1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH thương mại DV GN VT Hà Thành Đạt (Đề tài năm 2010).doc

63 511 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 354,5 KB

Nội dung

Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH thương mại DV GN VT Hà Thành Đạt (Đề tài năm 2010).

Trang 1

Lời Mở Đầu

1 Ý nghĩa chọn đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ đểhoà nhập với nền kinh tế thế giới Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển do đógiao nhận hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tếcủa hoạt động buôn bán với các nước trên thế giới.

Người giao nhận sẽ thay mặt cho người sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất nhậpkhẩu thực hiện việc giao nhận hàng hoá, gửi hàng, làm thủ tục hải quan một cáchnhanh chóng với chi phí thấp nhất.

Công ty TNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt là một công ty có hoạt động chính làdịch vụ giao nhận ngoại thương, do vậy sau thời một thời gian thực tập tại công ty, đượctìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực giao nhận ngoại thương tại công ty em đã quyết định chọn

đề tài “Các giải pháp hòan thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHHTM DV GN VT Hà Thành Đạt với hy vọng là đề tài này sẽ phản ánh sát thực về tình

hình hoạt động giao nhận ngoại thương đang diễn ra rất sôi động hiện nay.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hoá các lý thuyết cơ bản đã được học trong hai năm học đạihọc và kết hợp đi sâu tìm hiểu vai trò của hoạt động giao nhận ngoại thương tại côngty.

- Đánh giá và phân tích thực trạng công tác giao nhận mà công ty đangthực hiện.

- Đi sâu vào thực tế để tìm ra những thuận lợi và khó khăn cũng nhưnhững tồn tại trong hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty.

- Dựa vào thực tế và tư duy của mình để đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện công tác giao nhận ngoại thương của công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 2

Đề tài này em chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động giao nhận ngoạithương tại công ty TNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt trong 3 năm gần đây, năm2006, năm 2007, năm 2008.

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác độngảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động giao nhận tại công ty.

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động giao nhận ngoại thương của công tyTNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt trong 3 năm gần đây, năm 2006, năm 2007, năm2008.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong chuyên đề tốt nghiệp này em đã sử dụng các phương pháp sau đây:- Phương pháp phân tích kinh tế

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp lôgic biện chứng.- Phương pháp chuyên gia.

5 Nội dung nghiên cứu:

Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm 3 chương trong đó

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận ngoại thương.

Chương 2: -Giới thiệu về Công ty TNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt.

-Phân tích quá trình thực hiện giao nhận tại Công ty THHH TM DV GN VTHà Thành Đạt

Chương 3: Những giải pháp hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH TM

DV GN VT Hà Thành Đạt.

Trang 3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG

1.1Khái niệm chung về giao nhận:

1.1.1 Nguyên nhân ra đời và quá trình phát triển của ngành giao nhận hàng hóa.

Sự ra đời và phát triển cùa nghiệp vụ giao nhận gắn liền với sự phát triển của nềnkinh tế sản xuất hàng hoá và quan hệ mua bán giữa các nước trên thế giới Trước đâykhi khoa học công nghệ chưa phát triển, máy móc chưa được sử dụng phổ biến như hiệnnay nên số lượng hàng hoá được sản xuất ra ít do vậy chủ hàng và chủ tàu có thể trựctiếp giao dịch với nhau về giá cước, điều kiện chuyên chở, vận tải trở thành điều kiệntiên quyết trong quan hệ buôn bán quốc tế.

Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng suất lao động khôngngừng được nâng lên, hàng hoá được sản xuất với khối lượng lớn Mặt khác các phươngtiện vận tải quốc tế hiện nay đều có tải trọng lớn, sức chuyên chở cao do đó một chủhàng ít khi có đủ hàng để đáp ứng đủ sức chở của tàu mà hiện nay các công ty sản xuấthàng hoá xuất khẩu chủ yếu sử dụng container Ngoài ra còn nhiều thủ tục liên quanđến lô hàng xuất nhập khẩu như thủ tục cảng, khai báo hải quan, chọn luồng tàu thíchhợp Nếu công ty trực tiếp đảm nhận công việc này sẽ mất nhiều thời gian, công sứcnhưng đôi khi do không chuyên nghiệp nên không mang lại lợi ích kinh tế cho doanhnghiệp Xuất phát từ nhu cầu trong thực tế, sự ra đời các đại lý của người chuyên chở,người môi giới của người chuyên chở và sự ra đời của các công ty giao nhận để đápứng những nhu cầu này.

1.1.2 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận.

Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khácnhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức

Trang 4

là hàng hoá được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua Để cho quá trìnhvận chuyển bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hoá đến tay ngườimua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trìnhchuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho đưa hàng ra cảng , làm các thủ tục gửi hàng,xếp hàng lên tàu, chuyển tài hàng hoá dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao chongười nhận…Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) theo “Quy tắc mẫu của FIATA vềdịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưukho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn hay có liênquan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanhtoán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá Theo Luật Thương mại Việt Nam, giaonhận hàng hóa là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoánhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ vàcác dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ thác của chủ hàng,của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận (Forwarder/ Freight

Forwarder/Forwarding Agent) Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công tyxếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác cóđăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Theo Luật Thương mại Việt Nam thìngười làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số côngviệc do các nhà xuất, nhập khẩu uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tụcgiấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng.

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật trong ngànhvận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn Ngày nay, người giao nhận đóngvai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giao nhận không chỉ làm

Trang 5

các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quátrình vận tải và phân phối hàng hóa.

1.1.3 Phạm vi của dịch vụ giao nhận.

Phạm vi của các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản nhất của dịch vụ giaonhận kho vận Trừ phi bản thân người gửi hàng( hoặc người nhận hàng) muốn tự mìnhtham gia bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận cóthể thay mặt người gửi hàng( hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hànghóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làmdịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở,

+ Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng.+ Tổ chức xếp dỡ hàng hoá,

+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa,

+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,+ Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,

+ Làm cácthủ tục gửi hàng, nhận hàng,

+ Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch,+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa,

+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng,+ Thanh toán, thu đổi ngoại tệ,

+ Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận,+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa,

+ Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận,

+ Gom hàng, lựa chọn chuyến đường vận tải, phương thức vận tải và ngườichuyên chở thích hợp,

+ Đóng gói bao bì, phận loại, tái chế hàng hóa,

Trang 6

+ Lưu kho, bảo quản hàng hóa,

+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hànghóa,

+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho , lưu bãi…+ Thông báo tình hình hàng đi và đến của các phương tiện vận tải,+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở,

+ Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường.

Ngoài ra người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu củachủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vậnchuyển quần áo may sẵn trong các container đến thẳng của hàng, vận chuyển hàngtriển lãm ra nước ngoài…

1.1.4 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.

Như đã nói trên, ngày nay do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phươngthức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn cung cấp dịch vụ vậntải và đóng vai trò như một bên chính (Principal) – người chuyên chở (carrier) Ngườigiao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:

Môi giới hải quan (Customs Broker)

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước Nhiệm vụ của người giaonhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó mở rộng hoạtđộng phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưucước với các hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tuỳ thuộcvào hợp đồng mua bán Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặtngười xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo làm thủ tục hải quan như một môi giới hảiquan.

Đại lý (Agent)

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như làmột đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở Người giao nhận nhận uỷ thác từ

Trang 7

người chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như:nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồnguỷ thác.

Người gom hàng (Cargo Consolidator)

Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ chovận tải đường sắt Đặc biệt, trong vận tải hàng hóa bằng Container dịch vụ gom hàng làkhông thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL), thành lô hàng nguyên (FCL) để tậndụng sức chở của Container và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng, ngườigiao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.

Người chuyên chở (Carrier)

Ngày nay trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyênchở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu tráchnhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác Người giao nhận đóngvai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier), nếu anh ta ký hợp đồng màkhông trực tiếp chuyên chở.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi làvận tải “từ cửa đến cửa”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vậntải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) MTO cũng là ngườichuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt hành trình vận tải.

1.1.5 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hóa

Điều 167 Luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận có những quyền vànghĩa vụ sau đây:

+ Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của kháchhàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngaycho khách hàng.

Trang 8

+ Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của kháchhàng thì phải thông báo cho khách hàng đển xin chỉ dẫn thêm.

+ Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng khôngthoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

1.1.6 Trách nhiệm của người giao nhận

a Khi người giao nhận làm đại lý:

Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu tráchnhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót như:

+ Giao nhận không đúng chỉ dẫn.

+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.+ Chở hàng sai nơi đến quy định.

+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng,

Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại về người hoặc tài sảnmà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình Tuy nhiên, người giaonhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như ngườichuyên chở hoặc người giao nhận khác … nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọncẩn thận Khi là đại lý thì người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

b Khi đóng vai trò là người chuyên chở (Pricipal Carrier)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độclập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.Anh ta chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của ngườigiao nhận khác … mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi vàthiếu sót của mình Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệcủa các phương thức vận tải liên quan quy định Người chuyên chở thu ở khách hàngkhoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

Trang 9

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anhta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (PerformingCarrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải củamình hay cách khác, cam kết đảm nhiệm trách nhiệm của người chuyên chở (ngườithầu chuyên chở – Contracting Carrier) Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liênquan đến vận tải như: đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối … thì người giao nhậnsẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụtrên bằng phương tiện và người của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõràng hay ngụ ý, là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnthường không áp dụng mà áp dụng Công ước quốc tế hoặc các Quy tắc do phòngThương mại Quốc tế ban hành.

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏngcủa hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:

+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác,+ Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp,

+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa,+ Do chiến tranh, đình công,

+ Do các trường hợp bất khả kháng.

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ kháchhàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi củamình.

1.2 Tổ chức và kỹ thuật giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu tại cảng biển.

1.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển.

Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnvận tải, bốc dỡ, giao nhận hàng hoá XNK như: Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 1990, LuậtHải quan, Quyết định số 2073/QĐ-GT ngày 6/10/1991 … Các văn bản hiện hành đã quy

Trang 10

định những nguyên tắc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa XNK tại các cảng biểnViệt Nam như sau:

+ Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương pháp do các bên lựachọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất.

+ Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương pháp nào thì giao nhận theo phươngpháp ấy Phương pháp giao nhận bao gồm:

- Giao nhận nguyên bao kiện, bó, tấm, cây, chiếc,- Giao nhận nguyên hầm, cặp chì,

- Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích bằng cách cân, đo, đếm,- Giao nhận theo mớn nước của phương tiện,

- Giao nhận theo nguyên Container niêm phong cặp chì …

+ Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của người chủ hàng hoặc của người được chủhàng uỷ thác (cảng) với người vận chuyển (tàu) Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hànghóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng.

+ Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải uỷ thác cho cảng trong việc giaonhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa.

+ Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàngvà phải có chứng từ thanh toán các chi phí cho cảng.

