Thay đổi tư duy lạc hậu, nâng cao dân trí:

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 54 - 58)

Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xóa bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Không có khát vọng để hướng tới những sáng tạo mới mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, khoảng giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình hợp lý. áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kỳ. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Hiểu đặc sắc văn hóa dân tộc còn là giải phóng sức sáng tạo, tìm phương thức vun xới cho sức sáng tạo. Trong nền văn hóa cũ, sức sáng tạo của ta không khỏi có khuynh hướng tiểu kỹ, thiếu những sáng tạo mới. Trong tương lai, đó là nhược điểm. Đổi thay được nhược điểm đó chắc chắn không phải dễ dàng. Cũng khó mà kế hoạch hóa việc sáng tạo. Ta chỉ có thể chờ đợi điều đó ở những nhà tư tưởng, những nghệ sỹ, và ở nền sản xuất, tổ chức xã hội có khả năng sản sinh ra họ.

Hơn ai hết Nhà nước phải nhìn trước, nhận sớm các vấn đề cốt tử của đất nước, của dân tộc, đặc biệt là vấn đề con người, không phải nói chung chung con người Việt Nam với tất cả các đức tính tốt đẹp và thói tật của nó. Sự tự nhận thức của một dân tộc là quá trình lâu dài và đau đớn, vất vả vì như Karl Marx đã nói, con người sinh ra trong tay không có sẵn cái gương để soi mình. Biết người đã khó, biết mình lại càng khó hơn. Phải tự nhận thức mình. Mới đây Bộ trưởng Bộ Thương mại vừa có chỉ thị về việc chống các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp

pháp sang thị trường Mỹ. Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ phải nghiên cứu và thực hiện đúng các quy định của Mỹ về thủ tục haỉ quan, xuất xứ hàng hóa, không được sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa nguồn gốc nước khác, phải báo cáo trung thực về chủng loại hàng... Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam nêu rõ Việt Nam cam kết không xuất khẩu cà phê kém chất lượng, tức là cà phê Robusta loại 4. Cùng với cam kết này, ngành cà phê Việt Nam cũng đang xúc tiến triển khai một số biện pháp để cùng các thành viên của Hiệp hội cà phê thế giới khắc phục nạn khủng hoảng thừa sản phẩm này. Bộ Thương mại cũng vừa có khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may khi xuất hàng sang Mỹ cần kiểm tra chặt chẽ các vận đơn xuất hàng, xuất trình đầy đủ các chứng từ liên quan và phải lưu trữ đủ hóa đơn cho hải quan Mỹ kiểm tra. Có một thực tế là hiện hải quan Mỹ luôn tìm cách quy kết hàng dệt may xuất từ Việt Nam là bất hợp pháp. Nếu rơi vào tình trạng này, doanh nghiệp có thể bị trừ gấp 3 lần số lượng đơn hàng bị giữ lại trong tổng hạn ngạch được cấp.

Phải vươn tới sự giáo dục toàn diện:

Trong tình hình các công ty của nước ta cũng như thế giới đang phải đối mặt với sự đa dạng về văn hóa, điều kiện sống cũng như làm việc, bất kỳ công ty nào cũng nhận thấy lợi thế của một nền tảng giáo dục toàn diện. Trong thực tế, nền tảng này sẽ hình thành tư duy kinh doanh vững chắc giúp giới lãnh đạo duy trì, nghiên cứu và tận dụng giá trị văn hóa của nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Tại châu á, những công ty mới gia nhập thị trường đều nhận thấy cần phải nghên cứu kỹ sự phát triển các quan hệ kinh doanh sau hàng thập kỷ giao lưu buôn bán của thị trường đó. Những nhà quản lý trưởng thành từ những trường ĐH có chương trình đào tạo toàn diện và ít tập trung vào kinh doanh hơn lại thường có thể có tầm nhìn xa hơn từ 15- 20 năm. Tất nhiên sự tập trung của chương trình đào tạo phải bảo đảm được tính hiệu quả, nhưng bên

cạnh đó, họ sẽ thực hiện công việc của mình thành công hơn nếu họ có một kiến thức đầy đủ về kinh doanh và hiểu được hậu quả của những hành động của mình.Muốn đạt được điều này, hơn bao giờ hết phải có chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa cho cho từng người dân, từng doanh nhân về đạo đức kinh doanh. Bộ Giáo dục đào tạo cần tính đến những yêu cầu trên khi tiến hành nghiên cứu, xây dựng nội dung, phương thức cải tiến giáo dục sao cho phù hợp với tinh thần và đòi hỏi của xã hội phát triển.

-Xúc tiến thương mại thế nào?

