1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

38 843 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 118,76 KB

Nội dung

Tính chung đến nay đã có 1.069 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.Để đáp ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh B

Trang 1

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB CHI NHÁNH BÌNH

DƯƠNG

2.1 Tổng quan về SHB Chi nhánh Bình Dương:

2.1.1 Thông tin chung về SHB:

Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội

Tên tiếng Anh: Sai Gon-Ha Noi Commercial Ioint Stock Banh

2.1.2 Quá trình ra đời và phát triển:

Ngày 13/1l/1993, NH TMCP Nông thôn Nhơn Ái (tiền thân của NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) được thành lập theo giấy phép 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993

Vào ngày 20/01/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NH TMCP Nông thôn sang NH TMCP đô thị, từ đó tạo thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh đủ sức cạnh tranh và phát triền, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là

Trang 2

NH TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, trung tâm tài chính tiền tệ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 22/7/2008 Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội Ngày 09/9/2008, SHB đã long trọng tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại số 77 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Việc đặt trụ sở chính tại Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho SHB tiếp cận các cơ hội phát triển và nâng cao vị thế của mình khi đây là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu trong và ngoài nước Đồng thời đây cũng

là đánh dấu bước ngoặc mới của SHB từ sau chuyển đổi NH TMCP nông thôn lên

đô thị, tạo một trong những bước tiến đầu tiên trở thành tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2015

Ngày 20/4/2009, SHB đã có 50 triệu cổ phiếu phổ thông chính thức chào sàn tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.Ngày 06/812009, Niêm yết bổ sung 150 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB lên sàn chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội

Sau nhiều năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB nổ lực không ngừng để mang đến cho KH các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất Với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam, và là một tập đoàn tài chính-công nghiệp-bất động sản lớn mạnh: Tính đến thời điểm 30/9/2009, SHB đã có hơn 90 chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước

2.1.3 Sự thành lập và phát triển của SHB Bình Dương:

Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có diện tích 2.695,54 km2 phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam Trong những năm vừa qua, tình hình kinh

tế, xã hội của tỉnh ngày càng phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh

Trang 3

Cùng chiến lược phát triển của chính quyền địa phương “Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” đã mang lại hiệu quả cao thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương Tại đây có nhiều KCN lớn hình thành như KCN Việt Nam - Singapore, KCN Sóng Thần, Đồng An, Việt Hương, Mỹ Phước I, II, III… Năm 2007, đã thu hút thêm 264 dự án đầu tư mới, trong đó có 187 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 844 triệu USD và 59 dự án đầu tư trong nước đăng ký vốn là 1.390 tỷ đồng Tính chung đến nay đã có 1.069 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để đáp ứng tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành NH đã từng bước đầu tư mới và mở rộng hoạt động với nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng để cùng hòa nhập

và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tăng trưởng như sau:

- Tổng huy động vốn năm 2007, đạt 16.445 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 53%, so với năm 2005 tăng 158%

- Dư nợ cho vay năm 2007 đạt bình quân 21.539 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 44%, so với năm 2005 tăng 130%

SHB cũng không nằm ngoài xu thế đó Được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 2576/QĐ-NHNN ngày 01/11/2007 và SHB khai trương chính thức chi nhánh SHB Bình Dương và đi vào hoạt động từ ngày 15/11/2007 tại địa chỉ: 302 khu 1, phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một Đến nay SHB Bình Dương đã phát triển mở rộng mạng lưới với 3 phòng giao dịch tại: Bến Cát, Dĩ An (Sóng Thần), Thủ Dầu Một

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Hình 2.l: Cơ cấu tổ chức của SHB Chi Nhánh Bình Dương

Trang 4

PGD Sóng Thần PGD Thủ Dầu Một

Phòng kế toán:

Hiện có 05 cán bộ nhân viên làm việc bao gồm: phụ trách phòng kế toán, kế toán thu chi, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán qua liên ngân hàng, kiểm soát viên

