MỞ ĐẦUI.Lý thuyết chung.1.Khái niệm tâm lý:Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử.Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc – một cái nhìn gây tranh cãi hơn – được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người.Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người
Trang 1MỞ ĐẦU
I Lý thuyết chung.
1 Khái niệm tâm lý:
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động) Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc – một cái nhìn gây tranh cãi hơn – được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh) Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người"
Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học Tâm
lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành
vi của con người
1.1 Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp
Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn Theo nhà triết học duy tâm cổ đại Hy
Trang 2lạp là Platon (427-347 trước công nguyên ), linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con người sống được là nhờ linh hồn liên hệ với thể xác Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh ra quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lý vốn có của con người Các nhà duy tâm khách quan, như G Berkeley ( 1685 – 1753) cho rằng, thế giới ý niệm ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất Còn các nhà duy tâm chủ quan cho rằng, vốn dĩ có thế giới vật chất, những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có Thuyết linh hồn của Platon ở phương tây, thuyết tâm của đạo khổng phương đông đều tuyệt đối hóa thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏi vật chất
Những người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Decarte ( 1596 -1650), đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt độngcủa cơ bắp đơn giản của động vật, của con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có ý thức của con người và là do linh hồn điều khiển Theo J.Lock tâm lý con người là những kinh nghiệm Kinh nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệm bên trong được sinh ra từ “ ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự
nó mới biết được nó Quan niệm nhi nguyên là sự biến dạng của chủ nghiã duy tâm
Đối lập với quan điểm của chủ nghiã duy tâm là chủ nghĩa duy vật Theo họ, trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biến đổi, với những tính chất muôn hình muôn vẻ Tâm lý không tồn tại ngoài vật chất
Quan điểm duy vật thô sơ cho rằng tâm lý là một thứ vật hoặc do các vật chất khác sinh ra như lửa, nước, không khí
Démocrit: Não là chỗ trú ngụ của linh hồn, là trung tâm hoạt động của tâm thần
Aristot (384-322 trước CN): Cảm giác do tác động của vật vào giác quan gây ra, tinh thần là chức năng của thân thể, thị giác là chức năng của mắt
Trang 3Các nhà duy vật Trung Quốc đã từng dùng thuyết ngũ hành để giải thích nguồn gốc của vật chất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
Tuân Tử ( 315-230 trước CN) cho rằng: Thân thế con người sinh ra tinh thần và cái tốt, cái xấu đều nằm trong thân thế con người
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh
Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu
cơ, từ hữu cơ thành sự sống Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh dần và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật
có hệ thống thần kinh , có não bộ Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanh cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện Những sinh vật đầu tiên có bản tính kích thích, biến đổi để thích nghi với mọi hoàn cảnh, nhờ đó cảm giác phát triển, đó chính là sự bắt đầu của phản ảnh tâm lý Những phản ảnh ban đầu mang tính chung chung, đơn giản, sau đó phát triển dần thành những cảm giác chuyên biệt ( thị giác, thính giác , xúc giác…) Những sinh vật càng tiến hóa, hoạt động càng phức tạp thì phản ánh tâm lý của chúng càng phong phú và hoàn thiện, với những hình thức như: tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm…Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người
1.2 Tâm lý có bản chất là phản xạ
Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ Những phản xạ này bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.Phản xạ có điều kiện là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, của vỏ não Hoạt động của hệ thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể và vỏ não là bản chất thực tế bản chất tâm lý.Vì vậy, tất cả các hiện tượng tâm lý đều mang tính chất phản xạ Các phản
