Xây dựng văn hóa công ty như thế nào?

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 63 - 68)

Từ những đánh giá trên, việc xây dựng văn hóa công ty của Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách hơn cho sự phát triển bền vững. Văn hóa công ty là một bộ phận khá quan trọng trong ngôi nhà chung xã hội doanh nghiệp tất yếu phải có văn hóa mới tồn tại, phát triển và thịnh vượng. Văn hóa trong doanh nghiệp cần được thể hiện trên các phương diện sau:

- Mỗi người trong doanh nghiệp phải có văn hóa trong quan hệ làm việc với nhau theo kỷ cương và trật tự để tạo bầu không khí nhẹ nhàng, thanh thản, tái sản xuất được yếu tố tinh thần của sức lao động, đem lại hiệu quả chung của doanh nghiệp và lợi ích cá nhân của mỗi người. - Văn hóa ở mỗi người trong doanh nghiệp là sự hội tụ, dung hợp được các nhân tố nhân đạo, nhân văn, chân thật, cộng đồng, nghệ thuật, mỹ thuật, thể hiện trong cư xử, quan hệ làm việc bền chặt để tạo ra sức mạnh tối ưu của doanh nghiệp.

- Mỗi người lao động thể hiện tính văn hóa ở chỗ: làm việc có trách nhiệm, tôn trọng kỷ cương, tôn trọng luật pháp. Có chuyên môn, có kỹ thuật và sáng tạo, thiện chí trong hợp tác và quan hệ, tạo năng suất, hiệu suất lao động cao, có sản phẩm tốt, đẹp đủ sức cạnh tranh trên thương trường.

- Trong cơ chế thị trường, quan hệ cung- cầu là quan hệ chắp nối

ngẫu nhiên, doanh nghiệp và người lao động của doanh nghiệp phải luôn thể hiện tính văn hóa, văn minh trong quan hệ với khách hàng và

xã hội. Tư duy, hành động và sản phẩm làm ra phải để cho đối tác có thiện cảm, có chữ tín với mình thì quan hệ cung- cầu mới bền vững. - Hoạt động trên thương trường phải là hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì mới thúc đẩy được sự tiến bộ của mỗi con người, của khoa học kỹ thuật và quản lý, của doanh nghiệp và xã hội. Cạnh tranh lành mạnh có nghĩa cạnh tranh có văn hóa, văn minh ở môi trường này, tìm ra những giải pháp, quyết sách đúng đắn, khôn ngoan với các đối tác cạnh tranh. Thắng lợi trong cạnh tranh là nhờ hơn nhau về trình độ, năng lực, sản phẩm làm ra và chất lượng dịch vụ thương mại chứ không phải thắng nhờ thủ đoạn tiêu cực, trái với pháp luật và đạo đức kinh doanh.

KẾT LUẬN CHUNG

Suy cho cùng, văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả lâu dài và sự phát triển bền vững của các doanh nhân và doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Vấn đề khoá luận đặt ra thực sự vẫn chỉ đề cập đến khía cạnh chung nhất, dễ nhận biết nhất của văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh giống như một tảng băng trôi, 7 phần chìm, chỉ có 3 phần nổi, cái khó của các nhà nghiên cứu văn hoá chính là nhận diện để phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của những phần chìm đó. Nhưng có một điều mà mỗi cá nhân (không chỉ giới doanh nhân) có thể tự củng cố, xây dựng và bồi đắp cho văn hoá kinh doanh đậm đà, sáng lạn hơn, đó là: tu dưỡng, làm giàu văn hoá xuất phát từ bản thân mình. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá nói chung, và nó cũng là một “cơ thể sống” không ngừng cần được chăm sóc, gạn lọc và nuôi dưỡng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí Triết học số 4/93. Triết học số 4/93.

2. Lê Văn Siêu, Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, NXB Cà Mau, 1993 Mau, 1993

3. Karl Mark, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

4. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng- ĐH Mở Bán công TP.HCM, 1995, tr26. TP.HCM, 1995, tr26.

5. Phạm Duy Hiển,Vào sân phải chấp nhận cuộc chơi, tạp chí Tia sáng số Xuân Quý Mùi 2003 số Xuân Quý Mùi 2003

- Nguyễn Văn, Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam, tạp chí Tia sáng tháng 4/2002

6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ IX

7. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá VN, NXB Giáo dục, 1997

8. Phước Hà, Xúc tiến thương mại- Cần chiến lược ở tầm cỡ quốc gia, báo Thương mại số 43, ngày 24-30/10/2002. báo Thương mại số 43, ngày 24-30/10/2002.

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương1. Lý luận chung về văn hóa kinh doanh

1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh

a. Thế nào là văn hóa?

b, Văn hóa kinh doanh và đặc điểm

2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội3. Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục 3. Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục

a. Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông

b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây

Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua

1.Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam

2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam3. Tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh 3. Tình hình sử dụng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam

4. Văn hóa kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Chương III. Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc bản sắc dân tộc

2. Định hướng phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2005 đến năm 2005

3. Giải pháp

a. Các giải pháp từ phía Nhà nước.

Trang 2 4 4 4 5 7 12 12 16 20 20 24 28 36 51 51 53 54 54

b. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61 65 66

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w