Khóa luận TN Ngoại thương Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 8
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 8
1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 82.Các đặc điểm của FDI10
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI11
3.1 Những nhân tố quốc tế 113.2 Những nhân tố trong nước 12
II LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 14
3 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24
3.1 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 243.2 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ 253.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 25
Trang 22 Tác động tới cơ cấu vùng lãnh thổ27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 30
I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ30
1 Sơ lược về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam30
1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 301.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ 341.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 36
2 Khái quát về thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây38
2.1 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 402.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa bàn đầu tư 422.3.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư 432.4 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác đầu tư 44
II THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM45
1 Tình hình thu hút và triển khai hoạt động FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở
1.1.Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam từ 1988-200845
Trang 31.2 Tình hình triển khai hoạt động sản xuất của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 57
2 Một số nhận xét về hoạt động FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam59
2.1.Một số nhận xét 592.2 Nguyên nhân hạn chế nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam 61
III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 64
1.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 64
1.1.Tác động tích cực 641.2.Tác động tiêu cực 71
2.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ73
2.1.Tác động tích cực 732.1.Tác động tiêu cực 78
3.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trong khu vực nông nghiệp, nông thôn79
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀONGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 82I QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GẮN VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1 Định hướng chung về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 82
Trang 42 Quan điểm và phương hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt
1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài88
1.1.Quy hoạch phát triển ngành 891.2.Quy hoạch phát triển vùng 91
2.Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư 93
2.1.Quá trình thẩm định và triển khai dự án 932.2.Quản lý nhà nước đối với các dự án FDI sau khi được cấp giấy phép đầu tư 94
3.Xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, địa bàn theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá95
4.Cụ thể hoá các định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các chương trình và kế hoạch đầu tư 97
5.Hoạt động xúc tiến đầu tư phải coi trọng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá97
6 Hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ 997.Đào tạo đội ngũ cán bộ làm tốt công tác đầu tư và nâng cao chất lượng
Trang 5KẾT LUẬN 102
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn giữa vai tròquan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, là nguyên liệu chongành công nghiệp và các ngành khác, nhiều hàng cho xuất khẩu… Bước vào thế kỷXXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… nôngnghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với con người nói chungvà mỗi nước nói riêng Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời.Hiện nay, hơn 70% dân số nước ta vẫn sống chủ yếu ở khu vực nông thôn và dựa vàosản xuất nông nghiệp là chính Sản xuất nông nghiệp nước ta không những phải đảmbảo thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, mà cònphục vụ xuất khẩu ra thị trường thế giới, vì thế nó đóng vai trò hết sức quan trọng trongsự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở nước ta Những cơ hội vàthách thức mới của một nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóavà hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải xây dựngmột nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, hiện đại và có năng lực cạnh tranh cao Để đạtđược những mục tiêu trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trunghuy động mọi nguồn lực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồnlực quan trọng và góp phần đẩy nhanh sự phát triển của toàn ngành và kinh tế của toànđất nước FDI là nguồn bổ sung vốn cho phát triển, là nguồn cung cấp công nghệ, tăngcường khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo thêm nhiều việclàm và nâng cao mức sống cho người dân Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào ngành
Trang 6nông nghiệp tử sau năm 1987 cho đến nay còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huyđược hết tiềm năng của ngành.
Hơn nữa, một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc phát triển kinh tếđất nước, đó là phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình pháttriển của lực lượng sản xuất Vì thế, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực, đảm bảocơ cấu kinh tế cân đối và phát triển bền vững.
Đến nay, vì khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp còn nhiềuhạn chế nên những tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong nội ngànhvà những vùng nông thôn còn chưa thực sự phát huy hiệu quả Nhận thức được tầmquan trọng của việc thu hút nguồn vốn FDI đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt làtrong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, năm 2005, chương trình hành độngthực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong lĩnhvực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn” đã được xây dựng và sẽ từng bước đượcthực hiện dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệptrong điều kiện phát triển của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấukinh tế đất nước, tìm ra những nguyên nhân hạn chế trong khả năng thu hút FDI củakhu vực này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho sự pháttriển của ngành nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là cần thiết Do
đó, người viết xin chọn đề tài: “Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam
trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng thu hútFDI của ngành nông nghiệp trong thời gian qua và những tác động của nó đối với
Trang 7chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI trong thờigian tới nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tích cực.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Tìm hiểu thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam và những tácđộng của nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đối với chuyển dịch cơ cấu kinhtế.
Cung cấp những số liệu tổng quan về thực trạng thu hút FDI vào ngành nôngnghiệp Việt Nam và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế của việc thu hút FDI vào ngànhnông nghiệp trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khoá luận xin đề xuất một sốgiải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Namtheo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
4 Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận cố gắng nghiên cứu thu hút FDI vào ngành nông nghiệp tại Việt Namtrong giai đoạn 1988-2008, và những tác động của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo ngành, theo vùng lãnh thổ và theo thành phần kinh tế một cách bao quát toàn diện.
5 Phương pháp nghiên cứu
Với trình độ của một sinh viên năm cuối khoa Kinh Tế và Kinh doanh quốc tếcủa trường Đại học Ngoại Thương, còn nhiều yếu kém trong cả lý luận và thực tiễn, dođó trong đề tài này, phương pháp chủ yếu được thực hiện là phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá những tài liệu thu thập được, đồng thời thamkhảo ý kiến hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô giáo trong khoa… đểrút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành khoá luận này.
6 Kết cấu của khoá luận
Trang 8Ngoài phần lời cảm ơn, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phần phụ lục, khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnhchuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệpViệt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là một hình thức xuất khẩu tư bản, là tất yếu của sự phát triển kinh tế Chođến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI đã trở thành hoạt động quan trọng trong nềnkinh tế thế giới Tuy nhiên, mỗi tổ chức kinh tế, tài chính, và luật quy định về đầu tưnước ngoài của các quốc gia có những khái niệm khác nhau về FDI
Theo IMF, “FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt đượcnhững lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của mộtnền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giànhquyền quản lý thực sự doanh nghiệp.”
Theo OECD, “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằmthiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt nhữngkhoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệpnói trên bằng cách:
Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toànquyền quản lý của chủ đầu tư.
Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.Tham gia vào một doanh nghiệp mới.Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)
Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trởlên.
Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống như khái niệm của IMF về FDI, đólà cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo đuổi lợi ích lâu dàitrong khái niệm IMF), và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên,
Trang 10khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạtđộng quản lý doanh nghiệp.
Theo UNCTAD, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được định nghĩa như làmột hình thức đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh sự kiểmsoát và những lợi ích lâu bền bởi một thực thể cư ngụ tại một nền kinh tế (nhàđầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) vào một doanh nghiệp cư ngụ tại một nềnkinh tế khác với nhà đầu tư nước ngoài.”
Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) lại quy định khá chi tiết về FDI,“Một đầu tư là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi:
(a) Thiếp lập được một pháp nhân hoặc một chi nhánh ở nước ngoài;
(b) Nắm giữ được một tỷ lệ có ý nghĩa về vốn, cho phép nhà đầu tư nước ngoàicó quyền kiểm soát việc quản lý doanh nghiệp nước ngoài tiếp nhận đầu tư (tham giabằng hoặc trên 10%);
(c) Các khoản cho vay hoặc ứng trước ngắn hạn của nhà đầu tư cho công ty tiếpnhận đầu tư một khi đã thiết lập giữa hai bên mối quan hệ công ty mẹ và chi nhánh.”
