Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi nămmột tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thờinền kinh tế cũng hoạt động sôi động và khốc liệt hơn Do đó để đứng vữngtrong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàntoàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với cácdoanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước Trước tình hình đó,nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá sản Nhưng bên cạnh đóvẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường màcòn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu hàng năm chodoanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần thựchiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăngtrưởng của nước nhà Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu(PROSIMEX) – Bộ Thương mại là một trong các doanh nghiệp đó Đây làdoanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuấtnhập khẩu Trong những năm qua Công ty đã luôn phát triển và tạo uy tín tốtvới các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhập khẩu đã góp phần không nhỏvào sự thành công này của Công ty Doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng nămchiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty (70%) do đó nhậpkhẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công ty
Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò của hoạt động nhậpkhẩu của Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu em xin chọn đề tài:
"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu(PROSIMEX) – Bộ Thương mại" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, người trựctiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập Em cũng xin cảm ơn các cô chútrong Công ty Prosimex, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gianthực tập tại Công ty Do hạn chế về khả năng bản thân và thời gian nghiêncứu nên chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạnđể đề tài này được hoàn thiện hơn nữa.
Hà nội ngày 31-5-2003
Sinh viênChu Huy Phương
Trang 3Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, vì vậynó phức tạp hơn mua bán trong nước: Mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn;đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, thường là ngoại tệ mạnh; hàng hoá phảichuyển qua biên giới, cửa khẩu của quốc gia khác; hoạt động buôn bán phảituân theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như địa phương.
Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là có được hiệu quả cao từ việc nhậpkhẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và nângcao đời sống trong nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng caonăng suất lao động, bảo vệ các ngành sản xuất ở trong nước, giải quyết sựkhan hiếm ở thị trường nội địa Mặt khác thông qua thị trường nhập khẩu đảm
Trang 4bảo sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khảnăng sản xuất trong nước chưa đảm bảo nguyên liệu cho chúng, tạo nhữngnăng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh của quốc gia mình, kết hợp hàihoà có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán
1.2 Đặc điểm.
Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới Hoạtđộng buôn bán phát triển theo những tập quán thông lệ quốc tế, giao dịchbuôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau.
Thương mại quốc tế có quan hệ trực tiếp đến quan hệ chính trị cácnước nhập khẩu và các nước xuất khẩu, vì vậy hoạt động nhập khẩu là cơ hộiđể doanh nghiệp của các nước khác nhau có mối quan hệ làm ăn lâu dài, nhậpkhẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia Vì vậy nóthường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia Nhànước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như: Chính sáchthuế, hạn ngạch, phụ thu, và các văn bản pháp luật, các quy định danh mụchàng hoá được phép nhập khẩu.
2 Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩutác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Nhập khẩu là một nghiệp vụ của hoạt động ngoại thương Nó là việcmua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nướchoặc tái sản xuất trong nước Nhập khẩu thể hiện mối liên hệ không thể thiếugiữa các nền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không thể sản xuấtđược hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế,nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không cólợi bằng nhập khẩu
Trang 5Trong điều kiện kinh tế nước ta, vai trò quan trọng của nhập khẩu đượcthể hiện ở những khía cạnh sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tếtheo hướng CNH, HĐH.
- Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo pháttriển kinh tế cân đối ổn định.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Ởđây nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêudùng, vừa phải đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho ngườilao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác độngnày được thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hàng hoá xuất khẩu Việt Nam ra nướcngoài, đặc biệt là các nước nhập khẩu.
- Nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, làm đa dạnghoá mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, quy cách, cho phép thoả mãnhơn nhu cầu trong nước.
Để phát huy vai trò của hoạt động nhập khẩu cần phải:
- Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt độngdưới sự quản lý của nhà nước
- Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động nhập khẩu, nghĩa làkhông chỉ chạy theo mục đích lợi nhuận mà bỏ qua mục đích kinh tế xã hội.
- Đảm bảo nguyên tắc ngoại thương và quan hệ kinh tế với nước ngoài.Trong hoạt động cần phải chú ý tạo uy tín và không chỉ với các nước trongkhu vực và với các nước khác trên thế gới trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng,cùng có lợi.
Trang 63 Các hình thức nhập khẩu:
3.1 Nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanhnghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loạihàng hoá nhưng không có quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ tháccho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hànhnhập khẩu theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác được hưởng phần trămthù lao do hai bên thoả thuận gọi là phí uỷ thác
Trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phảibỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụhàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm cách giaodịch với bạn hàng nước ngoài khi có tổn thất phát sinh.
Khi nhận uỷ thác thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nhận uỷ thác) phảilập hai hợp đồng:
+ Một hợp đồng nua bán hàng hoá với nước ngoại gọi là hợp đồngngoại thương.
+ Một hợp đồng giữa hai bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác được gọi làhợp đồng nội thương.
Khi tiến hàng nhận uỷ thác thì đại diện các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số,không phải tính thuế giá trị gia tăng (VAT)
3.2 Nhập khẩu tái xuất.
Là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu dùng trong nước màđể xuất khẩu sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận Nhưng hàng hoánhập khẩu về này không được qua xử lý hay chế biến ở nước tái xuất Như
Trang 7vậy nhập tái xuất luôn thu hút cùng ba nước tham gia là nước nhập khẩu,nước tái xuất và nước xuất khẩu.
Hoạt động nhập khẩu tái xuất có những đặc điểm sau đây:
+ Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mối bạn hàng nhậpvà bạn hàng xuất, đảm bảo sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chiphí đã bỏ ra để tiến hành hoạt động.
+ Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập hai hợp đồng: một hợp đồngxuất khẩu và một hợp đồng nhập khẩu, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, hợp đồng nhập khẩu là cơ sở để thực hiện hợp đồng xuất khẩu; khôngphải chịu thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng kinh doanh nhưng phải chịuthuế VAT.