+ Người nhận hàng phải nhận hàng với khối lượng hàng hóa ghi trên chứng từ, liêntục trong một thời gian nhất định,

+ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong, nếu bao, kiện hoặc dấu xichì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát màngười nhận phát hiện ra sau khi đã hý nhận với cảng,

+ Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện Trongtrường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảngđể bốc dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các chi phí liên quan cho cảng,

+ Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuậtvà thích hợp cho từng vận đơn, từng lô hàng Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng hóa

Trang 11

đang lưu kho, bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biệnpháp cần thiết để ngăn ngừa hạn chế tổn thất,

+ Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng được thực hiện trên cơ sởhợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyể hoặc người được uỷthác.

1.2.2 Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển.

1.2.2.1 Đối với hàng xuất khẩu:

Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: Giao hàng nhanh chóng, kết toán

chính xác, lập bộ chứng từ đầy đủ để thanh toán tiền hàng. Trình tự giao hàng xuất khẩu:

Gồm các bước nghiệp vụ sau:- Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu:

+ Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hóa, xem người muađã trả tiền hay mở L/C chưa,

+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan + Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước,

+ Lập Cargo List gửi hãng tàu.- Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu:

+ Kiểm tra về số lượng, trọng lượng, phẩm chất xem có phù hợp với hợp đồngmua bán hay không,

+ Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận haybiên bản thích hợp.

- Làm thủ tục hải quan: + Đăng ký tờ khai hải quan,

+ Tính thuế sơ bộ và ra thông báo thuế, + Kiểm hóa

+ Tính lại thuế và nộp thuế- Giao hàng hóa xuất khẩu cho tàu.

Trang 12

a Đối với hàng đóng trong Container:

Đối với hàng nguyên (FCL/FCL)

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền và ký Booking Note rồi đưa chođại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuấtkhẩu (Cargo list),

- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ Container để chủ hàngmượn và giao Packing List và Seal,

- Chủ hàng lấy Container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào Container,lập Packing List,

- Mang hàng (hay Container đã đóng) ra cảng để làm thủ tục hải quan (có thể miễnkiểm tra tuỳ loại hàng),

- Giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để làm thủ tục và đến hải quanđăng ký hạ bãi Container đồng thời hướng dẫn xếp hàng (Shipping Order) để trên cơ sởđó lập B/L,

- Vận chuyển Container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi (chậm nhất là 8 tiếng trước khibắt đầu xếp hàng) và đóng phí Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng xemnhư đã xong (việc xếp Container lên tàu do cảng làm) và chủ hàng có thể lấy B/L,

- Trước khi xếp Container lên tàu, đại lý tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu(Loading List), sơ đồ xếp hàng, thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho Điều độ củacảng biết để bố trí người và phương tiện,

- Bốc Container lên tàu (do cảng làm) Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hayđại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/L nhận để xếp(trước đó đã cấp) để có B/L đã xếp.

Nếu giao hàng lẻ (LCL/LCL)

- Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hàng tàu, hoặc ngườigiao nhận Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận sẽ thỏa thuận với chủhàng về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng.

Trang 13

- Chủ hàng hay người được chủ háng uỷ thác mang hàng ra cảng, kiểm tra Hảiquan và giao cho người chuyên chở (cùng với Shipping Order để lập B/L) hoặc ngườigiao nhận tại CFS hoặc ICD quy định và lấy B/L (có ghi Part of Container) hay HouseB/L cũng có thể được đóng dấu thêm chữ “Surrendered” Trong trường hợp này, khinhận hàng ở cảng đến sẽ không cần xuất trình House B/L gốc, nhưng người giao nhậnphải điện báo cho đại lý của mình ở cảng đến biết và để đại lý giao hàng cho ngườinhận,

- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào Container, bốc Containerlên tàu và vận chuyển đến nơi đến, hoặc nếu thông qua người giao nhận, thì người giaonhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ hàng vào Container và giao nguyên Container chohãng tàu để lấy Master B/L,

- Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan.

b Đối với hàng hóa thông thường

Chủ hàng trực tiếp giao hàng cho tàu hay uỷ thác cho cảng để cảng giao hàng chotàu, cũng có thể giao nhận tay ba (chủ hàng, cảng, tàu) theo các bước:

- Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định sốmáng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải nếu cần ,

- Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do công nhân củacảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu trước sự giám sát của Hải quan Trong quá trìnhgiao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report,cuối ngày phải ghi phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu phải ghi vàophải ghi vào Final Sheet Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểmkiện,

- Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong TallySheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng kýxác nhận với tàu Đây cũng là cơ sở để lập B/L.

- Lấy biên lai Thuyền phó (Mate’s Receipt) đề trên cơ sở đó lập B/L,

Trang 14

- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa,nếu cần,

- Lập bộ chứng từ thanh toán:

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C (nếu thanh toán bằng L/C), cán bộ giao nhậnphải lập hay lấy các chứng từ cấn thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuấttrình cho Ngân hàng để thanh toán tiền hàng Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thườnggồm các chứng từ sau đây:

+ Bill of Lading+ Bill of Exchange+ Commercial Invoice+ Packing List

+ Certificate of Quality+ Certificate of Quantity

+ Fumigation Certificate (nếu có)+ Certificate of Origin

+ Certificate of Insurance+ Giấy chứng nhận kiểm dịch…

- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như: chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảoquản, lưu kho…

1.2.2.2 Đối với hàng nhập khẩu:

Yêu cầu đối với việc giao hàng nhập khẩu: Nhận hàng nhanh chóng, kế toán

chính xác, lập kịp thời, đầy đủ, hợp lệ các chứng từ, biên bản liên quan đến tổn thất củahàng hóa để khiếu nại các bên có liên quan.

