1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc

89 615 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 482 KB

Nội dung

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH - HĐH) mà toàn Đảngtoàn dân ta tiến hành chỉ có thể thành công khi chúng ta thực sự tạo cho mìnhmột trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại.

Để có một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trước tiên chúng ta phảiphát triển khoa học công nghệ Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa hoc - côngnghệ sẽ là quốc sách hàng đầu trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH) nói chung và trong công cuộc CNH - HĐH hiện nay nói riêng.

Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước đòi hỏi chúng taphải đồng thời kết hợp giữa vấn đề tự nghiên cứu phát triển khoa học trong nướcvới việc du nhập tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Với điều kiện thực tếViệt Nam hiện nay chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài vào trongnước sẽ được ưu tiên trước một bước trong trọng tâm phát triển khoa học côngnghệ.

Để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, đã có rất nhiều những công trình tài liệunghiên cứu đề cập đến lĩnh vực CGCN từ nước ngoài vào trong nước ở nhữnggóc độ, mức độ khác nhau Với mong muốn góp một tiếng nói chung vào việcnâng cao hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và góp phần hoàn thiệnhơn một bước những kiến thức liên quan hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt

Nam, khoá luận tốt nghiệp có đề tài : “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam” với những kiến

thức về lý luận và thực tế liên quan đến hoạt động CNCG, người viết hy vọngrằng đây sẽ là một tài liệu phản ánh chân thực về tình hình CGCN và những giảipháp để nâng cao hiệu quả.

Khoá luận này đi vào nghiên cứu những lý luận chung nhất về công nghệvà CGCN trên cơ sở kết hợp phân tích đánh giá thực trạng về công nghệ vàCGCN cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam từ đó đi đến xây dựng một hệthống các chỉ tiêu phản ánh một giải pháp công nghệ thích hợp với Việt Nam.

Trang 2

Và tiếp đó là chú trọng hướng vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạtđộng CGCN trong mỗi doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là kết hợp giữa nghiên cứu lý luậnvà thực nghiệm thực tế dựa trên quan điểm duy vật biện chứng.

Khoá luận này được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp cáctài liệu, số liệu, thông tin thực tế liên quan đến CGCN cùng với việc tham khảonhững kiến thức lý luận trong chương trình giảng dạy ở trường Đại học Ngoạithương qua các môn học như: Kinh tế ngoại thương; Quan hệ kinh tế Quốc tế;Đầu tư nước ngoài; Chuyển giao công nghệ; Thanh toán quốc tế; Kỹ thuậtnghiệp vụ Ngoại thương; Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và cácmôn học cơ bản, chuyên ngành khác Khoá luận này còn xây dựng trên cơ sởtham khảo những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa họccông nghệ.

Ngoài lời nói đầu và kết luận ra khoá luận được chia làm 3 chương sau:

Chương I: Vai trò của hoạt động CGCN với sự phát triển kinh tế của Việtnam

Chương II: Tình hình hoạt động CGCN tại Việt Nam trong thời gian quaChương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giaocông nghệ nước ngoài vào Việt Nam.

Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếusót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tận tìnhhướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2003.Người viết

Học viên Vũ Thế Anh

Trang 3

1.1 Khái niệm về công nghệ

Công nghệ là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ Mỗi địnhnghĩa đề cập đến công nghệ ở những phương diện khác nhau.

 Công nghệ theo cách hiểu của các nhà khoa học thì “công nghệ” là hệ

thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các tri thức khoa học để giảiquyết một vấn đề thực tiễn.

 Theo các nhà quản lý và các nhà kinh tế học nói một cách tổng quát

“công nghệ” là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất

hoặc chế biến thông tin nhằm biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành các nguồnlực sử dụng.

 Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc UNIDO (UnitedNations Industrial Development Orgnization) “công nghệ” là việc áp dụng khoa học

vào công nghệ bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý có một hệ thốngvà có phương pháp.

 Theo Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP(Economic and Social Commision for Asia and Pacific), “công nghệ” bao gồm tất cả

các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạohoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý, công nghệ luôn luôn gắn liền với quátrình sản xuất trực tiếp Định nghĩa này đã được mở rộng khái niệm ứng dụngcủa công nghệ vào các lĩnh vực quản lý và dịch vụ Định nghĩa này được ápdụng rộng rãi, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của quan niệm về công nghệ.

Trang 4

 Về phương diện kinh doanh khái niệm “công nghệ” được định nghĩanhư sau: “Công nghệ” là hệ thống các giải pháp mà con người sử dụng trong quá

trình thực hiện, như chế tạo một sản phẩm, xây dựng một công trình hay thựchiện một dịch vụ.

Như chúng ta điều biết, khoa học và công nghệ khác nhau về bản chất mặcdù có quan hệ ngày càng mật thiết Khoa học nhằm đạt đến sự tiến bộ của nhậnthức trong khi đó công nghệ áp dụng nhận thức nhằm tìm cách biến đổi thực tại.Khoa học thường gắn với các khám phá, công nghệ gắn với hàng hoá dịch vụ.Công nghệ luôn là loại hàng hoá vô hình được mua bán trên thị trường thôngqua hoạt động chuyển giao công nghệ.

1.2 Các yếu tố cấu thành công nghệ1.2.1 Hình thái vật chất của công nghệ

Hình thái vật chất của công nghệ được gọi là phần cứng (hardware) hay gọitắt là trang thiết bị (technoware) bao gồm máy móc thiết bị, công cụ, hạ tầng kỹthuật (các giải pháp đã được vật chất hoá).

1.2.2 Thông tin (informware)

Thông tin là các sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh, quy trình, phương pháp dự án,mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật… được thể hiện trong các ấn phẩm và cácphương tiện lưu trữ thông tin khác.

Phần thông tin rất quan trọng nó quyết định phần lớn sự thành công haythất bại của chuyển giao công nghệ Nó được tiến hành tìm kiếm trong một thờigian dài và được hoàn thiện trước thời gian ký hợp đồng.

1.2.3 Thiết chế (Orgaware)

Thiết chế là cơ cấu tổ chức, quản lý, là động lực quan trọng thúc đẩychuyển giao công nghệ bao gồm sự liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ… chocác hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra,tiến hành.

Trang 5

1.2.4 Yếu tố con người (Humanware)

Yếu tố con người bao gồm kiến thức, kỹ năng công nghệ, kinh nghiệm sảnxuất, kỷ luật sản xuất và tính sáng tạo.

Ba yếu tố thông tin, thiết chế, yếu tố con người gộp lại gọi là phần mềmcủa công nghệ (Software)

1.3 Phân loại công nghệ

1.3.1 Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ

Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ chia làm 3 loại công nghệ chính:- Công nghệ cao

- Công nghệ thường - Công nghệ thấp.

 Những chỉ tiêu đối với một công nghệ cao là:

+ Tiêu hao một lượng lớn về chi phí (R&D) công nghệ.

+ Áp dụng những giải pháp hoặc kiến thức khoa học mới nhất, sử dụngnhiều phát minh sáng chế mới.

+ Trình độ tự động hoá cao.

+ Vận dụng phức hợp nhiều giải pháp công nghệ.

+ Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ khác.

Tuy nhiên, khái niêm công nghệ cao chỉ có ý nghĩ tương đối, khái niệm nàybiến đổi theo thời gian, và được hiểu không giống nhau ở các nước có trình độcông nghệ khác nhau.

Một công nghệ cao được hiểu theo những tiêu chí ở trên quá thiên về mặtkỹ thuật, nó chưa tính đến khía cạnh thương mại, bởi lẽ có công nghệ cao chưahẳn đã đảm bảo thành công về mặt thương mại vì nó phụ thuộc và sự chấp nhậncủa thị trường Do đó đứng trên góc độ doanh nghiệp, khi đánh giá công nghệkhông thể tách rời các yếu tố kỹ thuật ra khỏi các yếu tố thương mại Tóm lạimột công nghệ được coi là công nghệ cao hiện đại còn cho phép nhà đầu tư đạt

Trang 6

được hiệu quả kinh doanh tương ứng thể hiện ở mức độ sinh lợi, giá trị gia tăng,năng suất cao hơn các công nghệ tương tự.

1.3.2 Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ

Chia làm 3 loại công nghệ chính:

- Công nghệ có hàm lượng lao động cao (Labour intensive): may mặc, dệt,lắp ráp.

- Công nghệ có hàm lượng vốn cao (Capital intensive): đóng tàu cơ khí, khaikhoáng.

- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao (Knowledge intensive): phần mềm, côngnghệ sinh học

Các nước phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều

đã trải qua một cách tuần tự trong những “bậc thang công nghệ” đó là chuyển

dần từ công nghệ có hàm lượng lao động cao sang công nghệ có hàm lượng vốn

và tri thức cao Tuy nhiên việc giải bài toán “nhảy cóc công nghệ” (thực hiện

chu trình công nghệ đứt đoạn: nhảy từ chu trình công nghệ hiện có sang một chutrình công nghệ cao hơn, tiên tiến hơn của các nước phát triển) là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu đặt ra với các nước đang phát triển trong thời đại ngày nay để rútngắn khoản cách về trình độ và năng suất của nền sản xuất so với nền sản xuấtcủa các nước phát triển.

1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thế giới hiện nay

Hiện nay, trên thế giới theo OECD, những ngành mũi nhọn công nghệ caođang được phát triển mạnh mẽ ở những nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, EU vàđặc biệt các nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á; đó là những ngành côngnghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ gia côngchính xác trong chế tạo máy, tự động hoá, năng lượng mới, công nghệ hàngkhông vũ trụ Đây là những ngành thể hiện những xu thế phát triển chủ yếuhiện nay của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới Nó đưa vai tròcủa các lợi thế so sánh cạnh tranh có tính truyền thống như tài nguyên, vốn, sức

Trang 7

lao động xuống hàng thứ yếu sau trình độ công nghệ Tổ chức hoạt động khoahọc có tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự phát triển thịnh vượng và giàu có củamỗi quốc gia và xã hội.

Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba nội dung cơ bảnnhất của cách mạng công nghệ, của hệ thống công nghệ thời đại Nói đến cáchmạng công nghệ tất nhiên là còn phải đề cập tới các hướng phát triển khác như:công nghệ vũ trụ, công nghệ đại dương, công nghệ tổng hợp hạt nhân nhưng đólà những hướng công nghệ đặc trưng cho một số ít siêu cường về kinh tế và khoahọc kỹ thuật không mang tính phổ cập Hơn nữa những tiến bộ trong các hướngnày phần lớn do những thành tựu mới của điện tử tin học, công nghệ sinh học vàvật liệu mới quyết định Ba hướng công nghệ cơ bản nói trên phát triển khôngtách rời nhau và thâm nhập vào nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển Cáchmạng công nghệ càng phát triển lên cao thì sự thâm nhập vào nhau của cáchướng công nghệ ấy càng mật thiết Không có những thành tựu mới của điện tửvà tin học thì không thể có các loại vật liệu có tính năng theo đơn đặt hàng,không thể tạo ra các cơ thể sống có tình trạng mong muốn, ngược lại không cóvật liệu mới thì cũng không thể có những thành tựu hiện nay của điện tử và tinhọc Sinh điện tử trong tương lai sẽ là một sự lai ghép thực sự giữa công nghệsinh học và vi điện tử với sự tham gia của các vật liệu sinh học.

Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba hướng công nghệ

mang tính “generic”có khả năng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực công nghệ

khác nhau của nền kinh tế quốc dân Đó là cơ sở công nghệ để thực hiện sựnghiệp tái công nghiệp hoá tại các nước một mặt vừa tạo những ngành côngnghiệp mới có tốc độ phát triển rất cao từ 17% - 25% (như công nghiệp điện tửvà công nghiệp sinh học) một mặt góp phần hiện đại hoá và nâng cao hiệu quảkinh tế của các ngành đã có từ trước (như dệt may, da dầy, luyện kim, côngnghiệp ô tô) mang lại cho các nước một mức sống mới, những giá trị kinh tế - kỹthuật mới.

Trang 8

2 Chuyển giao công nghệ

2.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ luôn được coi là hàng hoá, mà đãlà hàng hoá thì tất yếu sẽ có mua và bán, trao đổi và có thị trường tiêu thụ hànghoá đó Việc mua và bán đó được gọi chung bằng thuật ngữ CGCN, như vậy 4yếu tố cấu thành CGCN chính là máy móc (machine), thị trường (market), quản lý(management), tiền (money) gọi tắt là 4 M

CGCN được hiểu đơn giản là mang kiến thức kỹ thuật vượt qua một giớihạn trong hay ngoài nước Thực ra CGCN là việc tiếp nhận công nghệ nướcngoài và là quá trình vật lý, trí tuệ, một quá trình đi tìm kiếm với việc huấnluyện toàn diện của một bên về sự hiểu biết học hỏi của một bên khác.

Bên bán là: “bên giao công nghệ” là một bên gồm một hay nhiều tổ chức

kinh tế, khoa học, công nghệ và tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân ởnước ngoài có công nghệ chuyển giao vào nước khác Do xuất phát từ nhu cầuđổi mới và cải tiến công nghệ của các nước chủ công nghệ, các nước thườngxuyên chuyển giao công nghệ và thiết bị đã bắt đầu bão hoà trên thị trường chứkhông phải chuyển giao công nghệ mới nhất

“Bên nhận công nghệ” là một hay nhiều tổ chức kinh tế, khoa học, công

nghệ khác nhau có tư cách pháp nhân hay cá nhân tiếp nhận công nghệ Bênmua công nghệ phải có thông tin, có hiểu biết, có nghiệp vụ kỹ năng cần thiết,mặt khác cũng cần định hướng, hỗ trợ của các cấp quản lý và sự phối hợp củacác doanh nghiệp cùng ngành nghề Trong xu thế thời đại hiện nay, khoa học kỹthuật phát triển như vũ bão, công nghệ liên tục được cải tiến và đổi mới Do đó,CGCN góp vốn bằng công nghệ thực chất là một cuộc mua bán, xuất nhập hànghoá đặc biệt, có những yếu tố lượng hoá được, có những yếu tố không thể lượnghoá được, có những ảnh hưởng trực tiếp của tương lai Tuy nhiên, theo thông lệ

quốc tế, hai bên “mua” và “bán” công nghệ bị ràng buộc lẫn nhau bằng hợp

đồng chuyển giao công nghệ Trong hợp đồng CGCN, việc xác định giá cả và

Trang 9

phương thức thanh toán hết sức quan trọng Cần được xem xét và tiếp nhận mộtcách có hệ thống Việc nhận dạng đánh giá và phân tích công nghệ phải đặttrong tổng thể: Phân tích thị trường, phân tích tài chính và kinh tế của dự án Chỉcó như vậy mới đánh giá được công nghệ một cách hợp lý, bảo đảm tính cạnhtranh và lợi nhuận cho dự án.

2.2 Nội dung chuyển giao công nghệ

2.2.1 Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu côngnghiệp

Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các đối tượng sau:

- Sáng chế (invention): là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuậtthế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanhvà trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

- Giải pháp hữu ích: là các giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật ởViệt Nam và có khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

- Kiểu dáng công nghiệp (industrial design): là hình dáng bên ngoài của sảnphẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp nhữngyếu đó, có tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm côngnghiệp hay thủ công nghiệp và để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm kháccùng loại

- Nhãn hiệu hàng hoá (trade mark): Nhãn hiệu hàng hoá có thể là dấu hiệu,biểu tượng, tên gọi, màu sắc, từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố đó đểphân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khácnhau.

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Origin): là tên gọi của một loại hàng hoá gắnliền với một địa danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra với các tínhchất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lí độc đáo và ưu điểm bao gồmcác yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

Trang 10

2.2.2 Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp đối tượng sau:

- Phương án công nghệ, quy trình công nghệ.- Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.- Công thức, bản vẽ sơ đồ, bản biểu.

- Thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác.

- Bí quyết kỹ thuật - công nghệ (có thể hoặc không có thiết bị kèm theo).Bí quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật để sản xuấtnhững sản phẩm nhất định hoặc để áp dụng một quy trình công nghệ nào đó mộtcách tốt nhất hoặc để nâng cao chất lượng một sản phẩm kỹ thuật nào đó mà nếukhông có kinh nghiệm và kiến thức này thì không thể sản xuất được sản phẩmhoặc không thể tiến hành việc sản xuất một cách chính xác và hiệu quả kinh tếnhư thế.

2.2.3 Thực hiện các hình thức dịch vụ và tư vấn sau:

- Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vậnhành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao.

- Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thựchiện các quy trình công nghệ được chuyển giao.

- Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý công nhân,cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khảthi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ.

- Thực hiện dịch vụ về thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trườngcông nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.

Các hoạt động thuần tuý nhập khẩu máy móc, thiết bị, thông thường khôngđược coi là CGCN.

2.3 Các hình thức và các dòng chuyển giao công nghệ2.3.1 Các hình thức chuyển giao công nghệ

Trang 11

Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài

Đây là hình thức đang được thực hiện ồ ạt nhất hiện nay và quy mô ngàycàng tăng dần do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là vào các nướcASEAN, đang tăng rõ rệt.

Các trường hợp CGCN thuộc hình thức này có đặc điểm chung là:

- Công nghệ được đưa vào cùng với hợp đồng đầu tư trực tiếp từ nướcchuyển giao.

- Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người nắm công nghệ và sử dụngcông nghệ.

- Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án mà nhà đầu tư nước ngoài bỏvốn dưới một hình thức và mức độ nào đó.

Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (license)

Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền thực chất là hình thức mua bán loại hànghoá đặc biệt - đó là công nghệ Tham gia vào quá trình này là hai bên hoàn toànđộc lập nhau, không bị ràng buộc về tài chính Đây chỉ là hình thức CGCN điểnhình và phổ biến nhất.

Hợp đồng “chìa khoá trao tay”

Hợp đồng chìa khoá trao tay là thoả thuận giao cho nhà thầu (bên giao côngnghệ) thực hiện mọi bước từ đầu đến cuối của một dự án đầu tư (kể cả các dịchvụ tư vấn, quản lý, thiết kế kỹ thuật và các dịch vụ khác) cho đến khi dự án sẵnsàng đi vào sản xuất thương mại hoặc được sử dụng ngay.

Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ

Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ là hình thức chuyển giaocông nghệ mà hai bên cùng xây dựng một dự án công nghệ trên cơ sở thế mạnhvốn có của mỗi bên, các bên cùng tiến hành nghiên cứu phát triển dự án côngnghệ đó theo nguyên tắc cùng đầu tư cùng chịu rủi ro để tạo ra một giải phápcông nghệ mới

Trang 12

Đây là hình thức các công ty nước sở tại, các chính phủ rất kỳ vọng và tạomọi điều kiện ưu đãi, vì nó thể hiện đầy đủ tính tích cực của một cuộc CGCNtheo đúng nghĩa:

- Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng chịu rủi ro.

- Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thế mạnh chung mà trước đómỗi bên không hề có.

- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫnnhau.

2.3.2 Các dòng chuyển giao công nghệ chủ yếu trên thị trường thế giới

Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển sang các nướcđang phát triển (chuyển giao công nghệ Bắc - Nam)

Dòng CGCN Bắc - Nam là dòng CGCN được thực hiện chủ yếu từ cácnước công nghiệp phát triển ở Bắc bán cầu sang các nước đang phát triển ở Nambán cầu

Dòng CGCN này được diễn ra ồ ạt từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20, khimà các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và các nước Tây Âu chuyển một sốbộ phận công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên như:khai khoáng, khai thác dầu khí sang các nước đang phát triển để tập trung đivào nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuậtcao Hơn nữa, vào những năm 70 các nước đang phát triển đang trong giai đoạnđầu của quá trình CNH - HĐH nên rất cần CGCN từ các nước phát triển Vì vậydòng CGCN này càng có điều kiện phát triển Cho đến nay dòng CGCN này vẫncòn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bởi lẽ nhu cầu nhập khẩu công nghệ hiện đại từcác nước phát triển để phát triển nền kinh tế đối với các nước phát triển vẫn cònthiết yếu và tất yếu Dòng chuyển giao công nghệ này chủ yếu được thực hiệnthông qua hình thức FDI

Có thể đơn cử một số trường hợp điển hình trong dòng CGCN này như: đầutư của tập đoàn IBM, Motorola của Mỹ vào Trung Quốc, đầu tư của tập đoàn

Trang 13

dầu khí BP vào các nước dầu lửa Nam Mỹ, vào các nước Đông Nam Á trong đócó Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển (chuyển giao Nam- Nam)

Với nguồn tín dụng của chính phủ Italia, một hệ thống công nghệ pilot vềthông tin (TIPS) đã được hình thành với mạng lưới thông tin phát triển đangành, trong đó thông tin khoa học kỹ thuật cần cho sự phát triển kinh tế của cácnước tham gia được trao đổi thông qua mạng lưới liên lạc bằng vệ tinh Mườithành viên ban đầu tham gia vào hệ thống TIPS là: Trung Quốc, Kênia, Peru, HyLạp, Philipin, Mehico, Braxin, Pakistan, ấn Độ Zimbabuê Mục tiêu của TIPS làthúc đẩy CGCN và hợp tác kinh tế nhằm khai thác các nguồn lực và khả năngcủa các ngành công nghệ thuộc các khu vực của chính phủ, công cộng và tưnhân, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức tài chính, các cơ quan chuyên ngànhvề phát triển TIPS cũng nhằm vào việc phát triển các cơ hội hợp tác và nâng caocông nghệ, khuyến khích đầu tư và các chương trình phối hợp Hiện nay TIPSbao gồm các lĩnh vực sau: máy nông nghiệp sinh khối, công nghệ sinh học, điệntử, nghề cá, máy dệt, năng lượng mặt trời.

Từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay dòng CGCN Nam - Nam bắtđầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng Tuy nhiên khối lượng CGCN theo dòngNam - Nam vẫn chưa nhiều, và chủ yếu tập trung vào các nước NICs.

Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển vớinhau

Dòng chuyển giao công nghệ này được đánh giá là dòng chuyển giao côngnghệ lớn nhất Ví dụ trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài, đầu tư của Mỹ sangcác nước công nghiệp phát triển chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệcao chưa bao giờ nhỏ hơn 60%, tỷ lệ tương ứng của Anh là 80% và của Pháp là70% so với tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài của các nước này.

Dòng chuyển giao công nghệ thông qua hình thức mua lại và sáp nhậpcác công ty.

Trang 14

Ngày nay cạnh tranh giữa các công ty lớn diễn ra ngày một gay gắt và khốcliệt, để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh thì việc nắm bắt những công nghệ tiêntiến nhất, những trình độ hoàn hảo nhất đang trở thành yếu tố then chốt chi phốichiến lược hoạt động và phát triển của mỗi công ty Vì vậy trong xu thế thời đạingày nay việc các công ty, các tập đoàn sáp nhập, liên kết nhau để cùng nhauđầu tư nghiên cứu tìm ra công nghệ mới nhất nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh vàgiữ vững thị phần cùng nhau hưởng lợi là một xu hướng phổ biến.

Vào những năm 90 xu hướng này đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ và phổ biếntrong ngành điện tử với các công ty AT&T, Nortel, IBM, Compaq, Lucent,Ericsson

Dòng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước NICsvà tới các nước đang và chậm phát triển theo mô hình “đàn sếu bay”.

Do sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đãthúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, cũngnhư chu kỳ sống của công nghệ và sản phẩm của các nước này ngày càng rútngắn Do đó để khắc phục được tình trạng lão hoá sản phẩm, các nước tư bảnphát triển đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp, phần lớn là máy mócở giai đoạn lão hoá sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéodài thêm chu kỳ sống của sản phẩm Vào những năm 70 khi những cuộc khủnghoảng cơ cấu nổ ra, trong chiến lược tái triển khai công nghiệp lúc đó, các nướctư bản phát triển đã di chuyển một bộ phận công nghiệp có kỹ thuật đơn giảndùng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành như: quầnáo, giầy dép, đồ chơi, hàng điện tử đơn giản công nghiệp khai khoáng sang cácnước NICs Châu Á như (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) Và các nước tư bảnphát triển tiếp tục đầu tư vào ngành mới kỹ thuật cao hơn như: điện tử, tin học,sinh học, vật liệu mới, tự động hoá Vào cuối thập kỷ 70 đến thập kỷ 90 của thếkỷ 20, làn sóng CGCN thứ hai được bắt đầu từ các nước NICs sang các nướcđang phát triển như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia tới Philipines, Trung Quốc,Việt Nam

Trang 15

2.4 Giá cả và phương thức thanh toán trong chuyển giao công nghệ2.4.1 Giá cả trong chuyển giao công nghệ

2.4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả chuyển giao công nghệ

Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt nên không có giá cả quốc tế haygiá cả quốc gia cho mỗi công nghệ như hàng hoá thông thường khác Việc muabán công nghệ hầu như phụ thuộc vào người bán hay nước chuyển giao địnhđoạt phần nhiều Do vậy nước được chuyển giao hay nước mua công nghệ phảixem xét những yếu tố sau đây để thoả thuận:

- Lợi nhuận do công nghệ được chuyển giao mang lại.- Tính mới của sản phẩm.

- Khả năng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm sản xuất theo hợp đồngCGCN.

- Thời hạn hiệu lực của các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Các điều kiện liên quan đến độc quyền, lãnh thổ áp dụng, phạm vi thịtrường.

- Phương thức thanh toán, đồng tiền dùng để thanh toán.- Các điều kiện bảo hành.

- Các luật lệ về thuế, các phí tổn do luật pháp của nước thuộc bên bán vàbên mua qui định.

- Số người muốn bán công nghệ tương tự và số người muốn mua.

2.4.1.2 Cơ sở đánh giá và định giá công nghệ

Trang 16

Đánh giá công nghệ là việc định lượng, phân tích và xem xét công nghệtrên ba khía cạnh: Đồng bộ - tiến bộ - thích hợp để từ đó quyết định Việc lựachọn và đánh giá công nghệ là công việc hết sức phức tạp nhưng hết sức quan trọng.

Tính đồng bộ: Công nghệ có tính mục tiêu cụ thể, công nghệ nào sản

phẩm đó, ứng với mỗi công nghệ có một sản phẩm nhất định do vậy sự đồng bộcủa công nghệ thể hiện khía cạnh vật chất của công nghệ, đảm bảo cho côngnghệ có đầy đủ các giải pháp để đạt được mục tiêu đã định.

Tính tiến bộ (hay tính hiện đại): Tính tiến bộ hay tính hiện đại của công

nghệ được thể hiện qua sản phẩm của công nghệ Đánh giá mức độ tiên tiến củasản phẩm hay đánh giá công nghệ ở quá trình sản xuất biểu hiện ở thế hệ thiết bị,thời hạn hiệu lực của các đối tượng sở hữu công nghệ có liên quan, tuổi thọ, việcgiảm đầu vào hay tăng đầu ra.

Tính thích hợp: Tính thích hợp của công nghệ khá phức tạp Nó đòi hỏi

phải xem xét nhiều tiêu chuẩn liên quan tới hàng loạt tác nhân như: sự thích ứngvới môi trường xung quanh, khả năng đáp ứng kế hoạch hoá theo chiều ngang vàbao quát mục tiêu ngắn hạn đã được đề ra Ngoài ra tính thích hợp của bất kỳcông nghệ nào còn được xác định bởi chiến lược phát triển quốc gia - một sựphát triển mang tính tự sáng tạo (tự lực và tự trị) Công nghệ là một yếu tố cơbản của cơ cấu kinh tế mà nó trực thuộc, thí dụ: đối với các nước đang phát triểncó lực lượng lao động dư thừa, không có trình độ cao, không có khả năng sửdụng công nghệ cao cần nhiều vốn tri thức Tính thích hợp của công nghệ phụthuộc rất nhiều vào việc sử dụng công nghệ, nó mang tính năng động Hôm naycông nghệ này còn thích hợp, nhưng ngày mai thì không, hoặc ngược lại, hômnay nó không thích hợp thì ngày mai nó lại thích hợp Vì thế trước khi lựa chọncông nghệ cần quyết định xem loại hàng hoá nào, dịch vụ nào sẽ được sản xuất,tiêu thụ và buôn bán, ai sẽ sản xuất chúng và việc sản xuất, lưu thông chúng sẽđược tổ chức như thế nào

Ngoài ra còn phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau để đánh giá:- CN sử dụng nhiều trí thức (Knowledge intensive)

Trang 17

- CN sử dụng nhiều vốn (Capital intensive)- CN sử dụng nhiều lao động (Labour intensive)

2.4.1.3 Phương pháp tính giá công nghệ

Có thể dựa vào doanh thu hoặc lợi nhuận thu được để tính giá công nghệtheo các tỷ lệ sau:

- Tỷ lệ % của giá trị khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hàng năm.- Tỷ lệ % của giá trị khối lượng sản phẩm được tiêu thụ hàng năm.- Tỷ lệ % của lợi nhuận thu được hàng năm.

Tuy nhiên, do công nghệ là một đối tượng rất trừu tượng, việc định lượngchính xác giá trị tăng thêm của sản phẩm do công nghệ đem lại là khó khăn vàvô cùng phức tạp do đó người ta loại bỏ các yếu tố không mang tính công nghệtrong tính doanh thu đạt được Để đạt được điều này người ta đưa ra khái niệm

“gá bán tịnh” (Net selling price).

Giá bán tịnh là tổng giá bán sản phẩm dịch vụ mà trong quá trình tạo rachúng có áp dụng công nghệ được chuyển giao, tính theo hoá đơn bán hàng saukhi trừ đi các khoản sau:

- Chiết khấu thương mại- Thuế gián thu

- Hàng tồn kho

- Chi phí quảng cáo, bảo hiểm cho việc bán hàng;- Thanh toán hoa hồng uỷ thác bán hàng

- Chi phí bảo dưỡng sản phẩm

- Chi phí bao bì đóng, vận tải phục vụ bán hàng

- Giá nhập khẩu CIF và thuế nhập khẩu cán bán thành phẩm, bộ phận chitiết, linh kiện, phụ tùng.

Để có một đánh giá và tính được giá công nghệ thật chuẩn xác đòi hỏichúng ta phải nghiên cứu kết hợp trên nhiều chỉ số định lượng khác nhau.

2.4.2 Phương pháp thanh toán

Trang 18

Khi đề cập đến các phương pháp tính giá, thì phương pháp thanh toán cũngnên được đưa ra vì nó cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả, tính thựcthi của hợp đồng CGCN.

