1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

So sánh chỉ số nhân trắc của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định qua hai lần đo năm 2005 và năm 2016

9 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 482,56 KB

Nội dung

Bài viết trình bày việc xác định các kích thước và chỉ số hình thái thể lực của sinh viên đại học chính quy khóa 12 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và so sánh với hình thái thể lực của sinh viên nhập học trường Đại học Điều dưỡng trước đó một thập kỷ.

Trang 1

VIN

C KH EC NG

NG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SO SÁNH CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH QUA HAI LẦN ĐO NĂM

2005 VÀ NĂM 2016

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định các kích thước và chỉ số hình thái

thể lực của sinh viên đại học chính qui khóa 12 trường Đại

học Điều dưỡng Nam Định và so sánh với hình thái thể lực

của sinh viên nhập học trường Đại học Điều dưỡng trước

đó một thập kỷ Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt

ngang, nghiên cứu được tiến hành trên 301 sinh viên đại

học chính qui năm học 2005 - 2006 năm thứ nhất trường

Đại học Điều dưỡng Nam Định và 847 sinh viên đại học

chính qui năm học 2016 - 2017 năm thứ nhất trường Đại

của nam sinh viên lớn hơn hẳn so với cân nặng trung bình

Các kích thước của nam sinh viên đều lớn hơn nữ: chiều

viên năm 2016 có chiều cao đứng tăng thêm 1,85 cm và nữ

sinh viên tăng thêm 1,27cm, cân nặng nam sinh viên tăng

ở nam sinh viên lại giảm hơn so với nam sinh viên năm

2005 là 0,47cm So với tiêu chuẩn phân loại của WHO xây

dựng trên người châu Á Thái Bình Dương thì sinh viên

vào ngưỡng rất khoẻ

Từ khóa: Hình thái thể lực, sinh viên

SUMMARY:

SOME ANTHROPOMETRIC INDICATORS

STUDENTS ATNAM DINH UNIVERSITY OF

NURNING IN THE YEAR 2005 AND IN 2016

Subjects and methods : Analytical cross-sectional

average weight and strength category of women start at a

I ĐẶT VẤN ĐỀ

quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ của con người Vấn đề phát triển hình thái thể lực ở lứa tuổi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng là một trong những vấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia

Đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số hình thái thể lực của nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp, dân tộc, địa dư cho thấy tầm vóc người Việt Nam thuộc loại trung

1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Trang 2

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019

bình thấp trên thế giới, và có sự cải thiện sức khoẻ tầm vóc

của người Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm gần

đây, sự cải thiện ở thành thị tốt hơn ở nông thôn [1], [2],

[4], [6], [8], [9]

Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, Việt Nam

đã đạt được một số thành tựu kinh tế - xã hội nhất định,

điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sức

khoẻ của người dân, cải thiện chất lượng dân số Việt Nam

[7] Đến năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên sẽ

từ 1,65m; tăng thêm 4cm so với hiện nay; tỷ lệ suy dinh

dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phải ít hơn 5% (hiện nay: 17,5%)

và tuổi thọ trung bình là 75 (hiện nay: 73) Đó là những

chỉ số cơ bản đặt ra trong chiến lược phát triển nhân lực

Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt [3] Chiến lược nâng cao chiều cao trong vòng 9

năm lên 4 cm có thể coi là một mục tiêu rất to lớn và không

dễ thực hiện Việc nghiên cứu và theo dõi hình thái thể lực

của sinh viên (SV), nhất là sinh viên những năm đầu thế kỷ

góp phần làm cơ sở cho việc theo dõi và đề xuất các giải

pháp tăng cường sức khỏe lứa tuổi đặc biệt này Vì vậy,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:

- Xác định các kích thước và chỉ số hình thái thể lực

của sinh viên đại học chính qui khóa 12 trường Đại học

Điều dưỡng Nam Định

- So sánh các kích thước, chỉ số hình thái thể lực của

sinh viên nhập học trường Đại học Điều dưỡng trước đó

một thập kỷ

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 847 sinh viên gồm 61 nam và 786 nữ đại học chính qui khoá 12 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2016 - 2017 tuổi từ 18-20

và so sánh với kết quả nghiên cứu trên 301 sinh viên nhập học năm học 2005 - 2006

