Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại.doc (Trang 48)

I. Giới thiệu khái quát về Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu

2. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty

Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng (có thể là nguồn quan trọng nhất) để đánh giá kết quả kinh doanh ngoại thương.

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra, Công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (cả chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cả chỉ tiêu về chất lượng) để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu. Trên cơ sở đó có các biện pháp thích hợp.

Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần phải tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của Công ty.

2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho chi phí nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí của hoạt động nhập khẩu của công ty PROSIMEX được phản ánh ở bảng 7 như sau:

Bảng 4: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Prosimex

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2

Chi phí nhập khẩu 19.765 21.037 27.231 32.987

Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2

Tỷ suất lợi nhuận (%) 0,29 0,33 0,42 0,58

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính + Tự tính toán )

Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của Công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 đạt 192.200 USD tăng so với năm 2001 là 77.500 USD. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2002, tỷ suất lợi nhuận của Công ty là 0,58, gấp 2 lần tỷ suất lợi nhuận năm 1999. Đây là một tỷ suất tương đối cao so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cùng với thời gian, các hình thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty thay đổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh. Hình thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều đó làm tăng tỷ suất nhập khẩu. Mặt khác, sự biến động về giá cước phí (chi phí vận chuyển hàng hoá) theo hướng tích cực cũng khiến cho lơị nhuận của Công ty thu được nhiều hơn.

Công ty đã biết tận dụng thế mạnh về vốn, lao động và kinh nghiệm kinh doanh để khắc phục khó khăn, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng, tạo uy tín trên trường quốc tế.

2.2. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty.

Tỷ suất doanh lợi doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là với một đồng doanh

thu nhập khẩu thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể thấy khái quát về chỉ tiêu này của Công ty qua bảng 8.

Doanh thu nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng liên tục trong vài năm vừa qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, mặt hàng. Doanh thu nhập khẩu năm 2002 là 33.179.200 USD tăng 5.833.500 USD.

Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu đều tăng đều trong các năm 2000, 2001, 2002 thể hiện khả năng kinh doanh của Công ty rất tốt. Cả doanh thu và tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng rất cao.

Năm 1999, tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty là 0,289% nhưng năm 2002, tỷ suất này tăng đến con số 0,62%. Đây là một tỷ suất rất cao.

Bảng 5: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của Công ty Prosimex.

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2

Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2

Tỷ suất doanh lợi doanh thu

0,289 0,326 0,42 0,62

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán + Tự tính toán) 2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu.

Chỉ tiêu tổng hợp của Công ty là sự tổng hợp từ hai nguồn vốn cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động giành cho nhập khẩu được phân định rõ ràng. Vốn cố định ngoài việc phục vụ hoạt động nhập khẩu còn phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh là vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty rong năm. Số vòng luân chuyển của Công ty đạt mức cao và có sự biến đổi không đều ở các năm. Năm 1999 đạt 3,87 vòng, năm 2000 đạt 3,96 vòng, tăng 2,3% so với năm 1999. Các năm 2001 và 2002 số vòng quay vốn kinh doanh của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, so với nhiều công ty thương mại khác, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao. Điều này chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh vẫn còn những trở ngại, sự chậm trễ, sự thiếu thống nhất giữa các bộ phận kinh doanh.

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty Prosimex.

(Đơn vị: 1000USD)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Vốn kinh doanh nhập khẩu 5.122 5.324 5.988 7.233

Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2

Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2

Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu

1,12% 1,3% 1,92% 2,66%

Doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu

3,87 3,96 4,567 4,58

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán + Tự tính toán)

Chỉ tiêu lợi nhuận/Vốn kinh doanh cũng có tốc độ tăng khá cao trong các năm trở lại đây. Năm 2001, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cao gấp hơn 2 lần so với năm 1999. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng rất nhanh trong khi vốn kinh doanh tăng không nhiều trong suốt quá trình 4 năm liên tiếp.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có thể được phản ánh qua bảng sau:

(Đơn vị: 1000 USD)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Vốn lưu động 2.845 2.907 3.179 3.908

Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2

Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2

Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn

lưu động 2% 2,4% 3,6% 4,9%

Doanh thu nhập khẩu/Vốn

lưu động 6,967 7,26 8,602 8,49

(Nguồn: Phòng Tổ chức hàng chính + Tự tính toán)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ sự tiến bộ nhanh chóng trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian gần đây. Năm 1999 mức doanh lợi trên vốn lưu động chỉ đạt mức 2% thì đến năm 2002, mức doanh lợi đã tăng lên 4,9%. Đây là chỉ tiêu tương đối cao so với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Kết quả này có được là do Công ty đã có những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn kinh doanh cũng được bổ sung từ lợi nhuận thu được và những khoản khác làm cho khả năng về vốn của Công ty là tương đối vững mạnh. Cũng với sự phát triển chung của cả nước, Prosimex đang ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình, đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng chung của cả nước.

Số vòng luân chuyển vốn lưu động cũng được cải thiện rất nhiều. Sự ì trệ trong kinh doanh giảm xuống đồng nghĩa với việc vốn lưu động luân chuyển nhiều vòng hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Năm 2002, vốn lưu động luân chuyển 8,49 vòng trong một năm, tăng 1,523 vòng/năm. Năm 2002, Công ty đầu tư thêm nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh. Sự chậm trễ trong một vài khâu khi vốn tăng lên đột ngột khiến số vòng luân chuyển giảm sút hơn so với năm 2001.