Trang 4xạ được hình thành nhằm đáp ứng mọi kích thích của thế giới bên trong hoặc bên ngoài cơ thể
1.3 Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan
Tâm lý có nội dung là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan Sự phản ánh này là muôn màu muôn vẻ và phức tạp Phản ảnh là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính tới nhận thức lý tính rất phức tạp để nhận biết bản thân sự vật hiện tượng từ thuộc tính bên ngoài đến bản chất
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động trong không gian và thời gian và thường để lại những dấu vết của nó.Phản ánh tâm lý là những phản ánh đặc biệt tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới khách quan vào bộ óc con người (là vật chất được biến vào con người, là bản sao sinh động, sáng tạo, mang tính chủ thể, các chủ thể khác nhau phản ảnh khác nhau)
Trong mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy nghĩ, nhớ lại hoặc tưởng tượng ra mà còn thực hiện những hành động khác nhau gây nên những biến đổi thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của mình
1.4 Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử
Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật Con người khi sống trong xã hội lời người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau lao động và phát triển
xã hội.Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử, phản ảnh sự hình thành và phát triển của lịch sử xã hội.Trong hoạt động, nhất là trong hoạt động sống, con người
đã chuyển các hiện tượng tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần Ngược lại, khi con người sử dụng các sản phẩm, các công cụ lao động con người lại bóc tách những tinh túy tâm lý mà loài người, xã hội gửi gắm vào đó thành hiện tượng tâm lý của riêng mình Vì vậy, trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mang dấu ấn của xã hội mà con người đang ssống và thay đổi theo
Trang 5lịch sử phát triển xã hội mà con người đã trải qua.Con người trên thực tế nếu thoát khỏicác mối quan hệ xã hội thì con người sẽ bị mất bản tính người
Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có những yếu tố
cơ bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh học hoặc truyền lại cho nhau qua công
cụ, đồ vật, hoạt động giao tiếp, giáo dục và tự giáo dục, điều kiện và hoàn cảnh sống…
2 Tâm lý giới
Tâm lí học giới tính là một chuyên ngành của Tâm lí học, nghiên cứu về đời sống giới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các hoạt động xã hội của con người và cuộc sống của con người trong xã hội
3 Tâm lý lứa tuổi
Tâm lý học lứa tuổi là khoa học nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi, những biến đổi của các quy trình tâm lý, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người
4 Tâm lý giao tiếp
Tâm lý giao tiếp là một chuyên ngành của Tâm lí học, nghiên cứu về hoạt động giao tiếp của con người, bao gồm quá trình giao tiếp, cách thức giao tiếp, ý nghĩa của giao tiếp…
II Hướng ứng dụng tâm lý học vào viết báo, tổ chức sản phẩm báo chí
1 Hiểu biết chung về vai trò của tâm lý học đối với báo chí
Tâm lý học có vai trò to lớn trong đời sống con người, nghiên cứu tâm lý học giúp con người hiểu rõ hơn những nhu cầu, mong muốn của con người đặc biệt, trong lĩnh vực báo chí, nghiên cứu tâm lý học cho người viết những kinh nghiệm về thị hiếu của độc giả, những gì độc giả quan tâm, từ đó cho ra đời những sản phẩm báo chí phù hợp, thu hút độc giả
Trang 6Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, nhà báo cần nắm được bản chất này của tâm lý con người để khi hoạt động báo chí biết cách nghiên cứu từng hoàn cảnh sống, hoạt động cụ thể Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng hoàn cảnh khác nhau mà có cách ứng xử khác nhau (khi phỏng vấn, cách giao tiếp, cách đặt câu hỏi…)
Tâm lý mang tính chủ thể, vậy nên trong hoạt động báo chí, những người làm báo cần bám sát đối tượng công chúng của mình Mỗi con người, mỗi nhóm công chúng đều có tâm lý tiếp nhận riêng
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp chính vì vậy mà muốn nắm bắt tâm lý của công chúng, những người làm báo cần phải thường xuyên tổ chức các hình thức tiếp cận với công chúng (gặp mặt, gửi thư, gửi bài, thiết kế các chuyên mục kết nối, tăng tính tương tác)
Tâm lý có bản chất xã hội lịch sử, người làm báo phải nắm bắt được điều này Bởi lẽ muốn hoạt động tốt, những người làm báo phải nắm bắt được tâm lý công chúng Muốn nắm bắt tốt tâm lý công chúng thì cần hiểu rõ môi trường xã hội, lịch sử, văn hóa cũng như những mối quan hệ xã hội Đất nước khác nhau, môi trường khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau, tâm lý con người vì thế cũng ko giống nhau Cần hiểu rõ bản chất này để nắm bắt rõ tâm lý của từng đối tượng công chúng, từ đó mà đưa ra các hoạt động phù hợp (cách thiết kế tờ báo, chuyên mục, lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh…)
Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho các hoạt động của con người
mà tất cả các sản phẩm báo chí ít hay nhiều đều có tác động đến tâm lý của đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin và tính định hướng của báo chí cũng chính vì thế mà gián tiếp là động cơ, mục đích cho hành động của con người như vậy, báo chí cần thông tin khách quan, định hướng tích cực
Tâm lý thôi thúc con người vượt khó khăn, chính vì thế báo chí cũng cần nhiều bài viết khách quan, trung thực về những tâm gương vượt khó, nười tốt hay
Trang 7những triên vọng về một tương lai vững chắc tươi sáng của đất nước tất nhiên những điều này khác với tô hồng sự thật những bài viết như thế sẽ tác động tích cực đến tâm lý công chúng, từ đó con người sẽ hình thành ý chí vươn lên, vượt khó khăn Như vậy là báo chí đã thực hiện chức năng khai sáng, định hướng suy nghĩ
và hành động tốt đẹp cho công chúng
2 Ứng dụng Thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Abaraham Maslow vào hoạt động báo chí
Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow là một trong những thuyết kinh điển của Khoa học tâm lý con người theo A.Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự phát triển và tồn tại của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội
Thang nhu cầu của Maslow có 5 mức:
Nhu cầu sinh lý cơ bản
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu về quan hệ xã hội
Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ
Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt
Thuyết nhu cầu của A Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế.Trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, người ta đã ứng dụng thuyết này một cách hiệu quả như maketing, quản lý nhân sự, thăm dò ý kiến khách hàng, giáo dục, tư vấn tâm lý - tình cảm…
Với hoạt động thực tiễn của báo chí, thang nhu cầu của Maslow có một vị trí quan trọng đặc biệt Nắm bắt được tâm lý, những nhu cầu cơ bản của công chúng,
Trang 8nguồn tin, đồng nghiệp…sẽ giúp nhà báo, hay rộng hơn là những người hoạt động báo chí làm tốt công việc của mình
Thứ nhất: Nhu cầu sinh lý cơ bản:
Đây là nhu cầu cơ thể của con người bao gồm nhu cầu ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục và các nhu cầu khác làm con người thoải mái Đây là nhu cầu
cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, các nhu cầu khác cao hơn chỉ xuấthiện khi những nhu cầu này được đáp ứng Những người hoạt động báo chí phải nắm rõ nhu cầu cơ bản này để hoạt độnghiệu quả Nguồn đề tài của báo chí xuất phát từ con người (nguồn tin), và đối tượng hướng tới của báo chí cũng là con người (công chúng) Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng xung quanh nguồn tin chủ yếu liên quan đến nhu cầu sinh lý cơ bản của con người, và đây cũng chính là những thông tin cần tiếp nhận chính nhất của mọi đối tượng công chúng.Công chúng báo chí quan tâm đến việc báo chí có đáp ứng đầy đủ các thông tin liên quan đến đời sống dân sinh hang ngày trước khi yêu cầu báo chí làm chức năng giải trí Bởi lẽ, con người sinh ra ai cũng cần ăn, mặc, ngủ, nghỉ Hiểu được nhu cầu này, không đơn giản chỉ là báo chí có những tờ báo, những chương trình về ẩm thực, thời trang, sức khỏe, tư vấn tình dục…mà rộng hơn thế, nhà báo cần phải sống trong dòng chảy thông tin của đời sống người dân,tìm hiểu sâu rộng đến từng nhu cầu cơ bản của con người, giúp con người có những thông tin bổ ích nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó.Tại sao báo chí lại đưa tin về các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai, dịch họa? Tại sao báo chí cũng tích cực thông tin về việc tăng giá, lạm phát? Tại sao trên báo chí vẫn hàng ngày, hang giờ đưa tin về các bệnh dịch, bệnhviện quá tải, người dân khốn khổ vì việc này hay việc kia…Tất nhiên điều này một phần là do báo chí làm nhiệm vụ thông tin một cách trung thực và khách quan tình hình đất nước, nhưng lý do chính ở đây đó là vì những sự kiện kia,thông tin kia phản ánh đời sống dân sinh của con người, hay nói cách khác, đó