2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 - 4/2017

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành điều tra cắt ngang về các chỉ tiêu hình thái thể lực của sinh viên Đại học Chính qui khoá 1 và khoá

12, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2016 -

2017 Các kích thước đo: Chiều cao đứng (cm), chiều cao ngồi (cm), cân nặng (kg), vòng ngực bình thường (VNBT) (cm), vòng ngực hít vào hết sức (VNHVHS) (cm), vòng ngực thở ra hết sức (VNTRHS) (cm) Từ các kích thước trên tính các chỉ số hình thái thể lực theo công thức:

VNBT (cm)]

Kỹ thuật đo: Sử dụng bộ dụng cụ trong nghiên cứu

nghiên cứu nhân trắc

Tính toán các chỉ số HTTL theo các công thức đã ghi

ở trên Xử lý các số liệu theo phần mềm SPSS để tìm các đặc trưng thống kê của các chỉ tiêu, chỉ số HTTL

1 Các kích thước và chỉ số hình thái thể lực của sinh viên

1.1 Tỉ lệ giữa sinh viên nam và sinh viên nữ.

Bảng 1.1 Tỷ lệ nam và nữ sinh viên đại học chính qui khoá 12

Qua số liệu của bảng 1.1 cho thấy có sự chênh lệch về

chiếm 17,2 % Tỉ lệ này cho thấy đặc thù của ngành điều dưỡng phù hợp với nữ giới hơn so với nam giới

1.2 Các kích thước HTTL của sinh viên

Trang 3

VIN

C KH EC NG

NG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 1.2 Các kích thước HTTL của sinh viên

Bảng 1.3 Các chỉ số HTTL của sinh viên

Các số liệu ở bảng 1.2 cho thấy:

cân nặng trung bình của nữ SV, chênh lệch giữa nam và nữ

là 7,92 kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01

- Tương tự như cân nặng, các kích thước: chiều cao

đứng, chiều cao ngồi, vòng ngực hít vào hết sức và vòng

bụng của nam SV cũng lớn hơn so với các kích thước này

của nữ SV Các kích thước của nam lớn hơn nữ, chiều cao

đứng: 11,45 cm, chiều cao ngồi: 4,53 cm, VNHVHS: 1,11

cm, vòng bụng: 3,33cm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống

kê với p < 0,01

- Nhưng tại bảng số liệu này có hai kích thước đó là vòng ngực bình thường của nam SV cũng lớn hơn của nữ

SV nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Đối với kích thước vòng ngực thở ra hết sức của nam SV lại nhỏ hơn vòng ngực thở ra hết sức của nữ SV, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

1.3 Các chỉ số HTTL

Qua số liệu ở bảng 1.3 chúng tôi nhận thấy:

- Chỉ số Pignet của nam SV và nữ SV có sự khác biệt,

theo kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nữ SV có thể

lực khoẻ hơn nam SV, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p < 0,05 So với thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền

và CS thì nam SV và nữ SV thuộc loại khoẻ

người châu Á Thái Bình Dương thì thể lực của SV trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thuộc loại bình thường

- Chỉ số thân của nam SV và nữ SV theo thang phân loại thuộc loại thân dài Nữ SV có thân dài hơn nam SV,

thống kê với p < 0,01

Trang 4

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019

Bảng 1.4 Các kích thước HTTL của SV giữa thành thị và nông thôn.

Khu vực

Kích thước

Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy:

- Cân nặng trung bình: Nam SV và nữ SV thành thị

có cân nặng trung bình lớn hơn so với nam SV và nữ SV

nông thôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

thành thị và nông thôn có sự khác biệt nhưng không có ý

nghĩa thống kê, với p > 0,05

Tương tự như chiều cao đứng trung bình, vòng ngực

bình thường và vòng ngực thở ra hết sức của nam và nữ

SV ở thành thị không có sự khác biệt nhiều so với SV nông thôn với p > 0,05

- Với chỉ số chiều cao ngồi, vòng ngực hít vào hết sức

và vòng bụng thì giữa thành thị và nông thôn đối với nam

và nữ SV có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 Các chỉ số này thì nam và nữ SV thành thị lớn hơn nam và

nữ SV nông thôn

Qua các số liệu ở bảng 1.5 chúng tôi nhận thấy:

