Đánh giá tình trạng rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố liên quan BMI, tỷ lệ vòng eo/hông, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu ở đối tượng nam giới thừa cân, béo phì 49... Béo phì
Trang 1VŨ HOÀI THU
NGHI£N CøU T×NH TR¹NG T¡NG HUYÕT ¸P,
RèI LO¹N GLUCOSE M¸U, LIPID M¸U ë NAM GIíI THõA C
¢N, BÐO PH× §ÕN KH¸M T¹I BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M
2016 – 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân
Trang 3Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo cùng các y bác sỹ khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bạch Mai, đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Khoa Diệu Vân – khoa Nội tiết Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai đã
hướng dẫn nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn tới các thành
viên trong gia đình, bố, mẹ, chồng, con, anh em bạn bè cùng tập thể lớp cao
học Nội K24 đã luôn quan tâm, cổ vũ và tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017.
Học viên
Vũ Hoài Thu
Trang 4ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS.Nguyễn Khoa Diệu Vân
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là tại Bệnh viện Bạch Mai Sốliệu được sử dụng cho nghiên cứu này đã được sự đồng ý của lãnh đạokhoa
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này!
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017
Tác giả
Vũ Hoài Thu
Trang 5ADA : Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
(Americans with Disabilities Act ) ATP : Chương trình điều trị cho người trưởng thành
(Adult Treatment Program ) BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index )
HDL - C : Lipoprotein tỷ trọng cao cholesterol
(High Density Lipoprotein Cholesterol) IDL – C : Lipoprotein tỷ trọng trung bình cholesterol
(Intermediate Density Lipoprotein Cholesterol) IFG : Rối loạn glucose lúc đói (Inpaired Fasting Glucose )
(Inpaired Glucose Tolerance) LDL – C : Lipoprotein tỷ trọng thấp cholesterol
( Low Density Lipoprotein Cholesterol)
VLDL - C : Lipoprotein tỷ trọng rất thấp cholesterol
( Very Low Density Lipoprotein Cholesterol) WHO : Tổ chức y tế thế giới ( World Health Organization)
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về béo phì 3
1.1.1 Dịch tễ học về béo phì 3
1.1.2 Định nghĩa béo phì 4
1.2 Thừa cân, béo phì ở nam giới 5
1.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì ở nam giới 5
1.2.2 Nguyên nhân của thừa cân béo phì ở nam giới 7
1.2.3 Các biến chứng của thừa cân, béo phì ở nam giới 8
1.3 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp, rối loạn glucose máu và lipid máu ở nam giới 12
1.3.1 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên lipid máu ở nam giới 121.3.2 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng mắc tiền đái tháo
đường ở nam giới 15
1.3.3 Ảnh hưởng của thừa cân béo phì lên tình trạng mắc đái tháo đường
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 27
2.2 Thiết kế nghiên cứu và qui trình nghiên cứu 27
Trang 72.2.3 Quy trình nghiên cứu 27
2.2.4 Các biến số về đặc điểm mẫu nghiên cứu 28
2.2.5 Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm 29
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 34
2.6 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36
3.1.2 Đặc điểm tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu 37
3.1.3 Đặc điểm tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 38
3.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 38
3.2.1 Phân bố tỷ lệ BMI trong nhóm nghiên cứu: 39
3.2.2 Phân bố vòng eo, vòng hông và tỷ lệ vòng eo/ hông 40
3.2.3 Đặc điểm về tình trạng tăng huyết áp 42
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 44
3.3.1 Đặc điểm về tình trạng glucose máu 44
3.3.2 Đặc điểm về tình trạng lipid máu 46
3.4 Đánh giá tình trạng rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố liên quan (BMI, tỷ lệ vòng eo/hông, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu) ở đối tượng nam giới thừa cân, béo phì 49
Trang 83.4.2 Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và tăng huyết
3.4.3 Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và lipid máu
513.4.4 Mối liên quan giữa rối loạn glucose máu và tiền sử gia đình mắc
đái tháo đường 52
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.1 Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu 53
4.1.2 Đặc điểm tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.3 Đặc điểm tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 54
4.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 55
4.2.1 Đặc điểm nhân trắc của nhóm nghiên cứu 55
4.2.2 Đặc điểm chỉ số huyết áp 624.3 Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng 59
4.4 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng rối loạn lipid máu ở nam giới 61
4.5 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp ở nam giới 62
4.6 Đánh giá tình trạng rối loạn glucose máu và một số yếu tố liên quan
63
KẾT LUẬN 67 KHUYẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10Bảng 1.1 Phân loại tình trạng thừa cân và béo phì theo BMI, chu vi vòng eo và
nguy cơ bệnh tật 7
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo chương trình điều trị cholesterol ở người trưởng thành lần thữ III 10
Bảng 1.3 Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối tim mạch kết hợp 10
Bảng 1.4 Các nhóm nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo chương trình điều trị Cholesterol ở người trưởng thành ATP III 11
Bảng 1.5 Thành phần của các lipoprotein trong máu 13
Bảng 1.6 Triglycerid và cholesterol máu để thăm dò rối loạn chuyển hóa lipid 13
Bảng 1.7 Kết quả lipid và lipoprotein máu theo ATP Adult Treatment Panel III.14 Bảng 1.8 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện đái tháo đường 18
Bảng 1.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán dung nạp glucose theo ADA 2014 21
Bảng 1.10 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam 2007 23
Bảng 1.11 Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối tim mạch kết hợp 24