Luật đầu tư năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không
đưa ra định nghĩa về FDI, nhưng có quy định: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tưdo nhà đầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”; và “Đầutư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền vàcác tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam” Do đó, có
thể hiểu FDI trên tinh thần của Luật đầu tư 2005 là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp phápđể tiến hành đầu tư tại Việt Nam và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Mặc dù được diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng tựu chung lại FDI làmột hình thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế Đầu tư trực tiếp nướcngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạnvà quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư
Trang 11trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nềnkinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI haydoanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài) FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải cómột mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nềnkinh tế khác Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổphần nhất định thì mới được coi là FDI.
2.Các đặc điểm của FDI
Đối với nhà đầu tư, đặc điểm chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là quyếtđịnh đầu tư và kinh doanh của chính bản thân nhà đầu tư Nhà đầu tư tự chịu tráchnhiệm về kết quả đầu tư của mình Do đó, họ phải tìm hiểu các điều kiện môi trường vàdự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành, chỉ khi chắc chắn hoạt động kinh doanh tại nướcnhận đầu tư sẽ cho kết quả tốt, nhà đầu tư nước ngoài mới thực hiện Vì vậy, FDIthường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, tính khả thi và hiệu quảkinh tế nghiêng về bên nào hơn, nhà đầu tư hay nước nhận đầu tư?
Tùy thuộc vào hình thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà đầutư phía nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoặc tham gia điều hành các hoạtđộng của doanh nghiệp FDI Đặc điểm này cho thấy rõ sự khác nhau giữa đầu tư trựctiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài Trong khi đầu tư gián tiếp không cầnsự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việcmua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trựctiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp FDI Tuy vậy để cóthể tham gia quản lý, nhà đầu tư nước ngoài phải có một tỷ lệ vốn góp nhất định tùytheo quy định của từng nước Theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinhtế (OECD) và Bộ thương mại Hoa Kỳ nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tối thiểu 10%cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết trong các doanh nghiệp FDI để nhàđầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lý trong các doanh nghiệp FDI.
Trang 12Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động của đốitượng mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư Nếu hoạt động của doanh nghiệp có lãi, nhà đầu tưsẽ thu được lợi nhuận cho mình, ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệuquả, nhà đầu tư sẽ tự gánh thiệt hại đó.
Nguốn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư ban đầu hayvốn pháp định, vốn vay của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và vốn tái đầu tưtừ lợi nhuận để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Với nước nhận đầu tư, tùy vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchphát triển các ngành, cũng như các hiệp định, cam kết quốc tế đã tham gia, sẽ cho phépnhà đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc loại hình doanh nghiệpcó một phần vốn góp của phía nước ngoài.
Cùng với hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ngày nay các quốc gia đều chútrọng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI bởi nguồn vốn này không gắn nướcnhận đầu tư với bất cứ ràng buộc về mặt chính trị, cũng như không để lại gánh nặng nợnần cho các thế hệ sau như nguồn vốn ODA.
Một đặc điểm nổi bật của FDI và khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài là thôngqua chuyển giao công nghệ, nước chủ nhà có thể có được công nghệ tiên tiến của nướcngoài Những nhà quản lý của nước chủ nhà cũng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quảnlý hiện đại khi được làm việc cùng đội ngũ những nhà quản lý nước ngoài.
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI
3.1 Những nhân tố quốc tế.
* Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế đã có những biến đổi quan trọng.Các quốc gia ngày càng có xu hướng tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế quốc tếtrong khu vực và trên Thế giới Quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tạora sự lưu chuyển theo xu hướng tự do đối với luồng vốn, hàng hóa và dịch vụ trênphạm vi toàn cầu.
Trang 13Các quốc gia đang trong quá trình chạy đua để thu hút nguồn vốn đầu tư nướcngoài, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI, ngày càng có nhiều quốcgia điều chỉnh chính sách và môi trường đầu tư để tạo sự hấp dẫn và cởi mở hơn chocác nhà đầu tư.
Các yếu tố thúc đẩy thu hút đầu tư, ngoài các chính sách ưu đãi, còn phụ thuộcvào những yếu tố quan trọng trong nội tại của quốc gia tiếp nhận như: nguồn nhân lực,cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học công nghệ… Do đó, các quốc gia phải có sựcạnh tranh lẫn nhau, nhất là những nước có điều kiện tương đối tương đồng nhaunhưng môi trường đầu tư khác nhau.
* Xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
Các quốc gia đang chuyển dần sang thực hiện chính sách tự do hóa, mở cửa thịtrường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh.Trên thế giới, hầu như không còn tồn tại tình trạng thị trường đơn nhất ngay ở cả cácnưóc phát triển, thị trường nội địa của các nước gắn liền với thị trường Thế giới, là mộtbộ phận của thị trường Thế giới.
Điều kiện tự do hóa thương mại đã tạo ra môi trường thông thoáng cho sự pháttriển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện toàn cầu hóa tiếntriển nhanh hơn Các nước thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mình thông quathị trường quốc tế Quá trình tự do hóa đang có xu hướng tập trung chủ yếu vào lĩnhvực đầu tư và thương mại.
3.2 Những nhân tố trong nước.
* Môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh
Đó là tổng thể các điều kiện chi phối các hoạt động đầu tư và các yếu tố liênquan đến chi phí kinh doanh của các nhà đầu tư, bao gồm:
- Hệ thống luật pháp của một nước, đảm bảo các quyền cơ bản cho các nhà đầutư như đảm bảo không tước đoạt, đảm bảo này thông thường được quy định ở nhữngđiều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
Trang 14- Tính chuyển đổi của tiền tệ, đối với các đồng tiền có thể chuyển đổi được mộtcách tự do thông thường các Chính phủ sẽ không đưa ra quy định nào.
- Các thủ tục liên quan đến tất cả các khâu của quá trình đầu tư,
- Các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, nhà đầu tư quan tâm đến cán bộquản lý Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN,
- Những yếu tố và điều kiện liên quan đến chi phí kinh doanh của nhà đầu tư,liên quan đến những chi phí kinh doanh này là chi phí và chất lượng điện, nước, chi phíviễn thông…
+ Các chính sách đối với ĐTNN
- Chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính, chính sách này bao gồmcác chính sách thuế và các khuyến khích khác như tỷ lệ thuế mà các doanh nghiệp cóvốn ĐTNN phải nộp cho ngân sách Nhà nước, thời gian miễn thuế kể từ khi doanhnghiệp kinh doanh có lợi nhuận
- Chính sách tiền tệ, bao gồm chính sách về tỷ giá hối đoái trong các giaodịch, việc bảo đảm hay cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng mà nguồn thuchủ yếu từ đồng tiền nội tệ, việc bảo lãnh vốn vay hoặc bảo đảm việc chuyển vốn
ra nước ngoài, chuyển (gửi) ngoại hối, đối với các nhà ĐTNN
- Chính sách về cơ cấu đầu tư, chính sách này liên quan đến việc xác định rõnhững ngành/lĩnh vực, địa bàn mà các nhà ĐTNN được đầu tư tự do, những ngành/lĩnhvực, địa bàn đòi hỏi một số điều kiện nhất định và những ngành/lĩnh vực, địa bàn đượckhuyến khích hoặc cấm đầu tư
- Chính sách đất đai, chính sách này xác định quyền của nhà ĐTNN trong quanhệ sở hữu đất đai, thời hạn và giá cả thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất; vấn đề góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất
- Chính sách Lao động, chính sách này liên quan đến việc các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN có được phép tự do tuyển dụng lao động hay không và phải tôn trọng cácnguyên tắc nào trong mối quan hệ chủ- thợ
Trang 15II LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ
Nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp, chúng ta nhận thấycó rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tùy theo cách mà chúng ta tiếp cậnkhi nghiên cứu hệ thống đó Đặc biệt, sự vận động và phát triển của nền kinh tế theothời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của
các kiểu cơ cấu Do đó, có thể hiểu: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực,bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng với chúng và mối quan hệ hữu cơtương đối ổn định hợp thành.”
