Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
42,54 KB
Nội dung
ThựctrạngvàtáchạicủatìnhtrạngchuyểngiáđốivớinềnkinhtếViệtNam 1. Thựctrạng chung về vấn đề chuyểngiá ở ViệtNam Trong nềnkinhtế nhiều thành phần củaViệtNam có loại hình doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thành phần doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên cả số lượng cũng như năng lực hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trên thị trường đã và đang xuất hiện tìnhtrạng rất không bình thường: đa số doanh nghiệp FDI tự kê khai thua lỗ. Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy hiện tượng chuyểngiá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thông tin xấu trên được công bố trong báo cáo kiểm toán nhà nước và thẩm tra của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách. Theo luật định, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006 phải 18 tháng sau mới hoàn tất thủ tục kiểm toán. Thời gian quá dài để có thể đưa ra một bảng báo cáo kiểm toán nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu mà tìnhtrạng gian dốicủa các doanh nghiệp FDI (theo ý kiến phát biểu của tiến sĩ Trần Du Lịch tại kỳ hợp Quốc hội diễn ra ngày 10 tháng 05 năm 2008). Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng hơn trong những năm đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan quản lý về thuế so với trình độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước. Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Thành Phố Hồ chí Minh và Cục Thống kê thực hiện. Thông qua số liệu, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ. Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyểngiá hay gian lận trong kê khai thuế). Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM Như vậy, tuy là sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; đóng góp của khu vực kinhtế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Đó lại tiếp tục là một kết quả đáng thất vọng. Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Đây hoàn toàn không phải là kết quả bất thường so với những năm trước đó, nên khó đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinhtế thế giới. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh củakinhtếViệt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinhtế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này. Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc giacủa khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy, mức đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp. Từ những con số thống kê, nghi ngờ tính trung thực trong các báo cáo kê khai nộp thuế do các doanh nghiệp nộp về cơ quan thuế. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2005 thì Cục thuế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện ra nhiều sai phạm của các công ty này. Các doanh nghiệp này khai man lợi nhuận trước thuế và tổng số thuế truy thu từ các doanh nghiệp gần 60 tỷ đồng. Trong năm 2008, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện việc kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hainăm 2005 và 2006 thì kết quả thu được không lấy làm khả quan. Kết quả kinh doanh trong năm 2005 của 128 doanh nghiệp may mặc được kiểm tra thì chỉ có 25 doanh nghiệp làm ăn có lãi và tỷ suất sinh lợi bình quân là 6,07%. Như vậy tỷ suất sinh lợi của các công ty này nhỏ hơn cả lãi suất ngân hàng tại thời điểm lúc bấy giờ vì vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu có hiện tượng chuyểngiá xảy ra ở các doanh nghiệp này không? Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khảo sát Cục thuế TP.HCM tiếp tục thực hiện kiểm tra và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 128 doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố thì kết quả chỉ có 24 doanh nghiệp làm ăn có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 5,64%. Như vậy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp may năm 2006 cho chúng ta thấy được khả năng có hoạt động chuyểngiá tại các doanh nghiệp này càng cao hơn Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính hùng hậu, trình độ quản lý cao thì nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do đâu? Có thể khẳng định: các doanh nghiệp này không lỗ. Thứ nhất, dù các doanh nghiệp này thường xuyên kê khai làm ăn thua lỗ trong