Bảng 1.12 Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp 25
Bảng 2.1 Phân loại theo chỉ số BMI 31
Bảng 2.2 Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn glucose máu 31
Bảng 2.3 Đánh giá lipid máu theo ATP Adult Treatment Panel III 32
Bảng 2.4 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam 2007 32
Bảng 2.5 Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp 33
Bảng 3.1 Phân bố tiền sử rối loạn lipid máu 37
Bảng 3.2 Phân bố tiền sử tăng huyết áp 37
Bảng 3.3 Phân bố tiền sử hút thuốc lá 37 Bảng 3.4 Phân bố tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, bệnh mạch vành, nhồi
Trang 11Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ BMI trong nhóm nghiên cứu 39
Bảng 3.7 Phân loại BMI theo nhóm tuổi 39
Bảng 3.8 Phân bố chỉ số vòng eo của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.9 Phân bố tỷ lệ vòng eo/ hông của đối tượng 41
Bảng 3.10 Phân loại BMI kết hợp với vòng eo 41
Bảng 3.11 Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và tâm trương 42
Bảng 3.12 Phân loại tăng huyết áp theo tình trạng HATT và HATTr 42
Bảng 3.13 Mối liên hệ giữa BMI và Tăng huyết áp 43
Bảng 3.14 Nguy cơ tăng huyết áp do thừa cân béo phì 44
Bảng 3.15 Phân loại tình trạng glucose máu 44
Bảng 3.16 Chỉ số glucose máu lúc đói và sau 2 giờ 45
Bảng 3.17 Phân loại tình trạng lipid máu 46
Bảng 3.18 Giá trị trung bình của triglyceride, cholesterol, HDL – C và LDL-C 46
Bảng 3.19 Phân loại tình trạng lipid máu theo ATP III 47
Bảng 3.20 Phân loại lipid máu theo BMI 48
Bảng 3.21 Nguy cơ rối loạn lipid máu do thừa cân, béo phì 48
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa BMI và đường huyết 49
Bảng 3.23 Nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường do thừa cân béo phì 50
Bảng 3.24 Mối liên hệ giữa tình trạng glucose máu và huyết áp 51
Bảng 3.25 Mối liên hệ giữa tình trạng glucose máu và lipid máu 51
Bảng 3.26 Mối liên hệ giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình mắc đái tháo đường 52
Bảng 4.1 Tỷ lệ đối tượng có các mức BMI qua các nghiên cứu khác 57
Trang 12Biểu đồ 3.1 Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu 36Biểu đồ 3.2 Phân loại thừa cân béo phì theo tỷ lệ eo/hông 41
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì là một bệnh dịch toàn cầu Tỷ lệ béo phì tăng lên sẽ làm tănggánh nặng chi phí y tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và tương lai củanhiều quốc gia , Ở Việt Nam theo tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gianăm 2009- 2010 thì tỷ lệ nam giới tại thành thị có BMI > 25 kg/m2 là 17,8%, ởnông thôn là 5,4% Trong khi đây là lực lượng lao động chính, trụ cột kinh tế củagia đình Béo phì và các biến chứng do nó gây nên ảnh hưởng lớn đến sức laođộng Gây suy giảm kinh tế của gia đình đồng thời làm giảm chất lượng sốngkhông chỉ người béo phì mà còn các thành viên khác
Béo phì là nguyên nhân gây nên những bệnh lý như hội chứng chuyểnhóa, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường typ 2, các biến chứng của tăng huyết
áp và suy giảm testosteron Người béo phì biểu lộ những đặc điểm của hộichứng chuyển hóa như gia tăng chỉ số khối cơ thể BMI (Body mas index),vòng thắt lưng, vòng hông và tỉ số thắt lưng/ hông Do vậy việc xác định sớmcác nguy cơ về chuyển hóa, tim mạch để bác sĩ có thể đưa ra chiến lược điềutrị phù hợp với bệnh nhân là quan trọng
Sự khác biệt trong phân bố mỡ ở 2 giới đã được phát hiện ra từ lâu Ởnam giới mỡ tập trung ở vùng bụng nhiều và nội tạng nhiều hơn phụ nữ (mãnkinh) , Sự khác biệt này là do hóc môn steroid quy định Sự phân bố mỡ đặcbiệt ở những vị trí tập trung khối mỡ khác nhau là yếu tố dự đoán cho bệnh lýtim mạch và sự hình thành bệnh đái tháo đường typ 2 Hóc môn testosteron làtín hiệu hóa học quan trọng trong điều hòa việc sử dụng năng lượng, điều hòachuyển hóa trong tế bào Testosteron có vai trò lớn trong hình thành và gìngiữ khối cơ, giảm khối mỡ, điều hòa hình dáng cơ thể
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về đặc điểm của namgiới thừa cân béo phì Tuy nhiên, Việt Nam ít có nghiên cứu riêng về nam giới
Trang 14thừa cân và béo phì này Đa số các nghiên cứu thường chung cho cả nam và
nữ Nhiều nghiên cứu chỉ dành riêng cho giới nữ Gần đây tỉ lệ thừa cân béophì ở nam giới ngày càng gia tăng, và béo phì là yếu tố nguy cơ chính của cácbệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, rói loạn lipidmáu….và việc điều trị các hậu qủa của béo phì còn gặp nhiều khó khăn Dolối sống của người Việt Nam ngày càng thụ động, do gia tăng việc sử dụngthức ăn nhanh, do lạm dụn các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… nên
tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới tăng nhanh
Vì lí do như trên, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu tình trạng tăng huyết áp, rối loạn glucose máu, lipid máu ở nam giới thừa cân, béo phì đến khám tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 – 2017 nhằm mục tiêu cụ thể sau:
1 Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nam giới thừa cân, béo phì đến khám tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 - 2017
2 Đánh giá tình trạng rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố liên quan ở đối tượng trên
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về béo phì
1.1.1 Dịch tễ học về béo phì
1.1.1.1 Tình hình thừa cân và béo phì trên thế giới
Hiện nay tình hình thừa cân – béo phì trên thế giới đang không ngừnggia tăng ở mức báo động cả ở người lớn và trẻ em thật sự là mối đe dọa tiềm
ẩn trong tương lai Ở các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song vớithiếu năng lượng trường diễn gặp nhiều ở thành thị hơn ở nông thôn Ở cácnước phát triển tỷ lệ béo cao ở tầng lớp nghèo có thu nhập thấp và ở nôngthôn nhiều hơn thành thị
Ở Mỹ, tỷ lệ thừa cân ở nam giới thuộc tầng lớp nghèo thu nhập thấp caogấp 7 đến 12 lần so với tầng lớp có thu nhập cao Tại Mỹ, năm 1991 có 15%người béo phì và 20% thừa cân Tới năm 1999 tỷ lệ người thừa cân là trên50%, tỷ lệ người béo phì là 27% với khoảng 3,5 triệu người Mỹ, trong đó tỷ
lệ người trưởng thành béo phì là 20% (nam), 25% (nữ) Các nước khác: ởCanada (1991) là 15% chung cho cả 2 giới; ở Hà Lan 8%; ở Vương quốc Anhtrung bình là 16% trong đó nam 6 -13%, nữ 8 – 15% [9]
Ở các nước đang phát triển, khi kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ người béophì cũng tăng lên Vùng Châu Á – Thái Bình Dương tỷ lệ thừa cân, béo phìnhư sau [10]:
+ Triều Tiên 1,5% béo phì và 20,5% thừa cân
+ Thái Lan 4,0% béo phì và 16% thừa cân
+ Nhật Bản 3% béo phì, thừa cân 23%, trong đó nam là 20,4%, nữ 20,2%
Trang 161.1.1.2 Tình hình thừa cân – béo phì ở Việt Nam
Từ năm 1996 đến nay đã có liên tục các thông báo về tình hình thừa cânbéo phì phổ biến trên diện rộng với nhiều loại đối tượng:
- Năm 1997, Đỗ Thị Kim Liên nghiên cứu tại hai phường của thànhphố Hà Nội, ở người trưởng thành thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 15,5%(nam) và 19% ( nữ) [11]
- Năm 2000, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 7600 hộ gia đình trên phạm
vi cả nước của viện Dinh dưỡng cho thấy: ở nhóm 6 – 14 tuổi, tỷ lệ thừa cântrung bình là 2,2% (thành phố 6,6%, nông thôn 1,2%); Ở Việt Nam theo tổngđiều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2009- 2010 thì tỷ lệ nam giới tạithành thị có BMI > 25 kg/m2 là 17,8%, ở nông thôn là 5,4%,, [17]
- Năm 2001, Doãn Tường Vi nghiên cứu trên 1303 đối tượng viên chứcngành công an, tuổi từ 20 – 60 tuổi, thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 15% (nam17,74%, nữ 10,2%) và tỷ lệ béo phì tăng dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi 50 –
60 Đồng thời những người béo phì có tỷ lệ tăng huyết áp gấp 3,2 lần so vớingười không béo phì [12]
- Theo nghiên cứu của Lê Khắc Đức (2003), ở sỹ quan cấp tá Quânchủng Phòng không – Không quân, tỷ lệ thừa cân là 11% và tiền béo phì là10,8% [13]
1.1.2 Định nghĩa béo phì
Béo phì là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối mỡ
cơ thể: béo phì là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân và sinh lý bệnh chotới nay chưa sáng tỏ hoàn toàn; béo phì là một tình trạng bệnh lý bị tác độngbởi nhiều yếu tố Sự thay đổi khối lượng cơ thể cho thấy nếu năng lượng đưavào lớn hơn năng lượng tiêu thụ thì sự tăng cân sẽ xuất hiện Điều hòa khốilượng cơ thể là phức hợp tương hỗ của nhiều yếu tố: dinh dưỡng, yếu tố gen,
xã hội, hành vi, tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác
Trang 17Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2000 định nghĩa béo phì là tình trạng tíchlũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đếnmức ảnh hưởng đến sức khỏe Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhândinh dưỡng Hiện nay Tổ chức y tế thế giới hay dùng chỉ số khối cơ thể BMI
để đánh giá tình trạng béo phì
1.2 Thừa cân, béo phì ở nam giới
Sự khác biệt trong phân bố mỡ ở 2 giới đã được phát hiện ra từ lâu Ởnam giới mỡ tập trung ở vùng bụng nhiều và nội tạng nhiều hơn phụ nữ (mãnkinh) , Sự khác biệt này là do hóc môn steroid quy định Sự phân bố mỡ đặcbiệt ở những vị trí tập trung khối mỡ khác nhau là yếu tố dự đoán cho bệnh lýtim mạch và sự hình thành bệnh đái tháo đường typ 2 Hóc môn testosteron làtín hiệu hóa học quan trọng trong điều hòa việc sử dụng năng lượng, điều hòachuyển hóa trong tế bào Testosteron có vai trò lớn trong hình thành và gìngiữ khối cơ, giảm khối mỡ, điều hòa hình dáng cơ thể Do vậy kiểu béo phìcủa nam có dạng quả táo mô mỡ tập trung ở nửa trên cơ thể: Cổ, vai, tay,bụng, các tạng sâu Còn gọi là béo phì trung tâm, ở thân
1.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì ở nam giới,
1.2.1.1 Chỉ số khối cơ thể BMI
Đây là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá thừa cân béo phì và tỷ sốtương hợp với khối mỡ cơ thể BMI hay chỉ số Quetelet là chỉ số hay dùng tronglâm sàng
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: người 26-40 tuổi sống tạimiền Bắc BMI ở Nam : 19,72 2,81 kg/m2
Phân loại tình trạng dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của WHO năm 2000dành cho người châu Á – Thái Bình Dương , :
Trang 18Người gầy BMI < 18,5
Người bình thường BMI 18,5 – 22,9
Người thừa cân BMI 23 – 24,9
Người tiền béo phì BMI 25 – 29,9Béo phì độ I BMI 30 – 34,9Béo phì độ II BMI 35 – 39,9Béo phì độ III BMI > 40
1.2.1.2 Đo nếp gấp da vùng cơ tam đầu
Độ dày của nếp gấp da phản ánh độ dày của lớp mỡ dưới da, có thể đođược bằng một compa Harpender hoặc Holtane, co tay cầm rộng, có khắc sốhằng định
Đo độ dày của nếp gấp da ở nhiều vị trí khác nhau là cần thiết: cácđiểm gốc quanh cánh tay và đùi, cơ nhị đầu và cơ tam đầu, trên bả vai và trênkhung chậu, thượng vị, trung vị và hạ vị Được tính là béo phì khi đo nếp gấp
da vùng cơ tam đầu ở nam > 20 mm
1.2.1.3 Đo tỉ lệ vòng eo, vòng hông
- Đo vòng eo tại vị trí ngang đầu mút xương sườn Người ta tính là béobụng khi vòng eo của nam ≥ 90 cm
- Đo vòng hông tại vị trí ngang háng chỗ to nhất
- Chỉ số vòng vòng eo/ hông (WHR: Wait Hip Ratio): sử dụng công thứcVague P (1991), Gọi là béo trung tâm khi WHR ở nam 1
Trang 19Bảng 1.1 Phân loại tình trạng thừa cân và béo phì theo BMI, chu vi vòng
eo và nguy cơ bệnh tật ,
2, tăng huyết áp và bệnh mạch vành Chu vi vòng eo
Nam 90 cm
Nữ 88 cm
Chu vi vòng eo Nam > 90 cm
Nữ > 88 cm
1.2.2 Nguyên nhân của thừa cân béo phì ở nam giới
1.2.2.1 Tiền sử gia đình, và chế độ ăn
- Do ăn nhiều và thức ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt ở các nước pháttriển sử dụng các thức ăn nhanh có chứa > 35% chất béo
- Yếu tố di truyền:
+ 69% người béo phì có bố và mẹ béo phì
+ 18% bố hoặc mẹ béo phì
+ 7% người bệnh béo phì trong khi bố mẹ bình thường
- Ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béophì, sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kĩ thuật thông tin và giao thônglàm cho con người càng ít vận động
- Do lạm dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia…
1.2.2.2 Do thần kinh nội tiết
- Vùng dưới đồi: gây béo phì khi bị tổn thương, bệnh ít gặp.
Trang 20- Khi suy giảm testosteron ở nam, gây giảm tác dụng đồng hóa protein
ở cơ thể nam giới Từ đó làm mất khối cơ, gây tăng lắng đọng mỡ ở bụng vàcác tạng sâu, gây nên tình trạng béo hình quả táo ở nam [23]
- Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing) gây cho bệnh nhân tăngcân nhanh thay đổi hình dáng bên ngoài cơ thể Tổ chức dưới da rất nhiều mỡ,nhất là ở thân mình, cổ, mặt, nên mặt tròn như mặt trăng rằm Vùng gáy mỡtập trung thành bờm mỡ sau gáy [24]
- Suy giáp: gây giảm chuyển hóa, bệnh nhân tăng cân nhưng ăn kém
- U tụy nội tiết (insulinoma): do tăng insulin gây hạ Glucose máu vàbệnh nhân phải ăn nhiều dẫn đến tăng cân
- Hội chứng phì sinh dục (Babinski – Froehlich)
1.2.2.3 Béo phì do gen
- Đột biên gen sản xuất leptin hoặc đột biến recptor của leptin
- Đột biến gen khác: gen tổng hợp POMC, gen sản xuất prohormoncovertase –1 PC -1, Mc – 4 receptor, PPAR – 2 (Peroxisome ProliferatorActivator – receptor 2)
1.2.2.4 Bệnh hiếm gặp
- Hội chứng Leurence – Moon, Bield – Bardet
- Hội chứng Prader – Will
1.2.3 Các biến chứng của thừa cân, béo phì ở nam giới, [15]
1.2.3.1 Tăng nguy cơ tử vong
- Tăng cân quá mức và béo phì bản thân không phải là nguyên nhântrực tiếp gây tử vong mà do quá trình biến chứng chuyển hóa: tăng lipid máu,đái tháo đường…và do bệnh thường diễn biến nặng trên người béo phì như:ngoại khoa khi gây mê, phẫu thuật; nội khoa có nhiễm khuẩn nặng
- Do nguy cơ ung thư hóa: ung thư đại trực tràng tăng nhanh ở người béo phì
- Béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt với bệnh lý tim mạch
và mạch máu não, mà nguyên nhân chính là do tăng huyết áp, tăng LDL-C,tăng triglycerid, tăng VLDL- C, tăng cholesterol, tăng fibrinogen, tăng PAI-1
Trang 21(Plasminogens Activator Inhibitor -1) và tăng insulin.
- Qua nghiên cứu Tramingham (26 năm) cho thấy: người có BMI > 30 cónguy cơ bệnh lý tim mạch tăng 26% - 46% so với người có cân nặng lý tưởng
1.2.3.2 Tăng huyết áp
Cân nặng và huyết áp tiến triển một cách song song, theo nghiên cứucủa Inter Salt trên 10.000 người cho thấy: khi tăng 10 kg khối lượng cơ thể thìhuyết áp tâm thu tăng 3 mmHg, huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg, tăng 12
% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ
1.2.3.3 Suy tim
Béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập đối với suy tim sung huyết và mạchvành (đau thắt ngực, đột tử, nhồi máu cơ tim)
- Suy tim trái: do béo phì, tăng huyết áp và suy vành
- Suy tim phải: trong trường hợp có suy hô hấp
- Tai biến mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não
1.2.3.4 Suy tĩnh mạch
Thường do cơ học mà nguyên nhân là do béo phì gây viêm tĩnh mạch,rối loạn dinh dưỡng chi dưới (loét các chỗ tĩnh mạch giãn)
1.2.3.5 Biến chứng chuyển hóa
- Chuyển hóa glucid: tình trạng tăng insulin, kháng insulin và cuối cùng
là đái tháo đường typ 2
- Chuyển hóa lipid: thường tăng lipid máu typ 4 (tăng triglycerid, tăngVLDL-C ) Thoái hóa mỡ ở gan do rối loạn chuyển hóa mỡ
- Chuyển hóa axit uric: axit uric thường tăng do tăng triglycerid trongquá trình điều trị béo phì
- Hội chứng chuyển hóa: để được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theoATP III bệnh nhân phải có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn (tăng glucose máu, béobụng, triglycerid cao, HDL –C thấp, tăng huyết áp)
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo chương trình
điều trị cholesterol ở người trưởng thành lần thữ III
Trang 22(Adult Treatment Program – ATP III )
Chuyển hóa carbonhydrat Glucose máu lúc đói 6,1 mmol/l (> 5,5 mmol/l
trong cập nhật năm 2005)
Nữ : vòng eo > 89 cm
Rối loạn lipid máu Triglycerid 1, 69 mmol/l
HDL-C: nam < 1,13 mmol/l; nữ < 1,29 mmol/l
Bảng 1.3 Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối
HDL- C < 0,9 mmol/l Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnhmạch vành)
45 đối với namđối với nữTiến sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim xuất hiện sớm hoặc đột tử:
-Nam : các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi 55 tuổi
-Nữ : các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi 65 tuổi
Các yếu tố nguy cơ khác: hút thuốc lá
Trang 23Bảng 1.4 Các nhóm nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo chương trình điều
trị Cholesterol ở người trưởng thành ATP III
Nhiều yếu tố nguy cơ (nhất là đái tháo đường)Các yếu tố nguy cơ nặng nề hoặc kém được kiểm soát (nhất là tiếp tục hút thuốc lá)
Nhiều yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa
Nguy cơ cao
Nguy cơ cao vừa
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ thấp
Hội chứng vành cấp
Bệnh mạch vành hoặc tương đương nguy cơ mắc bệnhmạch vành
Có > 2 yếu tố nguy cơ + nguy cơ bệnh mạch vành 10 năm 10 -20 %
Có > 2 yếu tố nguy cơ + nguy cơ bệnh mạch vành 10 năm < 10 %
Có 0 – 1 yếu tố nguy cơ
- Thoái hóa khớp háng, khớp gối
- Hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi
- Đau lưng, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống
1.2.3.8 Biến chứng nội tiết
Trang 24- Ở người béo phì đặc biệt ở người tích lũy mỡ ở ổ bụng có sự bấtthường về tăng testosteron và hóc môn nhạy cảm với các tế bào ác tính Tuytestosteron máu giảm và tính gắn kết với globulin máu giảm đi Hai quá trìnhtác động qua lại điều khiển lẫn nhau, dẫn tới rối loạn quá trình hoạt động củatestosteron với cơ thể [14] Biểu hiện bằng các triệu chứng giảm ham muốntình dục, rối loạn cương dương, rối loạn sản xuất tinh trùng.
- Bệnh nhân có tích lũy mỡ bụng làm tăng bài tiết hóc môn cortisol dolàm tăng hoạt động của tuyến dưới đồi [23]
1.2.3.9 Biến chứng khác
- Nhiễm trùng các nếp gấp da, nhất là nhiễm nấm
- Sỏi mật: người béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật cao, gan nhiễm mỡ
- Thận: tắc tĩnh mạch thận, thận hư, suy thận …
1.3 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng tăng huyết áp, rối loạn glucose máu và lipid máu ở nam giới
1.3.1 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên lipid máu ở nam giới
1.3.1.1 Thành phần cấu tạo của lipid huyết tương
Lipoprotein (LP) được phân làm 5 nhóm chính, trong đó có một sốphân nhóm [27] :
- Chylomicron: chức năng chính của CM là vận chuyển triglyceridngoại sinh tới gan
- Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL): được cấu tạo ở tế bào gan,VLDL là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): chức năng chủ yếu của LDL là vậnchuyển cholesterol LDL là yếu tố rất mạnh gây xơ vữa mạch máu
- Lipoprotein tỷ trọng trung gian (ILD): là sản phẩm thoái hóa của LDLtrong hệ tuần hoàn
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): được tổng hợp ở gan, HDL là yếu tốbảo vệ chống xơ vữa động mạch vì nó chuyển cholesterol từ ngoại vi về gan
Bảng 1.5 Thành phần của các lipoprotein trong máu
Trang 25FC% CE% TG% Phospholipid Apo% Apo chính
- Triglycerid huyết tương có trị số bình thường :
+ Nam giới: khoảng 1mmol/l (91 mg/dl) ở tuổi 20, tăng dần và đạtngưỡng 1,15 mmol/l (100 mg/dl) ở tuổi 50
+ Nữ giới : khoảng 0,77 mmol/l (68 mg/dl) ở tuổi 20 và tăng dần đến1mmol/l ở tuổi 50
1.3.1.2 Phân loại rối loạn chuyển hóa lipid
Bảng 1.6 Triglycerid và cholesterol máu để thăm dò rối loạn chuyển hóa
lipid (theo Hội xơ vữa động mạch Châu Âu)
Trang 26< 1,01,0 – 1,6
LDL-C
< 3,43,4 – 4,2
TG
< 1,71,7 – 2,3
1.3.1.3 Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu ở nam giới thừa cân, béo phì:
- Thừa cân, béo phì ở nam giới thường gây nên tình trạng giảm
testosteon mà không có các triệu chứng nhận biết Trục dưới đồi – tuyến yên– tuyến sinh dục là cơ chế bệnh sinh của rối loạn này[28], [29] Giảmtestosteon dẫn tới tăng tích lũy mỡ của tổ chức mỡ, đặc biệt ở vùng quanhbụng, làm giảm HDL – C do giảm chu trình vận chuyển từ ngoại vi đến gan
và giảm tổng hợp tại gan [23]
Tích lũy mỡ trong ổ bụng liên quan tới sự tăng LDL – C theo cơ chế: rốiloạn chuyển hóa liên quan tới nồng độ triglycerid cao hoặc HDL –C thấp.Triglycerid trong máu cao do tăng sản xuất và giảm phân hủy các triglyceridgiàu LDL Sau đó các triglycerid giàu LDL bị phân hủy bởi các men lipasecủa gan để tạo LDL – C [14],
Bình thường insulin ức chế sự hoạt động chất béo từ các tổ chức mỡ vàhoạt hóa LDL – C Tích lũy mỡ ở ổ bụng làm tăng đề kháng insulin làm rốiloạn quá trình này
Trang 271.3.2 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng mắc tiền đái tháo đường ở nam giới
1.3.2.1 Mối liên quan giữa thừa cân béo phì ở nam giới và tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là tình trạng glucose máu cao hơn mức bìnhthường nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi làm xét nghiệmglucose máu lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống Tiềnđái tháo đường bao gồm: Rối loạn dung nạp glucose (IGT – Inpaired GlucoseTolerance) và rối loạn glucose máu lúc đói (IFG – Inpaired Fasting Glucose)hoặc cả hai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân và béo phì là nguy cơ chínhcho tiền đái tháo đường Các mô mỡ nhiều hơn – đặc biệt là xung quanhbụng, làm tăng khả năng các tế bào trở thành kháng insulin
Qua nghiên cứu sàng lọc 1054 đối tượng, tuổi từ 30 đến 69, đến khámsức khỏe tại khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai năm 2013,được làm nghiệm pháp dung nạp glucose Cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường
là 38 %; BMI >23 có nguy cơ tiền đái tháo đường tăng gấp 1,3 lần (95%, CI=1,008- 1,701, p < 0,005) Vòng eo tăng có nguy cơ mắc tiền đái tháo đườngcao (nam: p= 0,013 OR= 2,324)
Các chuyên gia của HHS và ADA khuyến cáo nhân viên y tế nên sàng lọctất cả người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ thể 25) Nhữngngười béo phì tuổi dưới 45 cũng cần sàng lọc nếu họ có một trong số những yếu
tố sau: tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, nồng độ HDLthấp và triglycerid cao hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị đái tháo đường cao[32], [33], [34]
1.3.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường
Trang 28- Theo WHO năm 1999 chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có ít nhấtmột trong hai tiêu chuẩn sau:
+ IGT: nếu mức glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dungnạp glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11 mmol/l (198mg/dl) và glucose máu lúc đói < 7mmol/l (126 mg/dl)