- Thể lực giữa nam SV thành thị và nam SV nông thôn

không có sự khác biệt Theo thang phân loại của Davenport

thì nữ SV ở thành thị có thể lực không tốt bằng nữ SV nông

thôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

- Theo tiêu chuẩn phân loại của WHO trên người châu

Á Thái Bình Dương thì thể lực của SV trường Đại học Điều

dưỡng Nam Định thuộc loại trung bình Giữa thành thị và

nông thôn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

2 So sánh các kích thước và chỉ số HTTL của SV qua một thập kỷ.

Chúng tôi tiến hành so sánh một số kích thước HTTL của nam SV và nữ SV trường Đại học Điều dưỡng Nam

năm học 2016 - 2017:

2.1 So sánh các kích thước HTTL

Bảng 1.5 Các chỉ số HTTL của SV giữa khu vực thành thị và nông thôn

Khu vực

Chỉ số

Trang 5

VIN

C KH EC NG

NG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 2.1 Các kích thước HTTL của sinh viên

Giới tính

Kích thước

Biểu đồ 2.1 So sánh các kích thước HTTL của nam sinh viên qua một thập kỷ

Biểu đồ 2.2 So sánh các kích thước HTTL của nữ sinh viên qua một thập kỷ

Qua bảng 2.1 cho thấy, các kích thước HTTL của SV

có sự khác biệt, chiều cao và cân nặng của nam SV năm

2016 lớn hơn năm 2005 Nam sinh viên năm 2016 có cân

nặng tăng hơn là 4,03 kg, chiều cao tăng hơn là 1,85 cm, so với SV năm 2005, nhưng VNBT lại giảm hơn so với nam

SV năm 2005 là 0,47 cm [5] (Biểu đồ 2.1).

Đối với nữ SV cũng có sự thay đổi đáng kể: về cân

nặng trung bình đã tăng thêm 2,13 kg, chiều cao trung bình

đã tăng thêm 1,37 cm, VNBT tăng thêm 2cm Điều này

cũng phù hợp với qui luật gia tăng về kích thước HTTL của lứa tuổi thanh niên nói chung và SV nói riêng [2]

(Biểu đồ 2.2).

Trang 6

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019

2.2 So sánh các chỉ số HTTL của SV

Bảng 2.2 Các chỉ số HTTL của sinh viên

Giới tính

Chỉ số

Biểu đồ 2.3 So sánh các chỉ số HTTL của nam sinh viên qua một thập kỷ

Biểu đồ 2.4 So sánh các chỉ số HTTL của nữ sinh viên qua một thập kỷ

Qua một thập kỷ các chỉ số HTTL của nam SV có

sự thay đổi: theo chỉ số đánh giá thể lực Pignet thì thể

lực của nam SV năm 2016 có cải thiện hơn nam SV năm

2005 nhưng vẫn thuộc loại khoẻ Theo thang phân loại

của WHO xây dựng trên người châu Á Thái Bình Dương

đánh giá thì thể lực của nam SV năm 2016 có thay đổi

loại thân vừa, ở nam SV năm 2016 thuộc loại thân dài

(Biểu đồ 2.3).

Tương tự như các chỉ số HTTL của nam SV, nữ sinh

có sự khác biệt so với thập kỷ trước: So với năm 2005 chỉ

số Pignet thể hiện nữ SV năm 2016 có thể lực khoẻ hơn,

năm 2005 theo thang phân loại, nữ SV ở mức khoẻ thì năm

2016 đã bước vào giai đoạn rất khoẻ Chỉ số BMI của SV

qua một thập kỷ có thể trạng béo hơn nhưng theo thang phân loại vẫn ở mức bình thường Chỉ số thân cũng tương

tự như ở nam SV có sự thay đổi: nữ SV năm 2005 thuộc loại thân vừa nhưng nữ SV năm 2016 thuộc loại thân dài

(Biểu đồ 2.4).