+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch xuấtnhập khẩu, doanh số tính trên giá trị hàng xuất khẩu.
+ Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển qua nước tái xuất mà có thểđược chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (nước thứ ba) còngọi là phương thức chuyển khẩu nhưng tiền trả phải luôn do người tái xuất thucủa người nhập khẩu, chỉ giữ lại phần chênh lệch giữa số tiền xuất khẩu và sốtiền nhập khẩu Ngoài ra nhiều khi người tái xuất còn thu đựoc nhiều lợi tứcvề tiền hàng do thu nhanh trả chậm.
Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụnggiáp lưng ( Back to Back L/C).
3.3 Nhập khẩu đổi hàng.
Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếucủa buôn bán đối lưu Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu,thanh toán ở đây không phải bằng tiền mà bằng hàng hoá Mục đích ở đâykhông phải thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất được hànghoá, thu lãi từ hoạt động xuất khẩu.
Trang 8Hoạt động nhập khẩu đổi hàng có những đặc điểm sau đây:
+ Hoạt động này rất có lợi bởi cùng một hợp đồng mà có thể tiến hànhcùng đồng thời hoạt động nhập và xuất, do đó có thể thu lãi từ cả hai hoạtđộng này.
+ Hàng hoá xuất nhập tương đương nhau về mặt giá trị, tính quý hiếm,giá cả và điều kiện giao hàng.
+ Bạn hàng bán cũng là bạn hàng mua.
+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch nhậpvà kim ngạch xuất, doanh số tiêu thụ trên cả hàng hoá xuất và hàng hoá nhập.
+ Biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể là:
- Dùng thư tín dụng đối ứng (Recipocal Letter of Credit): Đây là mộtloại L/C mà trong nội dung của nó có điều chỉnh quy định: L/C này chỉ cóhiệu lực khi người hưởng mở một L/C khác có kim ngạch tương đương.
- Phạt về việc giao thiếu hay giao chậm.
3.4 Nhập khẩu tự doanh.
Hoạt động nhập khẩu tự doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của mộtdoanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong nướcvà ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, chính sách, luật pháp của quốcgia cũng như quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu tự doanh có những đặc điểm sau đây:
+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạtđộng của mình Vì thế nó đòi hỏi phải có sự xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề từkhâu nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra cho đến việc ký kết thực hiện hợpđồng, bán hàng thu tiền về Trong hợp đồng này, doanh nghiệp phải tự bỏvốn và phải cân nhắc các khoản thu chi để đảm bảo kinh doanh có lãi.
Trang 9+ Khi nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được tínhkim ngạch xuất nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng hoá thì được tính doanh số vàchịu thuế giá trị gia tăng (VAT).
+ Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thươngđể giao dịch với bên nước ngoài Còn các hợp đồng bán hàng trong nước thìsau khi hàng về sẽ lập sau hoặc bán với hình thức khác như bán buôn.
3.5 Nhập khẩu liên doanh.
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cáchtự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuấtnhập khẩu trực tiếp) phối hợp cùng nhau để tiến hành giao dịch và đề ra cácchủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạtđộng này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên (các bên) cùng phânchia lỗ lãi tuỳ theo trách nhiệm của mỗi bên.
Hoạt động nhập khẩu liên doanh có những đặc điểm sau đây:
+ So với nhập khẩu tự doanh thì ở loại hình này các doanh nghiệp ítchịu rủi ro hơn bởi vì mỗi doanh nghiệp tham gia liên doanh chỉ phải góp mộtphần vốn nhất định Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên chỉ được phân bổdựa trên phần vốn góp đó Rủi ro (nếu có) sẽ được san sẻ cho các bên và nhưthế các doanh nghiệp thành viên phải chịu phần rủi ro ít hơn Việc phân chiachi phí, lỗ lãi sẽ được dựa trên phần vốn góp và các thoả thuận giữa các nướcvới nhau.
+ Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu sẽđược tính kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi tiêu thụ hàng hoá thì được tínhdoanh số trên giá trị hàng hoá nhập theo tỷ lệ vốn góp của mình đồng thờichịu mọi khoản thuế trên phần doanh số đó.
+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải lập ra hai hợp đồng:- Một hợp đồng ngoại thương mua hàng với nước ngoài.
Trang 10- Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết làphải Nhà nước).
Sự phân chia như trên đây là căn cứ vào chủ thể của hoạt động nhậpkhẩu Nếu quan tâm đến hình thức thanh toán trong hoạt động này thì có thểlà mua bán thanh toán bằng hàng Mua bán tiền-hàng là cách thông thường,truyền thống Thanh toán bằng hàng (còn gọi là buôn bán đối lưu) là một hìnhthức còn tương đối mới mẻ với chúng ta và trong phạm vi ở đây cũng nên tìmhiểu hình thức này.
3.6 Một số hình thức khác.
+ Tạm xuất tái nhập (qua gia công sửa chữa ở nước ngoài).+ Nhận nguyên vật liệu, giao sản phẩm gia công quốc tế.
+ Dịch vụ kiểm tra và chuyển giao công nghệ mới (thuê chuyên gia).
II HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.1 Hiệu quả kinh doanh
1.1 Khái niệm, bản chất hiệu quả kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh Cóquan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sảnlượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loạihàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sảnxuất của nó" Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ cóhiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên góc độ này rõ ràng phânbổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trênđường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràngxét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nềnkinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Trang 11Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xácđịnh bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quảđó Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kếtquả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuấthiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa Hiệuquả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.
Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bảnchất của phạm trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vậnđộng theo những khuynh hướng khác nhau
Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sảnxuất và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị đều dành cho nhà tư bản.Chính vì thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợinhuận nhiều hơn nữa cho nhà tư bản nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trongkhi thu nhập của người lao động có thể thấp hơn nữa Do vậy, việc tăng chấtlượng sản phẩm không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thuhút khách hàng nhằm bán được ngày càng nhiều hơn và qua đó thu được lợinhuận lớn hơn.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sảnphẩm sản xuất xã hội sản xuất ra vẫn là hàng hoá Do các tài sản đều thuộcquyền sở hữu của Nhà nước, toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nềnsản xuất xã hội chủ nghĩa cũng khác mục đích của nền sản xuất tư bản chủnghĩa Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầungày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trùhiệu quả cũng khác với tư bản chủ nghĩa
Trang 12Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiềuý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt đượctrong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quảđược đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thểdo tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quảcó hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạthiệu quả.
- Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tươngđối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó Ưu điểm của quan điểmnày là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế Tuy nhiênchưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phảnánh được hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
- Quan điểm khác nữa lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độthoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằngquỹ tiêu dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi ngườitrong các doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh" Quan điểmnày có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa làkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Nhưngkhó khăn ở đây là phương tiện để đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinhdoanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực,tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định Trình độ lợi dụng các nguồn lựcchỉ có thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xemvới mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào Vì vậy, cóthể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây:
K H =
Trang 13CTrong đó:
H: Hiệu quả kinh doanhK: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phảnánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp Như vậy cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và"hiệu quả".
Bất kỳ hành động nào của con người nói chung và trong kinh doanh nóiriêng đều mong muốn đạt được những kết quả hữu ích cụ thể nào đó, kết quảđạt được trong kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưuthông mới chỉ đáp ứng được phần nào tiêu dùng của cá nhân và xã hội Tuynhiên, kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần xem xétvì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả Mặt khác nhu cầu tiêudùng của con người bao giờ cũng có xu hướng lớn hơn khả năng tạo ra sảnphẩm được nhiều nhất Vì vậy nên khi đánh giá hoạt động kinh doanh tức làđánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh tạo ra kết quả mà nó có được.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữađầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinhdoanh thu được Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xãhội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượnglao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanhđể tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt độngkinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh,không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố
Trang 141.1.2 Bản chất.
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệuquả kinh doanh là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả củalao động xã hội được xác định trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữuích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra Hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả vềkhông gian và thời qian, cả về mặt định tính và định lượng Về mặt thời gian,hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khôngđược làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh doanhtiếp theo Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích trướcmắt mà quên đi lợi ích lâu dài Trong thực tế kinh doanh, điều này dễ xảy rakhi con người khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường vàcả nguồn lao động Không thể coi tăng thu giảm chi là có hiệu quả khi giảmmột cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, đảm bảo môitrường sinh thái, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khihoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quảchung ( về mặt định hướng là tăng thu giảm chi ) Điều đó có nghĩa là tiếtkiệm tối đa các chi phí kinh doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm saođạt được kết quả lớn nhất.
1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh.
2.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội củanền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ cáchoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh Biểu hiện chungcủa hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Trang 15Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nềnkinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mớicơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu chongân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệnhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thểđạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp Mỗi doanhnghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảsẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế Ngược lại, tính hiệu quả củabộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao Đó chính là mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể Tính hiệu quảcủa nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nềnkinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động vàngày một phát triển.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phảithường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riênghài hoà với lợi ích chung Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai tròđịnh hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điềukiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trongkhả năng có thể của mình.
2.2 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trườngkinh doanh của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanhnhư: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chiphí bao nhiêu?
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trongnhững điều kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ
Trang 16tổ chức, quản lý lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là"hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Bằng khả năng của mình họcung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinhdoanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất.Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanhnghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó Mộttrong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nềnkinh tế là quy luật giá trị Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xãhội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm Quy luật giá trị đãđặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặtbằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường.
Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối vớimỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phílao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giáthành sản xuất, chi phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phânchia một cánh tỷ mỷ hơn Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thểkhông đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cầnthiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cánh khác là đánhgiá hiệu quả của chi phí bộ phận.
2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khácnhau trong hoạt động kinh doanh.
Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhautrong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làmhai loại:
Trang 17Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phươngán kinh doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chiphí bỏ ra.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệuquả tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch vềhiệu quả tuyệt đối của các phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tươngđối (so sánh) Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác địnhkhông phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối Chẳng hạn, việc sosánh mức chi phí của các phương án khác nhau để chọn ra phương án có chiphí thấp nhất thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứkhông phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của các phương án.
2.4 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắnmà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Hiệu quảtrước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn Hiệu quả lâudài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài Doanh nghiệp cần phảitiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắtcũng như lâu dài cho doanh nghiệp Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt vàlợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợiích lâu dài của doanh nghiệp
2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp cũng dựa trên quan điểm hiệu quả kinh doanh nói chung, hay hiệu quảkinh doanh nhập khẩu là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả kinhtế tính riêng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hay nói cách khác nó phản
Trang 18ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực để đạt được kết quả cao nhất với chi phíthấp nhất.
Từ khái niệm trên có thể đưa ra công thức đánh giá hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu:
- Dạng thuận:
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêuđơn vị đầu ra.