- Theo dõi sổ sách kế toán, chứng từ thu chi tại đơn vị, giao dịch thanh toán với các đối tác, chuyển tiền đi, tiền đến, nộp và rút tiền mặt ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi theo quy định quản lý ngoại hối của NHNN và SHB Báo cáo định kỳ với các cơ quan pháp luật quản lý

- Phối hợp với phòng kế toán tài chính quyết toán tiền lương, tính toán lương, thưởng hàng tháng cho cán bộ nhân viên

Trang 5

- Tổ chức thành lập công đoàn, phối hợp với công đoàn tổ chức thực hiện việc chi quỹ phúc lợi cho cán bộ nhân viên theo thỏa ước lao động tập thể, tổ chức thăm viếng gia đình hiếu hỷ, ốm đau,… đối với người lao động.

Thực hiện công tác tổ chức đối ngoại với các tổ chức có liên quan theo sự chỉ đạo của Giám đốc

Tổ chức quản lý tốt phương tiện ô tô, có kế hoạch phân công quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm

- Thu lãi tiền vay từ KH

- Quản lý việc giao, nhận tiền mặt đến NHNN

- Đăng ký giao dịch mở tài khoản VNĐ, USD đối với KH đến giao dịch trong hệ thống SHB

Phòng tín dụng:

Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy chế tín dụng tại SHB và của pháp luật cho phép Hỗ trợ KH đến vay vốn tại SHB

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm gần đây:

Hoạt động huy động vốn: Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010

tăng 23 %, huy động vốn tăng 24,5% so với cuối năm 2009 (đã trừ hư số tăng của

tỷ giá và giá vàng)

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008, 2009

Trang 7

Theo bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động trong năm 2009 tăng 32.7 % so với năm 2008 ứng với mức tăng 60.080 tỷ đồng Nguyên nhân là do:

Huy động vốn nội tệ trong năm 2009 tăng 30.9% so vơi năm 2008 ứng với mức tăng là 53.772 tỷ đồng Trong đó đáng kể nhất là tiền gửi không kỳ hạn tăng 249,1% so với năm 2009 ứng với mức tăng 7.296 tỷ đồng nguyên nhân là do KH

đã rút vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán bị giảm sút, thị trường bất động sản bị đóng băng, vàng liên tục biến động và ngân hàng là nơi để có thể cất trữ tốt nhất cho KH khi có nhu cầu sử dụng bất cứ lúc nào trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động lớn Hơn nữa, nhờ có chính sách điều chỉnh tổng lãi suất huy động tiết kiệm

có kỳ hạn nên kết quả huy động vốn của SHB ở loại tiền gửi này tăng 27.2% so với năm 2008 với mức tăng là 46.476 tỷ đồng

Qua biểu đồ ở trên ta thấy rằng: mặc dù huy động ngoại tệ năm 2009 tăng 63,3% so với năm 2008 ứng với mức tăng 6,308 tỷ đồng Nhưng xét về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền thì huy động nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động Nguyên nhân từ tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp làm cho tỷ giá ngoại tệ biến động không lường nên ảnh hưởng đến tâm lý KH Hơn nữa, lãi suất tiền gửi bằng nội tệ cao hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ nên KH có xu hướng gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ cao hơn

Tổng số dư nguồn vốn huy động 31/12/2010 là 45.030,9 tỷ đồng, tăng 20.383,5 tỷ đồng tương ứng tăng 82.7% so với cuối năm trước và đạt 111,2% so với kế hoạch.Trong đó, nguồn vốn huy động từ trái phiếu chuyển đổi là 1.531,6 tỷ đồng

Hoạt động sử dụng vốn:

 Hoạt động tín dụng:

- Dư nợ tín dụng:

Trang 8

Dư nợ cho vay TCKT và CN đến 31/12/2010 là 24.375,6 tỷ đồng, tăng 11.546,8 tỷ đồng tương ứng tăng 90% so vơi đầu năm đạt 103,7% so với kế hoạch năm 2010.

- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian và đối tượng khách hàng:

- Dư nợ cho vay theo lĩnh vực ngành nghề

31/12/2010

Tỷ trọng trong tổng Dư nợ

Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 206,2 0,85% Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng (Đảng, đoàn thể, đảm bảo xã

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

Trang 9

- Chất lượng tín dụng

SHB thực hiện phân loại các khoản nợ tuân thủ theo đúng quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước

Kết quả phân loại dư nợ của SHB như sau: Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5)

là 340,9 tỷ đồng chiếm 1,4%/tổng dư nợ, giảm 1,39% so với cuối năm trước

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

 Tiền gửi tại các TCTD khác

Số dư tiền gửi tại các TCTD khác đến 31/12/20/0 là 11.636,7 tỷ đồng, tăng 5.279,4 tỷ đồng tương ứng tăng 83% so với cuối năm trước, đạt 153,5% kế hoạch năm

(Nguồn : BCTC đã được kiểm toán)

Những bất động sản là tài sản cố định hiện nay của SHB có giá trị cao gấp nhiều lần so với giá trị ban đầu SHB ( chi tiết tại phụ lục đính kèm )

Trang 10

 Hoạt động đầu tư

Tổng số tiền SHB đã kinh doanh các công cụ tài chỉnh đến 31/12/2010 là: 9.214,3 tỷ đồng, tăng 4.051,5 tỷ đồng tương ứng tăng 78,4% so với cuối năm trước

Trong đó:

- Đầu tư trái phiếu Chính phủ, các Tổ chức tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp: 8.880,9 tỷ đồng

- Góp vốn đầu tư dài hạn: 333,4 tỷ đồng

SHB đã không ngừng cải thiện sản phẩm và qui trình để phát triển hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế và thị trường vốn, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh và đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng tốt

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 03 năm gần đây đạt trên 300%/năm Năm 2006, tổng dư nợ của SHB đạt 493 tỷ đồng Năm 2007, đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, nên dư nợ tín dụng của SHB có sự tăng trưởng vượt bậc với hơn 4,184 tỷ đồng dư nợ, tăng 748% so với năm 2006

Năm 2008, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng trong năm trước, SHB đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển thêm nhiều sản phẩm,

Trang 11

dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng, dư nợ tín dụng của SHB đạt 6,253 tỷ, tăng 49% so với 2007 Đây là kết quả cao trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh

tế Bước sang 2009, bên cạnh sự hồi phục của nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay cũng có kết quả cao với dư nợ đạt 12,829 tỷ, tăng 105%

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn

là loại hình cho vay ngắn hạn, do SHB huy động phần lớn là vốn với kỳ hạn ngắn

73 -75%, trong đó tập trung vào đối tượng Công ty TNHH và công ty cổ phần - chiếm 22.09% và 21.77% trong tổng dư nợ năm 2009 Hiện tại, SHB chủ yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ

Năm 2007 và 2008, cho vay theo ngành nghề của SHB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kho bãi giao thông vận tải, xây dựng, nông lâm nghiệp, tiếp đó là sản xuất gia công, chế biến và một số lĩnh vực khác Sang năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nông lâm nghiệp với 20,7% tổng dư nợ, tiếp do là các lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng Việc hợp tác toàn diện với các Tập đoàn công nghiệp lớn như TKV, VRG, T&T GROUP cũng tạo nhiều thuận lợi cho SHB trong việc cung cấp các hợp đồng tín dụng hay đứng ra làm đầu mối thu xếp tín dụng cho các công ty thành viên của tập đoàn

Hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay

Thu từ các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ

2010

(triệu đồng)

93.766 72.715 21.051

2009

(triệu đồng)

168.270 150.982 17.288

Trang 12

Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối (l15.783)

Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay (91.056)

Chi về các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ

(24.727)

Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

52.487

(40.628) (17.847) (22.781) 53.138

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất 2010)