Hiệu quả sử dụng lao động luôn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một khía cạnh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này, cần phải đặt nó trong hoàn mối tương quan với các chỉ tiêu về vốn, về lợi nhuận, về doanh thu... để có cái nhìn chính xác.

Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Prosimex có thể được biểu hiện bằng bảng dưới đây:

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Prosimex

(Đơn vị: 1000 USD)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Doanh thu nhập khẩu 19822,3 21105,9 27345,7 33179,2

Lợi nhuận nhập khẩu 57,3 68,9 114,7 192,2

Số lao động 299 287 304 317

Doanh thu bình quân

một lao động 66,295 73,540 89,953 104,666

Lợi nhuận bình quân

một lao động 0,192 0,24 0,377 0,606

( Nguồn: Phòng Kế Hoạch kết hợp với Tự tính toán)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rõ tình hình tiến triển rõ rệt qua các năm. Cả hai chỉ tiêu đều thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ người lao động trong Công ty đang hoạt động có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cũng lĩnh vực cũng như trong những lĩnh vực khác thì có thể thấy rằng doanh thu bình quân một lao động hay lợi nhuận bình quân một lao động này là khá thấp. Trong rất nhiều năm qua, Công ty luôn là một doanh nghiệp có số lao động rất cao. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề đối với Ban Giám đốc của Công ty.

Trong những năm gần đây, cùng với sự cải tổ toàn Công ty, vấn đề sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc đã làm cho hiệu quả sử dụng lao động tăng lên nhanh chóng. Năm 2002 so với năm 1999 có sự thay đổi rõ ràng. Doanh thu bình quân một lao động tăng gấp 1,579 lần. Còn chỉ tiêu lợi nhuanạ bình quân một lao động còn tăng hơn nữa, tăng 3,156 lần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho những nỗ lực mà Công ty đã bỏ ra nhằm hoàn thiện hiệu quả nhập khaảu hàng hoá của mình.

2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

2.1. Những kết quả đạt được.

Trong những năm gần nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ cao, chủng loại hàng hoá kinh doanh ổn định và luôn được chú tâm thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của đường lối chính sách Nhà nước. Có được những kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, Ban giám đốc, công đoàn các đơn vị trong Công ty, đặc biệt có sự đóng góp lớn của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời đó là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự nhạy bén kịp thời của Ban giám đốc.

Hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao rõ rệt. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn thể hiện ở lợi nhuận trên tổng nguồn vốn và ở vòng quay vốn. Hiệu quả sử dụng con người cũng đựoc cải thiện một cách đáng kể. Như một tất yếu, khi mà trình độ người lao động được nâng cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Trong thời gian qua Công ty đã nhập khẩu được những mặt hàng đáp ứng tốt về chất lượng, mẫu mã đối với các bạn hàng trong nước. Điều này

chứng tỏ công tác nghiên cứu bạn hàng của Công ty là khá tốt. Công ty cũng đã chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty trên thị trường trong nước ngày càng được nâng cao.

Việc thực hiện những hợp đồng: Công ty đã tiến hành thực hiện các hợp đồng theo đúng các điều khoản đã được ký kết, hạn chế tối đa những sai sót về nghiệp vụ giao và nhận hàng, đảm bảo giải phóng hàng sớm, không để lưu kho lưu bãi lâu làm tăng chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, cố gắng tạo ưu thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển thêm cả những bạn hàng cả trong nước và quốc tế. Nếu như trước đây thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Liên Bang Nga và Đông Âu, các nước Châu Á thì những năm gần đây Công ty đã mở rộng sang nhập khẩu ở những thị trường có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ,....

Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu được hàng hoá, máy móc thiết bị vật tư của nhiều nước, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài với nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, từ đó đã được hưởng ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán, đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nâng cao uy tín của mình cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã chứng tỏ khả năng phát triển của mình thông qua chỉ tiêu lợi nhuận không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã tạo cho mình hướng đi đúng đắn, áp dụng các biện pháp tích cực, có hiệu quả trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh: Công ty luôn nhận thức một cách sâu sắc về sự khác biệt về cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời xác định đúng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình để xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh hợp lý. Đội ngũ cán bộ kinh doanh cảu Công ty luôn coi trọng công tác marketing nhằm đáp ứng được hai mục tiêu: Kinh doanh để mang lại hiệu quả cao và tự học tập để nâng cao khả năng nhận thức, trình độ quản lý phù hợp với công việc, xây dựng ý thức dân chủ tập trung thực hiện tốt mọi hoạt động của Công ty.

Tóm lại hiệu quả nhập khẩu của Công ty PROSIMEX đã và đang được củng cố. Mặc dù kinh nghiệm thương trường của Công ty được tích luỹ qua từng năm. Cùng với sự lãnh đạo, quản lý giám sát của Ban giám đốc Công ty, với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng đựoc tạo lập và củng cố.

2.2. Những tồn tại và hạn chế.

Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hoá của Công ty trong thời gian vừa qua, bên cạnh việc chỉ ra được những thành tựu của Công ty đã đạt được, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của Công ty để thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường.

Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh còn khá cao. Nhiều phương án kinh doanh chi phí (trừ vận tải) lên đến gấp 3-4 lần lãi ròng. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Một số mặt

hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty cũng như gây mất uy tín của Công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại.doc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w