- Dạng nghịch:
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu = Chi phí đầu vào/Kết quả đầu ra
Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầuvào.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng,doanh thu thuần, lợi tức gộp Yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, đối tượnglao động, vốn kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là nần cao năng suất laođộng xã hội và tiết kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu.Đây là hai mặt của mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế của hoạtđộng nhập khẩu, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hộilà quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian Chính việc khanhiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãnnhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác, tận dụngtriệt để và tiết kiệm nguồn lực, để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanhnghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năngcủa các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Trang 19Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu làphải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhấtđịnh với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồmchi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cảchi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị của sự hy sinh công việc lựa chọn nàođó đã bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thựchiện hạot động kinh doanh này, chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phíkế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự.Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phươnghướng kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả hơn
3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.1 Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi nguồn lực đưa vào sản xuấtkinh doanh đều có giới hạn Không có nguồn lực nào là vô tận, tất cả đều làhữu hạn Chính vì thế, nếu chúng ta sử dụng nguồn nhân lực một cách lãngphí, không tiết kiệm thì chúng sẽ nhanh chóng trở nên cạn kiệt và biến mất.Trong khi đó, dân số thế giới ngày càng tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng ngàycàng lớn và không có giới hạn Do vậy, nguồn lực, của cải đã khan hiếm naylại càng khan hiếm hơn, trong điều kiện đó việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh là một vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinhdoanh nào Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanhđều phải cân nhắc các phương án kinh doanh, xem phương án nào có hiệu quảhơn vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp như vốn, lao động, kỹ thuật đưa vàosản xuất kinh doanh đều có giới hạn, nếu không tiết kiệm đầu vào chắc chắndoanh nghiệp sẽ đi tới thua lỗ, phá sản.
Đối với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì nguồn lựcsử dụng là lượng ngoại tệ bỏ ra, thời gian và lao động Nếu không biết sử
Trang 20dụng một cách tiết kiệm thì chi phí đầu vào cho nhập khẩu tăng lên, dẫn đếngiá tăng làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ Chính vìvậy, để đạt được hiệu quả đồng thời vẫn mang lại lợi ích xã hội, các doanhnghiệp nhập khẩu phải tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngnhập khẩu sao cho đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
3.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi đểnâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép doanh nghiệp sửdụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm và tạo điều kiện thuậnlợi cho công tác tổ chức, quản lý diễn ra một cách chính xác, đúng đắn Điềunày cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn những phương án nhậpkhẩu, sản xuất kinh doanh tối ưu Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại chodoanh nghiệp hiệu quả nhập khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ đem lại hiệu quả cao chohoạt động nhập khẩu mà cả lợi ích công cộng Ngày nay, kết quả của tăngtrưởng kinh tế chính là sự áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, đặc biệt là đốivới các nước Châu Á chậm phát triển như Việt Nam.
3.3 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phảichấp nhận cạnh tranh với nhau và những ngành nghề nào, thị trường nào càngcó mức lợi nhuận cao thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt hơn.
Đối với hoạt động nhập khẩu, mức độ canh tranh còn gay gắt hơn Cácdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu không những phải cạnhtranh với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực mà còn phải cạnh tranh vớicác nhà sản xuất trong nước Đặc biệt, một trong những chính sách thúc đẩyphát triển sản xuất trong nước mà nước ta áp dụng là hạn chế nhập khẩu
Trang 21những hàng hoá mà trong nước đã sản xuất được Đây là một khó khăn khiếncác doanh nghiệp nhập khẩu khó có thể tăng cao khối lượng hàng nhập khẩu.Để cạnh tranh thành công, để đạt được hiệu quả cao đồng thời vẫn mang lạilợi ích xã hội, các doanh nghiệp nhập khẩu không còn con đường nào khác làphải tìm các biện pháp để giảm chi phí nhập khẩu, nâng cao uy tín của doanhnghiệp cả ở thị trường trong và ngoài nước Do vậy, đạt hiệu quả và nâng caohiệu quả hoạt động nhập khẩu là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp và trởthành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường.
3.4 Nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt độngnhập khẩu nói riêng chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần chongười lao động
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhậpkhẩu nói riêng là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nếuhiệu quả hoạt động nhập khẩu không ngừng được nâng cao thì kết quả thuđược ngày càng tăng, điều đó có nghĩa là thu nhập của người lao động cũngtăng theo Khi người lao động có thu nhập cao, họ sẽ có điều kiện để chăm lođến đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình, mặt khác nhờ có thunhập cao mà người lao động sẽ hăng say làm việc hơn làm cho năng suất laođộng ngày càng tăng Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng nâng caođược hiệu quả hoạt động nhập khẩu và làm ăn ngày càng tấn tới Suy chocùng thì nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệuquả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng chính là nâng cao đời sống vật chấttinh thần cho người lao động và ngược lại.
4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh doanh nhập khẩu.
4.1 Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối.
Lợi nhuận nhập khẩu Doanh thu nhập khẩu - Chi phí nhập khẩu
Trang 22Khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệpngười ta thường quan tâm trước hết tới lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệuquả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinhdoanh Lợi nhuận để duy trì và tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp là điềukiện để nâng cao mức sống của người lao động Khi lợi nhuận càng lớn thìdoanh nghiệp làm ăn càng có lãi.
Tuy nhiên, bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quảhoạt động nhập khẩu, bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lựcnào, loại chi phí nào Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩungười ta thường so sánh lợi nhuận với chi phí, doanh thu, vốn phục vụ chohoạt động nhập khẩu.
4.2 Hiệu quả tổng hợp tương đối.
Chỉ tiêu 1: Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Trang 23Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu nhập khẩu thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.
Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.
H3
Trong đó: H3 : Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.Cn : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ vào hoạt độngnhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.3 Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận.
Chỉ tiêu 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
LnVLDn
Trang 24Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vàohoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
H6
Trong đó: H6 : Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vàohoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện sốvòng luân chuyển của vốn lưu động Số vòng quay càng nhiều phản ánh hiệuquả sử dụng vốn lưu động càng tăng.
Chỉ tiêu 7: Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.
H7
Trong đó: H7 : Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.Vn : Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt độngnhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luânchuyển của vốn nhập khẩu.
4.3.2 Hiệu quả về sử dụng lao động nhập khẩu.
Chỉ tiêu 8: Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhậpkhẩu.
