Việt Nam thực hiện chính sách đa phương và đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại để tăng cường quan hệ giao lưu xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như nhanh chóng có thể tiếp nhận công nghệ tiên tiến và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Nếu đến cuối năm 2002 mới có 33 nước trên thế giới có quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì đến cuối năm 2008, số lượng các nước đầu tư vào Việt Nam là 84 quốc gia.
Tuy nhiên, hiện mới chỉ só 82/500 tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam so với 450/500 có mặt tại Trung Quốc, trong đó có không ít dự án của họ có số vốn vài tỷ USD. Qua hơn 20 năm, tổng số vốn đăng ký tính tới ngày 19/12/2008 đạt xấp xỉ 150 tỷ USD. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24% trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6% tổng vốn đăng ký trong khu vực này.
Tính riêng trong năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ hai có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3% về số dự án và 14,3% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ ba với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD, chiếm 9% về số dự án và 12,1 % về vốn đầu tư đăng ký dự án. Tiếp đó là Singapore, Brunei, Canada, Thái Lan…Hàn Quốc có số dự án đầu tư lớn nhất là 292 dự án nhưng số vốn đăng ký chỉ ở vị trí thứ 10 là 1,8 tỷ USD, chiếm 2,9% về vốn đầu tư.
II. THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Tình hình thu hút và triển khai hoạt động FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam từ 1988-2008
Hiện nay, vốn FDI vào nước ta ngày càng tăng. Theo tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam như trên, ta thấy FDI tuy cao nhưng mới chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, còn lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp được đánh giá thấp và thiếu tính ổn định.
1.1.1.Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
Biểu đồ 4: Số lượng các dự án, vốn FDI đăng ký, vốn FDI điều lệ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2008
Tổng hợp từ: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Số liệu chi tiết xem tại phụ lục số 1)
Tính đến hết năm 2008, cả nước có 1250 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 6137,47 triệu USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, tính đến hết ngày 31/12/2008, có 929 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư là 4458 triệu USD.
Trong 3 năm 1988-1990 là giai đoạn nước ta mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn FDI cả nước nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng còn ít. Trong 214 dự án của cả nước, lĩnh vực nông nghiệp thu hút được 57 dự án với tổng số vốn đăng ký là 348,77 triệu USD (trong đó vốn điều lệ là 123,93 triệu USD) chiếm 26,7% trong tổng số dự án FDI của cả nước và 21,8% về tổng vốn đăng ký đầu tư. Quy mô dự án nông nghiệp thời kỳ này bình quân đạt 6,1 triệu USD/ dự án (quy mô của các dự án FDI nói chung đạt 7,5 triệu USD/ dự án/ năm).
Trong thời kỳ 1991-1995, thu hút vốn FDI đã tăng lên. Toàn ngành có tổng cộng 210 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 1260,93 triệu USD, vốn điều lệ là 911,11 triệu USD, gấp gần 4 lần so với kết quả đạt được của 3 năm trước. Thời kỳ này được xem là thời kỳ bùng nổ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp cũng đạt được kết quả cao. Năm 1995 là dấu mốc vốn FDI đăng ký
vào lĩnh vực nông nghiệp đạt con số cao nhất 577,7 triệu USD với 57 dự án, vốn điều lệ đạt 423,48 triệu USD. Trong giai đoạn này, quy mô dự án tính bình quân vẫn đạt ở mức 6 triệu USD vốn đăng ký/ dự án như trong thời kỳ trước. Tuy nhiên, quy mô này so với quy mô chung của cả nước là 11,6 triệu USD/ dự án thì lại là thấp.
Trong 5 năm tiếp theo từ 1996 đến 2000, mặc dù số dự án đăng ký có nhiều hơn thời kỳ trước (278 dự án đăng ký), song vốn FDI đăng ký đầu tư lại có xu hướng giảm qua từng năm. Tổng vốn đăng ký đầu tư thời kỳ này đạt khoảng 1437,6 triệu USD, vốn điều lệ đạt 734,73 triệu USD. Vốn đăng ký từ 374,58 triệu USD năm 1996 đã giảm chỉ còn 158,75 triệu USD năm 1999 và năm 2000 đạt 211,2 triệu USD với 75 dự án đăng ký đầu tư. Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp thời kỳ này bình quân ước đạt 5,2 triệu USD/ dự án, giảm 13% so với quy mô dự án các thời kỳ trước.
