1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Để tiết học địa lí địa phương hứng thú hơn đối với học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo

17 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Đã có rất nhiều công văn từ Bộ đến Sở và Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và hoạt động chuyên

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:

1 Tên sáng kiến: “Để tiết học Địa lí địa phương hứng thú hơn đối với học

sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn Địa lí.

3 Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Đã có rất nhiều công văn từ Bộ đến

Sở và Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và hoạt động chuyên môn của nhà trường

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của

cá nhân mình

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua tiết học

Trang 2

Môn học Địa lí trong đó có tiết học Địa lí địa phương là môn khoa học xã hội

có ít nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em Từ điều kiện tự nhiên, dân cư lao động, đặc điểm kinh tế,… của nơi mình được sinh ra và lớn lên Chính vì tiết học Địa lí địa phương gần gũi đến thế nên khi giáo viên gia công thiết

kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì nó có sự thu hút rất lớn đối với người học, tạo sự hứng thú tìm hiểu và khắc sâu kiến thức hơn Trong con đường đi tìm

sự hứng thú cho học sinh trong tiết dạy Địa lí nói chung, Địa lí địa phương nói riêng đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Để tiết học Địa lí địa phương hứng thú hơn đối với học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo”

* Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã - đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị

* Ưu điểm

- Khi thực hiện dạy học trải nghiệm sáng tạo học sinh sẽ phát huy được năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo dựa trên sự huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân cho phù hợp với bối cảnh, tình huống thực tiễn mà các em được khám phá hoặc trên nhiệm vụ mà giáo viên bộ môn phân công

- Trải nghiệm sáng tạo nếu được thực hiện đúng bản chất sẽ tạo được sự hứng thú, tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Địa lí địa phương thông qua việc các em tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức

- Sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy học mới, thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục, phát huy khả năng tự học, sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm

- Ưu đểm lớn hơn mà tôi muốn nói ở đây là thông qua trải nghiệm góp thúc đẩy học sinh thêm lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước của mình hơn

* Khuyết điểm

Trang 3

- Dạy học trải nghiệm nếu không được thiết kế hợp lí học sinh sẽ cảm thấy rất khô khan trong việc ghi nhớ quá nhiều kiến thức Địa lí địa phương

- Với những nhiệm vụ mà giáo viên giao đối với các em học sinh thụ động sẽ cảm thấy không biết vận dụng kiến thức Địa lí địa phương trong quá trình tìm hiểu kiến thức như thế nào

- Với vai trò là người tổ chức lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động trải nghiệm cần chú ý đến đối tượng học sinh không hứng thú học tập bộ môn sẽ không say mê, tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu kiến thức làm cho hiệu quả trải nghiệm sáng tạo không cao

- Trong quá trình trải nghiệm ngoài thực tế đôi khi học sinh quá say mê với hoạt động trải nghiệm thực tế mà quên đi nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức thông qua các hoạt động mà giáo viên đã thiết kế

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích của giải pháp

Trong tiết dạy Địa lí địa phương như đã trình bày ở phần trên do kiến thức gần gũi với các em, vận dụng linh hoạt các phương pháp trong trải nghiệm sáng tạo

sẽ giúp cho học sinh phát huy khả năng quan sát, tư duy và tham gia vào các hoạt động thực tiễn Các em sẽ tích cực nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức trên cơ sở những vấn đề hay các hoạt động mà giáo viên đã đặt ra, thiết kế cho các em cùng tham gia trải nghiệm

Sáng kiến chỉ ra những phương pháp cơ bản nhất để thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy Địa lí địa phương qua đó nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, phát huy tính độc lập chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học tạo sự hứng thú cao trong học tập, hình thành cho các em một số kỹ năng sống khi tiếp xúc với thực tế

Trang 4

Tiết dạy Địa lí địa phương khi được thiết kế dưới dạng trải nghiệm sáng tạo

sẽ giúp các em chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả Các em được trải nghiệm, bày

tỏ quan điểm, ý tưởng của mình, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động của nhóm, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân hay của nhóm phụ trách…Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết tạo hứng thú cao trong học tập

Đề tài sẽ giúp giáo viên từng bước chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực

tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh từ đó học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức địa lí địa phương tốt hơn Nếu làm được điều ấy hiển nhiên tính hứng thú, sự thu hút trong một tiết dạy Địa lí địa phương là rất cao

- Nội dung giải pháp

+ Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như đã trình bày ở phần trên là phương pháp dạy học mới mà mỗi giáo viên đã và đang dần tiếp cận, có tính thực tiễn cao gắn với các hoạt động sư phạm của nhà trường trong đó có môn học địa lí nói chung và các tiết dạy Địa lí địa phương nói riêng Hiện nay một số giáo viên còn đang lúng túng khi thực hiện hoạt động này ở các nhà trường đề tài sẽ đưa ra những hướng đi

cơ bản để hoạt động trải nghiệm được đưa vào tiết Địa lí đia phương một cách nhẹ nhàng tạo hứng thú cao trong học tập

