Điều này có nghĩa là giáo viên cần dạy theo cách cho phép người học được tham gia một cách tích cực vào bài dạy, trải nghiệm và làm việc để tự học, tự lĩnh hội kiến thức ở mức độ sâu hơn
Trang 1BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG QUI TRÌNH VẼ BIỂU CẢM VÀO VẼ TRANH TĨNH VẬT
LỚP 4
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục đang thay đổi và phát triển từng ngày, đòi hỏi giáo viên phải liên tục cập nhật thông tin và kinh nghiệm để theo kịp quá trình phát triển Trước đây người ta tin rằng trẻ em chỉ học hiệu quả nhất nếu giáo viên giảng giải kiến thức một cách rõ ràng, còn học sinh thì nghe và ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó Trọng tâm của dạy học là kiến thức mà các em tiếp thu được Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em học hiệu quả nhất khi các em được tích cực tham gia vào quá trình học tập Dạy học đã chuyển từ giảng giải - ghi nhớ sang tổ chức của giáo viên - hoạt động của học sinh Trọng tâm dạy học
đã thay đổi từ kiến thức mà học sinh thu được thành bản thân quá trình học của học sinh
Với sự thay đổi về phương pháp dạy học Mĩ thuật mới theo dự án Đan Mạch Giáo viên cần đặt người học vào trung tâm của việc dạy Điều này có nghĩa là giáo viên cần dạy theo cách cho phép người học được tham gia một cách tích cực vào bài dạy, trải nghiệm và làm việc để tự học, tự lĩnh hội kiến thức ở mức độ sâu hơn Giáo viên cung cấp các hoạt động cho học sinh làm
để giúp các em được học đúng nhu cầu, đúng trình độ của mình (không quá
Trang 2khó và cũng không quá dễ để tránh hiện tượng nản trí hoặc buồn chán ở học sinh) Các hoạt động này nên có sức hấp dẫn và có tính chất kích thích đối với học sinh, giúp các em tự tìm tòi, tự khám phá các kiến thức một cách tốt nhất Các em sẽ có cơ hội được làm việc theo từng đôi hoặc theo nhóm nhỏ
để cùng nhau thảo luận và chia sẻ ý kiến
Giáo dục Mĩ thuật kích thích mọi giác quan và kết hợp nhiều trải nghiệm của học sinh Những trải nghiệm này chính là các yếu tố khởi đầu trong các quy trình dạy và học Mĩ thuật Hình thức giao tiếp thông qua hình ảnh sẽ giúp học sinh mở rộng vốn ngôn ngữ của mình, đúng như câu ngạn ngữ Trung
Quốc: "Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ, chỉ có tự làm thì sẽ hiểu"
Đối với học sinh tiểu học việc quan sát để ghi nhớ và đánh dấu mọi quá trình các sự vật, hiện tượng là một điều còn khó khăn Việc đặt ra những mục tiêu học tập thực tế, có thể đạt được với cả lớp, với các nhóm và với từng cá nhân học sinh có thể gây ảnh hưởng tích cực đối với sự hứng thú học tập của học sinh khi chúng đạt được mục tiêu đề ra Các mục tiêu đặt ra phải mang tính thách thức vừa đủ đối với trẻ để các em cảm thấy thực sự đạt được cái gì
đó đáng giá Khen ngợi các em khi các em đáng được khen cũng là một yếu
tố tích cực để khuyến khích, động viên các em và có nhiều phương pháp thực hiện như những tràng vỗ tay, những lời nhận xét tích cực cũng giúp các em thêm phấn chấn để cuối cùng đạt được kết quả sẽ là những sản phẩm vô cùng hấp dẫn, độc đáo và có tính sáng tạo của các em
Trang 3Quy trình vẽ biểu cảm là một trong bảy quy trình mĩ thuật thử nghiệm của
dự án SAEPS Đó là vẽ hình ảnh bằng sự quan sát kết hợp tay và mắt mà không nhìn vào giấy hướng tới hình vẽ mang tính biểu đạt cao Những bức vẽ
sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước Để sử dụng phương pháp này thực sự
có hiệu quả thì các em phải luôn có thói quen quan sát một cách tập trung và
có tính sáng tạo, hình dung được các nét tự nhiên của vẽ biểu cảm
Để vận dụng tốt phương pháp mới này tôi chọn chuyên đề “ Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm vào vẽ tranh tĩnh vật cho học sinh lớp 4” nhằm phát
huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng trong cách làm bài của các em
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Mục tiêu chủ đề 10 của lớp 4
- Giáo dục thẩm mĩ tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng kiến thức kĩ năng Nghệ thuật vào học tập và sinh hoạt hàng ngày
- Đánh giá theo thông tư 22 Đánh giá để động viên học sinh là chính, giúp Học sinh tự tin hơn trong cuộc sống, hứng thú và tiến bộ trong học tập
- Thông qua bài học Chủ đề 10: Tĩnh vật lớp 4 GV hướng dẫn HS đạt được:
+ Nhận biết được tranh tĩnh vật vẽ theo quan sát và tranh tĩnh vật biểu cảm + Vẽ được bức tranh tĩnh vật theo quan sát và biểu cảm theo ý thích
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