Trình tự giao nhận hàng nhập khẩu: Gồm các bước nghiệp vụ sau đây: Chuẩn bị

trước khi nhận hàng; nhận hàng từ cảng hoặc từ tàu; Làm thủ tục hải quan; Thanh toáncác chi phí cho cảng.

- Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu:+ Kiểm tra trả tiền hay việc mở L/C,

Trang 15

+ Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục Hải quan…

+ Nhận các giấy tờ như: NOR, Thông báo tàu đến (Notice of Arrival), B/L và cácchứng từ khác về hàng hóa,

- Nhận hàng từ cảng hoặc tàu:

a Đối với hàng đóng trong Container:

Đối với hàng nguyên (FCL/FCL)

 Khi nhận được Thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, chủ hàng mang B/Lgốc và Giấy giới thiệu của Cơ quan đến hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng (D/O) và đónglệ phí,

 Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến vănphòng quản lý tàu biển của cảng để xác nhận D/O, đồng thời mang một bản D/O đếnhải quan giám sát cảng để đối chiếu với Manifest,

 Cán bộ giao nhận ra bãi để tìm vị trí Container,

 Cán bộ giao nhận của chủ hàng ngoại thương mang 2 bản D/O đã có xác nhậncủa hãng tàu trên đó có ghi rõ phương thức nhận hàng (nhận nguyên Container hoặc“rút ruột”) đến bộ phận kho vận làm phiếu xuất kho,

 Sau khi đóng các lệ phí, cán bộ giao nhận mang D/O đã xác nhận đến Thương vụcảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng,

 Nếu nhận nguyên Container thì phải xuất trình giấy mượn Container của hãngtàu và đến bãi yêu cầu xếp Container lên phương tiện vận tải Nếu nhận theo phươngthức “rút ruột” thì phải có lệnh điều động công nhân để dỡ hàng ra khỏi Container vàxếp lên phương tiện vận tải.

 Đối với hàng lẻ (LCL/LCL)

 Chủ hàng mang B/L gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý củangười gom hàng để lấy D/O,

 Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến thủ kho để nhận phiếu xuất kho, Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng.

b Đối với hàng nhập thông thường.

Trang 16

Hàng hóa nhập khẩu không đóng trong Container có thể gồm: Nguyên tàu,nguyên hầm tàu hay rời từng lô nhỏ Việc giao nhận những loại hàng này có thể tiếnhành giữa cảng với tàu, giữa chủ hàng với tàu hay giao nhận tay ba (tàu, cảng, chủhàng).

Cần chú ý các điểm sau:

 Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản Lược khai hànghóa Sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Điều độ,Cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng,

 Người nhận hàng và đại diện tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu Nếu pháthiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng thì phảilập biên bản để hai bên cùng ký Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quangiám định lập biên bản thì mới tiến hành dỡ hàng,

 Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải đểđưa về kho bãi Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng haychủ hàng kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa vàghi vào Tally Sheet,

 Hàng sẽ xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ sốlượng, loại hàng, số B/L,

 Cứ mỗi ca và sau khi dỡ hàng xong, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượnghàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet,

 Lập bảng kết toán nhận hàng với tàu (Report on Reciept of Cargo-RROC) trêncơ sở Phiếu kiểm kiện (Tally Sheet) Cảng, tàu và chủ hàng đều ký vào bảng kết toánnày, xác nhận số lượng hàng hóa thực giao so với Manifest và B/L,

 Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như COR hay Suvey Report(nếu hàng bị hư hỏng) hay yêu cầu tàu cấp Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC), nếu tàugiao thiếu,

 Nếu là hàng nguyên tàu hay nguyên hầm, cò thể tiến hành giao nhận tay ba giữatàu, cảng và chủ hàng,

Trang 17

 Nếu là hàng rời và đã được dỡ đưa vào kho cảng từ trước, thì để nhận được hàng,cán bộ giao nhận của chủ hàng phải mang biên lai thu phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice,Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng xác nhận D/O và xuống kho tìm vị tríhàng Sau đó mang 2 bản D/O đến bộ phận kho vận để nhận hàng.

- Làm thủ tục Hải quan:

Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục Hải quan cho hàng nhập khẩu.Thủ tục hải quan thường qua các bước sau:

+ Chuẩn bị hồ sơ Hải quan, bộ hồ sơ Hải quan đối với hàng mậu dịch gồm có: Tờkhai Hải quan nhập khẩu, Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Giấy giới thiệu của cơ quan, Giấyphép kinh doanh, Vận đơn, Điện giao hàng (nếu là B/L Surrendered), Lệnh giao hàng,Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm cấp, Hóa đơn thương mại …

+ Đăng ký khai báo Tờ khai qua mạng với phần mềm EKUDS, sau khi khai báotruyền dữ liệu tới chi cục Hải Quan khu vực hàng cập cảng sẽ được cục Hải quan điệntử tiếp nhận và truyền lại cho số tiếp nhận tờ khai, sau đó đem bộ tờ khai đó ra cảngnơi hàng đến để khai.