DnVn
Trang 25Chỉ tiêu 9: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt độngnhập khẩu
4.4 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất định lượng như đã xem xétở trên Đó là các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là nhữngmặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quantrọng trong việc lựa chọn phương án nhập khẩu để triển khai trong thực tế.Nội dung của việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp.Người ta thường gắn việc phân tích hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động
DnLDn
Trang 26nhập khẩu với việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội đặt ra cho mỗi doanhnghiệp trong kỳ Hay nói rộng hơn là phải phân tích ảnh hưởng của phươngán nhập khẩu đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của cả nên kinh tế quốcdân, của khu vực hay chỉ bó hẹp trong doanh nghiệp Những nội dung cầnphân tích là:
- Tác động vào việc phát triển kinh tế: Đóng góp vào gia tăng tổng sảnphẩm, tăng tích luỹ, thoả mãn nhu cầu tiết kiệm ngoại tệ
- Tác động đến việc phát triển xã hội: Giải quyết công ăn việc làm chongười lao động, xoá bỏ sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,giữa miền xuôi và miền ngược
- Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hoá.
Tuỳ thuộc vào từng điều kiện, vào trạng thái hoạt động của mỗi doanhnghiệp trong từng thời điểm nhất định mà việc lựa chọn các phương án nhậpkhẩu, người ta sẽ xác định chỉ tiêu nào đó làm căn cứ, nhưng mục tiêu caonhất của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, những phương án nào vừađảm bảo lợi nhuận vừa gắn với mục tiêu về xã hội thì sẽ được lựa chọn.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
5.1 Các nhân tố khách quan.
Trong hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanh nàocũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh Chính vì vậy, khitiến hành bất kỳ một hoạt động nhập khẩu nào người ta đều phải xem xét kỹlưỡng môi trường kinh doanh sao cho chi phí mà họ bỏ ra ít nhất và thu lợinhuận cao nhất.
5.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp trong nước và quốc tế.
Chế độ chính sách, luật pháp của nhà nước là những yếu tố mà cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điềukiện vì chúng thể hiện ý chí của Đảng lãnh đạo của mỗi nước, sự thống nhất
Trang 27chung của quốc tế Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ởcác quốc gia khác nhau, do đó nó không chỉ chịu sự tác động của chế độ,chính sách, luật pháp ở trong nước mà còn phải chịu những điều kiện tương tựở phía các nước đối tác.
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt độngnhập khẩu Với một đối tác mà tại đó đang có xung đột về chính trị sẽ gây cảntrở đến tiến trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu Cũng như vậy, nếu tìnhhình chính trị trong nước bất ổn định thì hoạt động xuất nhập khẩu có thể bịgiảm suát hoặc đình trệ.
5.1.2 Các công cụ kinh tế vĩ mô đối với nhập khẩu.
Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tếnhưng với những lý do mà mục đích riêng của mình nên hầu hết các quốc giađều có chính sách thương mại riêng để thực hiện mục tiêu của chính phủ ởnước đó Để nền kinh tế vận hành có hiệu quả thì việc đưa ra những chínhsách và quyết định hợp lý là điều hết sức cần thiết Trong hoạt động xuất nhậpkhẩu nhà nước thường áp dụng những hình thức, công cụ nhất định nhằm hạnchế thương mại tự do như: thuế quan, hạn ngạch,
5.1.2.1 Thuế quan.
Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩucủa một quốc gia Đây là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện chính sáchthương mại Thuế đánh vào từng đơn vị hàng hoá nhập khẩu gọi là thuế nhậpkhẩu.
Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hoá sẽ bị đội lên, và do đó làmhạn chế sức cạnh tranh của mặt hàng của doanh nghiệp nhập khẩu Ngược lại,thuế nhập khẩu thấp, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuậnnhập khẩu Do vậy, hiệu quả nhập khẩu sẽ được cải thiện.
5.1.2.2 Hạn ngạch nhập khẩu.
Trang 28Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là quy định của nhà nước về số lượngcòn giá trị của mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ một thịtrường nhất định trong một thời gian nhất định Chính sách này được dùng đểbảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ nguồn lực trong nước, cải thiện cán cânthanh toán quốc tế, để thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, bảo hộsản xuất nội địa và thực hiện các chính sách khác Hạn ngạch hạn chế sốlượng nhập khẩu đồng thưòi nó cũng ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hànghoá
Hạn ngạch nhập khẩu làm cho lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệpbị hạn chế, do dó không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường đầu ra Docó một lượng hàng hoá nhất định đựoc nhập khẩu nên các doanh nghiệp sẽphải tăeng chi phí để lấy được hạn ngạch có quy mô vừa đủ để bù đắp chi phí,giữ dược thị trường và có lãi Hạn ngạch chặt chẽ sẽ làm cho doanh nghiệp cónguy cơ tạm dừng kinh doanh mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế Kinh doanh bịgián đoạn.
5.1.3 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu vì tínhgiá và thanh toán trong nhập khẩu phải dùng đến ngoại tệ Tỷ giá hối đoáităng sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
Tỷ giá ngoại tệ hàng nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến việc quyết địnhnhập khẩu hany không một mặt hangf nào đó Tỷ suất ngoại tệ hàng nhậpkhẩu là số lượng bản tệ thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ Trên cơ sởso sánh tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp sẽxác định được mức lỗ lãi là bao nhiêu khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá đó.
5.1.4 Các quan hệ kinh tế quốc tế.
Hiện nay trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh tếquốc tế như: ASEAN, APEC, NAFTA, WTO Việc tham gia vào các tổ chức
Trang 29kinh tế quốc tế này đều đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia Các nhà sảnxuất kinh doanh mở rộng được thị trường tiêu thụ ra nước ngoài Khi cácdoanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài sẽ gặp phải hàng rào thuếquan và phi thuế quan của các nước nhập khẩu, các hàng rào này nới lỏng haysiết chặt đều phụ thuộc vào quan hệ song phương giữa hai nước, giữa nướcxuất khẩu và nước nhập khẩu Chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia tíchcực trong quan hệ ngoại giao với nước khác, tích cực tham gia vào các tổchức kinh tế quốc tế nhằm tạo được những mối quan hệ bền vững, xu hướngtích cực cho quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá của nước mình.
