1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ.doc

49 2,5K 49
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 471,5 KB

Nội dung

Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Phần I : Cơ sở lập phương án 4

Chương 1: Cơ sở pháp lý 4

1.1 Căn cứ pháp lý để lập phương án xuất khẩu 4

1.2 Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 5

Chương 2 : Cơ sở thực tế 7

2.1 Các order của khách hàng 7

2.2 Nghiên cứu thị trường 11

2.2.1 Thị trường nội địa 11

2.2.2 Thị trường nước ngoài 15

2.3 Xây dựng giá hàng và nguồn hàng xuất khẩu 26

2.3.1 Xây dựng giá hàng xuất khẩu 26

2.3.2 Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu 28

2.3.3 Phân tích tài chính 32

Phần II : Tổ chức thực hiện phương án 36

Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường 36

3.1.Chọn bạn hàng 36

3.2.Gửi thư chấp nhận giao dịch 36

3.3 Nhận được xác nhận của đối tác 37

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XXI, thế kỷ cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học côngnghệ mới, thế kỷ của quá trình hội nhập kinh tế thế giới Điều đó đã làm cho nềnkinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộphận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấnđề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ độngtham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tếcủa mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.

Hoà cùng với quá trình hội nhập đó, Việt Nam đã và đang không ngừngtạo cho mình những thế mạnh mới, những bạn hàng mới và ngày càng khẳng địnhđược vị thế của mình trên trường quốc tế Năm 2007 là một năm đánh dấu một mốcson quan trọng với nước ta, đặc biệt khi Vệt Nam đã gia nhập WTO, đó vừa là cơhội tốt nhưng cũng vừa tiềm ẩn những thách thức mới với nền kinh tế đang pháttriển như nước ta.

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sáchđể phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Trong đóngoại thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó.Ngoại thương có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống nhưcá thể không thể tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ Ngoại thươngphát triển mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khíchmở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng gópphần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương làmột trong những ngành được Nhà nước ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinhtế Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành kinh tếtạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo điều kiện cho quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Trang 3

Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đókhông thể không kể đến hoạt động của ngành Thuỷ Sản nước ta Thuỷ Sản là mộtngành ngày càng phát triển với tốc độ cao, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵncó, mà trước hết là nguồn nhân lực nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người laođộng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và ổn định xã hội, gópphần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại vớinhiều quốc gia trên thế giới và đã tạo được những bước ngoặt đáng kể trong quátrình hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trìnhhợp tác vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thứckhông nhỏ đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam Một trong những thách thứckhông nhỏ đối với ngành Thuỷ Sản của ta là lập chiến lược xuất khẩu hàng ThuỷSản sang thị trường nước ngoài, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất củata hiện nay là thị trường Mỹ Muốn hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp cầntìm hiểu rõ thị trường và cơ chế quản lý XNK hàng Thuỷ Sản ở cả hai thị trường.Sau đó là công tác lập phương án xuất khẩu, là việc hết sức cần thiết đối với mộtdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó là một bước khởi đầu trong một dựán kinh doanh của doanh nghiệp Dự án kinh doanh của doanh nghiêp thành cônghay thất bại là do doanh nghiệp có tính toán một cách chính xác các nguồn lực vàdự kiến phương thức thực hiện đúng hay sai Do đó lập phương án xuất khẩu là mộtcông việc không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu nào

Phần I : CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁNChương I: Cơ sở pháp lý

Trang 4

Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu tôm đông lạnh của doanh nghiệp, căn cứvào các điều kiện sau :

1.1 CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XK TÔM SÚ ĐÔNG LẠNH

-Căn cứ Luật Thương mại nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đóquy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mại quốc tế đượcthông qua cuộc họp thứ 7 Quốc hội khoá XI ngày 14/06/2005.

- Căn cứ vào luật hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 ,quy định quản lýnhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trongnước và nước ngoài; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.