Qua các số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 nhưng không nhiều

 Các hoạt động dịch vụ:

Tổng thu nhập thuần từ dịch vụ trong năm 2010 đạt 106,4 tỷ đồng, chiếm 7,1

% tổng thu nhập thuần của SHB

Trong đó:

- Dịch vụ thanh toán trong nước :

+ Doanh số TTQT năm 2009 đạt 373 ,4 triệu USD tăng 220,1 triệu USD tương ứng tăng 143,6 % so với năm 2008

+ Tổng số giao dịch thực hiện trong năm 2009 là 2 3 3 7 giao dịch, tăng 1

679 giao dịch tương ứng tăng 2,5 lần so với năm trước, trong đó bao gồm 501 bộ L/C và 1.836 bộ chuyển tiền

+ Thu nhập thuần từ TTQT năm 2009 là 13.245 triệu đồng, tăng 11.927 triệu đồng tương ứng tăng hơn 10 lần so với năm trước

+ Trong năm 2010, SHB đã thực hiện tổng số 140.060 giao dịch (tăng 124,2% so với năm 2009) với tổng giá trị 520.354 tỷ VND (tăng 243,7% so với năm 2009), 3.243 triệu USD (tăng 124,2% so với năm 2009) và 93.520 nghìn EUR

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Tổng số giao dịch trong năm 2010 là 4.040 giao

dịch, với doanh số TTQT đạt 740,1 triệu USD, tăng 366,7 triệu USD so với năm 2009

Trang 13

- Hoạt động thẻ: Trong năm 2010, SHB đã thực hiện phát hành đổi thẻ ghi nợ

nội địa Solid cho toàn bộ chủ thẻ cũ với đầu BIN mới nhằm tuân thủ theo quy định mới của NHNN và đồng thời phù hợp với hệ thống Core thẻ mới đầu tư Số lượng thẻ phát hành lũy kế đến 31/12/2010 là 28.004 thẻ

- Hoạt động thẻ ATM: Dịch vụ thẻ của SHB đáp ứng các tính năng: truy vấn,

in sao kê, rút tiền, chuyển khoản (liên chi nhánh) mua bán hàng hóa nối với TK tiền gửi của khách hàng thẻ SHB đang triển khai dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có thương hiệu Thẻ Solid SHB với phương thức kết nối là Switch to Gateway

Tổng sổ thẻ ATM phát hành trong năm 2009 là 14.53 8 thẻ, tăng 4.521 thẻ tương ứng tăng 45,13% so với cuối năm 2008 Tổng giao dịch toàn hệ thống SHB năm 2008 là 185.429 giao dịch, trong đó giao dịch tài chính là 134.811 (chiếm 72,7% tổng giao dịch), giao dịch khác là 50.618 (chiếm 27,3% tổng giao dịch) Tổng số thẻ ATM phát hành trong năm 2009 là 14.53 8 thẻ tăng 4.521 thẻ tương ứng tăng 45,13% so với năm 2008, đạt 60,07% kế hoạch năm

Số dư Tiền gửi bình quân tài khoản thẻ: ~l.900.000 đ/ tài khoản thẻ

- Hoạt động kinh doanh tiền tệ liên NH ( thị trường II và kinh doanh ngoại tệ:

Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất trong năm 2009, SHB vẫn kịp thời nắm bắt được cơ hội đầu tư và tích cực kinh doanh nguồn vốn trên thị trường II và doanh số giao dịch đạt xấp xỉ 80.000 tỷ đồng, đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống năm

2009 đạt doanh số 1,1 tỷ USD và kết quả hoạt động kinh doanh về nguồn vốn và ngoại tệ đạt kết quả như sau :

+ Thu nhập thuần từ kinh doanh nguồn vốn thị trường II là: 29,2 tỷ đồng.+ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ : 52,487 tỷ đồng

(vượt 9,7% so với kế hoạch năm 2009)

ĐVT: Triệu đồng

Trang 14

Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 6.355 115.783

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu

và lợi nhuận của Ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng của Thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ từ năm 2007 đến 2008 lần lượt là hơn 10 lần và hơn 9 lần; năm 2009 tăng hơn 2 lần, đạt 52.487 triệu đồng Trong những năm qua, mặc dù đạt dược tăng trưởng mạnh từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhưng SHB cũng luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Nhìn chung, chất lượng tín dụng của SHB vẫn nằm trong mức tương đối tốt

tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên.

Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của SHB được đánh giá là tương đối tốt và an toàn, nợ quá hạn thấp

Tổng thu nhập và lợi nhuận ròng đạt tăng trưởng tốt trong 2 năm 2008 - 2009:

Trang 15

Tổng thu nhập và lợi nhuận ròng duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong 2 năm gần đây Lãi suất huy động giảm từ năm 2008 đến 2009 đã giúp lãi biên của ngân hàng được cải thiện Chi phí trả lãi năm 2009 chiếm 61.28% thu nhập lãi, trong khi con số này năm 2008 là 87.56%.

Hoạt động tín dụng dần dần đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu thu nhập:

Tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập cũng có sự thay đổi lớn Năm 2007 và

2008, nguồn thu thuần từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 34% tổng thu nhập, phần còn lại thuộc về các hoạt động khác Tuy nhiên, đến 2009 đã có sự chuyển dịch lớn Hoạt động tín dụng đóng góp 75% tổng thu nhập ngân hàng, đạt tăng trưởng gấp 3 lần năm trước Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ tuy chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển với các sản phẩm như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, đại lý,… nguồn thu mang lại chưa nhiều (7% tổng thu nhập năm 2009) nhưng cũng có sự tăng trưởng mạnh trung bình trên 650%/năm

Kết thúc năm 2009, lợi nhuận ròng của SHB đạt 318 tỷ, tăng 63.5% so với năm 2008 ROA và ROE sau thuế lần lượt là 1.16% và 13.17% Có sự cải thiện so với năm 2008

EPS cuối năm đạt 1,592 đồng Kết quả kinh doanh Quý I/2010 của Ngân hàng có nhiều khả quan Tính đến ngày 31/3/2010, với vốn huy động thị trường I là 15,478 tỷ đồng đạt 65.86% kế hoạch cả năm 2010, tăng 8.50% so với cuối năm

2009 Dư nợ cho vay là 13,461 tỷ đồng tăng 4.94 % so với cuối năm 2009 (cao hơn mức 3% của trung bình ngành), trong đó nợ ngắn hạn chiếm 58% Trong điều kiện tín dụng tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn dược duy trì mức 2.8% (tương đương cuối 2009), điều này cho thấy chất lượng tín dụng những tháng đầu năm tương đối tốt Đặc biệt lợi nhuận trước thuế đạt 161.08 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi

so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 25% so với kế hoạch cả năm 2010 Hoạt động tín dụng vẫn duy trì vị trí chủ đạo với đóng góp 74% tổng thu nhập trong quý I/2010 Tổng thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự công ty đạt được trong quý

II /2010 là 867.79 tỷ đồng, tăng 134% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 120.93 tỷ

Trang 16

đồng LNST So với mức 129.26 tỷ đồng LNST đạt được vào quý II /2009, LNST quý II /2010 giảm 6,45%.

Năm 2010, sau khi tăng cường mở rộng hoạt động chiết khấu trên thị trường

mở tạo nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng kinh doanh trái phiếu thu lợi, NHNN đã trở lại với nhiều chính sách hạ nhiệt lãi suất cũng như thắt chặt tiền tệ sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các NHTM, đặc biệt là các NHTM ở nhóm dưới Vượt qua những khó khăn trên lợi nhuận trong những tháng còn lại của năm được dự báo vẫn còn nhiều con số khả quan, kết quả này đến từ việc dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận hoặc sự linh hoạt trong nắm bắt các cơ hội

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội tại Chi nhánh Bình Dương.