5.1.5 Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước.
Hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động trực tiếp của tình hình sản xuấttrong và ngoài nước Sự phát triển của nền sản xuất trong nước tạo ra sự cạnhtranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu và có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu.Còn nếu sản xuất trong nước kém phát triển, không thể sản xuất ra những sảnphẩm mang tính công nghệ cao, kỹ thuật cao thì nhu cầu nhapạ khẩu sẽ tănglên Ngược lại, sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài tạo ra những sảnphẩm mới hơn, hiện đại hơn, có giá trị sử dụng cao hơn, hapá dẫn khách hànghơn nên nó sẽ thúc đẩy nhapạ khẩu Nhiều khi để tránh được sự độc quyền,tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh khuyến khích hoạt động xuất nhậpkhẩu hiện nay
5.1.6 Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Hoạt động nhập khẩu nói chung không thể tách rời hoạt động vậnchuyển và thông tin liên lạc Với một hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhậy,rộng khắp và hệ thống giao thông thuận tiện an toàn cho phép các doanhnghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ làm đơngiản hoá hoạt động nhập khẩu, giảm bớt được các chi phái và rủi ro, nâng caotính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quay của vốn
Trang 30Ngược lại khi hoạt động nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả thì nósẽ góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển, tăng thu ngân sách, từ đónhà nước có điều kiện hơn để đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thôngvận tải và giao tin liên lạc phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốcdân.
5.1.7 Hệ thống tài chính ngân hàng.
Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý, cungcấp vốn và thanh toán nên nó can thiệp tới tất cả các hoạt động của tất cả cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế, dù doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ hay ở bất cứthành phần kinh tế nào Hệ thống ngân hàng cung cấp vốn, giúp các doanhnghiệp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các cảnh báo cho doanh nghiệpkhi thực hiện hợp đồng nhập khẩu Các mối quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanhtoán liên ngân hàng của ngân hàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp thamgia vào hoạt động nhập khẩu đảm bảo được lợi ích của mình.
Khi hoạt động nhập khẩu nói trên phát triển thì nó góp phần làm tăngdoanh thu cho các ngân hàng, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho hệ thống ngânhàng có thực tiễn kiểm chứng chất lượng hoạt động của mình, từ đó có cácbiện pháp tích cực để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
5.1.8 Những biến động của thị trường trong và ngoài nước.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa sản xuất trongnước với thị trường quốc tế và ngược lại Nó tạo ra sự phù hợp, gắn bó vàphản ánh sự tác động qua lại giữa hai thị trường Khi có sự thay đổi trong giácả, nhu cầu thị trường về một mặt hàng ở thị trường trong nước thì ngay lậptức có sự thay đổi lượng hàng nhập khẩu Cũng như vậy, thị trường các nướcngoài quyết định sự thoả mãn các nhu cầu trong nước Sự biến động của nó vềkhả năng cung cấp sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hoá, địa vị cũngđược phản ánh qua chiếc cầu này để tác động lên thị trường nội địa.
Trang 31Ngoài các yếu tố kể trên, sự biến động của môi trường chính trị, vănhoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, tự nhiên đều tác động đến hoạt động nhậpkhẩu và một ví dụ gần đây là việc xoá bỏ cấm vận với Việt Nam của chínhquyền Bill Clinton đã có tác dụng thúc đẩy thương mại trao đổi giữa hai nướclên cao, ở thị trường Việt Nam đã có rất nhiều thương hiệu xuất xứ từ Mỹ, màtrong đó hoạt động nhập khẩu đóng vai trò chủ yếu Nói chung, những nhântố này là khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và đưara phương hướng kinh doanh cho phù hợp với chúng chứ không thể tự mìnhtác động làm biến đổi chúng được.
5.2 Nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan, doanh nghiệp có thể dựa vào các lợithế của mình để hạn chế phần nào ảnh hưởng của môi trường, để khai tháccác cơ hội Sự thích ứng như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tốchủ quan.
5.2.1 Nguồn nhân lực.
Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con người sẽ quyết địnhtoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệplà đơn vị kinh doanh nhập khẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc được chuyênmôn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác dụng rất lớn trong sự thành côngtrong kinh doanh Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợpđồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọngvốn Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nghiệm,đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn Vàngược lại, khi hiệu quả hoạt động nhập khẩu được nâng cao thì nguồn nhânlực trong công ty đó lại có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trìnhđộ.
5.2.2 Vốn kinh doanh.
Trang 32Đây cũng là nhân tố quan trọng vì lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đòihỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ lớn để thanh toán cho các đối tác trongnước và nước ngoài nếu thiếu vốn thì qúa trình nhập khẩu không thực hiệnđược, rất có thể sẽ dẫn đến mất thị trường, mất khách hàng và cơ hội kinhdoanh Ngược lại, quá trình kinh doanh nhập khẩu, với sự trợ giúp của nguồnvốn đầy đủ, sẽ có hiệu quả hơn, từ đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổsung thêm nguồn vốn kinh doanh Chúng có quan hệ qua lại, mật thiết vớinhau, và nếu được kết hợp hài hoà sẽ làm cho doanh nghiệp không ngừngphát triển.