Từ 2001 – 2005, toàn ngành thu hút được 489 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 1768,18 triệu USD. Trong đó, vốn đăng ký tăng cao nhất vào năm 2004 với 554,16 triệu USD cùng 107 dự án được đăng ký. Như vậy, sau 6 năm xảy ra khủng hoảng kinh tế Châu Á, vốn FDI đăng ký vào ngành nông nghiệp mới khôi phục gần bằng mức của năm 1995 (577,7 triệu USD), tăng 126% so với năm 2001 (vốn đăng ký đầu tư là 255,34 triệu USD). Thời kỳ 2001-2005, quy mô mỗi dự án bình quân đạt 3,62 triệu USD vốn đăng ký đầu tư, thấp hơn quy mô dự án năm 2004 (5,17 triệu USD/ dự án). Qua từng thời kỳ, quy mô dự án nông nghiệp liên tục giảm, từ 6 triệu USD/ dự án, 5,2 triệu USD/ dự án và còn 3,62 triệu USD/ dự án. Qua đó có thể thấy, số dự án đăng ký vào lĩnh vực nông nghiệp gia tăng nhưng lượng vốn đăng ký đầu tư vào ngành lại rất hạn chế, tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp có xu hướng giảm liên tục trong những năm trở lại đây, mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam lại tăng trưởng mạnh.
Từ năm 2005 trở lại đây, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nước ta có xu hướng giảm. Năm 2006, số dự án FDI giảm xuống còn 81 dự án với số vốn đăng ký đạt 469,69 triệu USD. Năm 2007, số vốn đăng ký đầu tư vào ngành tăng nhẹ 5% so với năm 2006 (492,85 triệu USD) với 87 dự án đăng ký đầu tư. Năm 2008, cả nước chỉ thu hút
được 48 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư là 359,42 triệu USD, chỉ chiếm 5% về vốn đăng ký so với tổng vốn đăng ký đầu tư cả nước, giảm 27% so với năm 2007.
Nhìn chung, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ bé và hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều này đòi hỏi Nhà nước và các Bộ và cơ quan chuyên ngành cần có những giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp vì nguồn vốn này mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu nội ngành nói riêng và cho kinh tế đất nước nói chung.
1.1.2.Cơ cấu FDI trong ngành nông nghiệp theo chuyên ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản
Bảng 4: Cơ cấu vốn FDI nông nghiệp Việt Nam theo chuyên ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản (1988-2008)
Ngành Năm Nông – Lâm nghiệp Thuỷ sản Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1988-1990 Số dự án 32 56 25 44 Vốn đăng ký (triệu USD) 195,28 56 153,49 44 1991-1999 Số dự án 334 80,80 79 19,2 Vốn đăng ký (triệu USD) 2266,23 91,10 221,10 8,9 2000-2004 Số dự án 392 84,84 70 15,16 Vốn đăng ký (triệu USD) 1201,88 87,45 172,50 12,55
2005 Số dự án 91 89,21 11 10,79 Vốn đăng ký (triệu USD) 387,13 94,20 23,83 5,8 2006 Số dự án 75 92,59 6 7,41 Vốn đăng ký (triệu USD) 437,11 93,06 32,58 6,94% 2007 Số dự án 68 78,16 19 21,84 Vốn đăng ký (triệu USD) 367,89 74,65 124,96 23,35 2008 Số dự án 42 89,36 6 10,64 Vốn đăng ký (triệu USD) 330,34 91,91 29,04 8,09 Tổng Số dự án 1034 82,72 216 17,28 Vốn đăng ký (triệu USD) 5379,94 87,66 757,52 12,34
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước ngoài
Trong thu hút FDI vào nông nghiệp, người ta thường phân ra làm 2 chuyên ngành lớn là nông – lâm nghiệp và thuỷ sản.
Ba năm đầu sau khi Luật Đầu tư nước ngoài chính thức chính thức có hiệu lực, nguồn vốn FDI thu hút được của ngành còn nhiều hạn chế. Trong 57 dự án thu hút được, nông – lâm nghiệp chiếm 56% số dự án (32 dự án) với số vốn đăng ký đầu tư là 195,28 triệu USD, chiếm 56% trong tổng vốn đăng ký đầu tư, còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực thuỷ sản (25 dự án) với tổng vốn đăng ký 153,49 triệu USD.
Giai đoạn những năm 1990, ban đầu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp phần nhiều tập trung vào lâm nghiệp với các dự án khai thác gỗ và chế biến lâm sản. Trong 10 năm này, nông – lâm nghiệp thu hút được tổng cộng 334 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 2266,23 triệu USD. Lĩnh vực thủy sản chỉ thu hút được 79 dự án với số vốn đăng ký là 221,10 triệu USD, chỉ bằng 1/5 số dự án và bằng 1/10 số vốn đăng ký đầu tư vào nông – lâm nghiệp. Năm 1995 được coi là năm thu hút FDI lớn
cho ngành nông nghiệp. Trong năm này, lĩnh vực nông – lâm nghiệp thu hút được 46 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 549,49 triệu USD, chiếm 13% về số dự án và 24,3% về vốn đầu tư so với cả giai đoạn. Lĩnh vực thủy sản có 11 dự án với vốn đăng ký là 28,21 triệu USD.
Bước sang thế kỷ 21, bắt đầu từ năm 2000, Việt Nam chứng kiến sự khôi phục lại sự gia tăng trong thu hút nguồn vốn FDI, trong đó lĩnh vực nông nghiệp năm 2004 thu hút được 107 dự án với tổng vốn đăng ký 554,16 triệu USD, trong đó nông – lâm nghiệp chiếm 92,5% về số dự án (99 dự án) và chiếm 95% về số vốn đăng ký (526,2 triệu USD), thủy sản chỉ thu hút được 8 dự án với vốn đăng ký hạn chế 27,95 triệu USD. Trong giai đoạn 2000-2004, FDI vào thủy sản có nhiều kết quả tốt hơn, với 70 dự án (chiếm 15,16% tổng số dự án) và vốn FDI đăng ký đầu tư đạt 172,50 triệu USD (chiếm 12,55% tổng vốn đầu tư đăng ký). Cụ thể, từ năm 2000-2003, số dự án và vốn đăng ký tương ứng là 9 dự án với 16,27 triệu USD, 18 dự án với 39,74 triệu USD, 16 dự án với 51,99 triệu USD. Thời gian này, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xây dựng được cơ cấu mới. Theo đó, thị trường Nhật Bản chiếm 33%, Mỹ chiếm 22%, Trung Quốc 19%, EU chiếm 7%, các thị trường khác 19%. Hơn nữa, Chính phủ cũng có những biện pháp khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản bằng cách cho phép chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản1.
Những năm trở lại đây, vốn FDI thu hút vào nông nghiệp có xu hướng giảm. Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp đạt trung bình 380,62 triệu USD/ năm. Năm 2007, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tăng đột biến, 124,96 triệu USD với 19 dự án thu hút được, là mức kỷ lục trong 20 năm qua.
Đến nay, các dự án đầu tư đã đa dạng hơn và khá đồng đều vào tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăm nuôi, gia súc gia cầm, trồng và chế biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, sản xuất mía đường, sản xuất thức ăn chăn nuôi…Các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các dự án hoạt động có hiệu quả
bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Đứng thứ 2 về số dự án là lĩnh vực trồng rừng và chế biến lâm sản, tiếp theo là chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc và lĩnh vực trồng trọt2.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( Số liệu chi tiết xem tại phụ lục số 2)
Trong nông nghiệp, các dự án FDI vào nước ta có 4 hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 68,4% trong tổng số dự án FDI nông nghiệp, tiếp theo là doanh nghiệp liên doanh chiếm 27,12%, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 3,68% và công ty cổ phần chỉ chiếm 0,8%.
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988-1990), hình thức liên doanh thu hút được nhiều dự án FDI hơn cả. Tổng số dự án FDI theo hình thức liên doanh trong giai đoạn này là 42 dự án với 335,96 triệu USD vốn đăng ký.
Giai đoạn những năm 90, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp theo hình thức 100% vốn nước ngoài tăng lên nhanh chóng với tổng 217 dự án, 1332,19 triệu USD vốn đăng ký, chiếm hơn 50% số dự án và vốn đăng ký đầu tư vào toàn ngành. Hình thức liên doanh đứng thứ 2 với 178 dự án và 961,79 triệu USD vốn đầu tư.
Kể từ năm 2000 đến nay, FDI đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu qua hình thức 100% vốn nước ngoài. Từ năm 2000 đến 2004, có 372 dự án FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài, gấp gần 2 lần so với số dự án của 10 năm trước, với số vốn đăng ký đạt 1289 triệu USD, chiếm 82,3% tổng số vốn đăng ký thời kỳ này. Từ năm 2005 đến 2008, số dự án và vốn đăng ký theo hình thức 100% vốn nước ngoài lần lượt là 83 dự án với 330,14 triệu USD, 69 dự án với 450,28 triệu USD, 74 dự án với 427,49 triệu USD và 36 dự án với 276,28 triệu USD. Như vậy, trong 3 năm 2005, 2006, 2007, tuy số dự án giảm nhưng lượng vốn đăng ký theo hình thức này lại tăng lên. Riêng năm 2008, lượng vốn FDI theo hình thức này giảm là do tình trạng thu hút FDI của toàn ngành còn nhiều hạn chế.
Mặc dù thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể chi phí kinh doanh nhưng tại Việt Nam, phần lớn hoạt động trong ngành nông nghiệp không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, hơn nữa
ngành nông nghiệp là ngành có tính rủi ro cao, vì vậy hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được coi là phù hợp hơn với yêu cầu điều hành của doanh nghiệp.
Hình thức đầu tư theo công ty cổ phần đến nay chỉ thu hút được 10 dự án với số vốn đầu tư 220,78 triệu USD. Tuy nhiên, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp lại thu hút vốn ít nhất, tổng kết chỉ được 55,85 triệu USD trong toàn ngành. Đây tuy không phải là hình thức đầu tư mới nhưng do tính chất của nội bộ ngành nông nghiệp mang tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên…nên hình thức này không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.