1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LS & ĐL đai phuong BL

7 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 174 KB

Nội dung

LỊCH SỬ Tiết 32 Quyết tâm đánh bại kế hoạch Bình dịnh lấn chiếm, cướp giật lúa gạo của địch năm 1974 (Lịch sử địa phương) I/MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu được : - Huyện vĩnh lợi là một trong điểm trong kế hoạch mùa khô của địch để địch thực hiện kế hoạch Bình định lấn chiếm, cướp giật lúa gạo (1974). - Quân & dân huyện Vĩnh lợi có tư tưởng vững vàng, kiên cường bám trụ địa bàn để đánh địch. II/CHUẨN BỊ: - Tài liệu tham khảo: Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Lợi. III/CÁC HOẠT ĐỘNG: *Kiểm tra: * 2HS đứng tại chỗ trả lời: - Vì sao có cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972? - Em hãy nêu kết quả của cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972. - Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972. - GV nhận xét – Cho điểm - Vì đế quốc Mĩ đã vi phạm Hiệp dịnh Pa – ri nên quân và dân huyện Vĩnh Lợi đã mở cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972. - Cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972 đã tiêu diệt & làm thiệt hại gần nửa số sư đoàn địch & làm tan rã gần 2/3 số quân chủ lực nguỵ, giải phóng nhiểu vùng nông thôn rộng lớn. - Ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972: + Chiến thắng của cuộc tiến công có thể so sánh với những chiến thắng của nhân dân trong chiến lươc xuân hè trong cả nước. + Chiến thắng đã mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng của nhân dân ta. *Giới thiệu: Hôm nay, thầy sẽ giúp các em tìm - HS quan sát tranh- Lắng nghe. hiểu về huyện vĩnh lợi là một trong điểm trong kế hoạch mùa khô của địch để địch thực hiện kế hoạch Bình định lấn chiếm, cướp giật lúa gạo & ý chí kiên cường của nhân dân bám trụ địa bàn để đánh địch. Hoạt động 1 Huyện Vĩnh Lợi là một trọng điểm trong kế hoạch mùa khô của địch - Vì sao nói huyện Vĩnh Lợi là một trọng điểm trong kế hoạch mùa khô của địch? - Huyện Vĩnh Lợi là một trọng điểm trong kế hoạch mùa khô của địch vì : + Huyện Vĩnh Lợi đông dân có nhiều đồng bào Khmer sống bao bọc thị xã, có thể trực tiếp tác động đến hangổ cuối cùng của nguỵ quân ,nguỵ quyền. + Huyện Vĩnh Lợi có tiềm lực lớn về nông nghiệp. Hoạt động 2 Kế hoạch thực hiện âm mưu lấn chiếm, cướp giật lúa gạo - Địch thực hiện âm mưu lấn chiếm, cướp giật lúa gạo của nhân dân ta như thế nào? - Cuối năm 1973, địch triển khai chủ trương cướp lúa. Chúng chủ trương xây dựng các chành lúa theo đầu mối giao thông như: Câu Sập, Sóc Đồn, Vĩnh Hưng, Cái Dầy,… Chúng tác động nông dân đưa lúa ra vùng chúng kiểm soát, đánh cướp kho lúa của ta ví trong căn cứ, gởi trong nhà dân. - Đầu tháng 12/1974, nhân dân ở xã Châu Thới, Châu hưng, Long Thạnh đấu tranh mạnh mẽ nên buộc chúng bãi bỏ lệnh này bằng cách tăng giá lúa. Nhân dân ta lường trước ý đồ của chúng, hạn chế bán lúa & bảo vệ lúa tốt nhất nhất khiến địch không thực hiện được ý đồ. Hoạt động 3 Cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Vĩnh lợi *GV: Đầu thàng 4/1974, trước sự - HS lắng nghe. tấn công của nhân dân miền Nam, quân dân Tây Nam bộ, quân dân huyện nhà đã làm cho thinh thần địch hoang mang. Để gỡ gạt sự thất bại đó, địch tăng cường cắm trại, phòng vệ; chúng đưa quân ra phản kích môt số nơi bị mất như: Xóm Lá, Chắc Đốt, Hoàng II, Hưng Hội. Nhưng trước khí thế tấn công của nhân dân ta, địch bị thiệt hại nặng nề, tinh thần hoang mang, sa sút nghiêm trọng. - Quân và dân Vĩnh Lợi đã phản ứng như thế nào? Kết quả ra sao? - Từ ngày 16 đến ngày 20/4/1974 du kích xã Hưng Hội, Châu hưng cùng địa phương quân trong huyện bao vây đồn Chắc Đốt gây chi địch tổn thất & hoang mang. - Lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5, các xã Hưng Hội, Châu Hưng, Châu Thới, Long Thạnh tập trung ba mũi pháo kích , bao vây 17 đồn. Những tháng cuối năm 1974 lực lượng vũ trang, chính trị, binh vận tấn công địch ráo riết. *Củng cố-Nhận xét- Dặn dò: - GV liên hệ thực tế. - Nhận xét- Khen - Chuẩn bị: Ôn Tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay ĐỊA LÍ Tiết 32 Người dân Vĩnh Lợi và hoạt động kinh tế văn hoá (Địa lí địa phương) I/MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết : - Quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi. - Đăc điểm về kinh tế & văn hoá huyện Vĩnh Lợi. II/CHUẨN BỊ: - Tranh tháp cổ Vĩnh Hưng III/CÁC HOẠT ĐỘNG: * Kiểm tra: * 3HS lần lược trả lời câu hỏi - Em hãy tìm và nêu vị trí địa lí của huyện Vĩnh Lợi trên bản đồ tỉnh Bạc Liêu. - Huyện Vĩnh Lợi gồm mấy xã? Mấy thị trấn? - Em hãy cho biết các dân tộc chủ yếu sống ở huyện Vĩnh