1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận cao học QUẢN lý báo CHÍ đối NGOẠI và TRUYỀN THÔNG QUỐC tế4 công tác thông tin đối ngoại của việt nam hiện nay

20 548 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại 3 1.1. Tổng quan về đường lối Đổi mới trong công tác đối ngoại 3 1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay 6 Chương 2: Tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại của báo chí ở Việt nam hiện nay 11 2.1. Phương thức thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước hiện nay 11 2.2. Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phương tiện thông tin đại chúng 13 2.3. Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phóng viên nước ngoài 16 MỞ ĐẦU Thông tin đối ngoại, theo đó cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông tin đối ngoại là sự tiếp tục của công tác tư tưởng văn hóa trên phạm vi quốc tế và là một nhiệm vụ, mảng việc quan trọng của chính sách đối ngoại. Trong các nội dung của thông tin đối ngoại có nội dung rất quan trọng là nội dung thông tin về văn hóa Việt Nam. Do vậy, ở một khái niệm rộng hơn, thông tin tuyên truyền đối ngoại bao gồm cả thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại. Các quốc gia đều coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại. Khi hoạch định chính sách đối ngoại, các quốc gia đều đề ra chủ trương về tuyên truyền đối ngoại Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận trong chiến lược thông tin để phục vụ cho lợi ích quốc gia. Ngày nay, trong quan hệ quốc tế hiện đại, khái niệm quyền lực mềm và ngoại giao công chúng ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại được coi là công cụ quan trọng mà các quốc gia đều ra sức triển khai nhằm ảnh hưởng tới dư luận quốc tế phục vụ cho những mục tiêu chung hay cụ thể của chính sách đối ngoại. Nhiều nước coi đó là bộ phận thiết yếu, không tách rời của chính sách đối ngoại và cũng quan trọng như sức mạnh quân sự và kinh tế. Thông tin tuyên truyền đối ngoại không chỉ làm rõ đường lối chính sách đối ngoại mà còn hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao. Đó là: cung cấp thông tin về các hoạt động ngoại giao cho báo chí và cho công chúng, chuẩn bị dư luận, tránh những bất ngờ không cần thiết trong phản ứng của dư luận, vận động dư luận ủng hộ quan điểm, chính sách của ta, đồng thời phản đối, đấu tranh dư luận, chống lại những luận điệu sai trái thù địch, phản bác những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam. Với lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận Tiểu luận gồm: Phần mở đầu, 2 chương, kết luận và tài liệu tham khảo.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại 3 1.1 Tổng quan về đường lối Đổi mới trong công tác đối ngoại 3 1.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay 6 Chương 2: Tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại của báo chí ở Việt nam hiện nay 11 2.1 Phương thức thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước hiện nay .11 2.2 Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phương tiện thông tin đại chúng 13 2.3 Công tác thông tin đối ngoại thông qua kênh phóng viên nước ngoài 16

Trang 2

MỞ ĐẦU

Thông tin đối ngoại, theo đó cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với

sự phát triển của mỗi quốc gia Thông tin đối ngoại là sự tiếp tục của công tác

tư tưởng - văn hóa trên phạm vi quốc tế và là một nhiệm vụ, mảng việc quan trọng của chính sách đối ngoại Trong các nội dung của thông tin đối ngoại có nội dung rất quan trọng là nội dung thông tin về văn hóa Việt Nam Do vậy, ở một khái niệm rộng hơn, thông tin tuyên truyền đối ngoại bao gồm cả thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại Các quốc gia đều coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại Khi hoạch định chính sách đối ngoại, các quốc gia đều đề ra chủ trương về tuyên truyền đối ngoại

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận trong chiến lược thông tin

để phục vụ cho lợi ích quốc gia Ngày nay, trong quan hệ quốc tế hiện đại, khái niệm "quyền lực mềm" và "ngoại giao công chúng" ngày càng trở nên phổ biến Theo đó, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại được coi là công

cụ quan trọng mà các quốc gia đều ra sức triển khai nhằm ảnh hưởng tới dư luận quốc tế phục vụ cho những mục tiêu chung hay cụ thể của chính sách đối ngoại Nhiều nước coi đó là bộ phận thiết yếu, không tách rời của chính sách đối ngoại và cũng quan trọng như sức mạnh quân sự và kinh tế

Thông tin tuyên truyền đối ngoại không chỉ làm rõ đường lối chính sách đối ngoại mà còn hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao Đó là: cung cấp thông tin về các hoạt động ngoại giao cho báo chí và cho công chúng, chuẩn

bị dư luận, tránh những bất ngờ không cần thiết trong phản ứng của dư luận, vận động dư luận ủng hộ quan điểm, chính sách của ta, đồng thời phản đối, đấu tranh dư luận, chống lại những luận điệu sai trái thù địch, phản bác những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam

Với lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Công tác thông tin đối ngoại của

Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận

Tiểu luận gồm: Phần mở đầu, 2 chương, kết luận và tài liệu tham khảo

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại

1.1 Tổng quan về đường lối Đổi mới trong công tác đối ngoại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) là một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội

Nước ta bước vào công cuộc đổi mới trong bối cảnh quốc tế có những biến động hết sức phức tạp, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị xóa bỏ

ở các nước Đông Âu, Liên Xô Lúc này, trên thế giới và trong quan hệ quốc tế nổi lên một số xu thế mới, đặc điểm mới Đại hội VI nhận định: "Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất"

Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa cũng phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế, tạo

ra những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển

Cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp Cuối năm

1989 các thiết chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ Tháng

12-1991, Liên Xô tan rã Trật tự thế giới hai cực chấm dứt Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiện quan hệ với nhau, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế Nguy

cơ chiến tranh thế giới không xảy ra nhưng mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ

Trang 4

xảy ra ở nhiều nơi Cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt, quyết liệt dưới những hình thức mới: "diễn biến hòa bình" và chống "diễn biến hòa bình", vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, ma túy, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố trở nên gay gắt Tình hình châu Á -Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng có nhiều biến đổi sâu sắc Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động với những bước tiến triển lớn đầy hứa hẹn Quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN

và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác Tuy nhiên, môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật vững chắc Vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định

Ở trong nước, sau giải phóng miền nam, do tư tưởng chủ quan, nóng vội duy ý chí, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội nước ta bị rơi vào trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài, lạm phát cao ở mức 3 con số (774,7% vào năm 1986) Thêm vào đó, các thế lực thù địch bên ngoài chống phá ta quyết liệt xung quanh vấn đề Campuchia, siết chặt bao vây, cấm vận đối với nước ta

Xuất phát từ những nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trên thế giới, từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh khó khăn, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội Đổi mới về đối ngoại là một

bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Đại hội lần thứ VI đã đề ra đường lối đối ngoại mềm dẻo và linh hoạt, trong đó chú

Trang 5

trọng đến việc "ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới"

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước Nhằm cụ thể hóa và đổi mới toàn diện chính sách đối ngoại, ngày 20 tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI ra Nghị quyết Trung ương 13 với chủ đề "Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế" Nghị quyết cũng nhấn mạnh chính sách "thêm bạn, bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi

Tiếp đó, tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Đảng ta đã xác định cần chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang phục vụ kinh tế, kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh

tế Đại hội lần thứ VII của Đảng, tháng 6 năm 1991, đã đánh dấu bước phát triển mới của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại Tại Đại hội này, Đảng ta đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng

và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau; đưa phương châm "thêm bạn, bớt thù" lên mức độ cao hơn, có tính khẳng định mạnh mẽ hơn với tuyên bố "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" Việc Đảng ta đề ra chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại lúc này, khi tình hình thế giới đã thay đổi căn bản, là hết sức đúng đắn và kịp thời, đã góp phần làm xoay chuyển thế đối ngoại của ta: chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang hợp tác cùng tồn tại hòa bình, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập

Đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới tiếp tục được Đảng ta khẳng định, bổ sung và từng bước hoàn thiện tại các Đại hội lần thứ VIII (tháng 6

Trang 6

năm 1996), Đại hội lần thứ IX của Đảng (tháng 4 năm 2001), Đại hội X (tháng 4 năm 2006) Qua mỗi kỳ Đại hội, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ được Đảng ta bổ sung và nâng lên một bước với nội dung mới, "chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"

Như vậy, đổi mới chính sách đối ngoại là một quá trình từ đánh giá, nhìn nhận và nắm bắt xu thế thời đại, xác định mục tiêu và định hướng phát triển cho đất nước, từ đó đề ra vai trò và nhiệm vụ đối ngoại cũng như chính sách để thực hiện được những mục tiêu ấy

1.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay

Công tác thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ của công tác đối ngoại Theo đó, cùng với việc đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại cũng có những đổi mới rất sâu sắc và kịp thời nhằm phục

vụ lợi ích của quốc gia trong tình hình mới Ngày 13 tháng 6 năm 1992 Ban

Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ra Chỉ thị số 11/CT-TW về: "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại", định hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chỉ thị của Ban Bí thư đã chỉ ra những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại là:

+ Thông tin đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội… kịp thời bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực

Trang 7

+ Thông tin về chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước

+ Thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm Những thông tin

đó cần phải chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và phù hợp từng đối tượng để có sức thuyết phục