2.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng ở Việt Nam:

Do những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại, nhiều NHTM Việt Nam hiện nay đã thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng Ngay từ năm 2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn cho phép các ngân hàng thương mại cho vay không bảo đảm tài sản đối với CBCNV (Cán bộ công nhân viên) Ngân hàng có thể cho vay trực tiếp đối với từng khách hàng và cho vay thông qua trung gian (đại diện cơ quan đơn vị) Vì thế, CBCNV đang làm việc (thuộc diện biên chế hoặc đã ký hợp đồng không xác định thời hạn), công nhân tại các doanh nghiệp nhà nước, trở thành những đối tượng mới được vay vốn ngân hàng Nắm bắt nhu cầu vay tín chấp để tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa, trang trí nội thất hoặc thanh toán tiền học phỉ, đi du lịch đang tăng cao, ngân hàng SHB chính thức triển khai chương trình "Cho vay tín chấp tiêu dùng" từ ngày 5/11

Không cần tài sản bảo đảm, khách hàng với nguồn thu ổn định từ 2,5 triệu mỗi tháng trở lên đã có thể sử dụng chương trình tín chấp tiêu dùng của SHB Tổng số tiền khách hàng có thể vay lên đến 300 triệu đồng, lãi suất cho vay của SHB cạnh tranh và linh hoạt, từ 0,75% đến 0,85%ltháng Đây là một trong những ngân hàng có tỷ lệ lãi suất thấp nhất trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm “tín

Trang 17

chấp tiêu dùng” Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng hơn nữa, thời hạn vay cũng được SHB mở rộng biên độ hơn, từ 12 tháng cho đến 60 tháng.Tại SHB, bắt đầu từ ngày 23.3 tới đây, các khách hàng có thể cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn VND phục vụ mục đích tiêu dùng Và với sản phẩm này, SHB áp dụng lãi suất cho vay là 12,5% /năm với lãi suất gửi tiết kiệm trên sổ từ 150% /năm trở lên.

Trong một chương trình tặng quà với khách hàng vay vốn kéo dài đến 15.5, Maritime Bank cam kết sẽ dành tặng các phần quà có tổng trị giá lên tới 1 tỉ đồng cho các khách hàng vay tiêu dùng Cụ thể, khách hàng vay vốn tổ chức đám cưới, mua sắm trang thiết bị gia đình, đầu tư học tập, mua ôtô, mua nhà và vay mua trọn gói toàn bộ các sản phẩm trên chỉ cần có việc làm ổn định với thu nhập tối thiểu 3.000.000 vnđ/tháng

Các hình thức cho vay tiêu dùng rất phong phú như cho vay mua nhà mới, sửa nhà, cho vay mua ô tô, du học, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác

Các ngân hàng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng gồm có các ngân hàng thương mại Nhà nước như Vietcombank, ngân hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư Việt Nam Bên cạnh đó Các ngân hàng cổ phần cũng tham gia rất tích cực vào thị trường mới mẻ này như ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng cổ phần Quân đội, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng

Cổ phần nhà Hà Nội…

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện cho vay với cán

bộ công nhân viên, những người được hưởng lương, hưởng trợ cấp xã hội và thế chấp tài sản với lãi suất thấp hơn 0,85% /tháng Theo quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 12 tháng, tối đa là 36 tháng Mức vay tối đa là 50% giá trị tài sản đảm bảo,

và nếu không có tài sản đảm bảo thì mức vay tối đa là 50 triệu đồng Sau một thời gian thực hiện, NHNO và PTNT đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng tới vay tiêu dùng

