Thương hiệu là tài sản quốc gia. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã tiến hành xây dựng chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Chương trình cho phép các doanh nghiệp được dán biểu trưng với tựa đề tiếng Anh là Vietnam Value Inside (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí về chất lượng do chương trình quy định. Như vậy, bên cạnh thương hiệu riêng của sản phẩm, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sẽ được dán thêm biểu trưng của
thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm của mình. Chương trình nhằm tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam, góp phần tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp không những tạo dựng chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra nước ngoài, giới thiệu các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết trong áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng doanh nghiệp. Nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, xây dựng Việt Nam là một quốc gia có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu uy tín, đa dạng phong phú với chất lượng cao. Đưa thương hiệu quốc gia vào năm 2010 trở thành một trong những công cụ marketing hữu hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao uy tín thương hiệu. Lộ trình thực hiện theo 3 giai đoạn như sau (tham khảo từ Cục Xúc tiến thương mại): Giai đoạn 1 (2003) thành lập Ban chỉ đạo thuộc Bộ Thương mại, Ban quản lý thuộc Cục Xúc tiến thương mại, lập Hội đồng tư vấn quốc gia, tổ chức hội thảo xây dựng và quảng bá thương hiệu tại các thành phố lớn, tổ chức Triển lãm thương hiệu trên Internet tại Hội chợ Expo 2003, học hỏi kinh nghiệm các quốc gia, thi chọn biểu trưng, tên chương trình và khẩu hiệu cho thương hiệu quốc gia. Giai đoạn 2 (2004): hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trên diện rộng, lấy hội chợ thương mại ASEAN 2004 tổ chức ở Hà Nội là cơ hội quảng bá Nhãn sản phẩm quốc gia trong khu vực các nước ASEAN. Giai đoạn 3 (2005- 2010): khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài. Lấy triển lãm thế giới AICHI 2005 tại Nhật làm điểm mốc để quảng bá mạnh mẽ thương hiệu quốc gia ra thị trường thế giới.
Làm thế nào để các doanh nghiệp có động lực phấn đấu và có tiêu chuẩn để đạt được thương hiệu quốc gia? Cục XTTM đã soạn thảo Đề án xây
dựng và phát triển thương hiệu quốc gia trong đó quy định những doanh nghiệp được gắn thương hiệu quốc gia phải thỏa mãn 7 chữ “có” và một chữ “đã”: