MỤC LỤC
Với các nước phát triển, các công ty, các tập đoàn họ luôn xác định rằng việc khai thác các thị trường tiềm năng ở nước ngoài bằng cách chuyển các kỹ thuật cơ bản, bí quyết chế tạo và thiết bị sản xuất ra nước ngoài, và tiến hành sản xuất ngay tại nước nhận CGCN với mức giá thành rẻ do tận dụng được chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻ song tạo ra hàng hoá có chất lượng cao hơn hẳn các sản phẩm bản địa giúp họ vừa có thể cạnh tranh với hàng hoá của nước bản địa, vừa tránh được hàng rào bảo hộ của nước bản địa. Cho dù trình độ công nghệ của các nước đang và chậm phát triển chỉ đang ở trong giai đoạn đầu CNH - HĐH thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển nhưng nếu có chính sách nhập khẩu công nghệ “thích hợp”, khai thác triệt để lợi thế “của kẻ đi sau”, tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo giáo dục, nghiên cứu và triển khai, thì chắc chắn dần dần sẽ khắc phục được “nguy cơ tụt hậu” về công nghệ so với các nước công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên chúng ta cần cố gắng tạo ra điều kiện cần thiết để có thể mở rộng CGCN theo kênh: chuyển giao công nghệ theo hợp đồng “thuần tuý” và liên doanh với nước ngoài trong đó phía Việt Nam chiếm đa số vốn (đây là những kênh có khả năng giúp bên nhận - Việt Nam - thực sự nâng cao năng lực công nghệ và chủ động hơn trong việc sử dụng năng lực đó theo mục tiêu của mình). Hơn nữa đa số lực lượng lao động này đã và đang được đào tạo cơ bản và ngày càng được hoàn thiện hơn theo sát yêu cầu thực tế về yêu cầu phát triển của đất nước, cộng với những đức tính cần cù thông minh sáng tạo sẵn có của người Việt, chắc chắn rằng đây sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc thực hiện CGCN nước ngoài vào Việt Nam và đẩy nhanh tiến trình phát triển khoa học công nghệ trong nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp này luôn gặp phải cái vòng luẩn quẩn: Doanh nghiệp luôn thiếu vốn để đổi mới công nghệ, muốn vậy doanh nghiệp phải vay ngân hàng, nhưng nợ phải trả trước đó của doanh nghiệp với ngân hàng lớn, muốn vay mới, doanh nghiệp phải dùng tài sản hoặc dùng phương án kinh doanh để thế chấp song cả hai phương án này đều bị hạn chế bởi lẽ tài sản dùng thế chấp không đáng kể, phương án kinh doanh thường có độ rủi ro cao do vậy khó được ngân hàng chấp nhận.
Việc dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam thường liên doanh với nước ngoài để nhập khẩu công nghệ ngoài lý do thiếu vốn ra, còn lý do sâu xa khác là các doanh nghiệp nước ta không xâm nhập được vào thị trường quốc tế và phải nhờ vào sự bao tiêu của phía nước ngoài (tình trạng này phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu cho các nước XHCN trước đây từ sau sự kiện chính trị 1989-1991). Về năng lực thể hiện, các cơ quan quản lý, các đối tác Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức thông tin về nghiệp vụ CGCN, trong khi đó các đối tác nước ngoài - bên giao công nghệ - đã có mấy chục năm kinh nghiệm trong CGCN quốc tế (họ là những người đã từng và vẫn đang là bên nhận công nghệ, đã trải qua những bài học thành công thất bại trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình CGCN).