Trang 4- Cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về cách làm và kĩ năng cần thiết
để HS hoàn thành bài tập
- Phát huy trí tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo góp phần vào hình thành nhân cách con người lao động mới
2 Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm
- Hình thức hoạt động cá nhân, nhóm
3 Thực trạng:
*Thuận lợi:
Được sự quan tâm của ngành Giáo dục, BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi dạy 1 tiết/ lớp, tổ chuyên môn, anh chị em trong toàn trường đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như về trang thiết bị dạy học Đặc biệt là sự nỗ lực của các em HS đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành chuyên đề này
*Khó khăn:
+ Thiếu phòng học bộ môn nên việc đồ dùng chuyển đi chuyển lại có khó khăn, sản phẩm của các em không được lưu ngân hàng và trưng bày
+ Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa coi trọng môn học còn cho rằng
đó là môn phụ, không cần học và không cần đầu tư đồ dùng học sinh nên rất khó khăn khi thực hiện bài dạy cũng như bài học
Trang 5+ Học sinh bước đầu thực hiện phương pháp học mới sẽ gặp lúng túng trong việc trao đổi nội dung để thống nhất chủ đề vẽ tranh, phác họa bố cục, các mảng chính trước khi vẽ chi tiết, nhất là cảm nhận của các em khi vẽ không nhìn giấy, các em chưa biết biểu đạt và tư duy các em còn lúng túng khi không nhìn giấy để vẽ
4 Kết quả thực trạng trên:
Giáo viên dạy mĩ thuật phải có nhiều thời gian đầu tư vào tiết học sao cho phù hợp với đối tượng hoc sinh Nhưng những khó khăn trên không phải
là trở ngại đối với HS bởi các em đến với môn mĩ thuật là đến với sự đam mê
và niềm vui hạnh phúc chắc chắn các em sẽ vượt qua khó khăn này
GV cần được sắp xếp thời gian để các em được trải nghiệm làm ra sản phẩm và các em đánh giá sản phẩm của mình và chia sẻ cùng bạn các em say xưa với sản phẩm của mình làm ra Với phương pháp mới dạy tích hợp được rất nhiều môn đã kích thích được sự tương tác, tư duy sáng tạo của HS giúp phát triển nhận thức khả năng biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được thông qua nghệ thuật thị giác hình thành các kĩ năng sống, yêu thích cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt học tập hàng ngày Các em học và trải nghiệm qua tác phẩm mĩ thuật của mình chia
sẻ kinh nghiệm với bạn, biểu đạt được ý kiến, khơi dậy tư duy sáng tạo
Khi vận dụng phương pháp mới này người GV phải có tâm huyết với nghề để chuẩn bị chu đáo cho bài dạy một cách hợp lý
Trang 6Đánh giá sản phẩm GV cho các em được trình bày ý tưởng và suy nghĩ
về tình cảm của các em thông qua sản phẩm của mình Sau đó mới hướng dẫn
thêm cho các em gợi mở cho các em qua sản phẩm của các em: “ Nếu em làm như thế này … chắc chắn sản phẩm của em sẽ còn đẹp hơn, có ý nghĩa hơn
Em nghĩ nếu em vẽ thêm… sẽ đẹp hơn không? ” Tôi thấy các em vui và tự
tin sáng tạo hơn Chúng ta không nên chê bai sẽ khiến cho các em sẽ chán nản mất tự tin
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua thực tế giảng dạy phương pháp mới của Đan Mạch tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản sẽ xây dựng cho mình, tổ chức dạy học một cách vững vàng giúp GV có định hướng đúng đắn phù hợp gây sự hứng thú cho HS tìm tòi khám phá một cách say mê góp phần giúp các em được phát triển toàn diện
Hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua bài học
Luôn luôn tôn trọng gần gũi các em, nhất là đối tượng các em khuyết tật Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng thu hút được
sự say mê sáng tạo
GV chuẩn bị đồ dùng trực quan phải đẹp hấp dẫn để học sinh quan sát
Sử dụng phương pháp một cách linh hoạt có hiệu quả
Trang 7Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Mĩ thuật có hiệu quả thì mới đạt được kết quả cao
Trên đây là báo cáo chuyên đề: “ Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm vào
vẽ tranh tĩnh vật lớp 4” Kính mong sự góp ý, bổ sung của các đồng chí,
đồng nghiệp để báo cáo chuyên đề được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Cương, ngày 9 tháng 3 năm 2018
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Đã duyệt và thông qua HĐSP nhà trường
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Nhung
Hà Thị Kim Dung
Trang 8Bài soạn minh họa
CHỦ ĐỀ 10: TĨNH VẬT
Tiết 1
I Mục tiêu:
- Nhận biết được tranh tĩnh vật vẽ theo quan sát và tranh tĩnh vật biểu cảm
- Vẽ được bức tranh tĩnh vật theo quan sát và biểu cảm theo ý thích
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.