Trang 18

ACB phục vụ các đối tượng có nhu cần du lịch, mua sắm đồ dùng, học tập, chữa bệnh, mua xe, cưới hỏi, mua và sửa nhà Khách hàng muốn vay vốn phải có thu nhập ổn định và có tài sản thế chấp Thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, vay trả góp.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội phục vụ mọi đối tượng có tài sản thế chấp, hình thức trả góp Lãi suất 0,9% l tháng, thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Tại ngân hàng Đông Á, áp dụng hình thức cho vay tín chấp để giải quyết nhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ công nhân viên Theo hình thức này, mọi CBCNV trong biên chế nhà nước được cơ quan bảo lãnh ký hợp đồng vay vốn ngân hàng Cán bộ có thu nhập 1 triệu đồng tháng được vay 1 đến 5 triệu, từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng được vay 6 đến 10 triệu Thời hạn trả góp từ 12 đến 18 tháng, trả hàng tháng theo tập thể, cơ quan cử người đại diện tới ngân hàng nộp tiền Ngoài ra, ngân hàng còn cho vay mua nhà, sửa chữa nhà…

Đối với ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, việc cho vay tiêu dùng với CBCNV, nhất là trong ngành y tế và giáo dục đang là đối tượng vay chính được ngân hàng quan tâm Lãi suất l,05% /tháng, thời hạn 12 tháng Khách hàng thường là vay tín chấp thông qua các tổ chức công đoàn và có bảo lãnh của cơ quan phối hợp với bộ phận lao động tiền lương giúp ngân hàng thu nợ

Có thể thấy, các ngân hàng hiện nay triển khai cho vay tiêu dùng khá rầm rộ,

mở ra một kênh tín dụng mới và góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính phủ Tuy nhiên, dù triển khai rầm rộ và nhiều ưu đãi, nhưng theo chính các ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng là rất khó khăn do nhu cầu chi tiêu của khách hàng còn dè dặt trước bối cảnh thị trường khó khăn nên các cá nhân không mặn mà với việc vay tiền để mua sắm để rồi chịu sức ép lớn về trả nợ hàng tháng Bên cạnh đó, cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro cho ngân hàng Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của ngân hàng và các cá nhân, hộ gia đình Trong tương lai, hoạt động này chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, không chỉ có các ngân hàng tham gia mà sẽ còn có các tổ chức tài chính và tín dụng khác vào cuộc

Trang 19

2.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Binh Dương:

 Các dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội:

 Cho vay mua ôtô:

ÔTÔ TRƯỜNG HẢI

Lợi ích:

Vay mua xe tại các đơn vị của Công ty CP Ô tô Trường Hải

 Số tiền cho vay tới : 80% giá trị xe trường hợp đảm bảo bằng chính xe dự định mua, 100 % giá trị xe với tài sản đảm bảo khác

 Thời hạn tối đa 60 tháng

 Tài sản đảm bảo đa dạng, linh hoạt, có thể dùng chính xe mua làm tài sản đảm bảo

 Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt trong trả gốc và lãi theo khả năng tài chính của khách hang

 Thủ tục đơn giản và nhanh gọn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình

 Phòng giao dịch di động đặt tại showroom để hỗ trợ khách hàng vay vốn

Đối tượng và điều kiện:

 Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu/KT3 hoặc các tổ chức trên cùng địa bàn có đơn vị kinh doanh của SHB

 Có thu nhập hợp pháp, ổn định và chứng minh được khả năng trả nợ

 Có tài sản đảm bảo như nhà cửa, giấy tờ có giá

Đặc điểm sản phẩm:

 Loại tiền vay: VND

 Thời gian cho vay: Tối da 60 tháng

Ngày đăng: 30/09/2013, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương - THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB  CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2008,2009 tại SHB Bình Dương (Trang 6)
TSCĐ hữu hình - THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB  CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
h ữu hình (Trang 9)
Qua bảng trên cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng mỗi năm tăng lên nên dư nợ cho vay cũng theo đó mà tăng theo - THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB  CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
ua bảng trên cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng mỗi năm tăng lên nên dư nợ cho vay cũng theo đó mà tăng theo (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w