nhiều năm qua, nhưng lại liên tục mở rộng quy mô sản xuất và doanh thu tăng. Chính trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao. Thứ hai, điều vô lý và không bình thường là, trong khi hầu hết doanh nghiệp may mặc Việt Nam, dù phải nhập khẩu nguyên, phụ liệu của nước ngoài, đều làm ăn có lãi, nhưng hơn 80% doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư nước ngoài lại báo lỗ. Trong khi những doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước khi có các công ty mẹ ở chính quốc sản xuất nguyên phụ liệu, sợi bông dệt vải, các phụ liệu khác luôn sẵn sàng cung cấp cho các công ty con. Vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kêu thua lỗ đã dùng thủ thuật “biến lãi thành lỗ” như thế nào? Phương pháp của họ là chuyển giá. Có nghĩa là nhiều doanh nghiệp FDI cố tình thua lỗ ở ViệtNam để chuyển lãi về công ty mẹ. Họ chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ vớigiá thật cao, rồi bán lại hàng hóa sản xuất ở ViệtNam cho công ty mẹ vớigiá thật thấp để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà thậm chí lại còn được hoàn thuế giá trị gia tăng. Và khi doanh nghiệp báo lỗ, họ sẽ không phải đóng thuế thu nhập và các khoản thuế khác nữa. Kết quả của việc này không chỉ là ngân sách nhà nước bị mất đi một khoản thuế lớn, mà hàng năm chúng ta còn phải dành một lượng ngoại tệ không nhỏ cho việc nhập về những nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thựccủa nó. Nguy hiểm hơn là khi tìnhtrạng thua lỗ ảo kéo dài, đại diện phần vốn củaViệtNam trong liên doanh có thể không chịu nổi và phải nhanh chóng rút vốn, nhường sân cho đối tác. Thựctế cho thấy, không ít các doanh nghiệp liên doanh đã bị các công ty mẹ ở nước ngoài thôn tính theo kiểu này. Đáng nói nữa là, dù biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các doanh nghiệp FDI, nhưng để chứng minh được điều này không phải việc dễ dàng đốivới ngành thuế. Cho đến nay, việc kiểm soát giá nội bộ để chống gian lận qua chuyểngiá là một thách thức lớn đốivới các cơ quan quản lý ở Việt Nam. Lý do thứ nhất có thể kể đến là, ở ta chưa có luật chống chuyển giá, tiếp nữa là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa đủ chặt chẽ để quản lý và chế tài đặt ra cho hành vi này. Ngành thuế vẫn phải áp dụng các biện pháp cũ là phân loại doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp giải trình và giám sát chặt chi phí mức tiêu hao vật tư và hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp. Và tất nhiên, hiệu quả của các biện pháp vừa nêu không hiệu quả, thậm chí là bó tay đốivới các thủ thuật trốn thuế của các doanh nghiệp FDI. Rõ ràng, chúng ta cần phải xử lý nghiêm, ngăn chặn hành vi gian lận của một bộ phận doanh nghiệp FDI để tránh những thất thoát cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước – đây là điều các doanh nghiệp luôn mong muốn. 2. Một ví dụ về tìnhtrạngchuyểngiá ngành ô tô a) Sơ lược thị trường ô tô ViệtNam Ngành công nghiệp ôtô ViệtNam là ngành sinh sau đẻ muộn, ra đời sau các nước trong khu vực từ 40-50 năm. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam, với mục đích thu hút đầu tư và xây dựng một ngành công nghiệp ôtô để theo kịp các nước trong khu vực, cho nên gần 18 năm qua, kể từ khi ra đời vào năm 1992 đến nay, ngành công nghiệp ôtô củaViệtNam được coi là ngành trọng điểm và là ngành luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp. Sự ưu ái rất đặc biệt này thể hiện qua những chính sách thuế quan của Bộ Tài chính, với chính sách thuế ưu đãi về tỷ lệ nội địa hóa, thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói đây là ngành thu hút lượng FDI lớn với sự có mặt của các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, BMW, Nissan, Mercedes-Benz,Daihatsu…Nhưng cứ tưởng là chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp ôtô phát triển mạnh, sẽ có việc sớm chuyển giao công nghệ và tăng dần theo thời gian. Nhưng không phải vậy. Sự thật hiển nhiên ở đây là các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đã không thực hiện đúng các cam kết trong giấy phép đầu tư của mình là tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30 đến 40% trong vòng 10 năm. Với sự "thất hứa" này nêntính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của các doanh nghiệp ôtô ở ViệtNam chỉ đạt từ 2 đến 12% và việc nội