Lợi? - Nêu số dân của mỗi dân tộc? - Huyện Vĩnh Lợi ở phía Đông của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Thạnh Trị của tỉnh Sóc Trăng; Nam giáp thị xã Bạc Liêu; Tây giáp huyện Phước Long và huyện Hoà Bình; Đông giáp huyện Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng. - Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Châu Hưng và 7 xã là: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Châu Hưng A, Hưng Thành, Hưng Hội, Châu Thới, Long Thạnh. Ủy ban Nhân dân huyện tọa lạc tại thị trấn Châu Hưng, ĐT: 0781.753111, Fax: 0781.753021. - Các dân tộc chủ yếu sống ở huyện Vĩnh Lợi: Kinh, Hoa, Khơ – me ,… - Dân số huyện Vĩnh Lợi hiện nay là : 193984 người, trong đó đồng bào người Kinh là 170631 người, người Khmer là 22216 người, người Hoa là 1040 người. *Giới thiệu: Hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi & đặc điểm về kinh tế & văn hoá huyện Vĩnh Lợi. -HS lắng nghe Hoạt động 1 Quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi - Quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi như thế nào? GV: Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tháp là di tích kiến trúc cổ duy nhất mang dáng dấp nghệ thuật kiến trúc thời Ăng Ko của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo - Quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi từ những năm đầu của thế kỉ XVI: + Khẩn hoang: vùng đất Vĩnh Lợi nằm trong châu thổ sông Cửu Long hình thàng từ rất xa xưa. Thời kì cổ đại hình thành lên một vương tên gọi là vương quốc Phù Nam. Tháp cổ Vĩnh Hưng là công trình kiến trúc duy nhất của người Phù Nam còn đứng vững trên mặt đất. + Lập xóm, lập làng, lập chợ: Từ một vùng đất hoang vu, một số lưu dân người Việt chạy trốn khỏi khỏi cảnh Nam Bắc phân tranh, cùng với một số ít người Khmer chạy sự đàn áp, bóc lột thậm tệ của nhà nước Ăng – co đến vùng đất này để khai hoang, lập nghiệp ở vùng đất này. Những phum sóc đầu tiênlà Chắc Đốt ở làng Châu Hưng, Sóc Đồn ở làng Hưng Hội. Tiếp đó người Hoa đến vùng đất Bạc Liêu lập chợ mở Bạc Liêu. - HS quan sát tranh lắng nghe. lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Tháp Vĩnh Hưng phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam kỳ. Sau đó tháp còn có nhiều tên gọi khác như; tháp Lục Hiền, tháp Bhah Dhat Hoạt động 2 Đặc điểm về kinh tế và văn hoá của Vĩnh Lợi - Em hãy nêu đặc điểm về kinh tế, văn hoá của Vĩnh Lợi? GV: Năm 2009, tình hình sản xuất nông nghiệp và thủy sản của nông dân trong huyện Vĩnh Lợi gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do - Người Khmer thích canh tác trên đất gò cao, hình thành các phun sóc như Sóc Đồn. - Người Việt có kinh nghiệm trồng lúa nước, khai phá vùng đất đầm lầy làm ruộng, hình thành các xom như xóm Cai Điều, Nhà Dài, Chắc Đốt. - Người Hoa làm vừa làm rẫy, vừa mua bán, thu mua hàng nông, thuỷ hải sản, kinh doanh các hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhu yếu phẩm. - Dưới thời thực dân Pháp, nông dân huyện Vĩnh Lợi luôn sống nghèo khổ, thiếu đói, tô tức nặng nề. Nạn cờ bạc trộm cắp tràn lan, trẻ em không được đến trường. - Người dân huyện Vĩnh Lợi luôn đấu tranh chống thiên nhiên, đấu tranh với địa chủ phong kiến, đấu tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. - Người Việt, Hoa, Khmer sống chan hoà, giúp đỡ nhau trong sản xuất, lao động, bảo vệ truyền thống tốt đẹp trên vùng đất đa dân tộc. - HS lắng nghe giá cả hàng nông - thủy sản không ổn định và chi phí phục vụ sản xuất tăng cao; một số hộ dân vừa thiếu vốn sản xuất, vừa thiếu kỹ thuật nên năng suất thường thấp, chi phí sản xuất cao và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Trước tình hình đó, huyện hướng dẫn nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới như: mô hình tôm – lúa tại ấp Ngọc Được - xã Hưng Thành với diện tích thực hiện là 3.000 m 2 ; mô hình Gà Sao tại ấp Trà Khứa – xã Long Thạnh với quy mô thực hiện 100 con;… *Củng cố-Nhận xét- Dặn dò: - GV liên hệ thực tế: - Nhận xét- Khen - Chuẩn bị: Ôn tập cuối năm . xuân hè năm 1972. - Cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972 đã tiêu diệt & làm thiệt hại gần nửa số sư đoàn địch & làm tan rã gần 2/3 số quân chủ lực nguỵ, giải phóng nhiểu vùng nông. hiểu về quá trình khẩn hoang, lập xóm, lập làng, lập chợ trên vùng đất Vĩnh Lợi & đặc điểm về kinh tế & văn hoá huyện Vĩnh Lợi. -HS lắng nghe Hoạt động 1 Quá trình khẩn hoang, lập. trong kế hoạch mùa khô của địch để địch thực hiện kế hoạch Bình định lấn chiếm, cướp giật lúa gạo & ý chí kiên cường của nhân dân bám trụ địa bàn để đánh địch. Hoạt động 1 Huyện Vĩnh Lợi là

Ngày đăng: 07/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w