Trong hợp đồng, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:

Góp vốn bằng công nghệ: Giá trị công nghệ được tính thành một số tiền

nhất định và số tiền này được coi là phần góp vốn của bên giao trong liên doanh.

Trả gọn (Lump - sum): Phương thức trả gọn là phương thức theo đó hai bên

thoả thuận định giá của công nghệ bằng một khoản tiền nhất định Bên mua cóthể trả gọn một hoặc nhiều lần trong một thời hạn nhất định (thông thường bắtđầu từ khi ký xong hợp đồng và kết thúc lúc bên mua sản xuất được sản phẩmđầu tiên).

Phương thức trả kỳ vụ (Royalty): là phương thức theo đó bên mua trả dần

cho bên bán một khoản tiền tính bằng tỷ lệ theo chỉ số nhất định trong một thờigian nhất định do hai bên thoả thuận Đối với CGCN từ nước ngoài vào vàCGCN trong nước, giá thanh toán cho việc CGCN bao gồm các đối tượng đãnêu ở điều 4 của Nghị định 45/1998 NĐ-CP, trong đó không kể giá trị máy mócthiết bị kèm theo, phải tuân theo một thời hạn:

- Từ 0-5% giá bán tịnh (net selling price) trong thời gian hiệu lực của hợpđồng.

- Hay từ 0-25% lợi nhuận sau thuế thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm đượcchuyển giao trong thời gian hiệu lực hợp đồng.

- Hay từ 0-8% tổng vốn đầu tư trong trường hợp góp vốn bằng công nghệkhông quá 20% vốn pháp định đối với việc chuyển giao từ nước ngoài vào ViệtNam và chuyển giao trong nước, giá thanh toán cho việc CGCN không kể giá trịmáy móc thiết bị kèm theo, có thể đến 8% giá bán tịnh hay đến 30% lợi nhuậnsau thuế, hoặc trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ đến 10% tổng sốvốn đầu tư đối với công nghệ hội đủ tiêu chuẩn:

+ Công nghệ chuyển giao thuộc công nghệ cao (theo danh mục của BộKhoa Học Công Nghệ và Môi Trường công bố trong từng thời kỳ).

Trang 19

+ Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đến sự phát triển kinh tế, xãhội của vùng sâu vùng xa và miền núi hải đảo.

+ Phần lớn sản phẩm được xuất khẩu (hoặc phí được trả cho công nghệ ởmức cao đối với sản phẩm được xuất khẩu).

+ Đối với những công nghệ đặc biệt, có mức phê duyệt thanh toán cho việcCGCN cao hơn quy định nêu trên Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường sẽxin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kết hợp trả gọn một phần, phần còn lại trả theo kỳ vụ.

Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển cho thấy họ không khuyếnkhích phương thức trả gọn hay góp vốn bằng công nghệ (trả gọn chỉ áp dụng khibên nhận có thể tiếp thu được toàn bộ công nghệ trong thời gian ngắn xác định),mà họ khuyến khích trả kỳ vụ nhằm gắn quyền lợi và trách nhiệm của bên giaovà hiệu quả sử dụng công nghệ trong suốt thời gian áp dụng công nghệ (doanhthu càng cao, sử dụng càng nhiều nhiên liệu, bán thành phẩm và nhân công trongnước thì phí kỳ vụ sẽ tăng tương ứng) Chính sách này cũng nhằm thúc đẩy bêngiao liên tục thông báo và chuyển giao những cải tiến, đổi mới công nghệ để duytrì lợi thế cạnh tranh của bên nhận hòng thu được những khoản phí kỳ vụ nhưmong muốn.

III VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CGCN

1 Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ

1.1 Chuyển giao công nghệ là con đường tất yếu để không ngừng đổi mới, nângcao trình độ lực lượng sản xuất

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển với mộttốc độ vũ bão, là động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất mỗi quốc giaphát triển Chính sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện đại đang tác động sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Sựphát triển ở mỗi quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như

Trang 20

nghệ Mỗi một trình độ khoa học công nghệ nhất định tạo ra một nền sản xuấttương ứng, song cái đích phát triển của mỗi quốc gia đều hướng tới là sự giàu cóphồn vinh, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của nước mình.Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốcgia bởi quy luật phát triển không đều tạo ra Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩaphát triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu côngnghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắnkhoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác,cũng như phát huy triệt để lợi thế của người đi sau.

1.2 Chuyển giao công nghệ là con đường tất yếu để mỗi quốc gia giải quyết tốtcác vấn đề khoa học nằm ngoài khả năng của mình

Do nhu cầu thực tế sản xuất đặt ra, cũng như các vấn đề có liên quan đếnđời sống hàng ngày của mỗi dân tộc mỗi quốc gia đang gặp phải vô cùng rộnglớn, mà bản thân nền khoa học và công nghệ của các quốc gia riêng rẽ không cóthể tự mình giải quyết mọi vấn đề đó, do vậy việc hợp tác trong nghiên cứu khoahọc, cũng như chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia là tất yếu.

1.3 Chuyển giao công nghệ là cần thiết để mỗi quốc gia phát huy triệt để lợi thếso sánh tương đối của mình

Ngày nay khi mà mỗi quốc gia đã ý thức được rằng, nguồn tài nguyên củamỗi quốc gia là có hạn, cũng như mỗi nước chỉ có những lợi thế so sánh tươngđối trong sản xuất một số lĩnh vực cụ thể, do vậy họ luôn luôn tìm tòi con đườngkhoa học và công nghệ tiên tiến và hợp lý nhất để khai và sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên của quốc gia mình, cũng như tăng tính cạnh tranh về lợi thế sosánh tương đối của mình, trong đó con đường chuyển giao công nghệ từ nướcngoài luôn được các quốc gia cân nhắc tới.

Trang 21

1.4 Chuyển giao công nghệ là con đường cần thiết để các công ty tăng năng lựccạnh tranh, đồng thời tránh hàng rào bảo hộ kỹ thuật ngày càng tinh vi trên cácthị trường

Ngày nay cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới,thì sự cạnh tranh giữa các tập đoàn, các công ty diễn ra ngày càng khốc liệt,cũng như sự bảo hộ của các thị trường dân tộc và khu vực ngày càng tinh vi hơn.Đứng trước xu thế đó, các công ty, các tập đoàn, các quốc gia phải tính đến khảnăng đầu tư nước ngoài và CGCN Đối với các nước đang và chậm phát triển thìviệc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và CGCN từ nước ngoài sẽ giúp họ nâng caonăng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của hãng Với các nước phát triển, cáccông ty, các tập đoàn họ luôn xác định rằng việc khai thác các thị trường tiềmnăng ở nước ngoài bằng cách chuyển các kỹ thuật cơ bản, bí quyết chế tạo vàthiết bị sản xuất ra nước ngoài, và tiến hành sản xuất ngay tại nước nhận CGCNvới mức giá thành rẻ do tận dụng được chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻsong tạo ra hàng hoá có chất lượng cao hơn hẳn các sản phẩm bản địa giúp họvừa có thể cạnh tranh với hàng hoá của nước bản địa, vừa tránh được hàng ràobảo hộ của nước bản địa.

Việc di chuyển các cơ sở sản xuất cũng như CGCN ra nước ngoài, chính làviệc tạo nguồn hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba, cạnh tranh với hàng hoácủa đối thủ khác trên thị trường các nước thứ ba, cũng như ngay trên thị trườngtại khu vực mà tập đoàn tiến hành CGCN và sản xuất Sự kết hợp giữa tính ưuviệt về công nghệ cao của các nước phát triển hoặc của các TNCs với lợi thế sosánh về giá thành các yếu tố sản xuất do việc sản xuất ở nước ngoài và sự quảnlý chặt chẽ và hiệu quả của các công ty tập đoàn đã đem lại cho hàng hoá củacác công ty một sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Qua những phân tích ở trên, qua các cách nhìn nhận khác nhau về chuyểngiao công nghệ, chúng ta đã thấy được tính tất yếu của chuyển giao công nghệtrong thời đại ngày nay Một khi mà sự chênh lệch và trình độ công nghệ về mức

Trang 22

sống giữa các quốc gia các khu vực khác nhau trên thế giới còn tồn tại thìCGCN còn tồn tại.

2 Vai trò của chuyển giao công nghệ với nền kinh tế và doanh nghiệp

Năng lực công nghệ của mỗi công ty, mỗi quốc gia không tự nhiên mà có,mà là quá trình tích luỹ sàng lọc và không ngừng đào thải CGCN quốc tế là cơhội quý hiếm không những giúp cho các nước phát triển không ngừng cách tânđể tạo cho mình có công nghệ tiên tiến nhất, mà nó còn giúp cho các nước đangvà chậm phát triển có đựơc công nghệ cần thiết mà tiết kiệm được chi phí vàthời gian.

Thật vậy, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì công nghệ luôn là đốitượng nghiên cứu phân tích để lý giải những thành bại của doanh nghiệp này sovới doanh nghiệp khác, luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên thịtrường của mỗi doanh nghiệp.

Đối với các nước phát triển và các TNCs, từ trước đến nay vẫn theo đuổi

chiến lược “dẫn đầu về công nghệ”, sự dẫn đầu về công nghệ cho phép duy trìlợi thế cạnh tranh ngay cả khi chênh lệch đã giảm đi, tuy nhiên vị thế “dẫn đầu

về công nghệ” chỉ có ý nghĩa tương đối theo thời gian, do vậy để duy trì vị trí

dẫn đầu công nghệ buộc các nước phát triển và các TNCs phải tính đến CGCN.CGCN giúp cho các quốc gia và các công ty này luôn luôn có thể hấp thụ và họchỏi, và cập nhật được công nghệ mới nhất của đối thủ cạnh tranh Hơn thế nữakhi áp dụng công nghệ mới, các nước phát triển và các TNCs sẽ thay thế dần cáccông nghệ và thiết bị lạc hậu (kể cả thiết bị mới chưa sử dụng nhưng đã cũ vềnguyên lý công nghệ) Khi đó mong muốn chuyển giao các công nghệ cũ sangcác nước khác là tất yếu để có thể tiếp tục thu lợi từ công nghệ đáng ra phải bỏđi từ đó lại tạo điều kiện cho các nước phát triển và các TCNs tăng thêm khảnăng tài chính để cách tân công nghệ mới của mình Một chi phí để duy trì mộtnhà máy hoạt động cầm chừng (do đã cũ về nguyên lý công nghệ) lớn hơn nhiềuchi phí dỡ bỏ nó, và tất nhiên nếu có người chịu bỏ tiền để tháo dỡ và mua lạinhà máy đó, công nghệ đó thì lại càng tốt cho các nước phát triển.

Trang 23

Đối với các nước đang và chậm phát triển, CGCN sẽ mang lại cho các nướcnày những lợi ích cơ bản như:

- Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kèm theo chuyển giao côngnghệ.

- Tiết kiệm được chi phí lớn về R&D

- Tiếp cận và sử dụng được ngay những công nghệ tiên tiến hơn nhữngcông nghệ đang có trong nước.

- Khai thác và sử dụng hữu hiệu nguyên vật liệu trong nước.- Tạo công ăn việc làm cho người lao động có trình độ cao.

- Thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập ngoại tệ.

CGCN quốc tế đã và đang tạo cho các nước đang và chậm phát triển nhữnglợi thế cạnh tranh tương đối bền vững trong một khoảng thời gian nhất định trênthị trường thế giới về một số sản phẩm đặc trưng của mình (theo lợi thế so sánh)trên cơ sở đó có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và từng bướcnâng cao mức sống của nhân dân Cho dù trình độ công nghệ của các nước đangvà chậm phát triển chỉ đang ở trong giai đoạn đầu CNH - HĐH thấp hơn nhiềuso với các nước công nghiệp phát triển nhưng nếu có chính sách nhập khẩu công

nghệ “thích hợp”, khai thác triệt để lợi thế “của kẻ đi sau”, tích cực tham gia vào

phân công lao động quốc tế cũng như có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạtầng, đào tạo giáo dục, nghiên cứu và triển khai, thì chắc chắn dần dần sẽ khắc

phục được “nguy cơ tụt hậu” về công nghệ so với các nước công nghiệp phát

triển.

Trang 24

1 Khái quát chung về thực trạng công nghệ Việt Nam hiện nay

1.1 Mức độ tiên tiến của công nghệ

Về toàn cảnh công nghệ Việt Nam có thể khái quát như sau: “Công nghệ

Việt Nam ở mức trung bình kém, cố gắng đến 2005 đạt trình độ trung bình khácủa khu vực”[1]

Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đăng trên tạp

chí “Kinh tế Việt Nam và thế giới” số 71 xuất bản tháng 6 / 1999, và cũng theo

báo cáo của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình Chính phủ cho thấymột tổng quan về công nghệ Việt Nam Công nghệ Việt Nam lạc hậu so với cácnước trên thế giới khoảng 50 đến 100 năm So với mức trung bình của thế giớithì thiết bị của ta hiện nay lạc hậu từ 2-3 thế hệ hoặc 4-5 thế hệ tuỳ từng lĩnh vựcchuyên ngành cụ thể Kết quả điều tra thực trạng máy móc thiết bị và công nghệở 2.292 Doanh nghiệp nhà nước cho thấy hiện có 1.217 doanh nghiệp có các loạimáy móc thiết bị hỗn tạp, có xuất xứ từ gần 20 nước trên thế giới khác nhau Trên11.000 doang nghiệp có 50% máy móc thiết bị đã quá cũ

Theo một báo cáo khác của Bộ công nghiệp cũng cho hay qua khảo sát ở727 thiết bị và dây chuyền công nghệ tại 42 nhà máy thì có tới 70% thiết bị mớinhập thuộc thế hệ những năm 50- 60 thế kỷ 20, trên 70% thiết bị đã hết khấuhao, 50% thiết bị được tân trang lại Trình độ công nghệ kỹ thuật và thiết bị máymóc ở các doanh nghiệp nhỏ còn yếu kém hơn Trên 1/2 doanh nghiệp này muamáy móc cũ, điều này dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, doanh nghiệp không

[1] GS - TS Trần Đắc Vụ - Vụ trưởng vụ phát triển công nghệ Bộ khoa học Công nghệ và Môi

trường - Công nghệ Việt Nam đang đứng ở đâu - Thời báo kinh tế Việt Nam ngày

22/3/1995, Tr.12

Trang 25

có khả năng đổi mới và sáng tạo ra sản phẩm mới Trong 2.733 doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế đóng trên điạ bàn Hà Nội có 90-92% thuộc loạinày[2].

Và theo những đánh giá gần đây nhất cũng cho thấy trình độ đổi mới côngnghệ của nước ta còn nhiều hạn chế Về chỉ tiêu đánh giá trình độ tự động hoámới chỉ có 3% doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị tự động hoá,39% doanh nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị bán cơ khí Chỉ có 40% số doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trình độ tự động hoá và 45% số doanhnghiệp này đạt trình độ bán tự động[3] Với tốc độ đổi mới công nghệ như hiệnnay (8-10%/năm) thì sau 10 năm chúng ta mới đổi mới được một thế hệ côngnghệ.

Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN

(Qua ý kiến của 24 công ty Nhật Bản đang hoạt động ở 10 nước ASEAN, thang điểm tối đa là 5)

[2] Đoàn Châu Thanh - Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong công

cuộc CNH - HĐH nền kinh tế - Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Ngoại thương

[3] Nguyễn Mạng Hùng - Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

công nghiệp Nhà nước - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002

Trang 26

điện, giấy sửa chữa, máy lâm nghiệp, đường mía lạc hậu 2-3 thế hệ; đường sắtđường bộ, đóng tàu cơ khí là 3-5 thế hệ So với các nước trong khu vực côngnghệ của ta lùi xa về thế hệ khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 nămtrong ngành cơ khí; 3-5 thập kỉ đối với công nghiệp sản xuất giấy in, giấy bao bì.70% công nghệ dệt, sợi, nhuộm đã sử dụng trên 20 năm; công nghệ sản xuấtphân bón đã sử dụng từ 25-30 năm[4]

Do công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất ở Việt Nam rất thấp, mức hao phínăng lượng nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm ở mức cao từ đó làm hạnchế tính cạnh tranh hàng hoá Việt Nam Cụ thể năng suất ở Việt Nam chỉ bằng30% mức trung bình của thế giới Tiêu hao phí năng lượng so với các nước trênthế giới ở ngành cơ khí bằng 120%, ngành quần áo may mặc sản xuất xuất khẩu127%, ngành giấy 126%, dệt 110%, ngành than 175%, xăm lốp cao su 204%,hoá chất cơ bản 138%, luyện kim đen 250%, luyện kim màu 148%, các sảnphẩm kim loại 170%, quạt điện 246% Chi phí đầu vào của công nghệ hiện cókhá cao so với công nghệ tiên tiến, ví dụ như tiêu hao điện năng trên đơn vị côngsuất ở thiết bị sản xuất xi măng cao gấp 1,4 lần; gạch chịu lửa 2,5 lần; trongluyện thép 1,7 lần[5].

Chính do yếu tố công nghệ lạc hậu sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền đólà nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng trung bình thậm chíthấp, giá thành cao, và sản phẩm sản xuất ra không theo kịp thay đổi về nhu cầuthị trường

Để có thể đánh giá sát thực hơn nữa về mức độ tiên tiến và năng suất củacông nghệ Việt Nam hiện nay, dưới đây người viết sẽ trình bày cụ thể hơn vềthực trạng của một số ngành, một số lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam hiện nay:

Ngành công nghệ thông tin

sản phẩm công nghiệp Việt Nam - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002

[

Trang 27

So với các ngành khác, ngành công nghệ thông tin được xem là ngành cócông nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay

Với công nghệ hoàn toàn nhập khẩu, Việt Nam liên lạc trực tiếp với thếgiới qua vệ tinh viễn thông, song dung lượng truyền còn thấp, tốc độ mới trên 34Mbit/ giây, trong khi thế giới đạt tốc độ 2 Gbit/ giây Việc khai thác tính năngcủa cách mạng thông tin vào mục đích thương mại ở nước ta cho đến nay chưa

được bao nhiêu Thậm chí khái niệm “thương mại điện tử” còn rất mơ hồ và xa

lạ với nhiều doanh nghiệp Hiện nay ở Việt Nam mới có khoảng 27% doanhnghiệp sử dụng Internet Qua khảo sát ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy

chỉ có khoảng 3% số doanh nghiệp này tỏ ý quan tâm tới “thương mại điện tử”,7% mới bắt đầu triển khai và tới 90% không có khái niệm gì về “thương mại

điện tử” Đó là chưa kể đến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cả máy

Fax lẫn máy vi tính[6]

Hiện nay chỉ có khoảng 2% (gần 3.000 doanh nghiệp) trong tổng số doanhnghiệp Việt Nam có Website riêng, và khoảng 8% số doanh nghiệp tham gia cótính phong trào hoặc mới bắt đầu đi vào thử nghiệm Đã thế số doanh nghiệp

tham gia “thương mại điện tử” chủ yếu dừng lại ở giai đoạn 1 và 2 của quy trìnhgiao dịch “thương mại điện tử” nên hiệu quả còn thấp Có tới 97% số doanh

nghiệp chưa thực hiện thanh toán qua ngân hàng Với 90% số doanh nghiệp

chưa tham gia “thương mại điện tử”, đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại[7] Cho đến nay mới có khoảng chục sản phẩm điện tử - tin học mang thương hiệuViệt Nam do các công ty trong nước thiết kế, chế tạo như (Vietronics, Gvec,VTB, VTD, Setro, Jec ), máy tính cá nhân (CMT, Genpacific, FPT, GreenMekong, VTB ) số doanh nghiệp tham gia tăng nhanh, nhưng doanh số không

[6] Kỳ Minh - Bảo Châu - Triển vọng của ngành công nghệ thông tin ở nước ta - Tạp

chí Con số và Sự kiện số quý I/2002, Tr.16

[7] Thanh Xuân - Thương mại điện tử còn xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam - Báo khoa

học và phát triển số 50 ngày 12/12/2002, Tr.12

Trang 28

lớn, không đứng vững trên thị trường và không có sức mạnh cạnh tranh ngay cảvới các sản phẩm điện tử nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.

Ngành sinh học

Dựa trên công nghệ sinh học để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá làmột bước quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hoá ở nông thôn Vì nước ta làmột nước nông nghiệp, 80% số dân ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp chiếm27,2%[8] Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với công nghiệp hiện đại hoánông thôn đúng theo tinh thần văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sảnViệt Nam là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành sinh học.

Công nghệ sinh học bao gồm từ kỹ thuật chọn, lai tạo giống truyền giống,công nghệ vi sinh, công nghệ mô, công nghệ tế bào đến công nghệ di truyền,công nghệ ADN có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển toàn diện ở Việt Nam mộtcách bền vững, với sự bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trườngsinh thái.

Về công nghệ sinh học, trên thực tế Việt Nam mới dừng lại ở 2 sản phẩm làrượu cồn và bia Những sản phẩm hết sức quan trọng khác của công nghệ sinhhọc như kháng sinh, axit amin, axit hữu cơ, dung môi hữu cơ có mặt trên thịtrường Việt Nam đều là sản phẩm nhập ngoại Công nghiệp nhẹ, chế biến thựcphẩm không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đang chao đảo dothiếu vốn, thiếu vốn thiếu công nghệ.

Thành tựu của chúng ta trong áp dụng công nghệ sinh học mới chỉ là nhữngbước sơ khai, do chúng ta ít sáng tạo, mới chỉ ứng dụng máy móc, dập khuônthành tựu khoa học kỹ thuật nước ngoài, thiếu đầu tư chiều sâu.

UNESCO đã có sáng kiến giúp cho các nước đang phát triển đi vào côngnghệ sinh học và nước ta về danh nghĩa là thành viên của trung tâm công nghệ

[8] GS Nguyễn Đình Phan - CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn - Tạp chí KCM tháng

3/1998, Tr.3.

Trang 29

gen, công nghệ sinh học quốc tế, nhưng trên thực tế cho đến nay còn ít tham giavào các hoạt động CGCN quốc tế về lĩnh vực này.

Ngành thiết bị vật liệu

Có thể nói rằng, Việt Nam chưa thiết lập được nền công nghiệp chế tạo vậtliệu mới, như vật liệu thông minh, vật liệu phi tuyến Các loại vật liệu gốm kỹthuật, vật liệu composit gần đây mới phát triển ở nước ta chỉ chiếm 5% tổng sốcác loại vật liệu Các loại vật liệu này chỉ là vật liệu của giai đoạn tiền côngnghiệp hoá Trong khi đó công nghiệp chế biến và sử dụng nguyên liệu khoángsản truyền thống lạc hậu so với thế giới từ 30-100 năm.

Ngành cơ khí chế tạo

Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam lạc hậu từ 3-5 thế hệ (khoảng 50-100năm) so với thế giới Hệ số cơ giới hoá trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệpcủa Việt Nam đạt khoảng 50% (còn ở giai đoạn đầu của cơ khí hoá), tỷ lệ tựđộng hoá không đáng kể, nhiều khâu lao động còn thủ công.

Cả nước hiện nay có khoảng 39.000 máy công cụ thì trong đó hơn 10.000chiếc là do Việt Nam tự chế tạo từ những năm 50 của thế kỷ 20, số còn lại nhậptừ Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã lạc hậu ngay từ lúc lắp đặt, chỉ có 1% là máyhiện đại mới nhập gần đây Những minh chứng sau cho thấy sự yếu kém củangành cơ khí nước ta: Việt Nam mới chỉ đóng được tàu đi biển trọng tải lớn nhấtlà 6,5 vạn tấn song động cơ chủ yếu là nhập khẩu (tàu Vĩnh Thuận do nhà máyđóng tàu Bạch Đằng thực hiện) Trong khi đó các nước trên thế giới đã đóng tàuchở hàng có trọng tải 20 vạn tấn, tàu chở dầu 1 triệu tấn

Theo ông Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng Bộ công nghiệp chủ tịch hội kỹsư ô tô Việt Nam cho biết: “ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới được hìnhthành song công nghệ không tương xứng với trình độ thế giới, công nghệ cònnghèo nàn lạc hậu, 70% số lượng công nghệ cần phải được thay thế tính từ năm1995 đến năm 2000 Chúng ta mới chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 50 ml còncác nước tiên tiến khác đã chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 20.000-30.000 ml”

Trang 30

Trong ngành đường sắt tổng sức kéo sử dụng trong đường sắt Việt Namkhông lớn (250.000 CV) gồm 11 chủng loại khác nhau do hơn 20 nước chế tạo.Đặc biệt loại đầu máy TY-7 do Liên Xô (cũ) chế tạo chiếm quá nửa số lượngđầu máy hiện có chế tạo từ những năm 70 làm nhiệm vụ kéo gỗ trong các lâmtrường ở Liên Xô được chuyển sang Việt Nam từ trong thời kỳ chống chiếntranh phá hoại và hiện nay vẫn còn kéo trong đoàn tàu chính tuyến Số đầu máycòn lại đều thuộc loại công suất nhỏ Nếu năng suất đầu máy của ta là 100% thìcủa Trung Quốc là 153,5%, Indonexia 444,58%, Thái Lan 656,85%, Malaixia249,17%, Ấn Độ 973,65% Số toa xe sử dụng trước năm 1970 là 29,3%; trước 1980là 58,5%; số thích hợp với nhu cầu hiện tại chỉ có 4,1%[9]

Ngành công nghiệp thép và luyện kim

Ngành công nghiệp thép và luyện kim sẽ đánh giá trình độ phát triển nềncông nghiệp mỗi quốc gia, nó là công nghiệp nền tảng để phát triển các ngànhcông nghiệp cơ khí và các ngành có trình độ kỹ thuật cao hơn.

Chưa thể nói là Việt Nam đã có công nghiệp luyện kim một cách cơ bảnbởi lẽ công nghệ của ngành luyện kim ở ta lạc hậu so với thế giới tới hơn 50năm Chúng ta chỉ có mỗi khu gang thép Thái Nguyên ở miền Bắc và chỉ sảnxuất được 20% nhu cầu về phôi thép là nguyên liệu chính phục vụ luyện và cánthép thành phẩm, số còn lại phải nhập từ nước ngoài Ở miền Nam mới chỉ cónhà máy luyện và cán thép, chưa có quá trình luyện quặng thành gang.

Công suất trung bình của các nhà máy ước tính chỉ khoảng 10 ngàn tấnthép một năm so với 500 ngàn tấn thép một năm của các nhà máy sản xuất thépở khu vực Đông Nam Á Ngành thép Việt Nam mới chỉ cán được các sản phẩmdài cỡ nhỏ và vừa với các mác phổ biến là Cacbon thấp Xét về thực chất vẫn chỉlà gia công thép cho nhu cầu vừa và thấp, còn các sản phẩm thép hình, thép chấtlượng cao phải nhập khẩu 100 %[10]

[9] TS Lưu Văn Nghiêm - Định hướng trong phát triển công nghệ đường sắt trước tiến

trình hội nhập - Tạp chí kinh tế và dự báo số tháng 6/2002

[10] Lê Huy Khôi - Hướng đi nào cho ngành thép Việt Nam - Tạp chí Con số và Sự kiện

số 8/2002, Tr.18.

Trang 31

Việt Nam đang chế tạo lò điện luyện thép 40 tấn / mẻ, trong khi thế giới cólò sản suất 500 tấn / mẻ Dung tích của lò cao Thái Nguyên, con chim đầu đàncủa ngành luyện kim Việt Nam là 100m3 tức là bằng 1/50-1/20 lần so với thếgiới (2000-5000m3) Công nghệ cũ nát này đã ngốn rất nhiều nguyên liệu Lòđiện ở Việt Nam tiêu hao điện năng 900-1000 kw / tấn thép so với 400-500 kw /tấn của thế giới.Theo ông Nguyễn Hữu Thơ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty

thép Việt Nam cho biết: “hiện nay nước ta có 35 doanh nghiệp sản xuất thép, 40

cơ sở cán thép Nếu tính tổng sản lượng thép sản xuất ra của các nhà máy sảnxuất thép (Công ty thép Đà Nẵng, Công ty thép Miền Nam, Công ty gang thépThái Nguyên) hiện nay sản lượng thép của cả nước ước khoảng 3,454 triệu tấnthép năm”[11]

Ngành sản xuất xi măng

Hiện cả nước có tất cả 65 nhà máy xi măng, trong đó chỉ có 10 nhà máy lòquay hiện đại với tổng công xuất thiết kế là 15,2 triệu tấn / năm, 55 nhà máy ximăng lò đứng công nghệ lạc hậu với công suất thiết kế 3 triệu tấn / năm Ngoàira còn có 40 trạm nghiền xi măng với tổng công suất thiết kế 43,35 triệu tấn /năm Do công nghệ lạc hậu nên chủng loại xi măng sản xuất hiện nay còn nghèo,chủ yếu là PCB 30, PCB 40, xi măng Puzôla[12].

Ngành dệt

Trong ngành dệt may do trình độ về công nghệ còn thấp từ đó dẫn tới năngsuất lao động của ngành này thấp chỉ bằng 30 - 50% so với các nước trong khuvực Cụ thể trong ngành kéo sợi năng suất lao động được biểu hiện qua số cọcsợi trên một lao động Ở các nước khác với một dây truyền hiện đại chỉ tiêu nàylà 300 - 400 cọc sợi trên một người Nhưng ở Việt Nam chỉ có một vài xưởngsợi hiện đại, một công nhân quản lý từ 200 - 350 cọc sợi Còn đa số các dây

[11] Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 20/2002, Tr.12

[12] Linh Hoa - Ngành xi măng Việt Nam công nghệ lạc hậu năng lực yếu - Báo khoa

học và phát triển số 44 ngày 31/10 - 6/11/2002

Trang 32

chuyền sợi do dây chuyền công nghệ cũ, một công nhân chỉ quản lý được 70 80 cọc sợi

-Đối với ngành dệt thoi, hiện đa số các nước trong khu vực và trên thế giớichuyên sản xuất vải cung cấp cho ngành may đều sử dụng máy dệt không thoivới tốc độ 700 - 900 vòng / phút và một công nhân có thể quản lý được 30 - 50máy dệt, hiệu suất thiết bị đạt từ 90 - 98% Trong khi đó ở Việt Nam máy dệtthoi chỉ có tốc độ 140 - 170 vòng / phút và một người công nhân chỉ đứng được8 - 10 máy Có một số ít máy dệt không thoi vừa được trang bị nhưng cũng chỉđạt tốc độ 500 - 600 vòng/ phút, một công nhân đứng được 10 - 12 máy Hiệusuất thiết bị chỉ đạt được 70 - 80%[13].

