- Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu
2. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2010:
2010:
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001- 2010 của Đảng và Nhà nước ta là đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng chúng ta phải thực hiện là đẩy mạnh xuất khẩu, cụ thể các ngành như sau:
- Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0- 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 17- 17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0- 3,5% triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9- 10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.
- Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10- 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40- 41% GDP và sử dụng 23- 24% lao động. Giá trị công nghiệp chiếm 70- 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Công nghiệp điện tử- thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
[6. trích từ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ IX]
3. Giải pháp
a. Giải pháp từ phía Nhà nước