Trang 9- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân
III Đồ dùng và phương tiện:
1/ GV chuẩn bị:
+ Mẫu thật về một số đồ vật
+ Một số tranh tĩnh vật
+ Tranh minh họa cách vẽ
+ Bài vẽ của HS năm trước
2/ HS chuẩn bị:
+ Sách học Mĩ thuật lớp 3
+ Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu…
IV Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu:
Khởi động: Trưởng ban văn nghệ điều hành:
Tổ chức trò chơi “ Tôi là ai” để khởi động
GV giới thiệu chủ đề
1 HĐ1: Hướng dẫn Trải nghiệm:
GV Cho HS hoạt động nhóm
- GV cho HS quan sát ảnh về một số bức
tranh tĩnh vật của học sinh vẽ (GV chuẩn
bị)
Trưởng ban học tập điều hành:
Học sinh quan sát Thảo luận
Trang 10+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Các bức tranh được thể hiện bằng chất
liệu gì?
+ Cách sắp xếp các hình vẽ, màu sắc được
thể hiện trong tranh như thế nào?
+ Theo bạn tranh tĩnh vật là tranh vẽ gì?
*GVKL:
Trưởng ban học tập tiếp tục:
GV (Đưa tranh ra)
+ Hình dạng, màu sắc của các đồ vật trong
bức tranh thứ nhất được vẽ như thế nào?
Bức tranh được vẽ theo cách nào?
+ Hình dạng, màu sắc của các đồ vật trong
bức tranh thứ hai được vẽ như thế nào? Bức
tranh được vẽ theo cách nào?
HS trao đổi cùng nhau
Trang 11+ Theo em có những cách vẽ nào để thể
hiện tranh tĩnh vật?
*GVKL
2 HĐ2: Hướng dẫn kỹ năng sáng tạo:
-GV: Hướng dẫn cách vẽ ( Vẽ theo quan
sát)
+ Theo bạn vẽ tranh tĩnh vật thực hiện vẽ
theo mấy bước?
GV thị phạm trên bảng
-GV: Hướng dẫn cách vẽ (Vẽ biểu cảm)
GV thị phạm trên bảng
Hs trả lời Bước 1: Phác hình Bước 2: Vẽ chi tiết Bước 3: Vẽ màu theo cảm nhận
Bước 1: Mắt nhìn mẫu, tay vẽ theo cảm nhận, vẽ nét liền mạch, không nhắc bút trong khi vẽ
Bước 2: Vẽ thêm nét và vẽ
Trang 12Hoạt động chuyển tiếp ( Tổ chức trò chơi)
màu theo cảm xúc
HS chơi trò chơi “ Tôi vẽ gì?” Đại diện 3 bạn tham gia chơi
3 HĐ3:Hướng dẫn thực hành tạo sản
phẩm:
- Học sinh tự bày mẫu trong nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm cá nhân
- Yêu cầu HS chọn cho mình cách thể hiện
bài vẽ sau đó vẽ bài vẽ theo chủ đề
Hoạt động chuyển tiếp (kết thúc tiết học)
Trưởng ban đối ngoại điều khiển
4 Củng cố:
GV nhận xét tiết học
HS: Thực hành cá nhân ( Học sinh tự chọn cách vẽ theo 2 cách)
Trò chơi Phóng viên
+ Bạn đã chọn cách vẽ nào để thể hiện bài vẽ của mình? + Bạn có cảm nhận như thế nào khi trải nghiệm cách vẽ đó?
Trang 135 Dặn dò:
Các em chưa xong về nhà hoàn thiện để
giờ sau tiếp tục thực hành và trưng bày và
giới thiệu sản phẩm
HS vệ sinh lớp học
HS: Các nhóm vệ sinh sạch vị trí nhóm mình