+ IFG: nếu lượng glucose máu lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l(110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và mức glucose máu ở thời điểm 2giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống < 7,8 mmol/l (140mg/dl)
-Theo ADA 2014 , chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có ít nhất mộttrong hai tiêu chuẩn sau:
+ IGT: nếu mức glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dungnạp glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11 mmol/l (198mg/dl) và glucose máu đói < 7mmol/l (126 mg/dl)
+ IFG: nếu lượng glucose máu lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l(100 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và mức glucose máu ở thời điểm 2giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống < 7,8 mmol/l (140mg/dl)
ADA lấy mức glucose máu lúc đói 5,6 mmol/l thấp hơn tiêu chuẩn củaWHO (6,1 mmol/l) bởi vì hạn chế tối đa bỏ sót các trường hợp tiền đái tháođường, cơ sở khoa học được chứng minh qua nhiều phân tích gộp
1.3.3 Ảnh hưởng của thừa cân béo phì lên tình trạng mắc đái tháo đường ở nam giới
1.3.3.1 Định nghĩa đái tháo đường,
Trang 29-Theo WHO 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra dothiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyênnhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu Tăngglucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu
và thần kinh”
- Theo ADA 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyểnhóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếmkhuyết hoạt động insulin hoặc cả hai Tăng glucose máu mạn tính trong đáitháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặcbiệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”
Năm 2014 ADA vẫn áp dụng định nghĩa đái tháo đường này
1.3.3.2 Mối liên quan giữa thừa cân béo phì ở nam giới với đái tháo đường, tiền đái tháo đường
đồng hóa protein làm tăng khối lượng mỡ ở bụng và các tạng sâu là nguyênnhân chính gây tăng đề kháng insulin [28], [29] Dự trữ mỡ được coi là tìnhtrạng trơ chuyển hóa và đơn giản là một hình thức dự trữ năng lượng dướidạng mỡ Chất béo rất cần thiết cho chuyển hóa glucose bình thường Đó là
do các tế bào mỡ có khả năng tổng hợp và giải phóng nhiều peptid có ảnhhưởng đến cân bằng chuyển hóa (tên là adipokine), đóng vai trò trực tiếp làmxuất hiện kháng insulin và đái tháo đường type 2 [35]
- Bệnh nhân nam thừa cân béo phì có tích lũy mỡ bụng làm tăng bài tiếthóc môn cortisol do làm tăng hoạt động của tuyến dưới đồi.Tăng cortisol máu
là một nguyên nhân gây tăng glucose máu
- Ở nam giới có giảm testosteron máu còn làm giảm đồng hóa glucose,gây giảm tổng hợp glycogen ở gan Mặt khác giảm đồng hóa protein làm
Trang 30giảm khối cơ ở cơ thể nam giới, làm giảm sử dụng glucose ở cơ Các nguyênnhân trên gây tăng glucose máu khi có suy giảm testosteron.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất của bệnh đái tháo đường typ 2 Tỷ
lệ bệnh nhân đái tháo đường cao hơn hàng chục lần ở nhóm người béo phì sovới người không béo phì (ở cả nam và nữ) , , BMI là một yếu tố nguy cơquan trọng làm xuất hiện đái tháo đường trong bộ ba yếu tố Tuổi – Giới –BMI Ở độ tuổi trên 65 tuổi, nam giới béo phì thì tỷ lệ xuất hiện đái tháođường cao hơn ở người có cân nặng bình thường là 26,7% và 3,7%
Bảng 1.8 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện đái
tháo đường
- Béo phì
- Chế độ ăn nhiều chất béo và calo
- Lối sống ít hoạt động
- Suy dinh dưỡng
- Dùng rượu vừa phải
- Dùng cafein vừa phải
- Dùng sôcôla
- Ăn gạo lứt, gạo trắng
Trang 31Yếu tố di truyền Yếu tố môi trường
Sơ đồ 1.1 Diễn biến bệnh sinh của đái tháo đường type 2
(Cơ chế bệnh sinh được diễn tiến trong nhiều năm Rối loạn được phát hiện sớm nhất là đề kháng insulin Lúc đầu có sự tăng tiết insulin để bù trừ cho tình trạng kháng insulin Dần dần tế bào Bêta mất nhạy cảm với sự kích thích của glucose và tiết insulin giảm đưa đến bệnh đái tháo đường lâm sàng Cả tình trạng đề kháng insulin và suy chức năng tế bào bêta đều được lập trình bởi di truyền và ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như béo phì, hoạt động, tuổi tác)
- Đối với những đối tượng thừa cân, béo phì thì nguy cơ quan trọngnhất là sự chuyển bước từ tiền đái tháo đường thành đái tháo đường thực sự
và phải điều trị đái tháo đường,
- Theo The Finish Diabetes Prevention, được công bố năm 2000,nghiên cứu trên 522 người thừa cân bị IGT được xếp ngẫu nhiên vào nhómchứng hoặc nhóm can thiệp bằng thay đổi lối sống Những người trong nhóm
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Tế bào mất nhạy cảm với Glucose Tăng tiết Insulin
Giảm nhạy cảm với Insulin và Glucose
Giảm tiết Insulin