1.1.2.Phân loại cơ cấu kinh tế
Theo hướng tiếp cận thông thường, cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ phận chủ yếulà: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng – lãnh thổ.
i Cơ cấu ngành kinh tế
Sự phát triển nền sản xuất xã hội từ kinh tế tự nhiên tới kinh tế hàng hóa cũngcó nghĩa là xuất hiện những ngành sản xuất độc lập nhau, dựa trên những đối tượng sảnxuất khác nhau Sản xuất càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế quốc dân càng trởnên phức tạp và đa dạng
Trang 16Đây chính là kết quả của phân công lao động xã hội theo ngành Các ngành kếtcấu với nhau tạo nên cơ cấu nền kinh tế Dưới góc độ ngành cơ cấu dược xem xét theocác mặt chủ yếu:
- Cơ cấu theo ba nhóm ngành lớn: công nghiệp - xây dựng, nông – lâm - thủy sảnvà dịch vụ Mỗi ngành tập hợp các doanh nghiệp có những đặc tính kinh tế kỹ thuậtgiống nhau Mỗi ngành lại bao gồm những ngành nhỏ hơn Các ngành trồng trọt kếthợp với các ngành chăn nuôi tạo nên cơ cấu ngành nông nghiệp Các ngành cơ khí,luyện kim kết hợp với các ngành năng lượng, dệt may, phân bón, hóa chất…tạo nêncơ cấu ngành công nghiệp Các ngành du lịch kết hợp với các ngành thương mại, vậntải, bưu điện… tạo nên cơ cấu ngành dịch vụ.
- Cơ cấu hai nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất: bao gồmcác ngành nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp Người ta thường dung cách phânchia này để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay chưa,bởi phương thức và công nghệ sản xuất trong hai nhóm ngành này có trình độ khácnhau Trong các ngành nông nghiệp, công nghệ và phương thức sản xuất đơn giản, lạchậu hơn nhiều so với các ngành sản xuất phi nông nghiệp Nhóm ngành nông nghiệp ởđây bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Nhóm ngành phi nôngnghiệp bao gồm các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Cơ cấu theo hai nhó ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng: đó là hainhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ.Nếu xét theo hành vi tăng trưởng thì các ngành sản xuất ra các sản phẩm vật chất vàcác ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có quan hệ khăng khít với nhau trong mộttương quan nhất định.
Vì vậy, nghiên cứu loại cơ cấu này là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tínhtỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạncủa quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tếquốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Trang 17Trong khóa luận này, người viết chỉ sự dụng cách phân chi cơ cấu kinh tế theoba nhóm ngành lớn là công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – thủy sản và dịch vụ, trongquá trình phân tích các vấn đề lien quan đề cơ cấu ngành kinh tế.
ii Cơ cấu vùng – lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế vùng là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùngkinh tế lãnh thổ Việc phân chia các vùng kinh tế của một quốc gia thường căn cứ vàovị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, những lợi thế và trình độ phát triển kinh tế, xã hộicủa vùng Trong phạm vi một nước, mỗi vùng có vị trí địa lý khác nhau, có những tiềmnăng, lợi thế khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau… do đó, cónhững thuận lợi cũng như khó khăn khác nhau trong phát triển kinh tế, đồng thời giữacác vùng lãnh thổ lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và có sự liên kết với nhautrong quá trình phát triển.
Thông thường người ta phân tích những thế mạnh hiện thực và tiềm năng củatừng vùng để từ đó hình thành nên tổng sơ đồ phân bổ lực lượng sản xuất nhằm pháthuy tối đa sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế Ngoài các vấn đềkinh tế, nó thường gợi ý về việc đẩy nhanh sự phát triển xã hội ở những vùng có điềukiện thuận lợi cho sự phát triển, làm động lực cho cả nền kinh tế hoặc những vùng nàođó bị lạc hậu trong mối tương quan với các vùng khác để nâng cao mức độ đồng đều vềphát triển kinh tế và xã hội của cả nước Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế một nướcthường được xem xét dưới các góc độ khác nhau:
- Cơ cấu theo các vùng kinh tế - xã hội: Đối với một nước, người ta thườngchia lãnh thổ ra thành những vùng có quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sáchphát triển Các vùng lớn ấy có ý nghĩa như những khung sườn để các tỉnh căn cứ hoạchđịnh chính sách phát triển cho bản thân mỗi tỉnh Ví dụ ở Việt Nam là vùng đồng bằngsông Hồng, Tây Bắc,…
- Cơ cấu thành thị và nông thôn: Sự phát triển hài hòa giữa đô thị và nôngthôn trên cơ sở đòi hỏi của phát triển kinh tế sẽ đem lại tiền đề cần thiết cho quá trình
Trang 18phát triển kinh tế đất nước Thành thị phải được xem là hạt nhân của sự phát triển bởisự phát triển của quá trình đô thị hóa, trình độ phát triển của đô thị là minh chứng chosự phát triển của nền kinh tế, sự văn minh của đất nước Nông thôn đóng vai trò là hậuphương cho đô thị, có quan hệ mật thiết với đô thị
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ giữ các tiểu vùng: Việc phân chia lãnh thổ thành cáctiểu vùng là cần thiết khi hoạch định chủ trương phát triển Lãnh thổ càng lớn càng cầnthiết phải phân chia thành các tiểu vùng để xem xét và quản lý Thực tiễn cho thấy cácnhà kinh tế chia Đồng bằng sông Hồng thành hai tiểu vùng lớn: Bắc đồng bằng sôngHồng và Nam đồng bằng sông Hồng Các tiểu vùng liên kết với nhau thành hệ thốnglãnh thổ thống nhất Tính chuyên môn hóa với những loại sản xuất kinh doanh tiêubiểu thể hiện rất rõ ở mỗi tiểu vùng.
Có nhiều cách để phân chia cơ cấu lãnh thổ của một nước, nhưng trong khóaluận này, người thực hiện sẽ nghiên cứu dưới góc độ các vùng kinh tế - xã hội Nghiêncứu cơ cấu kinh tế vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng lợithế phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ, trong việc định hướng phát triển kinh tế, xã hộivùng cũng như xác định vai trò của từng vùng trong phát triển kinh tế đất nước.
iii Cơ cấu thành phần kinh tế
Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấulãnh thổ thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấuthành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinhtế Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế,hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ Mục đích của nghiên cứu cơ cấuthành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước cũng như từng thành phần kinh tế,từng vùng lãnh thổ Trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, các thành phần kinhtế cơ bản ở nước ta hiện nay gồm:
Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân
Trang 19 Kinh tế hợp tác Kinh tế cá thể
Kinh tế tư bản Nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Các thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau phát triển Chủtrương của Đảng và Nhà nước hiện nay là tập trung xây dựng một cơ cấu thành phầnkinh tế hợp lý theo chủ trương: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theođịnh hướng XHCN” với “cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chứcsản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên sở hữu toàn dân…” Một cơ cấu thành phần kinhtế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năngthúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội…Theo đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngànhkinh tế và cơ cấu vùng – lãnh thổ.