+ Đăng ký tờ khai: Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số tiếp nhận hồ sơ, xemhồ sơ đã đầy đủ chưa, kiểm tra doanh nghiệp còn nợ thuế 90 ngày không? Nếu hồ sơđầy đủ và không nợ thuế, nhân viên Hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồ sơ qua Chicục trưởng hoặc phó chi cục để duyệt mức độ tỷ lệ (%) nếu là hàng thuộc diện kiểmtra Sau đó bộ phận thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách máy tính và ra thông báo thuếcùng với phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểm hóa,

+ Đăng ký kiểm hóa: Đối với hàng nguyên container, có thể kiểm hóa tại cảnghay đưa về ICD ngoài cảng Đối với hàng lẻ hay hàng rời khác phải kiểm hóa tại khocảng, trước khi kiểm hóa cán bộ Hải quan thường đối chiếu D/O với Manifest,

+ Tiến hành kiểm hóa: Các nhân viên Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tếhàng hóa tại kho cảng, tại bãi Container, ICD hay kho riêng tùy thừng loại hàng.

+ Kiểm tra thuế: Sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi vàthu thuế để kiểm tra việc áp mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá

Trang 18

tính thuế, tỷ giá tính thuế… Sau khi kiểm tra thuế xong, tờ khai được chuyển cho Độitrưởng hoặc đội phó Hải quan ký phúc tập và sau đó chuyển tờ khai đến bộ phận trả tờkhai, nếu được ân hạn thuế thì Doanh Nghiệp sẽ đóng lệ phí hải quan và được đóngdấu :”Đã hoàn thành thủ tục” lên trên góc trái tờ khai và nhận lại tờ khai Hải quanphần lưu của người khai hải quan, còn tờ khai phải nộp thuế ngay thì Doanh nghiệp sẽđí đóng thuế và nộp lại bản sao cho tờ giấy nộp thuế đó rồi mới nhận lại tờ khai

- Thanh toán các chi phí cho cảng như tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưuContainer, tiền kho lưu bãi…

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển bao gồm nhiều bước.Mỗi bước có yêu cầu và nội dung nghiệp vụ riêng biệt Song các bước nghiệp vụ lại cómối quan hệ hữu cơ với nhau Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tạicảng biển đạt kết quả tốt nhất cần nắm vững các khâu nghiệp vụ có liên quan.

1.3 Những quy định mới về về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài Chínhhướng dẫn thi hành về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

- Thông tư này hướng dẫn thi hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát Hải quanquy định tại nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Chính phủquy định chi tiết một số điều của luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sátHải quan trước khi thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tảixuất cảnh, nhập cảnh.

- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đã thực hện trên cơ sở đánh giáquá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, có ưu tiên và tạo thuận lợi đốivới chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về Hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu củachủ hàng đã nhiều lần vi phạm Pháp luật về hải quan không được ưu tiên khi làm thủtục hải quan.

Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người có hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lôhàng xuất khẩu, được cơ quan hải quan xác định là:

Trang 19

+ Không bị pháp luật xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóara biên giới;

+ Không quá 02 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượtthẩm quyền của Chi cục trưởng Hải quan;

+ Không trốn thuế: không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức một lần thuế phải nộp trởlên;

+ Không nợ thuế quá 90 ngày;

+ Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

 Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hài quan là người xuất khẩu nhậpkhẩu có 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng, xuất khẩu nhập khẩuđã 03 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan, với mức phạt mỗi lần vượt thẩmquyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan hoặc đã 01 lần bị xử phạt vi phạm hànhchính về hải quan với mức phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Hải quan.

1.3.1 Những quy định về Hồ sơ Hải quan.

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan bộ hồ sơ hảiquan gồm các chứng từ sau:

a Đối với hàng xuất khẩu:

- Hồ sơ cơ bản gồm: Tờ khai hải quan :02 bản chính

- Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứngtừ sau:

+ Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: bảnkê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao;

+ Trường hợp hàng hóa có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Giấyphép xuất khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản chínhnếu xuất khẩu một lần hoặc là bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bảnchính để đối chiếu)

Trang 20

+ Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuấtkhẩu, hàng gia công: Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng: 01 bản chính(chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó);

+ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính.

b Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Hồ sơ cơ bản gồm:

+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính.

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợpđồng: 01 bản sao (trừ hàng hóa nêu ở điểm 5,7 và 8 mục I, phần B);

+ Hóa đơn thương mại (trừ hàng hóa nêu tại điểm 8, mục I phần B): 01 bản chínhvà 01 bản sao;

+ Vận tải đơn (trừ hàng hóa nêu tại điểm 7, mục I phần B): 01 bản sao chụp từ bảngốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ Copy;

- Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từsau:

+ Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bảnkê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao;

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải thuộc diện kiểm tra nhà nước về chấtlượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báomiễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp:01 bản chính;

+ Trường hợp hàng hóa được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định:Chứng thu giám định: 01 bản chính;

+ Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Tờ khai trị gia hàngnhập khẩu: 01 bản chính;

+ Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật:Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản

Trang 21

chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trìnhbản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãiđặc biệt: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 01 bản gốc vả 01 bản sao thứ 3.

Nếu hàng hóa nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USDthì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;

+ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính.1.3.2 Kiểm tra hải quan.

Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: kiểm tra hồ sơ hảiquan và kiểm tra thực tế hàng hóa.

a Kiểm tra hồ sơ hải quan.

- Kiểm tra sơ bộ để thực hiện đăng ký hồ sơ hải quan.

Trước khi đăng ký hồ sơ, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các nội dungsau:

+ Kiểm tra việc khai tên và mã số xuất nhập khẩu và khai thuế của người khai hảiquan;

+ Kiểm tra đối chiếu các điều kiện, quy định về làm thủ tục hải quan;+ Kiểm tra về số lượng các chứng từ phải có của bộ hồ sơ hải quan.