-Căn cứ nghị định 12/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 23/1/2006 quy địnhmặt hàng được phép hay hạn chế hoặc cấm XNK Đây là một cơ sở quan trọngtrong việc xác định mặt hàng để XNK cũng như các ưu đãi của Chính phủ về thuếđối với từng mặt hàng Cụ thể là căn cứ vào các điều tại chương I, chương II củanghị định này.

- Căc cứ vào các văn bản pháp quy khác của Chính phủ quy định chi tiết về hoạtđộng XNK.

- Căn cứ vào các quy định khác của Chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc giántiếp đến hoạt động XNK hàng hoá nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng.

1.2 CĂN CỨ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP NĂM 2011

Trang 5

Kế hoạch kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp đã được thông qua với nhữngmục tiêu chính là:

- Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị trường xuấtkhẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh Thuận thành thương hiệu mạnh.- Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lươngvà không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộtốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.

-Ngoài việc tập trung vào ngành nghề chính của mình là xuất khẩu tôm đông lạnh, công ty bước đầu triển khai xây dựng diện tích nuôi tôm công nghiệp sạch bệnh và liên kết với các lâm ngư trường ở Cà Mau nuôi tôm quảng canh cải tiến phấn đấu sẽ cung cấp phần lớn tôm nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến của Minh Thuận.

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH

4 Lợi nhuận trước thuế Đồng 19.598.250.0005 Lợi nhuận sau thuế Đồng 14.698.687.500

Trang 6

Hai tháng đầu năm 2011, công ty đã xuất khẩu với tổng khối lượng đạt 283,89 tấn,trị giá 3.326 triệu USD, tăng 67,97% về khối lượng và 83% về giá trị so với cùngkỳ năm 2010 Trong hai tháng đầu năm, tốc độ tăng về giá trị XK cao hơn rất nhiềuso với tốc độ tăng của khối lượng, điều này cho thấy giá sản phẩm XK của công tyđã tăng lên rất nhiều.

Trang 7

Chương II: Cơ sở thực tế

2.1 CÁC ORDER CỦA KHÁCH HÀNG

Với mục đích thực hiện việc xuất khẩu 100 tấn tôm sú loại 1 đông lạnh nhằmthu về lợi nhuận cao nhất sau khi dự trù và tính toán công ty quyết định gửi đi 3OFFER tới 3 đối tác bạn ở các thị trường Pháp, Nhật Bản và Mỹ với nội dung nhưsau:

From : Minh Thuan Co.,Ltd No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,HCM City Tel : 0084.08.8280835 Fax: 0084.08.8280835

To : ……….Co.,LtdNo : ……….Tel : ………Fax : ………

Trang 8

4.Unit price: USD 16.000/MT FOB Sai Gon port, Viet Nam(Incoterm 2000)

5.Time of shipment: In July ,2011

6.Payment : By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in USDollar.

We are looking forward to your first order.

Yours faithfully,

Phía đối tác bạn sau khi xem xét OFFER của công ty đã quyết định gửi ORDERtới công ty để đặt hàng,các ORDER này có nội dung như sau:

a Đơn đặt hàng của thị trường Pháp

Kings Mac Co.,LtdNo:12Fenchurch Street

Tel : 0035.32.7687456Fax : 0035.32.7687456To : Minh Thuan Co.,Ltd

No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08, HCM City ,Viet Nam

Tel : 0084.08.8280835Fax: 0084.08.8280835

ORDER

Trang 9

To : Minh Thuan Co.,Ltd

No : No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08, HCM City ,Viet Nam

Tel : 0084.08.8280835Fax: 0084.08.8280835

Dear sir,

Trang 10

Thank you very much for your offer We are pleased to establish businessrelation and are placing an order for 100 MT of Frozen Black Tiger Prawn Wecould accept all of your terms and conditions but your price is a bit too high.Couldyou grant us a discount at 5%

We are looking to your prompt confirmation of the OrderYours faithfully,

To : Minh Thuan Co.,Ltd

No : No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08, HCM City ,Viet Nam

Tel : 0084.08.8280835Fax: 0084.08.8280835

Dear sir,

Thank you for your offer for Frozen Black Tiger Prawn

Trang 11

We have read all of your terms and conditions.They are quite acceptable tous.However,we find that your price is much higher than those of other firms whohave made us similar offers.