địa hóa lại chỉ dừng lại ở các công đoạn giản đơn trong quy trình sản xuất và lắp ráp (sử dụng các linh kiện nội địa có giá trị thấp như săm, lốp, ắc-quy, dây điện, ghế. công nghiệp phụ trợ củaViệtNam không phát triển được, ngoài lý do mà chúng tôi nêu ở trên còn có lý do mà một số nhà đầu tư đưa ra là dung lượng thị trường ôtô củaViệtNam quá nhỏ bé. Vì nhỏ bé nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện phụ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Họ lại càng không thể mơ đến việc cạnh tranh Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan . trong việc xuất khẩu linh kiện ôtô. Thái Lan có tới trên 1.500 doanh nghiệp phụ trợ, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70%-80%. Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000 nhà đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng thay thế. Ngoài ra số lượng xe ôtô ở ViệtNam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân . Xin cung cấp thêm số liệu sau đây để chúng ta hiểu thêm: CHLB Đức vàViệtNam có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 83 triệu dân), nhưng số lượng ôtô ở ViệtNam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu xe gắn máy, trong khi đó, ở Đức có 52 triệu ôtô và khoảng 7 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ôtô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay ô nhiễm! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước ta với một nước phát triển như nước Đức là khập khiễng, nhưng cần nhớ là ViệtNam đang phấn đấu đến năm 2020 phải trở thành một nước phát triển. b) Chuyểngiá trong ngành ô tô Hiện nay vấn đề gian lận thuế trong lĩnh vực ngành ô tô được cơ quan thuế đặt biệt quan tâm. Theo hiệp hội VAMA cho biết rằng một mẫu xe ôtô nhập về có thể được khai thấp đi tới 7.800USD so vớigiá thị trường, giá trên hóa đơn có thể giảm tới 12.500 USD/xe so vớigiá bán thực. Ngày càng có nhiều ôtô mới, nguyên chiếc nhập khẩu về dưới dạng là xe đã qua sử dụng. Đồng thời, các nhà nhập khẩu thường sử dụng “chiêu" lách luật là khai báo giá trị xe thấp hơn giáthựctế để gian lận thuế. Sau khi khảo sát thị trường ô tô ViệtNam Hiệp hội này đã phát hiện những sự chênh lệch bất thường về giữa giá xe được nhà nhập khẩu khai báo tại cảng ViệtNamvàgiáthựctế trên thị trường nước sản xuất, đặc biệt là sự chênh lệch lớn giữa giá xe bán ra thựctế cho khách hàng vàgiá xe bán ra ghi trên hoá đơn. Kết quả khảo sát ngày 19/6 của VAMA cho thấy, mẫu xe GM Daewoo Matiz, 796cc, AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trường nước sản xuất là từ 6.065 - 7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng ViệtNam chỉ là 2.700 - 3.000USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thựctế cho khách hàng ViệtNamcủa loại xe này từ 11.800 - 14.900 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10.400USD/xe. Tương tự, với xe Kia Morning 999cc, loại mới 100% sản xuất năm 2009, giá xe tại nước sản xuất là 5.883 - 7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo ở mức giá là 3.000USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam, giá bán thựctếcủa loại xe này lên đến 15.500 - 17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300 - 10.230 USD/xe, giảm tới 6.200 - 6.820USD. Nhãn hiệu xe thứ 3 được VAMA khảo sát là xe Hyundai. Mẫu I30, 1600cc nguyên chiếc mới 100% có giá thị trường tại nước sản xuất là 13.366 - 15.394 USD/xe, về đến cảng Việt Nam, mẫu này được khai báo giảm đi trông thấy, ở mức giá từ 7.000 - 7.500 USD/xe. Để mua xe này, khách hàng ViệtNam đã trả tới mức giá là 29.900 - 31.500 USD/xe, nhưng trong hoá đơn, giá chỉ còn là 17.400 - 18.900 USD/xe, giảm đi 12.500 - 12.600 USD/xe. Có thể thấy qua bảng so sánh này của VAMA, 1 mẫu xe luôn có 2 mức giá khác nhau, giữa giáthựctếvàgiá trên giấy tờ để tính thuế. Nghiễm nhiên, phần giá trị này của xe nhập về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp bán xe cũng đã được lợi khổng lồ khi trung bình mỗi xe, có ít nhất từ 1.400USD lên tới 12.500USD thu về nhưng không phải nộp thuế VAT. Các nhà nhập khẩu có thể đã cố tình làm giá hoá đơn thấp hơn nhiều so vớigiá bán thựctế cho khách hàng để giảm tiền thuế phải trả. Và như vậy, Nhà nước sẽ bị thất thu nguồn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế giá trị gia tăng đốivới mặt hàng này. Mặt khác các liên doanh