Việc phân chia các loại cơ cấu kinh tế như trên không phải là cách phân chiaduy nhất, và cũng không phải chỉ có từng ấy loại cơ cấu kinh tế, mà tùy theo mục tiêunghiên cứu người ta có thể phân chia theo những cách khác nhau Ba loại hình cơ cấukinh tế trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trongđó cơ cấu ngành kinh tế được xem là quan trọng và phổ biến nhất, là tiêu chuẩn cơ bảnđể đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Nó không cố định mà luôn luôn biến đổi,chuyển dịch phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội trong nước và quốc tế Trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ sốlượng các ngành thay đổi mà cả quy mô, trình độ và các mối liên hệ cũng thay đổi, từđó vai trò, vị trí của các ngành cũng có sự biến đổi Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quátrình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn
Trang 20thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế Trongquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc gia, hay mỗi một ngành kinh tế, haymỗi vùng, địa phương có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới (sản phẩm, dịchvụ mới) hay có thể loại ra khỏi cơ cấu kinh tế những ngành (những sản phẩm) khôngcòn phù hợp hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của mộtngành nào đó Đó là quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, bất hợp lý sang cơcấu kinh tế hợp lý; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấukinh tế mới hiện đại và phù hợ hơn Sự thay đổi như vậy không đơn giản chỉ là sự thayđổi số lượng các ngành và tỷ trọng của mỗi ngành, mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí,tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành.
Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗiquốc gia Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tiến bộ Ngược lại, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lạiphụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành linh hoạt, phù hợp với việckhai thác được các tiềm năng và lợi ích tương đối cũng như các điều kiện bên trong vàbên ngoài của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH– HĐH của các quốc gia, vì để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vữngchắc, với tốc độ nhanh đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyếthài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa cácthành phần kinh tế với nhau Xu hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cácnước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là giảm dần tỷ trọng của ngànhnông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP.
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1 Nhóm các nhân tố khách quan2.1.1.Nguồn lực tự nhiên
Bao gồm đất đai, nguồn tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên động, thực vật,
Trang 21nguồn nước, khí hậu, vị trí địa lý…
Tự nhiên vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào các hoạt dộngkinh tế, vừa tạo môi trường cho các hoạt động đó Những yếu tố vật chất mà tự nhiêncung cấp cho loài người (tài nguyên thiên nhiên) là nguồn lực kinh tế, là những yếu tốđầu vào không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, vì thế, nó có ảnh hưởng rấtlớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
Đối với những nước đang phát triển, trình độ công nghiệp hóa còn thấp thì cơcấu kinh tế nói chung còn phụ thuộc rất lớn vào nhân tố tự nhiên Mỗi quốc gia tùy vàođiều kiện tự nhiên của mình mà lựa chọn phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên(có thể phát triển nông nghiệp, khai thác tài nguyên…)
Nhận thức nhân tố này đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, thamdò các nguồn tài nguyên,đánh giá chính xác điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng,địa phương…trên cơ sở đó, cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiếnlược phát triển từng ngành kinh tế, từng vùng địa phương phù hợp với lợi thế về tàinguyên, vị trí địa lý, đồng thời tiến hành quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên gắnvới quy hoạch phát triền ngành và quy hoạch phát triển từng vùng địa phương Đó làcơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế trong từng ngành kinh tếvà trong từng vùng địa phương.
Những đánh giá không chính xác, thiếu cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên sẽdẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn ngành từ đó dẫn đến sai lầm trong đầu tư chochuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế việc lựa chọn các ngành dựa vào khaithác lợi thế về tài nguyên phải kết hợp với phát triển ngành côn ghiệp chế biến tàinguyên hiện đại mới đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và phát triểnbền vững.
2.1.2.Các nhân tố xã hội
Như mật độ dân số, quy mô dân số, tháp dân số, số lượng và chất lượng lao
Trang 22động, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống…Trong đó, nguồn lực con người đượcxem là yếu tố vô cùng quan trọng.
Mỗi nhân tố khác nhau trong nhóm nhân tố xã hội có ảnh hưởng khác nhau đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Mật độ dân số cao hay thấp, quy mô dân số lớn hay nhỏ liên quan đến quỹ tiêudùng của một quốc gia, trong từng quốc gia là giữa các vùng địa phương Trong điềukiện mức thu nhập bình quân đầu người như nhau, những quốc gia nào có số dân đông sẽcó quy mô thị trường nội địa lớn hơn Do đó, đối với một số hãng tiêu dùng nhất đinh,nhất là hàng công nghiệp, có thể tạo ra sản xuất nhờ vào khai thác lợi thế kinh tế theoquy mô Ngược lại, nếu quy mô dân số nhỏ với mức thu nhập bình quân đầu ngườitương tự thì thị trường nọi địa đối với mặt hàng đó trở nên nhỏ bé, không đủ khai thác lợithế kinh tế theo quy mô, khi đó, chỉ dựa vào thị trường nội địa sẽ khó phát triển.
Việt Nam là nước có dân số đông, khả năng phát triển thị trường nội địa rất lớn.Vì vậy, trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần chú trọng phát triển các ngànhkinh tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thay thế nhập khẩu là vấn đề có ý nghĩaquan tọng cả về kinh tế và xã hội.
- Số lượng và chất lượng lao động
Số lượng lao động thường có liên quan đến quy mô dân số, tháp dân số Đối vớinhững nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số trẻ thì lực lượng lao động đông Sốlượng lao động nhiều hay ít có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các ngành cần ưu tiêntrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với Việt Nam, những ngành cần ưu tiêntrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những ngành sử dụng nhiều lao động.
Về quy mô nguồn nhân lực: Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phầnhình thành cơ cấu kinh tế Để cho các hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tếtheo quy mô, trong những điều kiện về khoa học – công nghệ nhất định, cần phải cómột lực lượng lao động nhất định Đối với một số quốc gia, quy mô dân số và lao độngnhỏ bé đã là một trong những nguyên nhân khó phát triển ở một số lĩnh vực, thậm chí
Trang 23phải “nhập khẩu lao động” và có chính sách cụ thể về việc nhập cư Ngược lại, khánhiều quốc gia đang phát triển có hiện tượng dư thừa lao động Vì vậy, hình thành mộtcơ cấu kinh tế có khả năng toàn dụng lao động lại là một trong những ưu tiên hàng đầucủa họ.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Đối với nguồn nhân lực, chất lượng nguồn laođộng là yếu tố quan trọng nhất để hình thành cơ cấu kinh tế, đặc biệt là với nhữngngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động qua đào tạo, tay nghề cao như một số lĩnh vựcdịch vụ gắn liền với công nghệ hiện đại, những lĩnh vực sản xuất công nghiệp cơ khíchế tạo, cơ khí chính xác, điện tử, hóa dược, v.v…Chất lượng nguồn nhân lực cao haythấp ảnh hưởng đến việc lựa chọn các ngành công nghiệp hiện đại, những ngành đòihỏi chất xám cao.