5.2.3 Trình độ tổ chức quản lý
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý vĩ mô củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì yếu tố quản lý trong doanhnghiệp không thể không được chú trọng Vì trong điều kiện cạnh tranh khốcliệt, nếu người quản lý không sáng suốt tất yếu sẽ gặp những thất bại trongkinh doanh Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà đã và đang sẽ có nhiềudoanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, với những tiềm lực vôcùng mạnh mẽ Điều này càng đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải linhhoạt, nhạy bén, để có thể chớp thời cơ, vượt qua những nguy cơ trong kinhdoanh để đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Trong tổ chức, quản lý cần coi trọng khâu nhập khẩu hàng đầu vào vàtiêu thụ hàng nhập khẩu Đối với khâu mua hàng (nhập khẩu) nếu cán bộ cótrình độ tổ chức quản lý tốt sẽ mua được đúng hàng, đúng thời điểm, đúngyêu cầu Còn ở khâu tiêu thụ thì sẽ giúp công ty nhanh chóng bán hết hàngnhập, thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đầu tư Ngược lại, tổ chứuc tốt khâu trênsẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động nhập khẩu, từ thực tế đó, trình độ tổ chứcquản lý trong nhập khẩu sẽ được nâng lên thông qua sự phát triển nguồn nhânlực trong doanh nghiệp.
Trang 33CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANHNHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU (PROSIMEX) - BỘ THƯƠNG MẠI.
I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT KINHDOANH XUẤT NHẬP KHẨU (PROSIMEX) - BỘ THƯƠNG MẠI.
1 Giới thiệu chung về Công ty
Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp nhànước, có tư cách pháp nhân, được nhà nước giao vốn và tự hạch toán kinhdoanh Doanh nghiệp có nhiệm vụ sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triểnvốn được giao có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt độngkinh doanh trong phạm vi vốn do nhà nước giao cho Công ty.
Tiền thân Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là một cơ sởtăng gia của Bộ Thương mại cũ đã có từ hơn 20 năm trước Sau nhiều nămphấn đấu và phát triển không ngừng, bằng quyết định 778/KTĐN/TCCB ngày25 tháng 11 năm 1989 của Bộ Kinh tế Đối ngoại (nay là Bộ Thương mại)Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đã được thành lập và hoạt độngtheo điều lệ đã được Bộ Kinh tế Đối ngoại phê duyệt theo quyết định số55/KTĐN/TCCB ngày 12/2/1990.
Ngày 25/5/1999, theo quyết định của Bộ Thương mại số0626/1999/QĐ-BTM, công ty được đổi tên thành Công ty sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu.
* Tên công ty Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu(Prosimex) – Bộ Thương mại
Trang 34* Tên giao dịch quốc tế: Import-Export Production and TradingCorporation (Prosimex)
* Trụ sở chính Khương Đình- Thanh Xuân- Hà Nội.* Điện thoại: 8.583.672 – 8.584.578
* Fax: 84(4)8.585.009
* Vốn điều lệ ban đầu: 5.135.000.000 VNĐ
Trong đó: - Vốn cố định: 2.227.000.000 VNĐ - Vốn lưu động: 2.908.000.000 VNĐ
Đăng ký kinh doanh số 108296 do trọng tài kinh tế cấp ngày30/4/1993
* Về ngành nghề kinh doanh:
Ngành ngoại thương, nghề sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng may mặc, dệt thủ công mỹ nghệ, nônglâm sản, kim khí, điện máy, hàng tiêu dùng và các loại vật tư sản xuất, vậtliệu xây dựng, phương tiện vận tải, hải sản, thiết bị máy móc phụ tùng
Công ty được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 10.500 m2 trong đógồm 2.000 m2 nhà 3 tầng là nơi làm việc của các phòng ban, 5.500 m2 nhàkhung để sản xuất, 2.000 m2 dùng làm nhà kho và 1.000 m2 để làm vườn câyvà khu vui chơi giải trí của CBCNV.
Về vị trí địa lý, Công ty không có điều kiện thuận lợi gì đáng kể Phía
Tây nam của công ty là đường Kim Giang và sông Tô Lịch, phía Bắc và phíaTây tiếp giáp với khu dân cư phường Khương Trung Tuy đây là cầu nối giaothông giữa nội và ngoại thành nhưng đường đi hơi nhỏ và hay xảy ra tìnhtrạng tắc nghẽn giao thông Vì vậy, công ty gặp khó khăn trong việc vậnchuyển hàng hoá cũng như việc đi lại làm việc của CBCNV Nhưng đây là
Trang 35khu vực có trật tự an ninh tốt nên việc bảo quản tài sản của công ty không gặpkhó khăn.
Trong những năm qua, từ một đơn vị sản xuất nhỏ, Công ty đã khôngngừng phấn đấu vươn lên về các mặt sản xuất, gia công, cung ứng và chế biếnhàng xuất khẩu Bằng nguồn vốn tự tích luỹ của mình, đến nay, Công ty đã cómột cơ sở vật chất ổn định đảm bảo cho hoạt động sản xuất gia công và kinhdoanh XNK.
Với mục đích kinh doanh là tăng nguồn thu lợi nhuận qua kinh doanhđể đầu tư mở rộng cho sản xuất Prosimex luôn xác định chiến lược phát triểncủa công ty là giữ vững và phát triển sản xuất, đảm bảo tình hình chủ độngtrong kinh doanh.
Do công ty là đơn vị nhà nước và công ty trực tiếp hoạt động kinhdoanh, sự tồn tại và phát triển của công ty chủ yếu dựa vào năng lực của côngty Do vậy, công ty trực tiếp tìm khách hàng trong và ngoài nước sao cho đảmbảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn Nhờ sự pháttriển đi lên, Công ty được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết tới vàtrở thành những khách hàng tiềm năng và thường xuyên của Công ty.