Trang 32can thiệp tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn giảm cân để đạt được giảm 5% trọnglượng cơ thể và tăng mức hoạt động thể lực vừa phải ít nhất 30 phút/ngày, 5ngày/tuần Các đối tượng được làm nghiệm pháp tăng đường huyết hàng năm
để xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2, thời gian theo dõi là 3,2 năm.Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc mới đái tháo đường hàng năm ở nhóm chứng là7,8% Ở nhóm can thiệp đã làm giảm 58% nguy cơ tiến triển thành đái tháođường (p < 0,001) [35]
- Theo The Da Qing study, nghiên cứu trên 577 người mắc IGT và thừacân ở Trung Quốc, được chia ngẫu nhiên vào 4 nhóm: nhóm 1 – nhóm chứng,nhóm 2 – chỉ bằng chế độ ăn, nhóm 3 – chỉ bằng chế độ hoạt động thể lực,nhóm 4 – cả chế độ ăn và tập luyện thể lực Kết quả cho thấy tất cả các đốitượng được can thiệp bằng chế độ ăn, hoạt động thể lực, kết hợp hai biện pháptrên đều giảm có ý nghĩa nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2 so vớinhóm chứng là 36%, 39%, 47% (p < 0,05) Tỷ lệ nguy cơ đái tháo đường type
2 giảm chung là 40,7%, không có sự khác biệt trong việc giảm nguy cơ giữacác nhóm can thiệp [42]
- Theo Tuamilehto J, Phần Lan nghiên cứu trên 522 người béo phì mắcIGT, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm chứng và nhóm can thiệp bằng chế
độ ăn và luyện tập thể lực Kết quả cho thấy sau thời gian nghiên cứu trungbình 3,2 năm, nhóm can thiệp giảm tới 58% nguy cơ tiến triển thành đái tháođường so với nhóm chứng [43]
1.3.3.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2014 ,
1 Glucose máu huyết thanh bất kỳ 11,1 mmol/l (≥ 200mg/dl) cóthể kèm các triệu chứng kinh điển như: đái nhiều, khát, sụt cân không giảithích được
2 Glucose máu huyết thanh lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl) đã nhịn
ăn ít nhất 8 giờ
Trang 333 Glucose máu sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l (≥
200 mg/dl) Nghiệm pháp này phải áp dụng theo tiêu chuẩn WHO (75 gamglucose anhydrous)
Chú ý : tiêu chuẩn 2 và 3 nên được làm nhắc lại sau đó vài ngày trước
khi có kết luận là đái tháo đường hay không
4.HbA1c > 6,5% với điều kiện phải được xét nghiệm tại labo chuẩnquốc gia
Bảng 1.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán dung nạp glucose theo ADA 2014
1.3.4 Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì lên tình trạng mắc tăng huyết áp ở nam giới
Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn năm 2002 đãvào khoảng 25,1% Thừa cân, béo phì với chỉ số BMI 23 kg/m2 và vòng eolớn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tăng huyết áp
1.3.4.1 Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở nam giới thừa cân, béo phì
Nồng độ testosteron trong máu của nam giới cao hơn so với nữ giới.Nồng độ testosteron ở nam giới trưởng thành là 19,1 ± 5,5 mU/l và ở nữ giới
Trang 34là 1,23 ± 1mU/l [23] Điều đó dẫn đến nam giới có nguy cơ tăng huyết áp caohơn so với nữ giới [44] vì:
+ Nồng độ testosteron cao hơn làm phát triển khối cơ và xương nhiềunên thể hình của nam giới thường cao to hơn nữ giới Khiến cho gánh nặnglàm việc của tim nam cao hơn so với nữ
+ Testosteron làm tăng số lượng hồng cầu khoảng 20% Vì vậy nên sốlượng hồng cầu của nam thường cao hơn nữ khoảng 700.000 tế bào/mm khối.Dẫn đến độ nhớt máu của nam cao hơn so với nữ
+ Testosteron gây tăng nhẹ sự tái hấp thu natri ở ống lượn xa Gây tăngtái hấp thu nước làm tăng gánh nặng cho tuần hoàn [23]
Bệnh nhân nam thừa cân béo phì có tích lũy mỡ bụng làm tăng bài tiếthóc môn cortisol do làm tăng hoạt động của tuyến dưới đồi Tăng cortisolmáu là một nguyên nhân gây tăng huyết áp [24]
Suy giảm testosteron ở nam giới là tăng kích thước mảng vữa xơ độngmạch, tăng tính cứng của mạch máu, gây tăng huyết áp
Ở nam giới, thừa cân béo phì gây suy giảm testosteron làm tăng khối lượng
mỡ ở bụng là nguyên nhân chính gây tăng đề kháng insulin [28], [29] Khánginsulin làm tăng lượng insulin trong máu là một nguyên nhân gây tăng huyết áp ởbệnh nhân thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tiền đái tháo đường :
+ Kích thích tái hấp thu natri: Tăng insulin máu làm tăng tái hấp thunatri ở ống thận Tăng glucose máu cũng góp phần làm tăng tái hấp thu natri ởống lượn gần Hậu quả làm tăng 10% lượng natri toàn cơ thể
+ Hệ thần kinh giao cảm: tăng insulin máu làm tăng hoạt tính giao cảm,gây tăng sức cản ngoại vi làm tăng huyết áp
+ Insulin kích thích tăng trưởng cơ trơn thành mạch làm tăng trươnglực động mạch làm tăng huyết áp
+ Insulin làm tăng vận chuyển calci từ ngoài vào trong tế bào làm tăngcalci nội bào Gây tăng phản ứng có mạch làm tăng huyết áp
Trang 35+ Insulin tăng làm giảm giải phóng nitric oxid từ nội mạc mạch máu.Khả năng giãn mạch giảm làm xuất hiện tăng huyết áp.
