Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận TN Ngoại thương Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.doc (Trang 41 - 42)

Giai đoạn (1988 – 2007): Qua hơn 20 năm thu hút, FDI đã trải rộng khắp cả nước, tất cả các địa phương trong cả nước đều thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Vùng trọng điểm phía Bắc, có 2220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước, trong đó Hà Nội đứng đầu với 987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh và Quảng Ninh.

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 2398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó, Phú Yên đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD, tiếp đó là Đà Nẵng, Quảng Nam đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đáp ứng cho ngành du lịch. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.

Năm 2008, trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), trong 11 tháng đầu năm 2008 tỉnh Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa -Vũng Tàu đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký.

Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2008 (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT Vốn điều lệ

100% vốn nước ngoài 7,574 87,603,370,097 30,987,349,841 Liên doanh 1,822 51,581,669,776 15,097,682,920 Hợp đồng hợp tác KD 227 4,614,081,702 4,141,568,783 Công ty cổ phần 170 4,130,866,824 1,237,493,828 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Tính tới ngày 19/12/2008, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 7574 dự án với tổng vốn đăng ký 87,6 tỷ USD, chiếm 77,3% về số dự án và 58,5% tổng vốn đăng ký.

Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng được các nhà đầu tư quan tâm vì khi đầu tư theo hình thức này, chủ đầu tư có thể tận dụng được một số lợi ích khi tham gia hợp tác với các doanh nghiệp nước sở tại, có thể là nguồn nhân lực, có thể là sự chia xẻ về luật pháp và văn hóa địa phương tiếp nhận đầu tư. Theo hình thức này, có 1822 dự án với tổng vốn đăng ký là 51,58 tỷ USD, chiếm 18,6% về số dự án và 34,4% tổng vốn đăng ký.

Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thứuc hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận TN Ngoại thương Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.doc (Trang 41 - 42)