Việt Nam hiện được đánh giá là đang có một cơ cấu “Dân số vàng” với mộtnguồn dân số và lao động trẻ, dồi dào Song, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp (sảnxuất nhỏ là chủ yếu), phải chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, của cơ chế cũ nênnhững yếu tố đó có tác dụng đến cả hai mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình hìnhthành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phong tục tập quán, lịch sử truyền thống là những nhân tố không thể bỏ quakhi định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước nói chung và từng vùng địaphương nói riêng Nếu biết đầu tư, khai thác, phát huy những yếu tố này có thể tạo khảnăng cho phát triển một số ngành, nghề vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước vừađẩy mạnh xuất khẩu (đối với Việt Nam là những ngành nghề thủ công truyền thống ởcác làng nghề).
2.1.3.Tiến bộ khoa học – công nghệ
Trình độ phát triển khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học và côngnghệ vào sản xuất kinh doanh của mỗi nước có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến chuyểndịch cơ cấu kinh tế Khoa học và công nghệ phát triển, một mặt làm xuất hiện nhiềuloại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm
Trang 24thay đổi tốc độ phát triển của từng ngành Mặt khác, khoa học và công nghệ còn tạokhả năng phát triển những ngành nghề mới, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượngcao, giá thành hạ, phù hợp thị hiếu khách hàng Khoa học và công nghệ phát triển còncho phép khai thác các ngành kinh tế phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lựctừ đó làm thay đổi số lượng ngành cũng như vai trò, vị trí của từng ngành trong nềnkinh tế.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc lựa chọn các ngành cần ưu tiên pháttriển trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải đánh giá khách quantrình độ khoa học và công nghệ của đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùngđịa phương, mặt khác phải biết tận dụng cơ hội tiếp thu để khác phục những khó khăndo trình độ khoa học và công nghệ trong nước còn thấp Chỉ trên cơ sở đó, cơ cấu kinhtế mới chuyển dần từ phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động sangphát triển các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, trên cơ sở sử dụng nhiều vốn và đòihỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao hơn.
2.1.4.Nguồn vốn
Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng vốn là nhân tố quan trọng nhất đối vớităng trưởng Vốn là một yếu tố trong quá trình sản xuất Vốn đóng góp vào tăng trưởngsản lượng không chỉ một cách trực tiếp như một yếu tố đầu vào mà còn gián tiếp thôngqua sự cải tiến kỹ thuật Thông qua sự cải tiến kỹ thuật thì đầu tư sẽ giúp nâng cao kỹnăng của người lao động và điều này sẽ làm tăng năng suất lao động, giúp cho quátrình sản xuất trở nên hiệu quả hơn và cuối cùng là làm tăng trưởng kinh tế Như vậy,vốn là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2 Nhóm các nhân tố chủ quan2.2.1.Các chính sách của Nhà nước
Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành vàphát triển của những phân ngành kinh tế nhất định Sự khuyến khích hay không khuyếnkhích, thậm chí cấm đoán đối với một số lĩnh vực nào đó sẽ tác động làm gia tăng hay kìm
Trang 25hãm mức tăng trưởng, thậm chí loại bỏ một số lĩnh vực (sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ)mặc dù tiềm năng cung và mức cầu của đầu tư vẫn tồn tại Thường thì đây là những lĩnhvực có thể đem lại lợi nhuận xét về mặt kinh tế tài chính, những việc có cho phép pháttriển hay không lại phụ thuộc vào các quan điểm chính trị, văn hóa và xã hội, ví dụ nhưsản xuất và kinh doanh vũ khí, các hoạt động quán bar, vũ trường, v.v…
Tóm lại, chính các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế quảnlý, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ mà cơ cấu kinh tế cũng bị tácđộng theo.
2.2.2.Môi trường thể chế
Môi trường thể chế cũng là một nhân tố tác động không nhỏ đến sự chuyển dịchcơ cấu kinh tế Môi trường thể chế là yếu tố cơ sở cho quá trình xác định và chuyểndịch cơ cấu kinh tế Môi trường thể chế gắn bó chặt chẽ với thể chế chính trị và đườnglối xây dựng kinh tế Nói cách khác, quan điểm, đường lối chính trị nào sẽ có môitrường thể chế đó, đến lượt nó, môi trường thể chế lại tác động tới các hướng chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành, từng vùng vàthành phần kinh tế Như vậy, sự đồng bộ và tính ổn định của môi trường thể chế có ýnghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Namcó một môi trường thể chế chính trị và đường lối đối ngoại rõ ràng và rộng mở, đaphương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, … là một lợi thế quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
3 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Thứ nhất: Tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế tănglên, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Tức là tỷ trọng của các ngành cónăng suất lao động cao, chứa hàm lượng công nghệ cao và chất xám cao ngày càng lớnvà tỷ trọng của các ngành có năng suất thấp giảm đi trong toàn bộ bức tranh phân cônglao động xã hội Xu hướng tăng, giảm này diễn ra càng nhanh càng tốt.
Trang 26Thứ hai: Trong nội bộ các ngành, tỷ trọng sản xuất hàng hóa cũng như tỷ lệchứa hàm lượng công nghệ cao, chứa nhiều chất xám tăng lên, làm cho độ mở cửa nềnkinh tế lớn hơn Độ mở cửa nền kinh tế càng lớn chứng tỏ nền kinh tế hội nhập càngmạnh với bên ngoài Bên cạnh mặt tích cực của xu hướng này cũng phải chú ý tới vấnđề phụ thuộc bên ngoài khi mở cửa lớn, hội nhập sâu.
Thứ ba: Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp (tức là sốngành, số sản phẩm ngày càng nhiều, phạm vi liên kết ngày càng rộng; từ ít đến nhiều, từtrong nước ra ngoài nước), từ trạng thái có trình độ thấp đến trạng thái có trình độ caohơn (tức là trình độ công nghệ và quy mô, chất lượng sản xuất hàng hóa ngày một cao)nhằm đem lại lợi ích lớn hơn như mong muốn của con người qua các thời kỳ phát triển.
3.2 Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ
Thứ nhất: Đóng góp vào các vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợivào nền kinh tế tăng nhanh hơn của các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
Thứ hai: Trong một vùng, tỷ trọng đóng góp vào GDP của các thành phố lớn,các đô thị tăng nhanh hơn các địa phương ở nông thôn.
Thứ ba: Các ngành có hàm lượng công nghệ cao và khu vực dịch vụ phát triểnmạnh mẽ ở các thành phố lớn.
3.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Tỷ trọng của khu vực quốc doanh trong một số lĩnh vực kinh tế dần giảm còn tỷ
trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên tương ứng, đánh dấu những bướcchuyển dịch cơ bản trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Từ đó, tỷtrọng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần, tỷ trọng vốn từ khu vựcngoài quốc doanh tăng nhanh.
Nếu cơ cấu kinh tế được lựa chọn sai hoặc được lựa chọn đúng nhưng khôngđủ điều kiện cần thiết và việc điều hành lại kém thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽkhông theo chiều hướng mong muốn, tức là chiều hướng xấu Nhà nước đóng vai tròlớn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các đường lối, chính sách quản lý và
Trang 27hỗ trợ thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực.
III TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1 Tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác làtổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế Ba yếu tố cấuthành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là: cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu thànhphần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quantrọng nhất quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác Do vậy, việc thay đổi cơ cấungành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia Một cơ cấu kinh tế hợplý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tácđộng mạnh mẽ đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bảncơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiều hay ít, việcsử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đếnkhả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điều kiện tiền đề vật chất chosự phát triển các ngành mới, do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngành công nghiệpvà dịch vụ Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sựphát triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọngđiểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu.Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực chophát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu cung cấp cho thị trường nộiđịa, nhiều mặt hàng có chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Đối với ngành dịch vụ, đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nóiriêng giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thịtrường trong nước và hội nhập quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo nhiều thuận
Trang 28lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ, bưu chính viễn thông, phát triển dulịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.
Đối với ngành nông nghiệp, FDI tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa vàhiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội nôngnghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ trong nội địa ngành, nhằm chuyểndịch nhanh cơ cấu ngành.
2 Tác động tới cơ cấu vùng lãnh thổ
Đầu tư nói chung và FDI nói riêng có tác dụng giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển nhanh chóng thoát khỏi tìnhtrạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chínhtrị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy nhữngvùng khác cùng phát triển
Đối với những vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn,những dự án FDI với nguồn vốn và công nghệ được đưa vào địa phương góp phần cảithiện cơ sở hạ tầng như kết nối điện đèn, điện thoại, xây dựng cơ sở về trường trạm,đường xá, kênh mương…và giáo dục đào tạo giúp nâng cao trình độ của người laođộng thông qua việc được đào tạo về nghề nghiệp, học hỏi và tiếp thu những tiến bộtrong công việc và đời sống nói chung Từ đó từng bước đưa những vùng kém pháttriển này nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, khai thác và phát huy những lợithế của vùng về mọi mặt, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, các địaphương với nhau.
Đối với những vùng có tiềm năng phát triển, các dự án FDI giúpphát huy lợi thếđể phát triển, tạo nên thế mạnh của vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thịtrường trong và ngoài nước Ở những địa phương này, một lần nữa, các dự án FDI đầutư vào các ngành của địa phương một cách hợp lý sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế -xã hội nhanh chóng và tích cực Ví dụ: ở khu vực đô thị, với vai trò là trung tâm hànhchính, kinh tế, văn hóa, đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các ngành công nghiệp
Trang 29và dịch vụ, trong đó, yếu tố công nghệ được coi trọng Đối với khu vực nông thôn đồngbằng có lợi thế và tiềm năng dồi dào về đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nhânlực dồi dào…thì các dự án FDI tập trung vào phát triển nông nghiệp và các ngành côngnghiệp chế biến Nhờ có vốn và công nghệ của các dự án FDI, các vùng có tiềm năngphát triển không những phát huy được lợi thế sẵn có, mà thông qua đó, cơ sở hạ tầngvà trình độ phát triển của nguồn lao động sẽ tạo ra cơ hội phát triển các ngành, các lĩnhvực khác chưa được khai thác và phát triển trước đó
Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy được thế mạnh vàtiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư chonhững vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinhtế giữa các vùng Có như vậy, việc thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữacác vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư giúpđỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực mới đạt hiệu quả tốt, đồng thời nâng cao trình độ dân trívà đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khuvực để xây dựng một cơ cấu vùng, lãnh thổ hợp lý.
3 Tác động tới cơ cấu thành phần kinh tế
Những tác động của FDI nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấuthành phần kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đã cósự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu Đặc biệt là sự đổi mới thànhphần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Bên cạnh đó, còn có sựphát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liên doanh liên kết giữa các thành phầnkinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được chú trọng.
Đặc biệt, FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn laođộng dồi dào Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng việc làm cho ngườilao động, nhất là trong lĩnh vực chế tạo Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu vựccó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ trọng trong lao động ở các nước đang pháttriển có xu hướng tăng lên Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI
Trang 30thường cao hơn trong các doanh nghiệp trong nước Chỉ xét về yếu tố lao động, vớitiêu chí coi hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng laođộng, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ công nhân,nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao Đội ngũ cán bộ củanước nhận đầu tư tham gia quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởngthành nhiều mặt Phần lớn số lao động này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trongvà ngoài nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của cá nhà kinhdoanh nước ngoài Đặc biệt với hình thức doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư củanước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà đầu tư nước ngoài nên có điều kiện tiếpcận và học tập kinh nghiệp quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh,nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của mình lên Khi ra khỏi doanh nghiệp FDI,đội ngũ lao động có trình độ này có thể chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệptrong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức tích lũy đượcvào công việc kinh doanh tiếp, từ đó tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển các thành phầnkinh tế khác cùng phát triển.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sảnxuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra cạnh tranh – động lực củatăng trưởng, thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc,huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, là con đường xây dựng,hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất.
Qua một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấukinh tế, có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ đó, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nướcngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua những tác động của FDI đối vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ và theo các thànhphần kinh tế
Trang 31CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆPTRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾI KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐICẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
1 Sơ lược về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là conđường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trởthành một quốc gia văn minh, hiện đại Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơcấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng nhanh tỷ trọnggiá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại – dịch vụ đồngthời giảm dần tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông - lâm - thủy sản Cùng vớiquá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế vàxã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cơ cấu các vùng kinh tế, cácthành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội…
Thực hiện định hướng cơ bản trên đây của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sau hơn 20 năm đổi mới, chúngta đã đạt được những kết quả sau đây.
1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Trang 32Bảng 1: Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo ngành kinh tế 1986 – 2008
(Đơn vị tính: %, theo giá hiện hành)Năm 1986 1990 1995 2000 2004 2005 2006 2007 2008Chung
nền kinhtế
Nông –lâm –thủy sản
38,06 38,74 27,18 24,53 21,76 20,97 20,36 20,25 21,99
Côngnghiệp –
28,88 22,67 28,76 36,73 40,09 41,02 41,56 41,60 39,91
Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 38,74 38,16 38,01 38,08 38,14 38,10
Nguồn: Tổng cục thống kê và Viện nghiên cứu chiến lược quản lý Nhà nước
Như vậy, trong 20 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển biếntheo hướng tích cực Tỷ trọng khu vực nông – lâm - thuỷ sản) đã giảm gần 17%, từ38,06% năm 1986 xuống còn 2 1,76% năm 2004, trung bình mỗi năm giảm 0,90%.Tương tự như vậy khu vực công nghiệp - xây dựng tăng gần 12%, từ 28,88% lên trên40%, bình quân mỗi năm tăng 0,60%, và khu vực dịch vụ tăng 5% từ 33% lên trên38,7, bình quân mỗi năm tăng 0,27%.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua tuy còn chậm so với yêu cầusong xu hướng chung thời kỳ sau nhanh hơn thời kỳ trước đó Thời kỳ 1986- 1990, cơcấu kinh tế chưa có chuyển dịch theo hướng tích cực, ngược lại, tỷ trọng khu vực nôngnghiệp lại tăng 0,68% , tỷ trọng khu vực công nghiệp lại giảm 0,58% và tỷ trọng khuvực dịch tăng 5,53% Bước sang thời kỳ 1991- 1995, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIIvà chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 1991-2000 theo đường lối CNH-HĐH,cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển dịch nhanh hơn hẳn thời kỳ trước đó Bướcsang thời kỳ 1996- 2000, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm 4,33% tỷ trọng khu vực
Trang 33công nghiệp tăng 7,20% và khu vực dịch vụ giảm 3,6l% Sang thế kỉ XXI, thực hiệnNghị quyết Đại hội IX của Đảng về đẩy nhanh CNH-HĐH, thời kỳ 2001-2005 cơ cấukinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực nhưng tốc độ đã chậm hơnthời kỳ trước đó.
Năm 2004 so với năm 2001, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm 1,49%, khuvực công nghiệp tăng 2% và khu vực dịch vụ gần như không thay đổi.Với kết quả đó,chúng ta yên tâm vì 2/3 mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do Đại hộiIX đề ra cho năm 2005 đã đạt và vượt đến năm 2004 (Kế hoạch năm 2005 cơ cấu GDPlà: Tỷ trọng khu vực I: 20-2 1%; khu vực II: 38- 39%), chỉ có khu vực III không đạt(kế hoạch: 41 - 42%, thực tế 38, 16%) Đến năm 2004 các chỉ tiêu về cơ cấu GDP nônglâm nghiệp thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng đã đạt mức đề ra cho năm 2005
Năm 2008, tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh năm 1994 ướctính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng3,79%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, khu vực dịch vụ tăng 7,2% Tốcđộ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng trưởng 8,48% củanăm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7% nhưng trong bối cảnh tài chínhthế giới khủng hoảng kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạttốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn Cơ cấu GDP tínhtheo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 21,99%, khuvực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91% và khu vực dịch vụ chiếm 38,1%
Tỷ trọng GDP của nhóm ngành nông – lâm – thủy sản những năm gần đây liêntục giảm, năm 2005 là 20,97%, năm 2006 là 20,36% và năm 2007 là 20,25% Điềuđáng ghi nhận là nền nông nghiệp Việt Nam tuy điều kiện đất canh tác bình quân đầungười thấp vào loại nhất thế giới (0,5 ha/người), đã giảm đi tương đối về tỷ trọng trongtổng GDP của nền kinh tế nhưng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 4%/nămtrong giai đoạn từ 1990 đến 2006, không những đảm bảo an ninh lương thực cho 84triệu dân, mà còn đưa Việt Nam từ tình trạng một nước phải nhập khẩu lương thực
Trang 34trong suốt một thời gian dài, sang vị thế của một trong những nước xuất khẩu lúa gạohàng đầu thế giới, cùng với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu có thứ hạng cao nhưhạt tiêu, cao su, cà phê, chè, thủy hải sản… Tỷ lệ đóng góp của khu vực nông – lâm –thủy sản năm 2008 cao hơn các năm 2007 và 2006, sở dĩ là do sản xuất nông nghiệpđược mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng caonhất trong vòng 11 năm trở lại đây Đáng lưu ý là chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngànhnông nghiệp diễn ra chậm: tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 77,88% tổng giá trịsản xuất nông nghiệp năm 2006 so với 80,28 % năm 2002 (theo giá 1994) Kết quảđáng kể nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch cơ cấu nội bộngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích các loại cây cho năng suất thấp sang trồngcác loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn.
Trong khi đó, tỷ lệ của ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,67% năm1990 lên 41,6% GDP năm 2007 và giảm nhẹ còn 39,91% năm 2008 với sự xuất hiệncủa một loạt các ngành công nghiệp chế biến mới, có hàm lượng vốn và khoa học côngnghệ tương đối cao Trong khu vực công nghiệp, xét theo giá hiện hành, tỷ trọng giá trịtăng thêm của ngành công nghiệp chế biến trong GDP tăng chậm, từ 20,58% năm 2002lên 21,28% năm 2007, tương ứng với 0,79 điểm phần trăm Tuy nhiên, xét theo giánăm 1994, tỷ trọng này tăng tới 4,13 điểm phần trăm từ 20,43% năm 2002 lên đến24,55% năm 2007 Điều này cho thấy, trong những năm qua đã có sự biến đổi lớn vềgiá giữa các nhóm hàng khác nhau trong nội bộ ngành công nghiệp Giá của nhómhàng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm so với giá của ngành công nghiệp khaithác, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện ga và nước Năm 2008, tăngtrưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức thấp hơn mức tăng trưởng của năm2007 Điều này chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều sovới năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%,
Trang 35thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007 Đặc biệt, giá trị tăng thêm của ngành xâydựng năm 2008 không tăng trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%.
Các ngành phi sản xuất vật chất (khu vực dịch vụ) chiếm 38,14% GDP (năm2007) và 38,10% (năm 2008), và bước đầu hình thành một số lĩnh vực dịch vụ dựa trêncông nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao Tuy hoạt động của khu vực dịch vụ ổn địnhhơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấphơn mức tăng 8,7% của năm trước Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ diễnrất chậm Hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăngthêm, đều có tỷ trọng nhỏ trong GDP (ví dụ, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểmchiếm chưa tới 2,0% GDP năm 2007) Vấn đề đặt ra là việc đảm bảo sự tăng trưởngbền vững của các dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông và tài chính, bảo hiểm vì đâylà những ngành có tác động lan tỏa và đóng góp nhiều cho sự phát triển của cả nềnkinh tế.
Tuy nhiên, nếu xem xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở chỉ tiêu chuyển dịch cơcấu lao động, thì dù đã có dấu hiệu nhanh hơn trong mấy năm gần đây, song nhìnchung chưa được như tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP Tỷ trọng lao động trong ngànhcông nghiệp và xây dựng năm 2005 là 17,9%, ngành dịch vụ chiếm 25,3%, nghĩa làkhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra hơn 20% GDP nhưng còn chiếm tớigần 57% tổng số lao động xã hội Từ đó, có thể thấy lượng lao động đông đảo còn nằmở khu vực nông nghiệp truyền thống nhưng năng suất lại thấp, vì thế mức CNH, HĐHcủa nền kinh tế chưa cao.
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ
Đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, việc chuyển dịch cơ cấukinh tế theo lãnh thổ trong thời gian qua cũng đã thu được những kết quả quan trọng,góp phần bảo đảm cho kinh tế đất nước duy trì được nhịp độ tăng trưởng tương đối cao.
Phân bổ theo lãnh thổ, kinh tế cả nước hiện bao gồm 6 vùng: Vùng trung dumiền núi phía Bắc, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
Trang 36miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông CửuLong Trong đó, Vùng Đông Nam Bộ vẫn là vùng đóng góp lớn nhất vào tổng sảnphẩm quốc nội của cả nước (khoảng 1/3), tiếp đến là Vùng Đồng bằng sông Hồng (gần1/4), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gần 1/5)…
Cơ cấu kinh tế theo vùng cũng bước đầu có bước chuyển dịch tích cực Sự hìnhthành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam vớiphạm vi ngày càng mở rộng, ngành nghề đa dạng, thu hút nhiều dự án đầu tư trong vàngoài nước đã trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước theo hướng chuyênmôn hoá, hợp tác và liên kết kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã trở thànhvùng kinh tế động lực của cả nước, tỷ trọng GDP, kim ngạch xuất khẩu của vùng trongtổng GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vốn đã lớn lại không ngừng tăngnhanh Tỷ trọng GDP của vùng từ 25% trước năm 1999 tăng lên trên 40% - 41% hiệnnay; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ 30% lên gần 60% trong thời gian tương ứng Haivùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung tuy phát triển chậm hơn song đã cónhiều chuyển biến tích cực
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng cáckhu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trêncơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng Điều này tạo thuận lợi chophát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá hướng về xuất khẩu.