là những nhu cầu cơ bản nhất của con người
Trang 9Người dân vẫn đọc báo hàng ngày, đôi khi chỉ để xem giá xăng đã giảm được đồng nào chưa, hay chỉ để biết thông tin rằng vụ tai nạn thảm khốc ở TâyNguyên có cứu sống thêm được người nào chưa, và đôi khi để lắng nghe xem hàng cứu trợ đã đến được với người dân lũ lụt miền Trung chưa Tất cả những điều
đó đều xoay quanh nhu cầu ăn mặc, nơi ở, sức khỏe….Báo chí còn phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các nhu cầu cơ bảncủa công chúng Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu ăn no, mặc ấm thì con ngườimới nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp Báo chí thông tin đến công chúng những sự kiện gần gũi với đời sống dân sinh hàng ngày không chỉ để công chúng biết mà còn là để công chúng có cách hành động phù hợp như biết làm kinh tế như thế nào cho phù hợp hoàn cảnh, biết chăm sóc sức khỏe bản thân…Có nghĩa là công chúng sẽ được biết đến những kiến thức nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của mình.Một khi đã đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản đó thì công chúng mới nghĩ đến việc được thỏa mãn những nhu cầu cao hơn, và lúc này báo chí sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình
Thứ 2: Nhu cầu an toàn
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là khi những nhu cầu đó không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa thì khi đó, các nhucầu về an toàn, an ninh bắt đầu được kích hoạt Điều này được thể hiện trong
cả thể chất lẫn tinh thần Con người luôn mong muốn cho mình tránh khỏi các mối nguy hiểm diễn ra hàng ngày Ai cũng đều có quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, của cải, nhân phẩm, danh dự Báo chí cần thực hiện tốt các chức năng dự báo, mang lại cho công chúng cảm giác tin cậy, an toàn Có những chuyên mục tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý
Báo chí cũng cần lên án những hành vi sai trái, tham nhũng, bóc lột…và bảo
vệ quyền chân chính của con người Bảo vệ nguồn tin và nhân vật trong tác phẩm của mình Tránh đưa quá nhiều hiện tượng tiêu cực với mức độ và cách khai thác hợp, điều này sẽ làm công chúng hoang mang, lo sợ mất niềm tin Nhiều bài báo,
Trang 10trang báo đã vi phạm điều này Tránh đưa thông tin sai lệch hoặc bóp méo (tô hồng hay bôi đen) sự thật làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vi phạm đến nhu cầu an toàn của công chúng Nhà báo phải có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
Thứ ba: Nhu cầu về quan hệ xã hội
Nhu cầu này được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một nhóm cộng đồng nào đó…Báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ là diễn đàn của nhân dân Hệ thống báochí khẳng định rõ hơn vai trò là diễn đàn của nhân dân, phản biện xã hội, qua đó tham mưu, đề xuất những giải pháp phát triển đất nước; tham gia tích cực, cótrách nhiệm và hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các
cơ quan báo chí phát hiện đưa ra ánh sáng Báo chí giúp con người mở rộng các mối quan hệ, sự hiểu biết rộng rãi bên ngoài xã hội và vượt ra khỏi phạm vi đất nước Nhà báo cũng phải gần gũi, gắn kết với công chúng Nhà báo không thể làm việc độc lập được mà phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ đồng nghiệp
Thứ tư: Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ:
Nhu cầu này được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện ở 2 cấp độ đó là: nhu cầu được người khác yêu mến, kính trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhân, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, tự tin vào khả năng mà mình có Đối tượng phục vụ của báo chí là ai? Đó là công chúng Tất cả chức năng, nhiệm vụ cuối cùng của báo chí đều hướng tới phục vụ nhu cầu của công chúng Và chính điều này đã thể hiện sự tôn trọng nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ Báo chí nêu gương người tốt, việc tốt để khích lệ động viên họ cũng như những con người khác Khi nói về người mắc tội, tuy thái độ nghiêm khắc nhưng cũng không vì thế mà bêu xấu con người, tổ chức đó Cũng không nên một người mắc tội mà mổ xẻ cả đời tư cá nhân của họ cũng như những người thân của