1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: Dạy LS&ĐL địa phương

38 546 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 916 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: “ GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM HỌC TỐT PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG” PHÒNG GD&ĐT : NÚI THÀNH Trường TH ĐINH BỘ LĨNH GV : LÊ THỊ THU BA NĂM HỌC: 2009-2010 I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy rằng: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta) Cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “ Giúp học sinh lớp năm học tốt phần lịch sử địa phương”. II.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là những viên đá đặt nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành giàu mạnh và phồn vinh. Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết của mình, Đảng ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối với lớp trẻ. Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những gì chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha ông chúng ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi nguồn cội của mình. Để làm được điều này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích Lịch sư - Văn hoá của dân tộc. Chủ trương kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa. thể nghiệm và kiểm chứng để có cơ sở thực tiễn tốt hơn cho việc hoàn thiện thay sách giáo khoa. III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, mỗi tấc đất đều thắm đượm máu cha ông và ghi dấu những trang oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi tên đất, tên người đều là một niềm tự hào của cả dân tộc. Có thể khẳng định rằng: không một địa danh nào của dân tộc ta là không gắn liền với một sự kiện lịch sử nào đó. Người ngoại quốc đã phải thốt lên rằng: “…Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng, Đến em thơ cũng hoá những anh hùng Đến ong dại cũng hoá thành chiến sĩ Và hoa trái cũng trở thành vũ khí…” (Tố Hữu tuyển tập – NXB Văn học) Ở Quảng Nam mảnh đất đi đầu đánh Mỹ chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn hoá các dân tộc cũng là một kho tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương. (Xem phần phụ lục). Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta - những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì hai tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít bởi vì chúng ta có quá nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có quá nhiều điều chưa biết. A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Thứ nhất, đề tài nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên lớp 5 dạy Lịch sử địa phương về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Do vậy, tôi hy vọng SKKN của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp phần nào khắc phục được khó khăn trong việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi chương trình lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy trong lịch sử lớp 4-5, thì rất nhiều giáo viên trong tổ năm chúng tôi rất lung túng trong việc giảng dạy, Kể cả tài liệu giảng dạy. Đó chính là vấn đề chủ yếu thôi thúc tôi thực hiện đề tài này. Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em học sinh về nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức phong phú và quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay xung quanh các em, các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên nhưng các em chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải cho các em hiểu được một cách tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Để làm được điều này không phải là ngày một, ngày hai song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của chúng ta sẽ là viên gạch dần dần hoàn thiện bức tường. Tâm lý chung của con người, nhất là người Á đông chúng ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương, một nơi chôn nhau cắt rốn và ai cũng tự hào về nới ấy Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài sẽ góp phần giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương, yêu xứ sở của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ. Trước hết, các em học sinh lớp 5 chuẩn bị ra khỏi cấp tiểu học bước vào một cấp học mới, tiếp xúc với Lịch sử với tư cách là một môn học chính khoá. Việc đặt những viên gạch nền móng ban đầu cực kỳ có ý nghĩa đối với các em trên con đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối với quê hương, xứ sở của mình [...]