We could make use of your Offer and place our order with you if youreconsider your price and reduce them at least by 10%

We are looking forward to your favorable reply

Yours faithfully,

2.2 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2.2.1 Thị trường nội địa

a Nguồn cung trong nước

Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản là ngành đang phát triển nhanh chóng.Ngành thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giátrị hàng hoá xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước.

Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ3.456.900 lên 4.574.900 tấn (xem Bảng 1 ở dưới) Vùng Đồng bằng sông CửuLong nói riêng đã đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản Năm 2007, lần đầu tiênsản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.085.200 tấn, vượt lên sản lượng khai thác thácthủy sản đang ở mức 2.063.800 tấn Ngành thủy sản cũng là ngành đứng thứ 4 vềxuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc và giầy da Trong suốt thập kỷ qua,xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm Năm 2008, chúng ta đã xuấtkhẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD Con số nàytăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷsản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ USD

Trang 12

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tổng diện tích đất được sử dụng cho nuôitrồng thuỷ sản đã tăng 5,8%, từ 952.600 lên 1.008.000 ha Bảng 2 ở dưới cho thấynăm 2008, nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ chiếm diện tích 702.500 ha (70%)còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 305.500 ha (30%) Trong tổng số 702.500 hanuôi mặn lợ, có 625.600 (89%) ha dành cho nuôi tôm Trong khi đó,trong tổng số305.500 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích danh cho nuôi tôm (nướcngọt) chỉ là 4.700 ha, tương đương với 1,5%

Từ năm 2004 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 102%, từ1.202.500 lên 2.430.944 tấn, trong đó 381.728 tấn (15,7%) là tôm nuôi (xem Bảng3) Hiện nay, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổngsản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam

BẢNG 1 TỔNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, TÍNH THEO NĂM Đơn vị: hec-ta

Trang 13

Nuôi sinh sản 3.500 3.400 3.500Nguồn: FiCEN/CIS

BẢNG 3 SẢN LƯỢNG CÁ VÀ TÔM NUÔI Đơn vị: tấn

Trang 14

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao song năm 2011 được dự báo vẫn tiếp tục diễn ratình trạng thiếu tôm nguyên liệu dẫn tới giá tôm nguyên nguyên liệu tăng mạnh, đạtmức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua Tình trạng này cũng khiến cho một sốnhà máy chế biến thủy sản nói chung và doanh nghiệp Minh Thuận nói riêng gặpnhiều khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu Tuy nhiên, với kế hoạch về sản lượng xuất khẩu đã đề ra, cùng việc ký hợp đồng chặt chẽ, kịp thời và cũng làbạn hàng lâu năm với công ty THHH Anh Dương – công ty chuyên thu mua tômnguyên liệu các loại nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào màkhông phải chịu chi phí nguyên liệu quá cao.

Trang 15

b Cầu nội địa

Thị trường thuỷ sản nội địa nói chung và thị trường tôm trong nước nói riêng tuytiềm năng, nhưng tổ chức còn nhỏ lẻ, lượng tiêu thụ những loại tôm cỡ lớn còn kháít Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng thị trường nội địa còn tồn tạinhiều khó khăn Doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, tiền của để điều tra thịtrường, thiết lập hệ thống phân phối, doanh nghiệp cũng phải thay đổi đổi kiểudáng, kích cỡ bao bì, cũng như quy trình chế biến để giảm giá sản phẩm nhằm phùhợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và điều kiện lưuthông phân phối hàng thủy sản trong nước còn yếu kém cũng là yếu tố cản trởdoanh nghiệp phát triển thị trường trong nước … Để thay đổi những điều này cầnmột quá trình thực hiện lâu dài chứ không chỉ trong một sớm một chiều Chính vìvậy chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới vẫn là tập trung xuất khẩura nước ngoài.