- Thứ ba, một giải pháp công nghệ sản xuất hoàn hảo phải đi kèm theo nó là những giải pháp khắc phục những hậu quả do nó gây nên có tính khả thi, và có giải pháp xử lý lượng thải công nghiệp sản sinh trong quá trình sản suất có hiệu quả, ngoài ra trong một số trường hợp giải pháp công nghệ có thể tái tạo nguồn tài nguyên đã sử dụng hoặc nguồn tài nguyên đã dùng trong chu trình trước có thể tạo ra nguồn tài nguyên khác không tác hại đến môi trường. - Thứ nhất, một giải pháp công nghệ ban đầu được du nhập vào Việt Nam qua một quá trình khai thác, cải tiến và đã bị “Việt Nam hoá” nếu có hiệu suất cao hơn ban đầu vẫn có thể được các nước khác chấp nhận và đặc biệt là các nước cú điều kiện tương đồng Việt Nam (Điều này được minh chứng rất rừ, là ban đầu chúng ta phải du nhập công nghệ phần mềm từ nước ngoài, nhưng sau quá trình khai thác, một số giải pháp công nghệ phần mềm đã bị “thuần phục”. bởi trí tuệ Việt Nam mặc dù nó vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản của giải pháp công nghệ ban đầu song tính hiệu quả và tiện lợi ưu việt hơn nhiều). Với ngành công nghiệp Việt Nam có khả năng thành công cao, song độ hấp dẫn của nó thấp (máy móc thiết bị nhỏ; nhóm linh kiện và sản phẩm điện tử; dệt may; da dày; đồ chơi; đóng tàu chuyên dụng vừa và nhỏ) khi chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thứ tự các tiêu chí được ưu tiên là góp phần tăng năng suất lao động giải quyết việc làm; hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam; bảo vệ môi trường sinh thái.
Với các ngành công nghiệp độ hấp dẫn cao, song khả năng thành công thấp (công nghệ vật liệu mới; dược phẩm; năng lượng mới; truyền thông..) trong quá trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào, tiêu chí quan trọng hàng đầu là hiện đại phù hợp thực tế Việt Nam; thúc đẩy nền khoa học trong nước phát triển tăng cường khả năng làm chủ và ứng dụng tiến bộ khoa học trên thế giới; bảo vệ môi trường sinh thái và tiếp theo là các tiêu chí còn lại. Với các ngành công nghiệp mà độ hấp dẫn thấp, khả năng thành công thấp tiêu tốn nhiều tài nguyên ảnh hưởng tới môi trường trên phạm vi lớn (hoá chất cơ bản, sản suất xi măng, thép, lọc dầu) khi du nhập công nghệ thứ tự ưu tiên là tiêu chí hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam; bảo vệ môi trường sinh thái; tiết kiệm nguồn tài nguyên; góp phần tăng năng suất lao động giải quyết việc làm và tiếp theo là các tiêu chí còn lại.
+ Khi đánh thuế vào hoạt động CGCN cần lưu ý: chỉ nên đánh thuế ở mức độ hợp lý với phần thu được từ bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá, hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia nước ngoài, tuy nhiên để khuyến khích việc đào tạo công nhân chúng ta không nên đánh thuế vào phần lợi thu được từ việc đào tạo công nhân (mặc dù đào tạo công nhân cũng thuộc nội dung CGCN). - Đối với các công nghệ và dự án công trình mà Việt Nam chưa đủ trình độ, phương tiện kỹ thuật để tiến hành giám định, thẩm định và kiểm toán có thể tổ chức đấu thầu hoặc thuê công ty giám định và kiểm toán có uy tín nước ngoài tiến hành giám định, kiểm toán thông qua hợp đồng thương mại trên cơ sở luật pháp quốc tế có sự giám sát của các cơ quan chức năng Việt Nam. - Trong quá trình du nhập công nghệ nước ngoài vào Việt Nam chúng ta kiên trì phấn đấu thực hiện nguyên tắc MAYA (Most advanced yet acceptable- hiện đại nhất nhưng có thể tiếp thu được) trên cơ sở đó trong quá trình khai thác và sử dụng công nghệ ngoại nhập chúng ta sẽ có thể tiếp thu làm chủ và “Việt Nam hoá” công nghệ ngoại nhập nâng cao năng lực công nghệ nội sinh.
- Thay đổi về căn bản phương thức tổ chức đào tạo, nghiên cứu và triển khai theo hướng nhất thể hoá ba khâu này sao cho hoạt động nghiên cứu ở các trường các viện gắn chặt hơn nữa với nhu cầu đổi mới công nghệ của khu vực sản xuất, trên cơ sở đó đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tăng cường nội dung công nghệ trong hệ thống giáo dục. - Đổi mới quản lý và tiến hành quy hoạch tổ chức cơ quan nghiên cứu và triển khai theo một hệ thống có cơ cấu hợp lý, theo hướng tập trung thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực khoa học, giữa các ngành khoa học và các ngành kinh tế - kỹ thuật để giải quyết những vấn đề có tính chất chiến lược tổng hợp, liên ngành với nền kinh tế quốc dân.