Xét một cách tổng quát, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩuPROSIMEX được thành lập chính là để tổ chức sản xuất, gia công hàng xuấtkhẩu và kinh doanh nhập khẩu góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho nhà nước,tăng cường cơ sở vật chất cho Công ty, góp phần giải quyết cho người laođộng và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Công ty tự mình xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất,kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nộidung hoạt động của Công ty, tự tạo nguồn vốn bảo đảm tự trang trải về tàichính cho hoạt động kinh doanh của Công ty, quản lý và sử dụng các nguồnvốn theo đúng chế độ và hiệu quả kinh tế, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu
Trang 36cầu thị trường trong nước và quốc tế để cải tiến và áp dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và chủng loại của sảnphẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh Thực hiện nghiêm chỉnh các hợpđồng và các văn bản mà Công ty đã ký, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công tytheo quy chế hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại.
2 Hệ thống tổ chức của Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Prosimex.
Chi nhánhPROSIMEX tại TP.
Phó Tổng giám đốc hành chính đoàn thểPhó tổng giám đốc
sản xuất kinh doanh XNK
Tổng giám đốc
Chi nhánh PROSIMEX tại
TP.Hải Phòng
Chi nhánh PROSIMEX tại tỉnh
Quảng Ninh
Văn phòng đại diện của PROSIMEX tại
Liên Bang Nga
Văn phòng đại diện của PROSIMEX tại
Hoa Kỳ
Công ty liên doanh HANTEX
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Ban xuất khẩu lao động và dịch vụ đầu
Văn phòng Đảng uỷ công ty PROSIMEX
Công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản
HCM
Trang 37( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty Prosimex)
Trang 38b Phòng nghiệp vụ tổng hợp:
Giúp lãnh đạo Công ty lập kế hoạch hoạt động, tham mưu cho Giámđốc tổ chức thực hiện hạch toán kế hoạch quản lý hoạt dộng kinh doanh củacông ty Nghiên cứu và nắm bắt những biến động của thị trường để có nhữngbiện pháp, phương thức kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, tổng hợp báo cáo định kỳ và liên hệ xin chỉ tiêu và hạn ngạch.
c Phòng tổ chức hành chính:
Giúp Ban giám đốc về tổ chức tiền lương, quy hoạch cán bộ nghiên cứuđề xuất sắp xếp bổ sung, bố trí cán bộ cho phù hợp với bộ máy quản lý củaCông ty Tham mưu cho Giám đốc trong việc nâng bậc lương hàng năm chocán bộ công nhân viên Công tác khen thưởng xử lý kỷ luật lao động, ký kếthợp đồng, quản lý lao động Giải quyết các chế độ chính sách cho người laođộng.Thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên về hợp đồng laođộng, đào tạo bồi dưỡng CBCNV, giải quyết chế độ hưu trí, mất sức Soạnthảo văn bản quy chế Công ty, hướng dẫn và tổ chức học tập, và tổ chức thựchiện các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước và các nghị quyết doCông ty đề ra.
d Phòng tài chính kế toán:
Trang 39Là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, Công ty về lĩnh vựcquản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh xuấtnhập khẩu Quan hệ với Bộ Tài chính về nộp ngân quỹ và thủ tục pháp lý vềtài chính cho ngân hàng để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, tham mưucho giám đốc lập các kế hoạch tổ chức thu chi ngân quỹ Hướng dẫn các đơnvị trực thuộc thực hiện tốt các chính sách quy định về công tác tài chính kếtoán theo đúng chế độ nhà nước.
e Khối kinh doanh:
Hiện nay công ty có 5 phòng kinh doanh xuất khẩu, mỗi phòng chuyênsâu một số mặt hàng nhất định, ngoài ra còn có Ban xuất khẩu lao động vàdịch vụ đầu tư Có một Xí nghiệp may xuất khẩu, công ty liên doanh Hantex,có 3 chi nhánh tại các tỉnh thành phố và 2 chi nhánh tại Liên Bang Nga vàHoa Kỳ:
- Chi nhánh tại TP.HCM- Chi nhánh tại Quảng Ninh- Chi nhánh tại Hải Phòng
f Khối sản xuất:
+ Phân xưởng may thuê và kiểm tra sản phẩm may xuất khẩu.+ Phân xưởng lắp ráp.
+ Phân xưởng sản xuất đinh và phụ liệu sản xuất
Nhiệm vụ của khối sản xuất là sản xuất, lắp ráp, chế biến, ra các sảnphẩm hoàn chỉnh nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, khối sảnxuất còn thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, lắp ráp, gia công những hàng hoá nhậpkhẩu từ nước ngoài để tiêu thụ trên thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu ranước ngoài Đây là một bộ phận có đông đảo cán bộ công nhân viên nhất
Trang 40trong toàn Công ty Khối sản xuất hiện có hơn 170 cán bộ công nhân viên.Mặc dù vậy, trình độ của cán bộ công nhân viên trong bộ phận này chưa cao
3 Hoạt động của Công ty.
a Chức năng hoạt động của Công ty:
Tổ chức sản xuất gia công hàng xuất khẩu nhằm khai thác và kinhdoanh nguồn hàng xuất khẩu Góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước, tăngcường cơ sở vật chất của Công ty và nâng cao đời sống của cán bộ công nhânviên trong công ty.
b Nội dung hoạt động của Công ty:
- Tổ chức sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
- Liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức kinh tếtrong nước và nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (kể cả nhận uỷ thác xuấtnhập khẩu) những sản phẩm do xí nghiệp sản xuất, gia công Đối với các sảnphẩm do liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất sẽ do Bộ Thương mạixem xét quyết định việc xuất nhập khẩu Những mặt hàng xuất nhập khẩu củaCông ty là những mặt hàng đã được đăng ký kinh doanh và được Bộ phêduyệt từng năm
- Thực hiện các dịch vụ có liên quan trong phạm vi hoạt động sản xuất,kinh doanh của Công ty.
c Nhiệm vụ của Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh củaCông ty theo quy chế hiện hành Để thực hiện mục đích và nội dung hoạtđộng của Công ty đã được quy định.