2.2.2.Thị trường nước ngoài

Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ trước đến nay, tôm nhất làtôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao Trước những năm 1990, kim ngạch xuấtkhẩu tôm luôn chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hằng năm Cùng với thờigian, hoạt động xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng mạnh, đồng thời tỷ trọng củacác mặt hàng khác tôm như cá, nhuyễn thể, cũng dần tăng lên Từ những năm 2000trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩuthủy sản của Việt Nam Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu tômvẫn liên tục tăng trưởng và đến năm 2003 đã lần đầu tiên vượt qua mức 1 tỷ USD,bằng khoảng 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước và chiếm gần 10%giá trị xuất khẩu tôm trên toàn cầu (Bao gồm cả tôm nước ấm và tôm nước lạnh).Với giá trị đó, Việt Nam đã nằm trong số 5 nước xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới.

Trang 16

Ðây là một niềm tự hào của chúng ta, là yếu tố xác định vị thế của một nhà xuấtkhẩu tôm lớn với tiếng nói có trọng lượng cao trên thị trường

Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2010Nguồn: VASEP Đơn vị tính: triệu USD

a THỊ TRƯỜNG MỸ

Mặc dù phải đối mặt với rào cản thuế chống bán phá giá, XK tôm sang Mỹ 9 thángđầu năm 2010 vẫn tăng trưởng rất “ấn tượng” với khối lượng 36.258 tấn, giá trị thuvề trên 376 triệu USD, tăng 13,9% về khối lượng và gần 30% so với cùng kỳ nămngoái Góp phần tạo nên sức tăng trưởng này chính là sự nỗ lực vượt bậc của cộng

Trang 17

đồng DN chế biến ngay trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu trong nước và sựnhạy bén, biết tận dụng thời cơ thuận lợi do chính các thị trường NK tạo ra.

Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8%trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng Đến hết tháng 11/2010, ViệtNam xuất sang Mỹ gần 48.000 tấn tôm trị giá 511,7 triệu USD, tăng 20,3% về khốilượng và 40,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Theo Hiệp hội Chế biến vàxuất khẩu thủy sản VN (VASEP), giá tôm của VN xuất khẩu vào Mỹ được giá caonhất trong các thị trường xuất khẩu Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bìnhvào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg các tháng cuối năm 2010, cao hơn 20-30% so với cùng kỳ năm 2009

Giá tôm xuất vào Mỹ tăng một phần do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico hồi giữa năm2010, cùng với đó là giá các loại tôm sú tăng mạnh do các nước xuất khẩu giảm sảnlượng Nhiều năm qua, Inđônêxia luôn là đối thủ “đáng gờm” nhất của ngành XKtôm Việt Nam Tuy nhiên, kể từ sau quý I năm 2010, XK tôm của nước này sangMỹ liên tục sụt giảm do khối lượng XK của Công ty CP Prima - công ty sản xuấtvà xuất khẩu tôm lớn nhất Inđônêxia - giảm sút bởi lây nhiễm dịch bệnh Thêmvào đó, sản lượng khai thác tôm nội địa của Mỹ năm nay giảm mạnh so với nămngoái do vụ tràn dầu trên vịnh Mêhicô - khu vực khai thác tôm chính của Mỹ - làmcho nguồn cung tôm nội địa vốn đã ít càng ít hơn, thậm chí còn tạo ra sự thiếu hụt.Tiêu thụ tôm trên mỗi người dân Mỹ tăng nhanh và ngành sản xuất tôm trong nướcchỉ cung cấp khoảng 10% tổng tiêu thụ nội địa đã dẫn đến khối lượng tôm nhậpkhẩu vào thị trường này tăng đều trong 20 năm qua Mỹ nhập khẩu hải sản đứngthứ hai trên thế giới, sau Nhật, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thếgiới, Mỹ sẽ qua mặt Nhật trong vài năm tới Các loại hải sản được nhập nhiều nhấtvào Mỹ hiện nay là tôm, tôm hùm, sò và cua Trong đó, tôm các loại là mặt hàngđược nhập nhiều nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD/năm.