Tiết dạy Địa lí địa phương có tính thực tiễn cao, gần gũi và quen thuộc với các

em Khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các tiết Địa lí địa phương một cách hợp lí sẽ giúp cho giáo viên tạo ra được sự say mê tìm tòi, khám phá của mỗi học sinh, phát huy tối đa năng lực tự học và sáng tạo từ đó tạo động lực để các

em học tập tốt hơn các tiết Địa lí địa phương

Trang 5

Đề tài chỉ ra một cách cơ bản nhất trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình giảng dạy các tiết Địa lí địa phương tỉnh Bến Tre trên cơ sở

đó từng lúc giáo viên sẽ hoàn thiện hơn các phương pháp thực hiện với kết quả mong muốn là tạo hứng thú cao trong học tập Địa lí địa phương cho các em

+ Cách thức thực hiện

Dạy học trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là các hoạt động được thiết kế mang tính tập thể trên tinh thần tự lĩnh hội kiến thức của mỗi học sinh Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có 4 phương pháp chính, đó là:

* Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp

Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động

Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

.) Nhận biết vấn đề;

.) Tìm phương án giải quyết;

.) Quyết định phương án giải quyết

* Phương pháp sắm vai

Trang 6

Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày

tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được Việc “diễn” không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó

Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh Đối với môn địa lí hình thức này ít được sử dụng nên tôi không trình bày nhiều về các bước thực hiện

* Phương pháp trò chơi

Trò chơi là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó Đặc thù của trò chơi:

Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định) Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ

Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em

đã sống trong cuộc sống thực

* Phương pháp làm việc nhóm

Trang 7

Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm

Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:

.) Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,

tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao

.) Giúp học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần

thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết

Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

.) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau;

.) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của học sinh;

.) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên;

.) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân;

.) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau;

.) Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm (kĩ năng làm việc

ở nhà)

* Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo

.) Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống

Trang 8

Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó

Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết

.) Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương

Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm trong các tiết học địa lí địa phương phải gắn với những vấn đề thực tiển cuộc sống từ đó tạo hứng thú cao

Căn cứ vào đó, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm như

là tìm hiểu về tự nhiên Bến Tre, dân cư và lao động, đặc điểm kinh tế, địa lí các ngành kinh tế cũng như vấn đề thực trạng về tài nguyên và môi trường Bến Tre hiện nay và qua đó đề xuất biện pháp giải quyết

.) Chủ đề trải nghiệm không không ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của các tiết học địa lí địa phương Do kiến thức gần gũi nhưng giáo viên cũng phải chắc lọc những nội dung cốt lỗi, không nên mở rộng ngoài khả năng tìm hiểu và trải nghiệm của các em Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao

.) Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn

Trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở bản thân của học sinh Giáo viên khi này đóng vai trò là một

“cố vấn”, dàn xếp nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá một cách hiểu biết

về việc học của mình từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức

* Các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể:

Trang 9

Chủ đề: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN BẾN TRE

1 Mục tiêu

- Xây dựng bài thuyết trình về tự nhiên Bến Tre dưới dạng PowerPoint, báo tường hoặc video clip, diễn đàn khám phá tự nhiên Bến Tre…

- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,…

=> Học sinh huy động kiến thức bài 1 “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên” để xây dựng bài thuyết trình về tự nhiên Bến Tre dưới các hình thức khác nhau

2 Thời gian thực hiện

Hai tuần, bắt đầu từ tuần 27 tiết 42 lồng ghép vào tiết ôn tập giáo viên hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, đặt ra những vấn đề cần giải quyết Thực hiện trong tuần 29 tiết 44 Bài 1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ

sở tỉnh Bến Tre)

Giáo viên có thể bố trí tiến trình thực hiện như sau:

+ Tuần 1: Tìm kiếm và xử lí thông tin thông qua những vấn đề mà giáo viên yêu cầu nhóm hay cá nhân thực hiện (học sinh tự thực hiện)

+ Tuần 2: Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm trình bày trước lớp

3 Phương tiện

- Sách giáo khoa tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ

sở tỉnh Bến Tre

- Máy tính có kết nối Internet

- Giấy A0, A4, bút bi, bút màu, máy chiếu,…

Trang 10

Lưu ý tùy theo thiết kế mà giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các thiết bị và vật tư phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo

4 Hình thức hoạt động

Làm việc theo nhóm từ 4 đến 6 người có thể biên chế theo tổ học sinh

- Chia lớp thành các nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm

- Khi chia nhóm cần chú ý sự đồng đều tương đối giữa các nhóm về học lực, năng khiếu,…

4.1 Tìm kiếm thông tin

- Thông tin tìm kiếm Bài 1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên

và tài nguyên thiên, tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ

sở tỉnh Bến Tre để tìm kiếm các thông tin về tự nhiên Bến Tre như: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thủy văn, thổ nhưỡng, khoáng sản, tài nguyên sinh vật,…

- Thông tin từ các nguồn khác: Từ sách địa chí Bến Tre, từ Internet, …

4.2 Xử lí thông tin

- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được sau một tuần chuẩn bị

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn và sắp xếp thông tin đã tìm kiếm được, nội dung trình bày trong sản phẩm theo các nội dung sau:

+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính;

+ Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Địa hình;

Khí hậu;

Ngày đăng: 09/06/2020, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w