Kết thúc kiểm tra hồ sơ công chức hải quan quyết định tiếp nhận hoặc không tiếpnhận hồ sơ đăng ký Trường hợp không tiếp nhận đăng ký, công chức hải quan phải cóý kiến bằng giấy nêu rõ lý do cho người khai hải quan biết (theo mẫu của Tổng cục hảiquan).

- Kiểm tra chi tiết hồ sơ:

+ Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận, đăng ký cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chitiết hồ sơ:

+ Kiểm tra chi tiết các tiêu chí, các nội dung khai trên tờ khai hải quan;

+ Kiểm tra chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với cácnội dung khai trong tờ khai hải quan;

Trang 22

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách quản lýxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, việc thực thi quyền sớ hữu trí tuệ và các quy định kháccó liên quan.

+ Kiểm tra việc khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chấtlượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hóa, kê khai thuế, căn cứ kê khai thuế theo quyđịnh tại điểm III.3, mục 1, phần B;

Kết thúc kiểm tra chi tiết hồ sơ, lãnh đạo Chi cục quyết định thông quan hàng hóaquyết định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định tham vấn giá, quyếtđịnh trưng cầu giám định hàng hóa.

b Kiểm tra thực tế hàng hóa

- Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hảng nhiều lần vi phạm pháp luật vềhải quan;

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quanHải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

+ Hàng hóa qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khảnăng vi phạm pháp luật hải quan.

- Kiểm tra xác suất hàng hóa để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủhàng.

c Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luậtvề hải quan thì tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng.

Sau nhiều lần kiểm tra nếu doanh nghiệp không vi phạm thì giảm dần mức độ kiểmtra nhưng không thấp hơn mức độ kiểm tra quy định tại điểm III.2.2.b, mục 1, phần B

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơquan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua kết quảphân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hảiquan thì tiến hành kiểm tar thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết

Trang 23

thúc kiểm tra, nếu phát hiện thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận đượcmức độ vi phạm.

- Đối với hàng hóa phải kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hảiquan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số Tờ khai hải quan) được thực hiện nhưsau:

+ Tổng số tờ khai hải quan được xác định để tính tỷ lệ phải kiểm tra xác suất là sốlượng tờ khai làm thủ tục ngày trước đó tại đơn vị Ở đơn vị có ít tờ khai thì kiểm tra tốithiểu 1 tờ khai/ngày.

+ Đối với lô hàng phải kiểm tra thì kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không pháthiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tớikhi kết luận được mức độ vi phạm.

- Việc lựa chọn các kiện/container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở lấy xácsuất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo chi cục quyết định vàđược thể hiện cụ thể trên hồ sơ hải quan.

- Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứvào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục, Chicục được quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra đã quyết định trước đó.

- Việc kiểm tar thực tế hàng hóa được tiến hành bằng máy móc thiết bị Trường hợpkhông có máy móc thiết bị hoặc qua việc kiểm tra bằng máy móc thiết bị thấy cần thiếtphải kiểm tra bằng phương pháp thủ công mới kết luận được thì tiến hành kiểm tra thủcông.

- Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hóa công chức kiểm tra phải ghi kết quả kiểm tratheo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

d Nội dung kiểm tra trong quá trình thông quan hàng hóa.

- Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa.- Kiểm tra về lượng hàng hóa.

- Kiểm tra về chất lượng hàng hóa.- Kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Trang 24

- Kiểm tra thuế

1.3 3 Thông quan hàng hóa.

- Lô hàng thông quan bình thường là lô hàng đã hoàn thành các bước thủ tục theoquyết định của lãnh đạo Chi cục Hải quan và đã tính thuế, nộp thuế.

- Trường hợp thông quan có điều kiện theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật Hảiquan, Khoản 15, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan và khoản 2,khoản 3, Điều 12 Nghị định được thự hiện như sau:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để xácđịnh có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, nếu chủ hàng có công văn xin giải tỏavà đưa hàng hóa về bảo quản thì Chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận trong trườnghợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan.

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định trị giá, trưng cầu giámđịnh, phân tích, phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp thì được thông quansau khi chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế và nộpthuế hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạtđộng ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp.

- Trường hợp hàng hóa được thông quan theo kết quả giám định thì kết quả giámđịnh này được áp dụng cho tất cả các lô hàng giống hệt nhập khẩu sau đó của cácdoanh nghiệp làm thủ tục qua Chi cục Hải quan đó Hướng dẫn này không áp dụng choviệc giám định để xác định lượng hàng.

1.3 4 Xác định thực xuất:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đườngsắt: Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất căn cứ vận tải đơn và hóa đơn thương mạido chủ hàng xuất trình để xác nhận thực xuất trên tờ khai Hải quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông: Hải quan cửakhẩu xuất căn cứ kết quả giám sát việc xuất khẩu để xác nhận thực xuất trên tờ khaihải quan.

Trang 25

- Đối với hàng xuất khẩu gửi kho ngoại quan: Hải quan kho ngoại quan xác nhận“hàng đã đưa vào kho ngoại quan” lên Tờ khai hải quan xuất khẩu để người xuất khẩulàm căn cứ thanh khoản.

1.3 5 Thủ tục Hải quan đối với trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuấthàng xuất khẩu

Thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩuđược thực hiện theo quy định đối vớ hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại nhưng dotính đặc thù của loại hình này nên thủ tục hải quan được hướng dẫn bổ sung thêm nhưsau:

- Đăng ký hợp đồng:

Thủ tục đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩuđược thực hiện khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu đầu tiêncủa hợp đồng tại một Chi cục Hải quan mà doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất.

- Nơi làm thủ tục hải quan:

Khi đã đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tạiđơn vị Hải quan nào thì các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu phải được làm thủ tục tại đơn vị Hải quan đó Khi xuất khẩu sản phẩm được sảnxuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp được làm thủ tục xuất khẩu ở các đơnvị Hải quan nhau nhưng phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị Hải quan nơi đã đăngký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu biết để theo dõi vàthanh quyết toán.

- Thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: Nguyên tắc thanh quyết toán:

+ Tờ khai nhập trước, tờ khai xuất trước phải được thanh khoản trước;+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu phải có trước tờ khai xuất sản phẩm

 Trách nhiệm của doanh nghiệp về thanh quyết toán:

Trang 26

+ Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo, giải trình tính toán một cách đầy đủ, kịpthời, chính xác về tình hình nguyên vật liệu nhập khẩu, sản phẩm hàng hóa sản xuấtxuất khẩu và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan cho cơ quan Hải quan.

+ Doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh quyết toán tại đơn vị Hải quan đã đăng ký mở Tờkhai hải quan nhập khẩu;

+ Hồ sơ thanh quyết toán gồm:

1 Bảng kê danh sách các tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào thanhquyết toán

2 Bảng kê danh sách các tờ khai sản phẩm xuất khẩu đưa vào thanh quyếttoán;

3 Báo cáo nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu;4 Báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu nhập khẩu;5 Báo cáo tính thuế trên nguyên vật liệu nhập khẩu.- Trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan

+ Căn cứ vào hồ sơ thanh quyết toán do doanh nghiệp gửi, cơ quan hải quan kiểmtra hồ sơ Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý theo luật định.Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chính xác thì ra các quyết định xử lý về thuế theo quyđịnh của luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ quản lýđối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Trang 27

Chương 2

- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TMDV GNVT HÀ THÀNH ĐẠT.-PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO NHẬNNGOẠI THƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM DV GN VT HÀ THÀNHĐẠT.

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH TMDV GNVT Hà Thành Đạt.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty TNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt được thành lập vào ngày 19/05/1999theo Quyết định số 071454 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư ThànhPhố Hồ Chí Minh cấp.

Tên gọi, hình thức, trụ sở của công ty:

Từ năm 1999 đến năm 2009 trụ sở của Công ty TNHH TM DV GN VT Hà ThànhĐạt tại số 277/17 Phạm Đăng Giảng, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, ThànhPhố Hồ Chí Minh

Tên công ty: Công ty TNHH TM DV GN VT Hà Thành Đạt.

Tên giao dịch: Ha Thanh Đat Trading,Air and Sea Services Company Limited.Tên viết tắt: H.T.Đ.AS Co., Ltd

Mã số thuế: 0305516670.

Hình thức Công ty: Công ty TNHHĐiện thoại: 08 62473768

Fax: 848-62473768.

Vốn điều lệ và vốn góp:

Trang 28

Tổng vốn đầu tư ban đầu và cũng chính là vốn điều lệ của Công ty được ghi trong

giấy đăng ký kinh doanh là:1,800,000,000 Băng chữ: Một tỷ tám trăm triệuđồng

Là một Công ty TNHH, các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vàocông ty Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định củapháp luật.

Nghành nghề kinh doanh: Dịch vụ giao nhận hàng hoá, đại lý giao nhận hàng hoátrong và ngoài nước, dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, bốc xếp hànghóa, đại lý tàu biển.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Theo quyết định thành lập, hoạt động của Công ty phải chấp hành đúng quy định củapháp luật Việt Nam cũng như các nước khác có đối tác của Công ty Hoạt động củaCông ty chịu sự quản lý trực tiếp của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.1 Chức năng: Chức năng chủ yếu của Công ty là tiến hành các hoạt động giao

nhận hàng hoá Xuất Nhập khẩu, dịch vụ khai báo Hải Quan, Tư vấn Xuất Nhập khẩu,Thương mại tổng hợp.

2.1.2.2 Nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện Hợp đồng dịch vụ giaonhận hàng hóa Xuất nhập khẩu Tạo nguồn vốn cho các hoạt động dịch vụ của Công ty,quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn đó, đảm bảo đầu tư mở rộng hoạtđộng.

- Thực hiện đúng, đầy đủ và có hiệu quả các cam kết Hợp đồng dịch vụ xuất nhậpkhẩu trọn gói giữa Công ty với các khách hàng và các Hợp đồng có liên quan đến cáchoạt động cuả Công ty.

- Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giao nhận Củng cốmối quan hệ đã có với các khách hàng cũ, khách hàng quen thuộc, khách hàng cũ Mởrộng thị trường hoạt động và tìm thêm khách hàng mới.

Trang 29

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước, chế độ kế toán, tài chính,lao động tiền lương và các chế độ chính sách xã hội khác.

- Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho Công nhân viên trong công ty như các chínhsách phúc lợi, đóng Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, tạo môi trường làm việc thoảimái, thuận lợi để công nhân viên hoàn thành tốt các công việc.

2.1.2.3 Quyền hạn:

- Công ty được phép lựa chọn khách hàng và hình thức hợp tác có hiệu quả caonhất, được quyền ký hợp đồng với các đối tác trong nước và các doanh nghiệp nướcngoài tại Việt Nam dựa trên nguuyên tắc tuân thủ pháp luật, tự nguyện, bình đẳng cùngcó lợi.