Chất lượng vải của ngành dệt Việt Nam còn nhiều hạn chế Trong một lôhàng đưa vào may thì khổ vải phải đồng đều, màu sắc phải đúng mẫu, các lỗi chỉcho phép bình quân 30 - 40m một lỗi Tuy nhiên các công ty dệt trong nướcchưa đáp ứng được yêu cầu này, nguyên nhân chính là do công nghệ trongngành dệt của ta còn nhiều lạc hậu.

1.2 Giá cả của công nghệ

Giá cả của công nghệ được biểu hiện bằng tiền của giá trị công nghệ.Thông thường với những công nghệ có trình độ kỹ thuật hiện đại, có hiệu quảthương mại cao sẽ có giá cao Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng vớithực tế của hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam.

Do thiếu những thông tin về thị trường CGCN trên thế giới, cũng như cácthông tin có liên quan tới đối tượng công nghệ chuyển giao, phía Việt Nam gặprất nhiều khó khăn trong việc xác định đúng giá cả công nghệ Mặt khác do thiếukinh nghiệm, kiến thức liên quan đến CGCN cùng với những biểu hiện yếu kémvề phẩm chất của một số cán bộ thực hiện CGCN đã làm cho phía Việt Namchịu thua thiệt lớn về giá cả khi CGCN Giá cả của công nghệ được chuyển giaotrong các dự án thường bị khai khống rất nhiều so với giá trị thực có của nó, và

[13] Thách thức phát triển ngành dệt - Báo công nghiệp và Thương mại số 27 - 2002,

[14] Tạp chí công nghiệp số quý I/2002

Trang 33

đặc biệt là đối với các dự án liên doanh Song vì các lý do khác nhau, mà rất ítngười và các cơ quan ban hành có thể biết được những thua thiệt về giá cả củacác công nghệ nước ngoài chuyển giao vào trong nước

Để minh chứng cho những nhận định trên, xin đưa ra một số ví dụ điểnhình về các trường hợp khai khống giá công nghệ được chuyển giao:

 Trong dự án liên doanh gia cầm giữa Việt Nam và Thái Lan, phía TháiLan thực hiện góp vốn bằng dây chuyền giết mổ gia súc, tuy nhiên qua thẩmđịnh cho thấy phía Thái Lan đã khai khống giá của dây chuyền này lên tới600.000 USD.

 Trong dự án liên doanh giữa công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh vàVinagroup, phía Vinagroup thực hiện góp vốn bằng giá trị thiết bị Tổng trị giácủa số dây chuyền thiết bị được hai bên quyết toán là 4.340.000 USD nhưng saukhi được một công ty quốc tế giám định lại thì giá trị thực còn lại là 2.990.000USD.

 Công ty kiểm toán SGS được Nhà nước uỷ nhiệm thí điểm thẩm định ở12 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Kết quả cho thấy có tới 6 đơn vị có chênhlệch về giá mua thiết bị, số chênh lệch này lên tới 14.000.000 USD

 Qua một cuộc khảo sát của Bộ Công nghiệp cho thấy 42 liên doanh củaBộ có vốn FDI, do mua phải thiết bị cũ đã qua tân trang con số thiệt hại lên tới50.000.000 USD[14] Việc giá tài sản cố định bị nâng lên cao làm tăng khấu haotài sản cố định và có lợi cho việc thu hồi vốn của phía nước ngoài Phía ViệtNam thiệt hại về tỷ lệ chia lãi, ngành thuế thiệt về thuế thu nhập doanh nghiệp.Cũng tương tự như tài sản cố định hữu hình, giá trị của tài sản cố định vô hình(nhãn hiệu, bản quyền…) do phía nước ngoài xác định thường rất cao, từ đó làmtăng khấu hao, giảm lợi tức chịu thuế.

1.3 Mức độ gây ô nhiễm môi trường của công nghệ

CGCN và nhập máy móc thiết bị cũ lạc hậu vào Việt Nam đã gây tác độngxấu tới môi trường và sức khoẻ của người lao động cũng như người dân.

Trang 34

Máy móc không hiện đại, không sử dụng công nghệ sạch đã gây nên lượngchất thải lớn Tại các nhà máy chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng, Nha Trang, T.PHồ Chí Minh do khí Freon và NH3từ hệ thống máy cấp đông, kho đông lạnh, xephát lạnh bị rò rỉ cộng với khí CO, SO2 bốc lên từ các bể dầu để chế biến các sảnphẩm đông lạnh đã gây ô nhiễm không khí ở mức rất cao

Tại khu công nghiệp Biên Hoà gồm 65 nhà máy phân bổ trên 1 diện tích382 ha có phần lớn thiết bị công nghệ thuộc thế hệ năm 1970 nên vừa tiêu haonăng lượng nhiều vừa dẫn đến chất thải công nghiệp có tỷ lệ cao Trung bìnhmỗi ngày đêm khu công nghiệp Biên Hoà thải ra hơn 26.000m3 nước thải xả trựctiếp vào sông Đồng Nai (cung cấp 90% lượng nước cho 3 khu vực dân cư:Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một phần tỉnh Bình Dương) Nước tạiđây thải nhiều chất hữu cơ, nhiều dầu mỡ, kim loại nặng và vượt quá mức chophép Tải lượng nhiễm BODS lên đến 15.091 kg ngày đêm Nồng độ bụi Oxit Nitơ trong khu công nghiệp cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP).Đặc biệt là tại các nhà máy hoá chất ở Biên Hoà nồng độ khí Clo cao gấp 15 - 30lần so với mức cho phép.

Tại nhà máy phân lân Văn Điển lượng bụi lên tới 1.100mg / m3 chiếm trên90% lượng thải vào không khí Xí nghiệp hoá chất sơn Hà Nội bụi chì vượt nồngđộ cho phép tới hàng ngàn lần Nhà máy cao su Hà Nội có nồng độ ô nhiễm cao,vượt quá TCCP 40 lần Qua điều tra nồng độ khí độc trong các liên doanh vềhoá chất vượt quá 11 lần so với tiêu chuẩn quy định; nồng độ bụi vượt quá 28lần cho phép và có tới 10 % dây chuyền thiết bị gây ô nhiễm quá mức quyđịnh.[15]

Nhà máy xi măng Hà Tiên 1, nhập máy nghiền 90 tấn của Pháp: Nồng độbụi vượt quá TCCP từ 3 - 138 lần, Nhà máy luyện kim cán thép VICASA BiênHoà nhập lò hồ quang của Trung Quốc và dây chuyền đúc thép liên tục của ẤnĐộ có độ bụi vượt quá 3,4 lần so với TCCP và tiếng ồn vượt cao nhất 10dB, nhà

[15] Nguyễn Văn Hảo - Chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào các nước ASEAN -

Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Ngoại thương, Tr.101

Trang 35

máy cao su Việt Hưng với toàn bộ dây chuyền nhập của ITALIA có nồng độ bụivượt TCCP 18 lần.

Công ty dệt Việt Thắng với máy dệt thế hệ mới nhất của Nhật Bản songtiếng ồn vẫn vượt quá TCCP từ 6,7 - 12dB Nhà máy bột ngọt Vedan do khôngcó hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nên đã thải nước thải công nghiệpkhông xử lý có lẫn độc tố ra sông Thị Vải làm sông bị ô nhiễm nặng, làm chếthàng loạt tôm nuôi trên diện tích hàng trăm ha

Chính yếu tố công nghệ lạc hậu đã tác động trực tiếp tới môi trường xungquanh, và đặc biệt hơn là nó đã tác động xấu đến sức khỏe của người lao động.Đợt điều tra toàn diện từ trước đến nay về môi trường lao động do Viện nghiêncứu kỹ thuật thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội cho thấy công nhân phảilàm việc với các yếu tố độc hại mà không ý thức được Ô nhiễm, hơiđộc, phóng xạ đã tăng lên hàng năm tới 19,6 % Ở các công ty liêndoanh mức độ độc hại còn cao hơn nhiều, số người mắc bệnh nghềnghiệp tăng vọt từ năm này qua năm khác; ốm tăng 22,5%; bệnh nghềnghiệp tăng 6% một năm[16] Theo tin từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trườngViệt Nam trong số hàng trăm dự án đầu tư công nghiệp vào Việt Nam từ 1991-1995, hầu hết không có dự án công nghiệp sạch, và hầu hết là công nghệ gây ônhiễm lớn.

1.4 Tình hình nhân lực và tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ trong nước

1.4.1 Về nhân lực

Về đội ngũ nhân lực cho khoa học và công nghệ không phải là ít song chưamạnh, lại có những nhược điểm cơ bản Theo thống kê hiện nayViệt Nam có800.000 cán bộ có trình độ đại học, gần 9.000 tiến sỹ, gần 3.000 giáo sư, phógiáo sư Riêng trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai có hơn 45.000 cán bộ[

[16] Báo lao động số 9/1996

Trang 36

khoa học công nghệ của hơn 300 viện nghiên cứu, 30.000 nhà khoa học vừanghiên cứu vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, có 12 trường vàviện đào tạo cao học, 74 viện và trường đào tạo nghiên cứu sinh[17] Chất lượngđào tạo cán bộ khoa học công nghệ còn thấp, chưa được cập nhật tri thức hiệnđại của thế giới, bị hổng nhiều về hiểu biết công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếpthị, ngoại ngữ, thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng tổ chức thực hiện nhữngchương trình nghiên cứu có tính đột phá cao Lực lượng chuyên gia giỏi ở cácngành rất mỏng, phần đông chỉ nắm lý thuyết thiếu kinh nghiệm thực tế.

Trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai số lượng cán bộ nghiên cứu bậccao còn quá thấp, số tiến sĩ khoa học mới chiếm 0,4%, số phó tiến sĩ (tiến sĩchuyên ngành khoa học) mới có 5,1% Mục đích đào tạo trên đại học là phục vụcho công tác nghiên cứu và triển khai nhưng hiện nay lực lượng đó trong khuvực nghiên cứu và triển khai chỉ có 25% trong tổng số chung trong cả nước.Trong những năm vừa qua lực lượng nghiên cứu khoa học có tăng, song so vớitốc độ gia tăng của các nước khác thì ở Việt Nam tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trên 1triệu dân còn quá thấp, mới trên 300 người Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệcủa chúng ta so với trước có phát triển, nhưng so với số dân hiện nay có khoản 4cán bộ khoa học công nghệ trên 10.000 dân (chỉ tiêu này ở Singapo là 40, HànQuốc là 47, Nhật Bản là 81) vào loại thấp trên thế giới nhưng thuộc mức trungbình khá so với các nước đang phát triển (Ấn Độ: 1,1, Thái Lan: 2,5, Malaysia:4, Trung Quốc: 2,5) Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thiếu nhiều cán bộ đầungành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về công nghệ Tỷtrọng cán bộ khoa học công nghệ hoạt động nghiên cứu và triển khai trong khuvực doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp khoảng 32% (Thái Lan con số này là58,2%, Sinh-ga-po: 44%, Hàn Quốc: 48%) Số cán bộ được đào tạo về ngành

[17] Nguyễn Hoàng Giáp - Khai thác môi trường kinh tế quốc tế cho CNH - HĐH - Tạp

chí nghiên cứu kinh tế số 267 tháng 8/2000

Trang 37

công nghệ còn thấp, chỉ chiếm 15,4% trong tổng số đội ngũ cán bộ khoa học vàcông nghệ[18].

Về độ tuổi, hiện tượng “lão hoá” trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

là đáng kể Theo số liệu điều tra, có trên 63% tiến sĩ, trên 32% phó tiến sĩ và trên20%đại học đã trên 50 tuổi Tuổi bình quân của cán bộ có học vị cao (tiến sĩ,phó tiến sĩ) là 48,5, trong đó tiến sĩ là 52,1 và phó tiến sĩ là 48,1[19]

1.4.2 Về tài chính

Kinh phí sự nghiệp khoa học chi cho nghiên cứu khoa học hàng năm cũngthấp so với thu nhập quốc dân, chỉ chiếm 0,3 - 0,4% Ngày 30 / 3 / 1991 BộChính trị đã ra Quyết định 26NQ/TW về khoa học và công nghệ trong sự nghiệpđổi mới, trong đó có đưa ra mục tiêu ngân sách dành cho sự nghiệp khoa họccông nghệ mỗi năm đạt 2% trong tổng ngân sách Đến năm 2000, Quốc hội đãphê duyệt 2% tổng chi ngân sách dành cho khoa học và công nghệ trị giá trên1.350 tỷ VND Nhưng trên thực tế trong những năm vừa qua chúng ta mới chỉdành cho chi phí khoa học công nghệ khoảng 1% trong tổng chi, như vậy chúngta mới đạt 50% nhu cầu chi phí Với mức đầu tư tài chính trên, ước tính bìnhquân cho mỗi cán bộ khoa học công nghệ ngân sách nhà nước đạt mức dưới1.000 USD / năm Con số này rất thấp so với mức bình quân của thế giới là55.000 USD Một số nước trong khu vực con số này là: Thái Lan 18.000 USD;Xinh-ga-po 53.000 USD; Hàn Quốc 56.000 USD; Nhật Bản 134.000 USD.Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã dành 1% vốn xây dựng cơ bản củanền kinh tế quốc dân để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan khoa học và côngnghệ, nhưng chỉ mới đạt 50 USD cho một cán bộ khoa học và công nghệ trongmột năm So với các nước, đầu tư của Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 1/500 củaSinh-ga-po, 1/240 của Hàn Quốc, 1/300 của Nhật Bản, 1/450 của Ấn Độ, 1/40

[18],[19]Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng, Quy hoạch hệ thống nghiên cứu

khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 1999, Tr.126,

Trang 38

của Thái Lan, chỉ đủ duy trì mức tối thiểu tồn tại của cơ quan khoa học côngnghệ[20]

Bảng 2: Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam Thứ hạng theo từng yếu tố (lý tưởng là 1)

nguyên Vốn

Trìnhđộ lao

Độ rộngthịtrường

Nguồn: Trần Hữu Dũng, Thử đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng

giềng Việt Nam, T/c Nghiên cứu kinh tế số 268 - 9/2000, tr 9

2 Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

2.1 Trị giá các hợp đồng chuyển giao công nghệ

Trong ngành công nghiệp, đa số các nhà máy được hình thành tại Việt Namluôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiếtbị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sảnxuất

Trong các liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài phía Việt Nam phổbiến là còn khó khăn nhiều về vốn nên chủ yếu góp vốn bằng đất đai, khi đó các

[20] Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng, Quy hoạch hệ thống nghiên cứu

khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 1999, Tr.141.

Trang 39

công ty nước ngoài thường dùng hình thức góp vốn bằng tiền và dây chuyềncông nghệ sản xuất Đối với các nhà máy được xây dựng bởi nội lực, do trình độkhoa học công nghệ trong nước còn nhiều hạn chế, việc nhập khẩu dây chuyềncông nghệ từ nước ngoài cũng là phổ biến Vì vậy trên cơ sở lý thuyết phải cóhợp đồng CGCN nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như vậy Do nhiềunguyên nhân trong các liên doanh, cũng như các doanh nghiệp trong nước khiCGCN từ bên ngoài vào Việt Nam các chủ đầu tư nước ngoài do sợ bị kéo dàithời gian do phải xem xét hợp đồng, phải qua thẩm định hay không muốn côngkhai hoá tình trạng công nghệ sản xuất ở đơn vị mình nên thường bỏ qua việclập hợp đồng CGCN Vì vậy rất khó có thể xác định được chính xác được trị giácác hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam từ trước đến nay.

Ngay cả các liên doanh lớn giữa Việt Nam và nước ngoài cũng không cóhợp đồng CGCN Công ty liên doanh ô tô Hoà Bình (VMC) với tổng số vốn đầutư 58 triệu USD được liên doanh bởi Columbian Motor Corp và Imex PanPacific (Phiplipin) với nhà máy ô tô Hoà Bình và Công ty Trancimex; Công tyliên doanh ô tô Mê kông (Mekong Auto Corp) được liên doanh bởi SilioMachinery Co Ltd và Sae Young Intl’ Inc Ltd (Hàn Quốc) với nhà máy cơ khíCổ Loa và nhà máy SAKYNO với tổng số vốn gần 36 triệu USD đều không cóhợp đồng CGCN[21].

Trong những năm qua các doanh nghiệp trong nước đã ý thức rất rõ về việcnhập khẩu dây chuyền thiết bị máy móc từ nước ngoài để tăng năng lực sảnxuất Chính vì lẽ đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu giá trị máy móc dâychuyền nhập khẩu chiếm một tỷ trọng tương đối cao Từ năm 1995 - 2000 khốilượng thiết bị toàn bộ và máy móc dụng cụ nền kinh tế nhập khẩu đạt tới 30%trong tổng kim ngạch nhập khẩu[22].

[21] Bộ kế hoạch và đầu tư 1999 - Tạp chí Công nghiệp số 20/1999.

[22] Nguyễn Mạnh Hùng - Giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của

sản phẩm công nghiệp Việt Nam - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002.

Trang 40

2.2 Chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực và theo đối tác2.2.1 Chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực

Do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mọi ngành mọi lĩnh vực sản xuất đãvà đang tiến hành đổi mới công nghệ thông qua con đường CGCN nước ngoàivào trong nước Trong những năm vừa qua công nghệ được chuyển giao chủ yếuđược tập trung vào các ngành các lĩnh vực như: công nghệ thông tin; công nghệsinh học; ngành vật liệu; ngành dệt may

Ngành công nghệ thông tin

Phải nói rằng thông qua hoạt động CGCN mà ngành công nghệ thông tincủa nước ta đã phát triển nhanh chóng và đã dần tiếp cận được với trình độ hiệnđại của thế giới, trong đó đặc biệt phải kể đến Bưu chính viễn thông.

Ở nước ta từ chỗ chỉ có 9 đường dây quốc tế năm 1987, đến cuối 1995 đãlên đến 2.500 Sự tăng tốc này phần lớn là do sự tham gia mạng lưới của hãngTelstra (Australia), Ericssion (của Thuỵ Điển) từ cuối năm 1987 Một dự ánkhác được nhiều công ty nước ngoài tham gia cùng với đối tác Việt Nam làTổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) là hệ thống cáp sợi quang xuyênbiển nối liền Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông Năm 1993 Tổng công ty bưuchính viễn thông Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai tháctuyến thông tin cáp quang Bắc Nam đầu tiên có dung lượng 34Mbit/s dài 1.830km Số hoá hoàn toàn mạng truyền dẫn liên tỉnh với tổng chiều dài 167.906 kmluồng 2Mbit/s tăng 918,5% so với 1992 Ngày 03 / 12 / 1995 VNPT đã hoànchỉnh chỉ tiêu phát triển đạt 742.000 máy điện thoại đưa mật độ điện thoại bìnhquân cả nước lên 1 / 100 dân Đến năm 2000 vượt qua mật độ 4 máy / 100 dântăng 4,23 lần so với 1995 số lượng máy điện thoại toàn mạng là 3,3 triệu máy.Việt Nam được liên minh viễn thông thế giới ITU đánh giá là nước có tốc độphát triển điện thoại nhanh thứ hai thế giới.

Tính đến hiện tại, 90% số xã trong cả nước có máy điện thoại Mật độ điệnthoại trên toàn quốc là 5,44 máy/ 100 dân Công ty viễn thông quân đội Vietel,Công ty viễn thông điện lực ETC, Công ty viễn thông hàng hải VISHIPEL,

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 1 Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN (Trang 25)
Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 1 Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN (Trang 25)
Bảng 2: Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2 Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam (Trang 37)
Bảng 2: Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam  Thứ hạng theo từng yếu tố (lý tưởng là 1) - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Bảng 2 Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam Thứ hạng theo từng yếu tố (lý tưởng là 1) (Trang 37)
Trong ngành công nghiệp, đa số các nhà máy được hình thành tại Việt Nam luôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiết  bị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sản  xuất.. - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
rong ngành công nghiệp, đa số các nhà máy được hình thành tại Việt Nam luôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiết bị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sản xuất (Trang 38)
Hình 3: Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Hình 3 Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ (Trang 83)
Hình 3: Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu  Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc
Hình 3 Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w