...B LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Về Lịch sử địa phương cũng như phương pháp sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương đã có rất nhiều nhà khoa học cũng như nhà sư phạm đề cập đến Riêng phần Lịch sử Quảng Nam, đáng kể nhất là các công trình: + 400 năm địa lí lịch sử Quảng Nam _ /Phụ lục 3_ Nguyễn Đình Đầu (Tìm hiểu con người xứ Quảng) + Những... trình, bài viết về Lịch sử địa phương Quảng Nam đã có cho tới hiện nay hầu hết là những công trình mang tính khảo cứu 1.Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử lớp 5, cụ thể là phần Lịch sử địa phương Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa 2 Tiến hành sưu tầm, tập hợp tất cả những sử liệu lịch sử địa phương (cả lý thuyết và thực... giới hạn nội dung Đây là một vấn đề rất khó Kiến thức lịch sử địa phương thì cả một rừng, một biển Vấn đề quan trọng và cần thiết là khai thác những cái nào, khai thác như thế nào để vừa đạt được cái chung (lịch sử dân tộc) và làm nổi bật cái riêng (lịch sử địa phương) Đó mới là cái đích của vấn đề 3 Thiết lập tài liệu hướng dẫn giảng dạy (sơ thảo) cho một số giáo viên trong tổ năm, trước hết là cho... Mỹ, mở đầu cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ" A2 GỢI Ý GIẢNG DẠY a/Chuẩn bị: Thiết kế giáo án giảng dạy: Như trên đã trình bày, kiến thức lịch sử địa phương rất phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp Trong cái mênh mông đó, người giáo viên phải chọn lựa, sàng lọc ra những sự kiện, những vấn đề cần thiết... TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG ĐI ĐẦU DIỆT MỸ” Tiết thứ hai:Giảng về lịch sử của Huyện(Nơi trường mình dạy) Điển hình là trận đánh Núi Thành vào đêm 25 rạng ngày 26 tháng 5 năm 1965 b/.Đề xuất một giáo án cụ thể:Giáo án tiết thứ 2 Bài soạn môn lịch sử địa phương (TUẦN 31) Tên bài soạn : CHIẾN THẮNG NÚI THÀNH I/Mục tiêu bài dạy: Qua bài học HS biết: Núi Thành là một miền đất “ Anh hùng đi đầu diệt Mỹ” Mở đầu cho... mảnh đất này, Quảng Nam trở thành quê hương “đi đầu đánh Mỹ” với chiến thắng Núi Thành oanh liệt, mở ra bài học đánh Mỹ trên toàn miền Nam, khẳng định ta có thể diệt gọn quân chủ lực Mỹ bằng lực lượng địa phương Và cuối cùng là chiến thắng Tiên Phước Tam Kỳ vào tháng 3-1975, cắt đứt đường bộ phía sau lưng căn cứ quân sự Đà Nẵng, tạo điều kiện giải phóng nhanh gọn toàn bộ đất Quảng, góp phần mang ý nghĩa... mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Sau ngày hòa bình, Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng đã vận dụng một cách sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương để lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Năm 1997, khi mới tái lập, Quảng Nam là một tỉnh thuần nông, là một trong những tỉnh nghèo Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng... Nam đánh Mỹ Diễn biến, khái quát ý nghĩa Biết đến tượng đài ghi dấu chiến tích Biết và chỉ được địa danh trên thực tế Tự hào về truyền thống quê hương Ghi nhớ chiến công mà cha ông đã lập nên II/ Chuẩn bị: -Tranh ảnh, sách báo, thông tin về trận đánh Núi Thành -Bản đồ hành chính huyện Núi Thành III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh • • • Hai HS lần lược lên trả lời câu... thảo luận nhóm đôi Đại diện nhóm lên trình bày, • *Chiến thắng Núi Thành (26.5.1965): Trận chiến đấu diệt Mĩ đầu tiên của quân và dân tỉnh Quảng Nam Đêm 25-5 rạng ngày 26-5- 1965 một đại đội bộ đội địa phương tỉnh đã tiến công Đại đội 2, Sư đoàn Bộ binh Hải quân 3 Mĩ tại Núi Thành ( cứ điểm tiền tiêu; tây Chu Lai 4 km) Vận dụng kĩ thuật tiềm nhập của đặc công từ 3 hướng, sau gần 30 phút chiến đấu ,... ở phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á Mảnh đất Quảng Nam còn ghi lại nhiều dấu tích của những năm kháng chiến trường kỳ Đó là các di tích Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999 b/Quảng Nam thời kỳ kháng chiến . phục được khó khăn trong việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi chương trình lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy trong lịch sử lớp 4-5, thì rất. ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên lớp 5 dạy Lịch sử địa phương về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Do vậy, tôi hy vọng SKKN của tôi sẽ giúp các

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

lên bảng trả lời câu hỏi: - SKKN: Dạy LS&ĐL địa phương
l ên bảng trả lời câu hỏi: (Trang 24)
hình tư liệu tranh bột màu của tác giả Nguyễn Đức  Hạnh về trận đánh Núi  Thành) - SKKN: Dạy LS&ĐL địa phương
hình t ư liệu tranh bột màu của tác giả Nguyễn Đức Hạnh về trận đánh Núi Thành) (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w