lắp ráp, sản xuất ô tô là các công ty đa quốc gianên việc sản xuất linh kiện, phụ tùng được công ty mẹ đầu tư, phân bố theo hướng tập trung hóa cao để cung cấp cho các công ty con trong khu vực và thế giới. Mặc dù chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất phụ tùng, linh kiện tại chỗ rất lớn, song nếu sản xuất được trong nước thì linh kiện, phụ tùng nhập khẩu sẽ phải chịu thuế cao. Vì sự bất hợp lý này, chính sách nội địa hóa ô tô càng tiến gần hơn đến bờ vực phá sản khi càng gần năm 2018 - thời điểm thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô khu vực ASEAN bằng 0%. Bên cạnh đó, không thể không kể đến chính sách quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong nước chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của các liên doanh. Vì vậy, các liên doanh vẫn chủ yếu nhập linh kiện, phụ tùng từ công ty mẹ và các công ty con thành viên trong khu vực mà ít chú trọng đầu tư sản xuất tại chỗ. Chính vì lý do tỷ lệ nội địa thấp nên các mặt hàng nhập khẩu trong ngành ô tô từ các công ty đa quốc gia được định giá do các công ty mẹ. Do vậy giá cả chính xác các loại hàng này vẫn còn rất mù mờ và khó xác định chính xác giá trị thựccủa chúng. Vì lẽ đó, Hiện nay so với các nước khác giá xe hơi tại ViệtNam rất cao. Trong quá trình đầu tư vào ViệtNam để sản xuất kinh doanh, do các MNC có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Do phía ViệtNam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị công nghệ hiện đại này nên thường sẽ bị các đốitác nước ngoài định giá các thiết bị, công nghệ cao hơn giá trị thựctếcủa chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của bên đốitácvà chiếm lấy quyền quản trị công ty. Về phía đốitácViệtNam đa phần chỉ góp vốn bằng giá trị sử dụng đất nêngiá trị vốn góp trong liên doanh thường rất thấp. Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. Theo Thanh tra Bộ Tài chính, đến năm 2008, cả 6 công ty nói trên đều có dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô lạc hậu, chủ yếu là lắp ráp thủ công. Điều này đã làm tăng giá thành sản xuất. Song hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá thành ô tô là chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và chi phí nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cao. Đốivới dòng xe từ 5 chỗ trở xuống, 2 sắc thuế này chiếm khoảng 33% giá bán. Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chiếm tới 48% giá bán buôn ô tô cũng khiến giá ô tô trong nước bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định: “Giá linh kiện nhập khẩu cao, thấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê khai của các liên doanh." Các cơ quan quản lý Nhà nước không quản lý, giám sát được giá linh kiện, phụ tùng đầu vào nhập khẩu của các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Không quản lý được, trong khi yếu tố chi phí có tác động rất lớn, đã làm tăng giá thành vàgiá bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính vì những hạn chế này mà các MNC đã thực hiện việc chuyểngiá thông qua ưu thế tự kê khai giá các linh kiện đã kiếm về một khoản lợi nhuận cho công ty mẹ. Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các MNC còn thực hiện việc chuyểngiá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Ban đầu liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi phía ViệtNam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu USD; giảm đi 77% so với chi phí ban đầu phía Đức đưa ra. Một trường hợp khác trong ngành sản xuất xe ô tô đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. c) Giải pháp chống chuyểngiá trong ngành ô tô ViệtNam Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Chống chuyểngiá hiệu quả là ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho ngân sách. Để chống chuyển giá, cần phải nắm được thông tin giá giao dịch sòng phẳng là bao nhiêu. Thí dụ, chúng ta có thể biết rằng giá nhập linh kiện (chưa thuế) để lắp ráp một chiếc xe hơi tại ViệtNam là 30.000 USD, trong khi một chiếc xe mới tương tự (đã tính công lắp ráp) tại Thái Lan là 10.000 USD. Tuy nhiên làm sao biết được giá sòng phẳng của một cái khung xe hay một cái động cơ là bao nhiêu - khi phần lớn các linh kiện đó chỉ được mua bán qua lại giữa các công ty trong cùng tập đoàn với nhau chứ không bán ra thị trường. Hơn nữa, có những tài sản rất khó định giá, thí dụ như công nghệ, uy tín và chi phí nghiên cứu, vì không có những tài sản tương đương để đánh giá. Vì vậy, giải pháp để chống chuyểngiá trong tương lai là thu thập thông tin càng nhiều càng tốt về giá giao dịch sòng phẳng cho các loại hàng hoá bị nghi ngờ. Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình về sự chênh lệch giá. Nếu doanh nghiệp không có lý do chính đáng, cơ quan thuế có thể định giá lại theo một trong ba phương pháp: So sánh giá giao dịch vớigiácủa giao dịch tương đương ngoài thị trường, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp ấn định giá mua hay ấn định giá bán trên tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp tương tự hoặc nếu xuất hiện trường hợp bị đánh thuế hai lần cho cùng doanh nghiệp, thì cho phép thuế thu nhập ở nước này được khấu trừ vào thuế thu nhập phải trả ở nước kia. Ngoài ra, để tránh trường hợp khoản bị khấu trừ quá lớn, cơ quan thuế củahai nước nên trao đổi thông tin cho nhau, theo hướng sẽ báo trước một năm để nước kia chuẩn bị. Vả lại, muốn thực hiện được đề án chống chuyểngiá thì ít nhất các nhà quản lý cũng phải điều tra vànắm bắt được chính xác tình hình hoạt động tổng thể của các liên doanh. Sở dĩ phải điều tra tổng thể lần này vì từ trước đến nay chưa hề có một báo cáo mang tính tổng quan và cụ thể về hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư . của các liên doanh và điều này làm cho các nhà quản lý gặp nhiều hạn chế khi đưa ra và điều chỉnh các chính sách, trong đó có chính sách thuế. Một vấn đề khác, trong thời điểm các liên doanh nhận giấy phép và đi vào sản xuất thì VN vẫn chưa soạn thảo và ban hành được một chiến lược cũng như quy hoạch về phát triển công nghiệp ôtô và việc điều tra lần này sẽ giúp các nhà hoạch định nhìn nhận được rõ tình hình hơn. Điều này hoàn toàn thiện chí và có lợi cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã gửi tới các doanh nghiệp 8 bảng biểu chi tiết về các mặt: tình hình thực hiện, triển khai theo giấy phép đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, báo cáo về chi phí của DN, chi phí tiền bản quyền và lãi tiền vay, tình hình nhập khẩu, tình hình nhập khẩu các linh kiện rời . Trong mỗi bảng đều nêu cụ thể, chi tiết những vấn đề mà các doanh nghiệp phải báo cáo. Tuy nhiên, theo thông tin của chúng tôi thì đã hết thời hạn phải nộp báo cáo nhưng đa số các liên doanh đều chưa nộp và chưa có phản ứng. Theo đánh giácủa nhiều chuyêngia thì trong những năm vừa qua, các liên doanh được bảo hộ, ưu đãi quá nhiều và trên thựctế họ chưa hề phải chịu rủi ro. Với việc tăng giá như vừa qua, có nhà nghiên cứu cho rằng các liên doanh đã đẩy rủi ro của mình cho người tiêu dùng, cho dù như lời của các liên doanh thì giá xe bán ra hiện nay thấp hơn so với trước khi áp dụng chính sách thuế mới. Việc điều tra lần này là cần thiết nhưng như nhiều người nhận định thì sẽ không đơn giản. Một chuyêngia ôtô và là quan chức của một liên doanh khẳng định việc điều tra này đáng ra phải thực hiện từ lâu và nếu nói rằng kiểm tra để nắmtình hình cụ thể thì chỉ kiểm tra trong thời gian 3 nămvà dự kiến năm 2004 là không đủ mà phải kiểm tra toàn bộ ngay từ khi có giấy phép. Mặt khác, để thực sự nắm được tình hình, nhà quản lý phải có những biện pháp điều tra riêng, kín đáo, sâu rộng hơn, toàn diện hơn, có cả hoạt động, cơ chế, thuế, giácủa các nhà sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, giá nhập khẩu nguyên chiếc, giá CKD, IKD chứ không phải dựa vào báo cáo của các liên doanh. Ngay tại VN, cơ cấu của các liên doanh cũng không giống nhau. Có liên doanh mà các loại xe bán ra không mang tên của liên doanh đó và như vậy việc điều tra sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, nếu khi thực hiện xong việc kiểm tra thì việc thực hiện chống chuyểngiá trong lĩnh vực ô tô sẽ gặp nhiều thuận lợi. Điều đó sẽ giúp ích cho người tiêu dùng tránh phải mua xe vớigiá quá cao như hiện nay. 3. Táchạiđốivớinềnkinhtế Hiện nay, tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư phổ biến và là giải pháp hỗ trợ vốn hữu hiệu cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, từ khi thực hiện mở cửanềnkinh tế, luồng vốn FDI đổ vào ViệtNam ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Nhờ đầu tư FDI, ViệtNam đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, bí quyết công nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình độ cao . thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đốivới sự phát triển củakinhtếvà xã hội ViệtNam thì vẫn có những tiêu cực nảy sinh. Đáng chú ý nhất hiện nay là vấn đề [...]... kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củanềnkinh tế, tạo ra một bức tranh kinhtế không trung thực Từ đó, gây cho Chính phủ nhiều khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinhtế vĩ mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển Như vậy, có thể thấy hoạt động chuyểngiá gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến nền kinhtếViệtNam Vì vậy, Nhà nước ViệtNam cần sớm đề ra các biện... Dương và P&G ViệtNam Sau khi đánh bật các các đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thị trường, MNC sẽ chiếm lĩnh thị trường và nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phí trước đây đã bỏ ra Đây là tìnhtrạng thường gặp ở ViệtNam khi mà trình độ quản lý còn yếu kém Thứ tư, các hoạt động chuyểngiá sẽ làm kế hoạch phát triển nềnkinhtế quốc dân của Chính phủ bị lệch hướng Thông qua hoạt động chuyển. .. mầm mống đe dọa nềnkinhtếcủa chúng ta Sau đây là một số táchại mà chuyểngiá gây ra: Thứ nhất, vấn đề chuyểngiácủa các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc giavà ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa Việc chuyểngiá bằng cách định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các MNC nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ... qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu vào, từ đó rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi ViệtNam Điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn của nềnkinhtế quốc gia Ngoài ra, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thực cũng góp phần làm mất cân đối cán cân ngoại tệvà gây nêntìnhtrạng nhập siêu Hậu quả của những vấn đề trên... FDI đang thực hiện để tránh thuế Đặc biệt, với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay là 25%, cao hơn hẳn so với khu vực càng tạo động cơ cho các MNC thực hiện chuyểngiá để né thuế Cụ thể, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ (hay các công ty liên kết) ở mức giá cao, sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất ở ViệtNam cho công ty mẹ vớigiá thấp... tác động tiêu cực đến nền kinhtếViệtNam Vì vậy, Nhà nước ViệtNam cần sớm đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoạt động chuyểngiá Nếu không, trong dài hạn, nền kinhtếViệtNam sẽ bị suy yếu và phụ thuộc vào các MNC; và một khi không tự chủ được về kinh tế, bị chi phối về chính trị, xã hội là điều hoàn toàn có thể xảy ra ... dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do Khi đó, Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinhtế vĩ mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển Thứ ba, đốivới các doanh nghiệp FDI mới tham gia, họ có thể sử dụng chuyểngiá để thâm nhập thị trường và từng bước chiếm lĩnh... trưởng cao Cách làm của các doanh nghiệp này đã gây thất thoát đáng kể nguồn thu thuế trong nước Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách tới 7% Nếu tìnhtrạng này kéo dài sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI “lờn thuốc” đốivới hệ thống pháp luật củaViệtNam Trong thời đại kinhtế quốc tế hội nhập, các MNC... cao để nắm quyền quản lý Khi đã nắm được quyền quản lý các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyểngiá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đốitác không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài MNC nắm giữ được quyền... trường trong nước Việc này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thôn tính các doanh nghiệp trong nước Nếu thực hiện trực tiếp, các MNC sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi quá mức để thu hút chú ý của người tiêu dùng Nếu thực hiện gián tiếp, với tiềm lực tài chính mạnh, các MNC sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền . Thực trạng và tác hại của tình trạng chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam 1. Thực trạng chung về vấn đề chuyển giá ở Việt Nam Trong nền kinh tế nhiều. cho người tiêu dùng tránh phải mua xe với giá quá cao như hiện nay. 3. Tác hại đối với nền kinh tế Hiện nay, tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài