Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận TN Ngoại thương Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.doc (Trang 35 - 39)

Trong giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế dường như có phần “nghịch lý” trong bối cảnh khu vực tư nhân có những bước phát triển đầy ấn tượng. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP.

Từ năm 2006, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng trong GDP theo giá hiện hành của khu vực kinh tế nhà nước giảm, còn 37,32% năm 2006 và 36,52% năm 2007 so với 38,40% năm 2005. Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục có xu hướng tăng, đạt 45, 66% năm 2006 và 46,10% năm 2007 so với 45,61% năm 2005. Các con số tương ứng đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 17,01%, 17,38% và 15,99%

Năm 2007 khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 29,05% hay 2,64 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 52,42% hay 4,44 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP, hay gấp 1,8 lần mức đóng góp cho tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế nhà nước. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp 18,54% hay 1,57 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng GDP.

Có ba nguyên nhân chính tạo ra sự dịch chuyển đáng kể cơ cấu kinh tế theo hình thức sở hữu trong hai năm 2006-2007. Một là số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm do tiếp tục thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại hoặc chuyển

đổi DNNN thông qua cổ phần hóa, sát nhập, giải thể. Hai là khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục phát triển nhanh. Ba là, FDI gia tăng mạnh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chứng tỏ vai trò là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam

Bảng 2: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế (2002 – 2007)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cơ cấu GDP (%; giá hiện hành) 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 38,38 39,08 39,10 38,40 37,32 36,52 Kinh tế ngoài quốc doanh 47,86 46,45 45,76 45,61 45,66 46,10 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,76 14,47 15,13 15,99 17,01 17,38 Tốc độ tăng GDP (%; theo giá so sánh) 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 Kinh tế nhà nước 7,11 7,65 7,75 7,37 6,36 6,16 Kinh tế ngoài quốc doanh 7,04 6,36 6,95 8,21 8,24 9,40 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7,16 10,52 11,51 13,22 13,99 12,36

Nguồn: Tổng cục thống kê và Viện nghiên cứu chiến lược quản lý Nhà nước

2. Khái quát về thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây

Biểu đồ 1: Thu hút FDI tại Việt Nam (1988-2008) Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài

Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mở đầu cho hoạt động thu hút FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Sau 20 năm, hoạt động thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Thời kỳ những năm 1988-1990 là giai đoạn đầu tiên nước ta triển khai Luật nên kết quả đạt được chưa cao. Cả nước thu hút được 211 dự án với tổng số vốn đăng ký từ 1.602 USD, vốn thực hiện không đáng kể. Các lĩnh vực thu hút được đầu tư bao gồm khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng.

Trong 7 năm tiếp theo, thu hút FDI của Việt Nam khá sôi động và tăng trưởng liên tục. Số dự án với vốn đăng ký và vốn thực hiện liên tục tăng. Năm 1995, số dự án đăng ký, vốn đăng ký, vốn thực hiện đều đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ năm 1988 với 415 dự án, 6.937,2 triệu USD và 2.556 triệu USD. Tính chung cả thời kỳ 1991 – 1995, tổng vốn FDI thực hiện chiếm 32% tổng đầu tư cho toàn xã hội. Hai năm tiếp theo, 1996 và 1997, số dự án đăng ký giảm so với năm 1995 nhưng vốn đăng ký và vốn

Đến năm 1998 – 1999, Việt Nam dù được đánh giá là không nằm trong trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Thái Lan, nhưng do môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn bởi những sửa đổi tiêu cực của Luật đầu tư nước ngoài nên dòng FDI vào nước ta trong hai năm này đã giảm mạnh so với những năm trước và so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Philippin, Hàn Quốc. Năm 1998, số dự án đăng ký giảm 18,34%, vốn đăng ký giảm 8,78% và vốn thực hiện giảm 24% so với năm 1997. Năm 1999, vốn đăng ký và vốn thực hiện đã giảm xuống mức thấp nhất là 2.565,4 triệu USD và 2.334,9 triệu USD.

Bước sang năm 2000, FDI vào Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại. Năm 2001, cả nước thu hút được 555 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.142,8 triệu USD, đến năm 2005, số dự án thu hút được là 970 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.839,8 triệu USD. Vốn thực hiện cũng tăng dần từ 2.450,5 triệu USD (năm 2001) lên 3.308,8 triệu USD (năm 2005). Qua đó, ta có thể thấy tổng số vốn FDI đăng ký trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt 26,259 triệu USD, vốn thực hiện đạt 13.852,8 triệu USD, chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Từ năm 2006, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực và điều đó đã tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng hơn cho các loại hình doanh nghiệp, đồng thời tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, Việt Nam đã thành công trong việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC và chính thức trở thành thành viên của WTO, đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Chính các nhân tố quan trọng này đã đẩy nhanh thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD (thực tế là 9,93 tỷ USD) bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn, tăng 45% so với năm trước và vượt 32% kế hoạch cả năm. Trong đó, có 797 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,5 tỷ USD và 439 dự án tăng vốn với tổng cộng 2,122 tỷ USD. Năm 2007, FDI thu hút được tăng vọt tới mức 21,3 tỷ USD vốn đăng ký, với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực mà chúng ta chủ trương thu hút

như công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phầm công nghệ cao, …) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch, dịch vụ cao cấp,…). Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,01 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại. Tổng số dự án đăng ký năm 2008 là 9803 dự án, với vốn thực hiện ước đạt con số kỷ lục là 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007 và gấp 2,8 lần năm 2006. Đây cũng là con số cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465% tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hơn thế nữa, năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận TN Ngoại thương Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.doc (Trang 35 - 39)