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nhất là cá doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung xúc tiến thương mại vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán hàng nhưng chưa có sự gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường, chưa gắn liền với thị trường, chưa gắn liền với các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh để tạo ra sản phẩm riêng độc đáo của mình. Sự bất cập này dẫn đến tình trạng thị trường nước ngoài tuy có được mở rộng nhưng thâm nhập thị trường còn yếu, nhiều thị trường “có danh mà không có thực”. Sự có mặt của hàng Việt Nam tại thị trường đó thường không vững chắc, thậm chí không duy trì được. Ví dụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ năm 1999- 2000 rất được ưa chuộng tại Nhật nhưng đến nay họ không còn chuộng nữa vì mẫu mã ít thay đổi. Đây là hậu quả của việc mở rộng thị trường mà không gắn liền với các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

Một khảo sát gần đây cho thấy các doanh nghiệp thường tiến hành xúc tiến thương mại theo các hoạt động tập thể, tập trung vào triển lãm, tham gia đoàn khảo sát, khuyến mãi... nhưng đây vẫn là cách làm bị động, không có chiến lược lâu dài, không có trọng tâm và trọng điểm, hoặc chưa gắn kết với mặt hàng vì thế hiệu quả xúc tiến thương mại thấp. Sự

yếu kém về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp thể hiện rất rõ trong 2 lĩnh vực: tìm kiếm- xử lý thông tin và tham gia hội chợ triển lãm. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 16% doanh nghiệp không có thông tin gì về quá trình hội nhập, 24% không biết về lịch trình giảm thuế theo AFTA và APEC, 34% không quan tâm đến WTO. Từ chỗ thiếu hiểu biết thông tin nên nhiều doanh nghiệp phải lệ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài và nhận phần thua thiệt. Nguyên nhân của bất cập này trước hết là chính các doanh nghiệp còn quá thụ động và yếu kém trong việc tiếp cận, xử lý và sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, các kênh thông tin thương mại của nước ta hoạt động chưa hiệu quả cộng với giá mua những thông tin chuyên sâu còn cao nên không hấp dẫn và hình thành được thói quen mua bán thông tin trong các doanh nghiệp. Các hội chợ triển lãm tổ chức ngày càng nhiều nhưng chất lượng còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu giao dịch và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Năm 2001, TP.HCM có 120 hội chợ đăng ký nhưng chỉ có 60 được tổ chức, trong đó có nhiều hội chợ không đúng với đăng ký, có hội chợ không đến 40 gian hàng... Nếu tiếp tục tình trạng này hội chợ sẽ biến thành những chợ tạm để bán lẻ hàng hóa hay tiêu thụ hàng tồn kho. Trong khi đó kỹ năng tham gia hội chợ nhất là các hội chợ quốc tế ở nước ngoài của các doanh nghiệp rất yếu. Có 2 dẫn chứng: một doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế nhưng chọn sai hàng hóa đi trưng bày; một doanh nghiệp tổ chức một đoàn cán bộ tiếp thị đi dự hội chợ nhưng không ai biết ngoại ngữ và kết thúc hội chợ họ bán lẻ hết số hàng mang theo nhưng không ký được hợp đồng nào!

Hệ thống các cơ quan xúc tiến thương mại hiện nay khá phong phú. ở cấp Chính phủ đã có các bộ, ngành với Bộ Thương mại đóng vai trò nòng cốt trong xúc tiến xuất khẩu bằng các cơ quan chuyên trách như: Cục xúc tiến thương mại, 41 cơ quan đại diện ở nước ngoài, các

trung tâm thông tin, tư vấn, hỗ trợ. ở các tỉnh đã có 34/61 tỉnh thành có phòng xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó là lực lượng đông đảo các tổ chức Hiệp hội ngành nghề và hơn 400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh

xúc tiến thương mại [8. Phước Hà, Xúc tiến thương mại- Cần chiến lược ở tầm cỡ quốc gia- báo Thương mại số 43, ngày 24-30/10/2002]. Với lực lượng này bước đầu công tác xúc tiến thương mại đã được triển khai một cách rộng rãi nhưng lại thiếu tính đồng bộ và tập trung, thiếu hẳn vai trò quản lý, phối hợp của nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã hình thành những chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm: Chính phủ sẽ chi tiền và giữ vai trò điều tiết phối hợp các tổ chức, doanh nghiệp xúc tiến thương mại tập trung vào chương trình: cung cấp thông tin thương mại, quảng bá sản phẩm Việt Nam, hỗ trợ thông tin xuất khẩu, xây dựng kho ngoại quan và trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, thương mại điện tử... bằng cách này, vừa phát huy được vai trò của Chính phủ trong quy hoặc, hướng dẫn xúc tiến thương mại đồng thời nâng cao năng lực xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. Đưa hoạt động này vào chiều sâu, tránh chồng chéo, gây lãng phí và đặc biệt: xây dựng được một hình ảnh tốt chính từ văn hóa kinh doanh, không làm xấu đi hình ảnh Việt Nam với người tiêu dùng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w