Trang 18

Doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hải sản vào thị trường này, trước tiên phảituân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quanquản lý thực phẩm và thuốc FDA thuộc Bộ Y tế Mỹ Trước mắt là các cơ sở chếbiến mặt hàng hải sản muốn xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ phải quan tâmxây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình, sau đó phải đăng ký kiểm tra đểđược cấp chứng nhận của Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và An toàn vệ sinhthuộc Bộ Thuỷ sản (NAFIQACEM), là cơ quan nhà nước của ta được FDA uỷquyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.Từ cuối năm 1997 đến nay,FDA đã thiết lập một hệ thống giám sát chế biến và xuất khẩu hải sản theo tiêuchuẩn HACCAP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chếbiến thực phẩm).

b THỊ TRƯỜNG NHẬT

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạchnhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDPđạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng củaViệt Nam.

Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thịtrường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009 Các sảnphẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tômvà các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói,mực, bạch tuộc, ghẹ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàngnăm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009) Với đà tăng trưởng này, dựbáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm2015.

Trang 19

Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 baogồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tômđạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009 NhậtBản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.

Tôm đông lạnh là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàngnăm đạt 400 triệu USD Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho NhậtBản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặcbiệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm.Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tômtừ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhấtmặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan) Do năng suất và chấtlượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩuđắt, khả năng cạnh tranh kém Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing,quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cònyếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượngtôm xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vàoNhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàngnông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng

Trang 20

tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệulực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu

Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3nhóm: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khiHiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang NhậtBản) Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Ngoài ra, có 28mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệpđịnh; : là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuếphổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; : sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia , thủy sảnViệt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trướcvới Nhật Bản Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn.Bên cạnh đó, thời gian gần đây, phía Nhật Bản đã phát hiện 1 số lô hàng tôm đônglạnh của Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểmsoát hóa chất này từ 0% lên 30% (ba lô kiểm tra một lô

Theo quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100% Có nghĩa là trong thời gian gần đây, tất cả lô hàng tôm của VNxuất khẩu sang Nhật Bản đều bị kiểm tra hàm lượng trifluralin tại cảng đến Mộtsố đối tác Nhật Bản đã yêu cầu các công ty trong nước tạm ngưng xuất khẩu đếnkhi họ cho phép do lo ngại chất trifluralin Nghiêm trọng hơn, nếu tiếp tục pháthiện nhiều lô hàng của VN chứa trifluralin thì Nhật Bản có thể cấm nhập khẩu tômtừ VN Việc này làm giảm uy tín đáng kể của mặt hàng tôm đông lạnh được nhậptừ Việt Nam

Trang 21

Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hóa và phát triển cácmặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như các sản phẩm tinh chế từ tômnhư tôm sushi, cá ngừ sushi, cá hồi, cua huỳnh đế, và các sản phẩm phối chếkhác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Namsang Nhật Bản Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có mộtchiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹlưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.

c THỊ TRƯỜNG PHÁP

Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm2003) đến 2010 thị phần của EU đã chiếm đến 16, %, chứng tỏ EU đã có vị trí rấtquan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam Mặc dù so vớinhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉchiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU Tuy nhiên năm2010 vừa qua đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU,nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó - 2009 Năm 2010, Việt Nam đã XK sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷUSD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009 Thủy sản củaViệt Nam nhập khẩu vào EU và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Đức, Tây BanNha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai nước NK lớnnhất

Pháp là thị trường xuất tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai trong khu vực Liên minh châuÂu (EU) chỉ sau Tây Ban Nha Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết.Tuy nhiên các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng phát triểnmạnh tại Pháp.

Trang 22

Năm 2010 Pháp là nước có sức tăng trưởng mạnh nhất, với 68,3% về giá trị.Đơn giá NK bình quân của Pháp cũng cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nước khác trong khối EU

Ba năm gần đây Việt Nam liên tục gia tăng XK tôm sang EU, với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm Các nước NK nhiều nhất là Đức, Anh và Pháp Tiêu thụtôm Việt Nam tại các nhà hàng của Pháp tăng lên đáng kể mặc dù tình hìnhkinh tế chưa phục hồi hoàn toàn.