Các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung phát triển mạnh và hoạtđộng ngày càng có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội Sau 14 năm phát triển khu côngnghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) 1991-2004, cả nước có 125 KCN, KCX, thu hút2319 dự án đầu tư của 40 nước và vùng lãnh thổ và hàng nghìn dự án đầu tư trongnước Tại các KCN, KCX đã có 69 dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCNvới số vốn hơn 500 triệu USD và 4500 tỷ đồng Các KCN, KCX đã giải quyết việc làmcho 400 nghìn lao động, trong đó các KCN ở Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ
Trang 37Chí Minh đã thu hút hơn 300 nghìn lao động Những năm đầu thế kỷ XXI, các KCN,KCX phát triển nhanh tại các vùng nông thôn thuộc các tỉnh nông nghiệp như LongAn, Tây Ninh, Quảng Nam, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình ngoại vi Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Cần Thơ, góp phần đưa công nghiệp về nôngthôn và tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bộ mặt cácvùng kinh tế của cả nước, kể cả các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùngxa, ngày càng đổi mới theo hướng văn minh và tiến bộ Cơ cấu lao động và nghềnghiệp ở các vùng nông thôn thuần nông trước đây đã có bước chuyển dịch theo hướnggiảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Thu nhập và đời sốngcác tầng lớp dân cư được cải thiện đáng kể Tiêu biểu cho xu hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế quốc dân từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong đó có vai tròcủa các KCN, KCX và tỉnh Bình Dương.
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tếdường như có phần “nghịch lý” trong bối cảnh khu vực tư nhân có những bước pháttriển đầy ấn tượng Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổnđịnh trong GDP.
Từ năm 2006, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể.Tỷ trọng trong GDP theo giá hiện hành của khu vực kinh tế nhà nước giảm, còn37,32% năm 2006 và 36,52% năm 2007 so với 38,40% năm 2005 Tỷ trọng GDP củakhu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục có xu hướng tăng, đạt 45, 66% năm 2006 và46,10% năm 2007 so với 45,61% năm 2005 Các con số tương ứng đối với khu vựckinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 17,01%, 17,38% và 15,99%
Năm 2007 khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 29,05% hay 2,64 điểm phần trămtrong tốc độ tăng trưởng GDP Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 52,42% hay4,44 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP, hay gấp 1,8 lần mức đóng góp chotốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế nhà nước Khu vực kinh tế có vốn ĐTNNđóng góp 18,54% hay 1,57 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP.
Có ba nguyên nhân chính tạo ra sự dịch chuyển đáng kể cơ cấu kinh tế theo hìnhthức sở hữu trong hai năm 2006-2007 Một là số lượng doanh nghiệp nhà nước
Trang 38(DNNN) giảm do tiếp tục thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lạihoặc chuyển đổi DNNN thông qua cổ phần hóa, sát nhập, giải thể Hai là khu vực kinhtế ngoài nhà nước tiếp tục phát triển nhanh Ba là, FDI gia tăng mạnh và khu vực kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chứng tỏ vai trò là một bộ phận hữu cơ của nềnkinh tế Việt Nam
Bảng 2: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế (2002 – 2007)
Cơ cấuGDP (%;
giá hiệnhành)
Kinh tế nhà
nước 38,38 39,08 39,10 38,40 37,32 36,52Kinh tế
ngoài quốcdoanh
47,86 46,45 45,76 45,61 45,66 46,10Kinh tế có
vốn đầu tư
nước ngoài 13,76 14,47 15,13 15,99 17,01 17,38
Tốc độ tăngGDP (%;theo giá so
Kinh tế cóvốn đầu tưnước ngoài
7,16 10,52 11,51 13,22 13,99 12,36
Nguồn: Tổng cục thống kê và Viện nghiên cứu chiến lược quản lý Nhà nước
2 Khái quát về thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây
Biểu đồ 1: Thu hút FDI tại Việt Nam (1988-2008) Đơn vị: triệu USD
Trang 39Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài
Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mở đầu cho hoạt động thu hútFDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Sau 20 năm, hoạt động thu hút FDIcủa Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Thời kỳ những năm 1988-1990 là giai đoạn đầu tiên nước ta triển khai Luật nênkết quả đạt được chưa cao Cả nước thu hút được 211 dự án với tổng số vốn đăng ký từ1.602 USD, vốn thực hiện không đáng kể Các lĩnh vực thu hút được đầu tư bao gồmkhách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản,xây dựng.
Trong 7 năm tiếp theo, thu hút FDI của Việt Nam khá sôi động và tăng trưởngliên tục Số dự án với vốn đăng ký và vốn thực hiện liên tục tăng Năm 1995, số dự ánđăng ký, vốn đăng ký, vốn thực hiện đều đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ năm1988 với 415 dự án, 6.937,2 triệu USD và 2.556 triệu USD Tính chung cả thời kỳ1991 – 1995, tổng vốn FDI thực hiện chiếm 32% tổng đầu tư cho toàn xã hội Hai nămtiếp theo, 1996 và 1997, số dự án đăng ký giảm so với năm 1995 nhưng vốn đăng ký vàvốn thực hiện đều tiếp tục tăng.
Trang 40Đến năm 1998 – 1999, Việt Nam dù được đánh giá là không nằm trong trungtâm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Thái Lan, nhưng do môi trườngđầu tư kém hấp dẫn hơn bởi những sửa đổi tiêu cực của Luật đầu tư nước ngoài nêndòng FDI vào nước ta trong hai năm này đã giảm mạnh so với những năm trước và sovới một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Philippin, Hàn Quốc Năm1998, số dự án đăng ký giảm 18,34%, vốn đăng ký giảm 8,78% và vốn thực hiện giảm24% so với năm 1997 Năm 1999, vốn đăng ký và vốn thực hiện đã giảm xuống mứcthấp nhất là 2.565,4 triệu USD và 2.334,9 triệu USD
Bước sang năm 2000, FDI vào Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại Năm 2001, cảnước thu hút được 555 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.142,8 triệu USD, đến năm2005, số dự án thu hút được là 970 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.839,8 triệu USD.Vốn thực hiện cũng tăng dần từ 2.450,5 triệu USD (năm 2001) lên 3.308,8 triệu USD(năm 2005) Qua đó, ta có thể thấy tổng số vốn FDI đăng ký trong giai đoạn 2001 –2005 đạt 26,259 triệu USD, vốn thực hiện đạt 13.852,8 triệu USD, chiếm khoảng 18%tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Từ năm 2006, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực và điềuđó đã tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng hơn cho các loại hình doanh nghiệp, đồngthời tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Thêm vào đó, Việt Namđã thành công trong việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC và chính thức trở thành thànhviên của WTO, đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Chính cácnhân tố quan trọng này đã đẩy nhanh thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nên sự tăng trưởngmạnh mẽ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD (thực tếlà 9,93 tỷ USD) bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn, tăng 45% so với năm trước vàvượt 32% kế hoạch cả năm Trong đó, có 797 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tưđăng ký là 7,5 tỷ USD và 439 dự án tăng vốn với tổng cộng 2,122 tỷ USD Năm 2007,FDI thu hút được tăng vọt tới mức 21,3 tỷ USD vốn đăng ký, với sự xuất hiện củanhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực mà chúng ta chủ trương thu