Trang 7

VIN

C KH EC NG

NG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Biểu đồ 2.5 So sánh cân nặng trung bình với các nghiên cứu khác

Biểu đồ 2.6 So sánh chiều cao đứng trung bình với các nghiên cứu khác

IV BÀN LUẬN

1 So sánh một số kích thước hình thái thể lực của

sinh viên trường ĐHĐD Nam Định với một số tác giả khác

Từ các kết quả nghiên cứu về kích thước, chỉ số HTTL

của SV nhập học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

năm học 2016-2017 (SVNĐ-2016) chúng tôi tiến hành so

sánh các kích thước và chỉ số HTTL với:

- Hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975

(HSSHNVN-75)

- Sinh viên Cao đẳng Y Nam Định năm 1995

(SVNĐ-1995)

- Sinh viên dân tộc thiểu số trường Đại học Y Dược

Thái Nguyên năm 2007 (SVTN-2007)

Trong nghiên cứu này chúng tôi so sánh: cân nặng,

chiều cao, vòng ngực bình thường, chỉ số Pignet

1.1 Cân nặng

Trong nghiên cứu của chúng tôi cân nặng trung bình của nam và nữ sinh viên nặng hơn hẳn cân nặng của các nghiên cứu các thập kỷ trước, nhưng cân nặng của nam SV nhẹ hơn cân nặng của SV Thái Nguyên năm 2013

So với HSSHNVN-75, sau hơn 40 năm cân nặng trung bình của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn, nam SV nặng hơn tới 11,14kg, nữ nặng hơn là 5,32kg So với SV Cao đẳng Y Nam Định (1995) lần lượt là 7,44kg và 5,32kg So với nghiên cứu SV Thái Nguyên thì nam SV nặng hơn 3,28kg, còn ở nữ SV nặng hơn 2,37kg

Cân nặng của đối tượng chúng tôi nghiên cứu nặng hơn các nghiên cứu trước đó chứng tỏ trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, đời sống được phát triển về mọi mặt, đặc biệt chế độ dinh

dưỡng ngày càng được cải thiện (biểu đồ 2.5)

1.2 Chiều cao đứng:

Chiều cao đứng trong nghiên cứu của chúng tôi với

các tác giả khác:

So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác chúng

tôi nhận thấy: Chiều cao của sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trước đó nhất là so với HSSHNVN-75, với nam SV cao hơn ≈ 6cm, nữ SV cao ≈ 5cm

Trang 8

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019

Biểu đồ 2.7 So sánh vòng ngực bình thường với các nghiên cứu khác

Biểu đồ 2.8 So sánh chỉ số Pignet với các nghiên cứu khác

Sinh viên Thái Nguyên so với nghiên cứu của chúng

tôi năm 2005 thì chiều cao đứng của nam sinh viên thấp

hơn ≈ 1cm và so với nghiên cứu này thì thấp hơn tới 3cm,

điều này chứng tỏ yếu tố môi trường sống có tác động đến

sự phát triển chiều cao của thanh niên

Sự gia tăng về chiều cao của SV trong nghiên cứu này

cũng phù hợp với các nghiên cứu khác và phù hợp với qui

luật phát triển: “các thế hệ sau không ngừng cao hơn thế hệ

trước ” (biểu đồ 2.6)

1.3 Vòng ngực bình thường

- So với nghiên cứu của các tác giả khác chúng tôi thấy vòng ngực bình thường của nam SV trong nghiên cứu tương đương với nghiên cứu của SV Nam Định năm 1995, nhưng cao hơn so với nghiên cứu trên SV Thái Nguyên năm 2007 và đặc biệt cao hơn HSSHNVN-75, đối với nam

SV lớn hơn là 4,23cm, nữ SV là 9,78cm

Điều này một lần nữa khẳng định thể lực của người

Việt Nam càng ngày càng được cải thiện (biểu đồ 2.7.)

