Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doan hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 25 - 29)

hơn, nó thể hiện sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp luôn luôn vận động. Sẽ có một khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định và khoản vốn này thường là vốn tự có hoặc vốn vay dài hạn. Một khoản vốn khác được đầu tư để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất gọi là vốn lưu động. Vốn lưu động luôn biến động về số lượng cũng như hình thái. Có lúc lượng vốn lưu động không cần nhiều nhưng lượng vốn lưu động cần cho sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường phải đi vay. Khi đi vay thì trước tiên là các khoản vay của anh em bạn bè, họ hàng... vì nguồn vốn này có đặc điểm là không phải trả lãi suất, không phải thế chấp tài sản, cách thức tiến hành dễ dàng. Sau đó họ mới tìm đến các nguồn vốn chính thức vì nguồn vốn này có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn về vốn.

2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam Nam

Trong kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu hóa là thành tựu của văn minh, văn hóa nhân loại, nó tự điều chỉnh, hoàn thiện và thúc đẩy nhân loại tiến lên. Nó không chỉ thích hợp cho sáng tạo mà nó còn đòi hỏi sự sáng tạo, và đó là động lực cho tiến bộ của khoa học công nghệ được vận dụng vào thực tế. Nhà nước phải bổ sung cho kinh tế thị trường, khắc phục hay giảm bớt những khuyết tật của nó để hướng tới một xã hội phồn vinh hơn. nơi mà “của cải tuôn ra dào dạt”, công bằng và tự do, nơi mà “sự tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi

*Phác họa chân dung tính cách người Việt

Suốt trong toàn bộ tiến trình lịch sử quốc gia dân tộc, người Việt Nam nói chung, cư dân nông nghiệp nói riêng, có một ý thức rất yếu ớt, mờ nhạt về pháp quyền, trong đó trước hết là ý thức pháp quyền về quyền sở hữu. Trong hơn tám mươi năm có sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân trên đất Việt Nam, ngoài người Pháp ra, có lẽ chỉ có các đại địa chủ, các nhà tư sản và tầng lớp vô sản là có thể cảm nhận sâu về pháp quyền tư hữu, trong đó người vô sản cảm nhận sâu là do bị tước đọat triệt để chứ không phải do đã từng có tư hữu. Trong ý thức đại đa số cư dân, quyền vương hữu hay quyền Nhà nước bảo hộ, rồi về sau quyền sở hữu “tập thể” hay “toàn dân” là không mấy khác biệt. Tính “phù hoa” của quyền tư hữu được gắn với cả việc tư hữu chính bản thân mình. Cho nên người dân, nhất là nông dẫn dễ dàng chấp nhận, bỏ qua, kể cả bỏ qua bản thân đời sống. “Sống gửi, thác về” không phải là một tín ngưỡng, một niềm tin thuộc về một tôn giáo cụ thể nào đó, mà trở thành cảm quan đời sống trực tiếp. Mà nói như Nguyễn Du “đã không biết sống là vui, tấm thân nào biết thiệt thòi là thương”. Họ chắc chắn cũng không hào hứng, không xúc động mãnh liệt trước một quyền công hữu trừu tượng, vừa không thiết thực vừa không năng sản. Không phải chỉ ngày xưa người tiểu nông mới mỉa mai “Cha chung không ai khóc” mà ngày nay, họ vẫn coi là vô bổ cái sự “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Đối diện với “tài sản quốc gia”, họ sẵn sàng nghĩ và làm theo tập tính cũ “Trống làng ai đánh thì thùng/Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”, nhưng họ vừa không có cơ hội mà cũng không có sự tham lam tư hữu để mà tham nhũng. Xét từ góc độ nào đó, quốc nạn tham nhũng hiện nay trong bộ máy quyền lực là hệ qủa của một khát vọng tư hữu hóa kéo dài suốt trường kỳ lịch sử chưa được thỏa mãn. Trước khi quan hệ sản xuất thuộc công hữu đóng vai trò đột phá, mở đường, thì tư hữu phải là động lực của nền sản xuất xã hội. Người tiểu nông, hiện thời vẫn là đa số cư dân,

không tham lam quá quắt, không mơ ước cao xa, nên cũng không hào hứng làm giàu, không quyết chí làm giàu bằng mọi giá. Họ chuộng lối sống tùng tiệm, cần kiệm “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, thích một thứ chủ nghĩa bình quân, cào băng hơn là năng động suy nghĩ và chấp nhận mạo hiểm cạnh tranh. ở những vùng nghèo, càng dễ quan sát thấy hiện tượng “thà nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng”. Người tiểu nông và cả các biến tướng của họ, nhạy cảm trước bất công nhiều hơn so với nhạy cảm trước cái mới, cái tiến bộ.

Tuy ngày nay nước ta vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thôn nhưng không thể chờ đợi ở đó 70% tổng thu nhập quốc dân, 70% đóng góp ngân sách. Một kết luận không dễ nghe lọt tai vẫn buộc phải nói ra: nền kinh tế tiểu nông truyền thống đã đi hết cung đường cuối cùng của vận mệnh lịch sử của nó, tính tích cực lịch sử của nó. Nói cách khác, việc xây dựng văn hóa kinh doanh cũng phải được hình thành và phát triển phù hợp với sự chuyển đổi của thời cuộc.

Trước hết phải xây dựng văn hóa làng thế nào?

Các làng tiểu nông từng có dạng thâm canh, làng quảng canh, muộn hơn có làng nghề, rồi làng buôn. Việc xuất hiện hai loại làng nói sau đó là những bước khởi đầu bất thành hướng tới kinh tế TBCN. Nguyên nhân quyết định sự không xuất hiện nổi bộ phận kinh tế TBCN đủ mạnh để trở thành mặt đối lập chắc chắn phải tìm ở sự khống chế của chế độ chuyên chế. Quyền vương hữu không cho phép bất kỳ ai “giàu vượt phận”. Tục ngữ Việt Nam khẳng định “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Sự khủng hoảng triền miên của chế độ chuyên chế ở Việt Nam các thế kỷ 18- 19 dẫn tới hiện tượng dân lưu tán, tới “thế kỷ khởi nghĩa nông dân”, nhưng chưa hề thấy trong bất cứ một cuộc khởi nghĩa nông dân nào ở Việt Nam xác lập nổi một cương lĩnh kinh tế, cương lĩnh chính trị xã hội mới về chất. Chủ nghĩa thực dân dĩ nhiên không phải là đáp án

lịch sử cho con đường phát triển, tiến hóa của làng tiểu nông nhưng những gì mà chủ nghĩa thực dân đã làm đối với làng tiểu nông cũng cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc. Vào những năm 60 ta từng hướng tới một cuộc cách mạng công nghiệp hóa nông thôn và những bước đi đầu tiên là hợp tác hóa. Quan niệm về công nghiệp hóa như một sự phát triển thu nhỏ, rút gọn mô hình và các bước tiến hành của lịch sử công nghiệp hóa thế giới đã thất bại, trong đó có bình diện liên quan đến nông thôn. Các hình dung về ngả đường hiện đại hóa của các nước trên thế giới hiện nay hết sức đa dạng. Dựa trên cơ sở những tiền đề cụ thể của nông thôn nước ta hiện nay, sự lựa chọn tối ưu mang tính khả thi là hiện đại hóa tại chỗ, đô thị hóa tại chỗ. Kinh nghiệm thành công và thất bại nữa của việc hiện đại hóa nông thôn Trung Quốc đáng để tham khảo: các đợt phát động phong trào triền miên hao người, tốn của với kết quả thảm hại như toàn dân làm gang thép, mô phỏng công xã đại trà, toàn dân diệt chim sẻ... những năm 50- 70 thế kỷ trước lẫn chủ trương phát triển công nghiệp hương trấn vài thập niên gần đây, tạo ra vô khối phế phẩm kể cả phế phẩm tân kỳ như xe máy, đầu video, tivi mà ta đang phải tự biến mình thành bãi rác công nghiệp cho họ, là những bài học phản diện thấm thía. Đưa tri thức và nghề nghiệp hiện đại về nông thôn là hướng giải quyết tích cực. Tuy nhiên, muốn vậy cần có sự thay đổi, thay đổi về quan niệm và mục tiêu giáo dục- cũng có nghĩa xây dựng tinh thần văn hóa kinh doanh mới cho mỗi người dân, mỗi làng xã, và cả một cộng đồng.

Lý thuyết phát triển cộng đồng xác định mục tiêu cuối cùng của một chương trình phát triển cộng đồng là đi từ tình trạng kém phát triển không tự mình giải quyết các vấn đề của riêng mình tiến tới tự lực giải quyết tốt các yêu cầu để phát triển cho mình:

Cộng đồng còn yếu kémCộng đồng thức tỉnh (tự tìm hiểu và phân tích, phát huy tiềm năng)  Cộng đồng đã gia tăng năng lực (phát huy tiềm năng, huấn luyện, hình thành các nhóm liên kết)  Cộng đồng tự

lực (hình thành các nhóm liên kết, Tăng cường năng lực tự quản) [4.

Nguồn: Nguyễn Thị Oanh: Phát triển cộng đồng- ĐH Mở Bán công

TP.HCM, 1995, tr26].

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w