anh hùng ấy", mà giang sơn này cũng có thể cần đến anh hùng kia như văn học, nghệ thuật cũng cần đến bộ óc toán học, ngược lại toán học cũng cần đến những tâm hồn nghệ thuật.

* Rèn luyện tư duy biện chứng:

Thật ra tư duy biện chứng là loại tư duy hay gặp trong đời thường. Trong khoa học có sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng là phổ biến. Mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn hay trong nội bộ lý luận thúc đẩy cái mới ra đời cũng là chuyện hay gặp. Cũng phải nói thêm rằng: Trong tương lai khi máy tính đã được dùng phổ biến và khá điêu luyện làm công cụ dạy học và mỗi SV có một cái trong tay thì trong giáo dục giáp mặt, sẽ có điều kiện tập trung thì giờ cho việc rèn luyện trí thông minh, trong đó có rèn luyện tư duy biện chứng.

- Việc rèn luyện kỹ năng dùng ngôn ngữ chính xác cũng chính là rèn luyện tư duy chính xác. Khi SV học hoặc làm bài mà vừa chú ý đến câu, chữ, các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, thì chính là họ đang tư duy.

- Kỹ năng ghi lại tóm tắt những điều đã học theo ý hiểu của người học thì việc ghi như vậy có tác dụng củng cố rất thuận lợi cho việc ôn tập và cho trí nhớ lôgic. Ngoài ra cũng nên rèn luỵen các kỹ năng hỗ trợ trí nhớ máy móc như: Nhớ từ trong học ngoại ngữ, nhớ các công thức toán, lý, hóa hoặc như đặt thơ, đặt vè để nhớ, hoặc dùng những hình ảnh liên tưởng để nhớ.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG lực tự học ở SINH VIÊN TRONG dạy học (Trang 52)