Không ngừng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc (Trang 75 - 77)

II. CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

3. Không ngừng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Ngày nay đứng trước sức ép của sự cạnh tranh gay gắt, bản thân mỗi doanh nghiệp luôn luôn phải tính đến việc không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, trong đó đổi mới công nghệ là yếu tố then chốt nhất trực tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, bất cứ một doanh nghiệp

nào, vì lợi ích trước mắt luôn nỗ lực cách tân công nghệ hiện có bằng mọi khả năng có thể, thậm chí chỉ chạy theo việc phát triển lối mòn khoa học kỹ thuật nước ngoài mà không tính tới việc phát triển công nghệ một cách bền vững. Do vậy nhất thiết đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước tới hoạt động chuyển giao công nghệ, để ngăn chặn tình trạng du nhập công nghệ một cách lan tràn, trùng lặp gây lãng phí nguồn lực đất nước.

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là vấn đề quan trọng đầu tiên chi phối các doanh nghiệp theo quy luật kinh tế khách quan. Nếu không có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận sẽ sẵn sàng du nhập những công nghệ không có chiều sâu thậm chí không có lợi tới cộng đồng đi ngược mục tiêu chung của công cuộc CNH - HĐH hoá đất nước, phương hại lợi ích quốc gia.

Công tác hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam thể hiện trên các phương diện sau:

- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạch định chính sách quản lý hoạt động CGCN cũng như trong giám sát việc chấp hành các quy chế đổi mới CGCN của các doanh nghiệp. Để thực hiện các yêu cầu nói trên cần tăng cường vai trò của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ công nghiệp cùng các cơ quan hữu quan để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ dưới đây:

+ Tham mưu cho chính phủ trong việc hoạch định các chính sách phát triển công nghệ cũng như trong việc hoàn thiện môi trường thể chế và hệ thống các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược CNH - HĐH.

+ Xây dựng các quy chế đánh giá công nghệ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

+ Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan xem xét lại các điều khoản có liên quan đến đổi mới và CGCN để kiến nghị sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các thể chế không chỉ nhằm khuyến khích các loại hình đầu tư góp nhiều vốn mà còn đặc biệt khuyến khích các loại hình đầu tư góp phần nâng cao năng lực công

nghệ quốc gia thông qua dạy nghề, truyền đạt các kỹ năng quản lý và nhập khẩu công nghệ đảm bảo sự phát triển lâu bền của đất nước.

- Các cơ quan Nhà nước cần có sự phối hợp tốt để phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của nước ngoài tại Việt Nam, từ đó tăng thêm lòng tin của các đối tác trong quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

- Cần có các biện pháp hữu hiệu, thuận tiện cho việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại việt nam.doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w