Pháp cũng tăng NK từ nhiều nguồn khác như Êcuađo, Thái Lan NK tôm chếbiến cũng tăng khá mạnh (13% trong 9 tháng đầu năm năm 2010) Trong khuônkhổ WTO, Pháp cùng EU thực thi chính sách thương mại, đồng thời tìm kiếm giảipháp và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,thực thi chính sách cải cách kinh tế có hiệu quả Khung pháp lý về thị trường Phápđã mở hoàn toàn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Tất cả hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam vào Pháp đều không bị áp hạn ngạch

Một số yêu cầu khi thâm nhập vào thị trường thuỷ hải sản tại Pháp :

Quy định pháp lý

Có rất nhiều quy định về nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản vào thị trường Phápnhưng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thịtrường này Nhìn chung thị trường Pháp đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao Bên cạnhan toàn thực phẩm và sức khỏe thì Luật là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thànhcông thị trường này.

Kể từ khi việc điều hòa luật của EU phần lớn đã hòan tất thì hầu hết luật về chấtlượng sản phẩm, an toàn sức khỏe được áp dụng toàn EU trong đó có Pháp Song,một số nước Châu Âu như Pháp vẫn áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do ỦyBan Châu Âu (EC) quy định Do đó, các sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu

Trang 23

cho dù phù hợp với điều kiện của EU nhưng vẫn có thể không được cơ quan chứcnăng Pháp chấp nhận.

* Chứng nhận kiểm dịch

Việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào Pháp phải đi kèm chứng nhận kiểmdịch Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra (thú y) trước khi sảnphầm được phép đưa vào thị trường Pháp Việc kiểm tra rất khắt khe Chứng nhậnkiểm dịch cần được viết bằng ngôn ngữ chính thống Pháp và nếu cần viết bằng thứtiếng của nước đến Các nước thuộc EEA không phải tuân theo quy định này.

* Quy định kiểm dịch

Luật sản phẩm liên quan nhiều nhất đến các nhà sản xuất tại các nước thứ ba sẽđược nói tới dưới đây, bao gồm luật chung về điều kiện vệ sinh, sức khỏe vật nuôilẫn luật riêng về các vấn đề như nguyên liệu đóng gói thực phẩm và kiểm soát cặnvà chất gây ô nhiễm.

* Độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm cá

EU nói chung và Pháp nói riêng đã chi tiết hóa quyền kiểm soát của luật đối vớiviệc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác dùng cho cá vàcác sản phẩm cá Luật kiểm soát những loại thuốc cấm chỉ định cho vật nuôi và cácsản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba.

* Nguyên vật liệu đóng gói cho phép

Những hướng dẫn về nguyên vật liệu đóng gói thực phẩm: Hướng dẫn khung

89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và Hướng dẫn cụ thểđối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (Hướng dẫn 2002/72/EC), bằng giấy bóng kínhtái tạo lại ( 93/10/EEC) và monome vinyl chloride (Hướng dẫn 78/142/EEC).

Trang 24

Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác

Đóng gói nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm cá khỏi tác động cơ học và tạo ra khíhậu vi sinh thuận lợi hơn; là yếu tố thiết yếu của chất lượng bởi vừa đại diện chosản phẩm, vừa bảo vệ sản phẩm đó Đó cũng là phương tiện giao tiếp thiết yếu vớingười tiêu dùng Đóng gói và nhãn hiệu đặc biệt quan trọng trong phân phối.

* Vật liệu và kích cỡ

Cần lưu ý những điểm sau khi chọn vật liệu đóng gói thích hợp để xuất khẩu thủysản sang thị trường Pháp:

- trọng lượng sản phẩm- kích cỡ sản phẩm

- số lượng đóng trong một thùng carton- tính lành của vật liệu

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w