1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học, quan điểm của đảng cộng sản việt nam đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta hiện nay

55 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 261 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên tiểu luận: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta hiện nay 2. Lý do cấp thiết chọn đề tài: Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu năm 2006 toàn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển chủ quyền rộng khoảng 01 triệu km2, trung bình 100 km2 đất liền có 01km bờ biển, cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới. Dọc biển có nhiều vịnh đẹp (Hạ Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang…) và 2.779 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636 km2; có 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, kể cả cảng trung chuyển quốc tế, 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển. Ven biển có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa chất của toàn thềm lục địa khoảng 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 45 tỷ tấn; trữ lượng khí đồng hành 250300 tỷ m3. Trữ lượng hải sản khoảng 33,5 triệu tấn, cơ cấu phong phú, có giá trị kinh tế cao, chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm (1,52 triệu tấn). Có hơn 6 vạn héc ta ruộng muối biển. Kinh tế biển Việt Nam những năm đổi mới vừa qua đã tăng trưởng đáng kể về qui mô và thay đổi rõ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực thì giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản. Chiến lược kinh tế biển được thông qua tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) là một chiến lược định hướng tổng thể. Nó xác định các mục tiêu lớn, phương hướng hành động chung nhưng chưa vạch ra được các chiến lược hành động cụ thể, khả thi để phát triển kinh tế biển. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 5355% tổng GDP của cả nước. Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Trước thực trạng Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng như Công ước của Liên Hợp quốc. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nhân dân Việt Nam ta, Đảng và Nhà nước ta có đủ bản lĩnh, ý chí kiên cường và quyết tâm, cũng như có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Không thể chấp nhận tình trạng cứ nước mạnh là không tôn trọng đạo lý và lẽ phải. Nhân dân ta từng trải qua và kiên cường trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc từ hàng nghìn năm nay. Vụ việc xảy ra vừa qua, ít thấy nước nào và tổ chức quốc tế nào lên tiếng ủng hộ phía Trung Quốc về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương981 trong vùng biển của Việt Nam cũng như yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn vô lý. Những bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy, chính nghĩa thuộc về chúng ta. Thái độ của cộng đồng quốc tế là khá rõ ràng trong việc này. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các chủ trương và giải pháp đáp ứng nguyện vọng chính đáng, tha thiết của hơn 90 triệu đồng bào ta. Tôi xin nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di. Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Mỗi khi độc lập, chủ quyền đất nước bị đe dọa thì nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng, đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, khi học tập nghiên cứu báo cáo kết quả học tập nghiên cứu Đảng cầm quyền, em xin phép lựa chọn đề tài “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quyền chủ quyền, quyền tài phán, vùng đặc quyền kinh tế biển đông nước ta hiện nay” làm tiểu luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về sự tổng hợp, phân tích, nhận định vấn đề cũng như thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên chắc chắn tiểu luận của em còn thiếu sót. Với tấm lòng mình em rất mong được đón nhận sự góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa Xây dựng Đảng để em có thêm kiến thức, phục vụ công tác sau này. Em chân thành cảm ơn

Ngày đăng: 22/01/2022, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w