2 So sánh chỉ số Pignet

- Ở chỉ số này cũng tương tự như các kích thước và

chỉ số khác SV-2005 có chỉ số thấp hơn các nghiên cứu

trước đó đặc biệt là HSSHNVN-75 Điều đó chứng tỏ sinh

viên ngày nay có thể lực tốt hơn so với những giai đoạn

trước đó (biểu đồ 2.8)

Qua việc nghiên cứu và so sánh HTTL của SV-2016

với HSSHNVN-75, SV-93, SV-95, SV-2002 chúng tôi nhận thấy:

- Tất cả các kích thước chiều cao, cân nặng, VNBT của SV tăng dần theo thời gian Ngoài việc phù hợp với

sự phát triển theo thời gian, sự tăng trưởng các kích thước còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, chế độ dinh dưỡng

Trang 9

VIN

C KH EC NG

NG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Các kích thước trên SV-2016 tăng nhiều so với

HSSHNVN-75 và tăng chậm dần so với SVNĐ-95,

SVTN-2007 Điều đó thể hiện sinh viên ngày nay có sức khoẻ tốt

hơn sinh viên trước đây, đó là dấu hiệu về xu hướng phát

triển chung về thể lực của người Việt Nam Tuy nhiên so

với tiêu chuẩn phân loại của WHO xây dựng trên người

châu Á Thái Bình Dương thì sinh viên thuộc loại cân nặng

bình thường, đây cũng là một kết quả đáng mừng trong

giai đoạn đất nước ta có những chiến lược phát triển nhân

lực Việt Nam đến năm 2020 Nhưng với mục tiêu cứ 9

năm thì chiều cao trung bình của thanh niên cao thêm 4cm

thì kết quả này còn đang ở mức khiêm tốn và phải coi đây

là mục tiêu to lớn và không dễ thực hiện

V KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu kích thước và chỉ số hình

thái thể lực của Sinh viên trường Đại học Điều dưỡng qua

hai lần đo cách nhau một thập kỷ, chúng tôi rút ra một số

kết luận sau:

- Có sự khác biệt về các chỉ tiêu, chỉ số hình thái thể lực giữa nam sinh viên và nữ sinh viên, giữa sinh viên thành thị và sinh viên nông thôn Các kích thước

và chỉ số thể lực của nam sinh viên tốt hơn hẳn so với thể lực của nữ giới, đặc biệt là về chiều cao nam sinh viên phát triển nhanh hơn nữ sinh viên qua các thập kỷ Cân nặng của nam và nữ SV thành thị tốt hơn nam, nữ

SV nông thôn nhưng sự cách biệt tương đối ít Chiều cao của nam, nữ SV thành thị so với nông thôn là tương đương Thể lực của nữ SV thành thị tốt hơn thể lực của

nữ SV nông thôn

- Hình thái thể lực của sinh viên có chiều hướng gia tăng theo thời gian: So với sinh viên năm 2005 thì nam sinh viên năm 2016 có chiều cao đứng tăng thêm 1,85 cm

và nữ SV tăng thêm 1,27cm Với chỉ số cân nặng nam

SV tăng hơn 4,03kg và nữ là 2,42kg So với tiêu chuẩn phân loại của WHO xây dựng trên người châu Á Thái Bình Dương thì sinh viên thuộc loại cân nặng trung bình và thể lực của nữ bắt đầu vào ngưỡng rất khoẻ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Trường An (2003), “Đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng thể lực, dinh dưỡng và phát triển người

2 Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh (1997), “Nghiên cứu sự tăng trưởng tầm vóc thể lực ở người trưởng thành”,

Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam Đề tài KX 07- 07, Hà Nội, 37- 66.

3 Thủ tướng Chính phủ “Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020” ngày 19/4/2011 Số 579/QĐ-TTg

5 Trần Thị Kim Thục (2006), “Một số đặc điểm hình thái thể lực của sinh viên qua khám tuyển vào trường Đại học Điều dưỡng năm học 2005-2006” Đề tài cấp cơ sở, Nội san Nghiên cứu Khoa học - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

6 Nguyễn Thị Sinh (2013), “Một số chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên dân tộc thiểu số trường Đại học Y dược Thái Nguyên qua hai lần đo năm 2007 và năm 2013”, Tạp chí Y học, tập 424

7 Bộ Y tế (2000), “Các chỉ tiêu dân số- kinh tế xã hội”, Niên giám thống kê y tế năm 2000, 6

Ngày đăng: 17/06/2020, 02:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w