- Công ty được quyền định giá và thỏa thuận với khách hàng, có quyền thay đổimục tiêu hoạt động khi cần thiết nhưng phải tuân thủ đúng pháp luật.

- Được quyền chủ động trong việc sắp xếp cán bộ công nhân viên trong do Công tyquản lý theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước.

- Công ty được vay vốn (kể cả vốn bằng ngoại tệ) tại các Ngân hàng Thương mạiViệt Nam để mở rộng phạm vi hoạt động Công ty có quyền mở tài khoản tại các Ngânhàng để thực hiện việc thanh toán trong kinh doanh một cách nhanh chóng.

2.1.3Cơ cấu tôû chức bộ máy cán bộ quản lý:2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Trang 30

Cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý của Công ty là kiểu trực tuyến, chức năng các phòng bancó mối quan hệ chặt chẽ với nhau đóng vai trò tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vựchoạt động của Công ty để đề ra quyết định cuối cùng, đồng thời các phòng ban cũng hỗtrợ lẫn nhau trong công việc Với cơ cấu tổ chức như vậy vừa đảm bảo nguyên tắc mộtthủ trưởng, vừa tận dụng được khả năng chuyên môn trong mỗi lĩnh vực cụ thể Để cóthể có được sự quản lý một cách hiệu quả nhất thì việc xây dựng bộ máy quản lý phảiđược thực hiện một cách khoa học.

Cơ cấu tổ chức trong Công ty hiện nay gồm có 3 phòng ban có chức năng hỗ trợhoạt động của Giám Đốc.

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận: 2.1.3.2.1 Giám đốc:

Là người quản lý cao nhất và mang nhiều trọng trách nhất, chịu trách nhiệm vềmọi hoạt động của công ty, điều hành tất cả hoạt động trong Công ty Xây dựng và đềra phương hướng các dự án đầu tư kinh doanh, quan hệ giao dịch và ký kết hợp đồngvới khách hàng Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động củaCông ty.

Giám đốc là người đề ra các nhiệm vụ côngtác của Phó giám đốc, kế toán trưởng,trưởng phòng và các phòng ban Thường xuyên giám sát tình hình hoạt động của công

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PhòngGiao Nhận

Phòng Hành Chính, Nhân Sự

PhòngKế Toán

Trang 31

ty, luôn quan tâm đến thị trường, hiểu rõ về đối tác, khách hàng và đưa ra những giảipháp hợp lý để giúp công ty ngày càng phồn thịnh, phát đạt hơn.

2.1.3.2.2 Phó giám đốc:

Là người tham mưu hỗ trợ cho giám đốc trong quá trình điều hành hoạt động kinhdoanh của Công ty Được sự ủy quyền của Giám đốc, Phó giám đốc có quyền định đoạtvà điều hành chỉ đạo các phòng ban, nhân viên trong công ty Thay mặt cho giám đốcđiều hành mọi hoạt động của Công ty như ký hợp đồng, giao dịch với khách hàng Hỗtrợ cho Giám đốc về các mặt đối nội cũng như đối ngoại nhằm thúc đẩy hoạt động kinhdoanh của Công ty có hiệu quả hơn.

2.1.3.2.3 Phòng giao nhận:

Thực hiện các hợp đồng ủy thác dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu.Thực hiện các chức năng khác theo sự ủy quyền của khách hàng nhằm giải quyết cácvấn đề liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu như giao nhận, khai báo hàng hóa, khaibáo và làm thủ tục Hải quan cho Hàng hóa xuất nhập khẩu Đúc rút xây dựng phongcách làm việc tận tình, linh hoạt, nhanh chóng, đơn giản hóa các thủ tục, làm việc cóhiệu quả để tạo dựng uy tín cho công ty trong lòng khách hàng.

2.1.3.2.4 Phòng hành chính, nhân sự:

Là một công ty giao nhận có số lượng công nhân viên ít nên phòng tổ chức hànhchính vừa làm nhiệm vụ của phòng hành chính, vừa làm nhiệm vụ của phòng nhân sự.Nhiệm vụ của phòng là lên kế hoạch xây dựng các phương án về định mức lao độngcho các công việc trong công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Lập kế hoạch quản lýcácn bộ Công nhân viên, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ phân cấp quản lý Tổ chức côngtác văn thư, đánh máy, lưu trữ hồ sơ Thanh tra tham mưu các vấn đề kiểm tra thực hiệncác chế độ chính sách, đề xuất với giám đốc khi có khiếu nại Ngoài ra còn chăm lo tổchức công tác phục vụ đời sống, điều kiện, phúc lợi cho cán bộ công nhân viên trongcông ty.

Tổ chức quản lý nhân sự, xây dựng các hình thức khen thưởng, bảng chấm côngvà phương pháp trả lương Tổ chức đào tạo huấn luyện tuyển chọn nhân sự cho công ty.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6 Đvt: Đồng - Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH thương mại DV GN VT Hà Thành Đạt (Đề tài năm 2010).doc
Bảng 6 Đvt: Đồng (Trang 37)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN an hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001) u thuế, lệ  phí toán thuế  húc tập hồ  sơ - Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH thương mại DV GN VT Hà Thành Đạt (Đề tài năm 2010).doc
an hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001) u thuế, lệ phí toán thuế húc tập hồ sơ (Trang 43)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ – TCHQ ngày 26/12/2001) Thu thuế, lệ phí - Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận ngoại thương tại công ty TNHH thương mại DV GN VT Hà Thành Đạt (Đề tài năm 2010).doc
an hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ – TCHQ ngày 26/12/2001) Thu thuế, lệ phí (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w