+ Amylin là một chất được bài tiết cùng insulin có tác dụng kích hoạtrenin, tăng sản xuất angiotensin, insulin Gây co mạch, tăng huyết áp
1.3.4.2 Định nghĩa và giai đoạn của tăng huyết áp
- Định nghĩa:
WHO và Hội Tăng huyết áp quốc tế (International Society ofHypertension, IHS) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥
140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg
-Giai đoạn tăng huyết áp:
Năm 2007, Hội Tim Mạch Việt Nam đã công bố cách phân loại tănghuyết áp, dựa trên phân loại của WHO/IHS năm 2005, JNC VI (6thJointNational Committee) năm 1997 , và ESC/ESH 2003
Bảng 1.10 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam 2007
1.3.4.3 Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp
Trang 36- Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp:
+ Nhóm nguy cơ thấp: tỷ lệ biến cố trong 10 năm tới dưới 15%
+ Nhóm nguy cơ trung bình: tỷ lệ biến cố tim mạch trong 10 năm tới 15 – 20%
+ Nhóm nguy cơ cao: tỷ lệ biến cố tim mạch trong 10 năm tới 20 – 30%.+ Nhóm nguy cơ rất cao: tỷ lệ biến cố tim mạch trong 10 năm tới trên 30%
Bảng 1.11 Các thông số để đánh giá nguy cơ tuyệt đối tim mạch kết hợp
Yếu tố nguy cơ tim mạch ( 3 có tác động như một nguy cơ tuyệt đối cao)Tăng huyết áp
Lipid máu lúc đói
Glucose máu
Tuổi
Huyết áp tâm thu 140 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương 90 mmHg hoặc hiện đang dùng thuốc huyết ápLDL- C 4,14 mmol/l (160 mg/dl) hoặc LDL- C 3,36 –
4,11 mmol/l + 2 yếu tố nguy cơ khácHDL- C < 0,9 mmol/l (35 mg/dl)
Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh mạch vành)
45 đối với namđối với nữTiến sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim xuất hiện sớm hoặc đột tử:
-Nam : các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi 55 tuổi
-Nữ : các thành viên thuộc thế hệ thứ nhất ở tuổi 65 tuổi
Các yếu tố nguy cơ khác: hút thuốc lá
Trang 37Bảng 1.12 Phân tầng nguy cơ để tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp
99
HATT 160 – 179 hoặc HATTr 100
- 109
HATT ≥180 hoặc HATTr ≥110
Không yếu tố
nguy cơ khác Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung
1 – 2 yếu tố nguy
cơ
Nguy cơ trungbình
Nguy cơ trung
≥ 3 yếu tố nguy
cơ hoặc tổn
thương cơ quan
đích hoặc đái
tháo đường
Nguy cơ cao Nguy cơ cao Nguy cơ rất cao
Bệnh lý khác kèm
theo Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao
1.4 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thừa cân, béo phì lên sức khỏe của nam giới
- Béo phì làm gia tăng tình trạng vô sinh ở nam giới [50] Cụ thể hiện
nay có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì tác động tiêu cực đến khả năngsinh sản ở nam giới: làm giảm sản xuất hóc môn testosteron, giảm ham muốntình dục ở nam giới, giảm chất lượng tinh trùng ví dụ tỷ lệ tinh trùng di độnggiảm, tăng số lượng tinh trùng dị dạng Nặng nề hơn nữa, béo phì còn làmthay đổi cấu trúc thể chất và phân tử của tế bào mầm trong tinh hoàn và cuốicùng làm ảnh hưởng đến tinh trùng trưởng thành Nghiên cứu cho thấy nhữngtác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai mà còn ảnhhưởng đến cơ chế di truyền gen và có thể gây những hậu quả lâu dài [51]
Trang 38- Thừa cân, béo phì làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc đái tháo đường và cácbệnh lý tim mạch ở nam giới Nghiên cứu tại Mỹ, thiết kế theo dõi 20 nămtrên khoảng 7176 đàn ông trung niên từ 40 – 59 tuổi cho thấy nguy cơ mắcbệnh tim mạch và đái đường gia tăng đáng kể có liên quan đến sự gia tăngthừa cân, béo phì Giảm cân có liên quan đến giảm nguy cơ mắc đái tháođường nhưng không giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người đàn ôngtrung niên [52].
- Một nghiên cứu khác tiến hành tại Đài Loan trên những nam giới trẻcho thấy ở những người có BMI ở mức béo phì độ I và độ II thì có tăng tỷ lệmắc đái tháo đường, tăng huyết áp và men gan cao [53]
- Thừa cân và béo phì làm tăng tỷ lệ tử vong hơn so với người có cânnặng bình thường Dựa trên nghiên cứu theo dõi 33 năm trên 6502 nam giớitrẻ ở Đan Mạch cho thấy: béo phì có liên quan mật thiết đến các ảnh hưởngbất lợi với tim mạch trước 55 tuổi So với người bình thường, nam thừa cânbéo phì có nguy cơ tuyết đối tăng mắc đái tháo đường typ 2, bệnh tim mạch
và nguy cơ tử vong sớm trước 30 tuổi [54]
Trang 39Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nam giới thừa cân, béo phì đến khámtại phòng tái khám khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai từ 1tháng 11 năm 2016 đến 30 tháng 6 năm 2017 đáp ứng các tiêu chuẩn sau
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Nam giới
- Tuổi từ 20 đến 59 tuổi
- Đối tượng thừa cân, béo phì có chỉ số BMI ≥ 23 kg/m2theo tiêu chuẩncủa WHO năm 2000 dành cho người Châu Á – Thái Bình Dương
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Dùng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu như: hóc môntuyến giáp, corticoid, thuốc an thần, các chế phẩm sinh dục, thuốc lợi tiểu
- Đang mắc các bệnh cấp tính như: nhiễm khuẩn, lao phổi, suy gan, suy thận
- Các đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các đối tượng có bệnh đái tháo đường từ trước
2.2 Thiết kế nghiên cứu và qui trình nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu
Mẫu thuận tiện bao gồm tất cả các nam giới thừa cân, béo phì từ ≥ 20tuổi đến ≤ 59 tuổi đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, không có tiêu chuẩn loạitrừ trong thời gian nghiên cứu
2.2.3 Quy trình nghiên cứu
Trang 40Tại phòng tái khám – Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, các đối tượngnam giới được bác sĩ chuyên khoa Nội tiết khám Nếu đối tượng đủ tiêu chuẩntham gia nghiên cứu sẽ được hỏi tiền sử, khám lâm sàng, làm một số cận lâmsàng: xét nghiệm lipid máu, làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu.
Các kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm được thu thập xử lý và đánhgiá theo các chỉ tiêu
2.2.4 Các biến số về đặc điểm mẫu nghiên cứu
2.2.4.1 Các biến số về đặc điểm mẫu nghiên cứu
- Tuổi
2.2.4.2 Các biến số về tiền sử
- Tiền sử hút thuốc lá
- Tiền sử bản thân bị tăng huyết áp
- Tiền sử bản thân bị rối loạn chuyển hóa lipid
- Tiền sử gia đình có người bị mắc đái tháo đường
- Tiền sử gia đình có ai mắc bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ timxuất hiện sớm, đột tử
2.2.4.3 Các biến số khám lâm sàng
- Huyết áp tâm thu (mmHg)
- Huyết áp tâm trương (mmHg)