Sau khi ban hành chỉ thị, việc hình thành một cơ chế chỉ đạo thống nhất hoạt động thông tin đối ngoại về nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp lực lượng và phân bổ các nguồn lực là hết sức cần thiết Những văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước ban hành sẽ giúp các lực lượng làm thông tin đối ngoại có được hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện để họ mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong hoạt động, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng có cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng làm công tác này

Tiếp đó, ngày 29 tháng 12 năm 1998 Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII

đã ra Thông báo số 188-TB/TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới Thông báo đã bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, lực lượng, địa bàn ưu tiên, định hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm Chất lượng và số lượng sản phẩm thông tin đối ngoại ngày càng được tăng cường và đổi mới Thông báo yêu cầu chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TW, đồng thời chú trọng một số việc:

+ Ngoài việc tiếp tục quan hệ và chủ động xúc tiến công tác thông tin tuyên truyền hướng vào các đối tượng và địa bàn đã được xác định tại Chỉ thị

11, ưu tiên cung cấp thông tin định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới Tranh thủ họ để qua đó đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới

Trang 8

+ Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin đối ngoại Từng bước tổ chức chặt chẽ việc đưa các bộ phận chính của hệ thống này chuyển ngữ lên mạng internet, nhằm cập nhật tin tức về Việt Nam trên thế giới

+ Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với thông tin đối ngoại, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại

Quán triệt Chỉ thị số 11-CT/TW và Thông báo số 188-TB/TW nói trên,

để làm tốt công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, ngày 26/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg "về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại" Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các cấp thấu suốt và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn được giao Chỉ thị nêu rõ: công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ

sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thế giới bước vào thế kỷ 21 với nhiều biến chuyển mau lẹ, phức tạp và nhiều mặt khó lường Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Nhiều nước đang tận dụng những lợi ích mà toàn cầu hóa kinh tế và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại, đồng thời tìm cách ứng phó

Trang 9

với những thách thức nảy sinh Tình hình đó đã tác động trực tiếp và sâu sắc tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta

Nghị quyết Đại hội IX tháng 4 năm 2001 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới

Thực tế này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi Để cụ thể hóa tinh thần Đại hội IX, ngày 27 tháng 12 năm 2001 đã ban hành Quyết định số

16 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại

và Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại được ban hành cùng Quyết định số 16 Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại gồm các thành viên đến từ hầu hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, tư tưởng - văn hóa, an ninh, quốc phòng và thông tin đại chúng Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại

đã giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều đề xuất quan trọng để chỉ đạo thông tin tình hình trong nước ra nước ngoài, thông tin tình hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đối ngoại Ban chỉ đạo cũng đã phối hợp hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan trung ương trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, kiểm tra công tác trong nước, thông qua Bản tin nội bộ và Tạp chí thông tin đối ngoại để chỉ đạo tình hình đã được tiến hành đều đặn Nhiều tỉnh,

Trang 10

thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của địa phương mình, tập trungcung cấp, tuyên truyền thông tin kinh tế đối ngoại, góp phần giới thiệu hình ảnh của địa phương ra quốc tế

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ngành, các cấp, các doanh nghiệp đều tranh thủ mọi cơ hội để tiếp xúc, tuyên truyền, vận động các đối tượng và báo chí nước ngoài Các địa phương và doanh nghiệp, với nhận thức vai trò quan trọng và đi trước của thông tin đối ngoại, đã dành những chi phí nhất định để thông tin và đặt quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài trên những kênh thông tin hiện đại nhất

Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm

2006 thành công tốt đẹp đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xác định đường lối, chính sách đối ngoại nói chung và phương hướng công tác thông tin đối ngoại nói riêng Nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ

do Đại hội đề ra, hoạt động đối ngoại và công tác thông tin đối ngoại cần phải được đặt trên một tầm cao mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc tế và khu vực, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ:

Đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường

sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước Bảo đảm

sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước

Để triển khai có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội X, Ban Bí thư đã ra Thông báo Kết luận số 85-TB/TW ngày 28/6/2007 của Ban Bí thư về "Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình hiện nay", Ban Chấp

Ngày đăng: 29/05/2020, 01:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Thông báo Kết luận số 85-TB/TW ngày 28/6 của Ban Bí thư về Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo Kết luận số 85-TB/TWngày 28/6 của Ban Bí thư về Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác thông tin đối ngoại trong tình hình hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2007
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tìnhhình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
4. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa - xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa - xãhội
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
5. Dương Văn Quảng (2002), Báo chí và Ngoại giao, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và Ngoại giao
Tác giả: Dương Văn Quảng
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
6. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w