- Có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm đối với xã hội.
Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia ra đời sẽ khuyến khích cá doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn. Ngoài ra, thay vì phải định vị bằng nhiều thương hiệu khác nhau, khó gây được chú ý của khách hàng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được định vị bằng một thương hiệu. Chương trình này sẽ thống nhất quản lý thương hiệu trên toàn quốc. Làm được điều này, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tổng thể về môi trường sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý chất lượng của doanh nghiệp trước khi cho phép sử dụng thương hiệu quốc gia. Để đảm bảo các tiêu chí đã đề ra, thời hạn sử dụng thương hiệu quốc gia là 2 năm.
b. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
Các công ty đa quốc gia hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Nếu trước kia công ty đa quốc gia là công ty của một nước nhưng có chi nhánh ở nước ngoài chịu trách nhiệm về một vùng lãnh thổ nhất định, thì nay, các công ty đa quốc gia có xu hướng tổ chức toàn cầu theo luồng sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cũng giống như năm đầu thế kỷ 20, các công ty đa quốc gia hiện nay được thống nhất và kiểm soát bởi quyền sở hữu. Ngược lại, đến năm 2050 các công ty đa quốc gia sẽ được thống nhất và kiểm soát bởi chiến lược. Những liên minh, liên doanh, thỏa thuận về bí quyết sản xuất sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng tạo nên nền tảng của một liên hiệp. Một tổ chức như vậy cần một hình thức quản lý ở cấp cao hoàn toàn khác. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý ở cấp cao nhất trong những công ty lớn ngày mai mà đặc biệt là các công ty đa quốc gia là cân bằng các nhu cầu mâu thuẫn trong kinh doanh xuất hiện từ các mục tiêu khác nhau ngắn hạn và dài hạn, từ các nhóm có quyền lợi ngang nhau nhưng cùng gắn với công ty như khách hàng, cổ đông (đặc biệt là các tổ chức đầu tư và quỹ hưu trí), lao
động tri thức và cộng đồng [5. theo bài Xã hội tương lai- giáo sư Peter Drucker- tạp chí Nhà kinh tế tháng 1/2001- Hạnh Tâm dịch đăng trên
tạp chí Tia sáng tháng 4/2002].
Hiện tại xu hướng sáp nhập chưa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, chúng ta ở tình trạng chưa có nhiều Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp; công ty vừa và nhỏ mọc lên khá nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy lợi thế của mình. Các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình, làng thủ công, làng nghề truyền thống... vừa là đặc trưng vừa là hình thức sản xuất kinh doanh đang tồn tại nhưng cần có những bước chuyển biến mới để phù hợp với môi trường tương lai. Sự hoán cải, biến đổi tất yếu sẽ diễn ra, thậm chí có những làng nghề sẽ biến mất, có những nghề thất truyền hoặc không còn phù hợp nữa... Nhưng tất cả không quan trọng
bằng người đứng đầu hoặc bộ phận quản lý các đơn vị kinh doanh này kịp thời có thay đổi cơ cấu thích ứng và tìm ra cái xã hội cần.