1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng

27 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 156 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiSuốt mấy nghìn năm trước đây, những trí tuệ ưu tú nhất của loài người đều cố gắng tìm kiếm con đường để các dân tộc được sống trong hòa bình, hữu nghị, thoát khỏi cảnh thống khổ lầm than, mâu thuẫn, chống đối lẫn nhau. Nhưng hầu như tất cả không tìm thấy hướng đi đúng và lực lượng thật sự để thực hiện ước mơ của mình. Chỉ đến thế kỷ XIX, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học mới là người mở đầu một con đường thật sự giải phóng những người lao động khỏi bất công, ngang trái. Bằng việc đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, C.Mác đã tìm được lực lượng và vũ khí để giải phóng người lao động, và cũng từ đó, chủ nghĩa cộng sản mới trở thành một trong những khoa học giải phóng loài người. Vận dụng và phát triển lý luận của C.Mác về giải phóng giai cấp vô sản vào nước Nga, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin thấy rõ hơn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. V.I.Lênin đề ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Và, với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, mở đầu cho việc thủ tiêu chế độ người bóc lột người, thủ tiêu nạn áp bức dân tộc, và bằng chính sách dân tộc đúng đắn, V.I.Lênin đã đưa nước Nga từ “nhà tù đối với các dân tộc” thành “Tổ quốc của nhiều dân tộc”.Ở Việt Nam, từ thiên tài trí tuệ của mình, vượt lên những tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy ở học thuyết này con đường cứu dân, cứu nước. Bác khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”(2). Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay đã lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết, thống nhất đấu tranh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, Đảng đang tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn để đủ sức đoàn kết, lãnh đạo toàn dân vượt qua khó khăn, thách thức, đưa con thuyền Việt Nam cập bến vinh quang. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị là một trong những vấn đề đặt ra và được Đảng ta quan tâm lãnh đạo bấy lâu nay. Đây chính là đòi hỏi bức thiết nhất để Đảng cộng sản Việt Nam luôn nghiên cứu và đưa ra những quan điểm của mình về vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.Hơn nữa, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và việc vận dụng sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn còn nhiều khoảng cách, hạn chế và thiếu sót, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc lý luận, tổng kết thực tiễn để rút ra kinh nghiệm, bài học cho những giai đoạn sau, đảm bảo sự lãnh đạo vững chắc của Đảng cộng sản Việt Nam đối với toàn bộ hệ thống chính trị.Chính vì những vấn đề lớn đặt ra đó, bản thân em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Chắc chắn, tiểu luận của em còn có nhiều hạn chế và thiếu sót.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Suốt mấy nghìn năm trước đây, những trí tuệ ưu tú nhất của loài ngườiđều cố gắng tìm kiếm con đường để các dân tộc được sống trong hòa bình,hữu nghị, thoát khỏi cảnh thống khổ lầm than, mâu thuẫn, chống đối lẫnnhau Nhưng hầu như tất cả không tìm thấy hướng đi đúng và lực lượng thật

sự để thực hiện ước mơ của mình Chỉ đến thế kỷ XIX, các nhà sáng lập rachủ nghĩa cộng sản khoa học mới là người mở đầu một con đường thật sựgiải phóng những người lao động khỏi bất công, ngang trái Bằng việc đưa

ra quan điểm duy vật về lịch sử và phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư,C.Mác đã tìm được lực lượng và vũ khí để giải phóng người lao động, vàcũng từ đó, chủ nghĩa cộng sản mới trở thành một trong những khoa học giảiphóng loài người

Vận dụng và phát triển lý luận của C.Mác về giải phóng giai cấp vô sảnvào nước Nga, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc,V.I.Lê-nin thấy rõ hơn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa cuộc đấutranh giải phóng giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị

áp bức V.I.Lê-nin đề ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị

áp bức đoàn kết lại!” Và, với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, mở đầu choviệc thủ tiêu chế độ người bóc lột người, thủ tiêu nạn áp bức dân tộc, và bằngchính sách dân tộc đúng đắn, V.I.Lê-nin đã đưa nước Nga từ “nhà tù đối vớicác dân tộc” thành “Tổ quốc của nhiều dân tộc”

Ở Việt Nam, từ thiên tài trí tuệ của mình, vượt lên những tầm nhìn hạnchế của các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đến vớichủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm thấy ở học thuyết này con đường cứu dân, cứunước Bác khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lạicho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng,

Trang 2

bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người,niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”(2)

Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Hồ ChíMinh, từ khi ra đời đến nay đã lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết, thống nhất đấutranh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Ngày nay, Đảng đang tiếptục tự đổi mới, tự chỉnh đốn để đủ sức đoàn kết, lãnh đạo toàn dân vượt quakhó khăn, thách thức, đưa con thuyền Việt Nam cập bến vinh quang Đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị là một trong nhữngvấn đề đặt ra và được Đảng ta quan tâm lãnh đạo bấy lâu nay Đây chính làđòi hỏi bức thiết nhất để Đảng cộng sản Việt Nam luôn nghiên cứu và đưa ranhững quan điểm của mình về vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với hệ thống chính trị

Hơn nữa, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và việc vậndụng sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn còn nhiềukhoảng cách, hạn chế và thiếu sót, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc lýluận, tổng kết thực tiễn để rút ra kinh nghiệm, bài học cho những giai đoạnsau, đảm bảo sự lãnh đạo vững chắc của Đảng cộng sản Việt Nam đối vớitoàn bộ hệ thống chính trị

Chính vì những vấn đề lớn đặt ra đó, bản thân em xin mạnh dạn chọn

đề tài: “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” Chắc chắn, tiểu luận của em còn có nhiều hạn chế và

thiếu sót

Kính mong thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ!

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra được những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng, từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay là mục đích caonhất mà đề tài nghiên cứu

Trang 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ mục đích của đề tài, cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau;

- Làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng và sự cần thiết phải đổi mới

- Làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng ta trong các thời kỳ vàphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị hiện nay

- Đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể tiếp tục đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị giai đoạnhiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

hệ thống các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng một số phươngpháp như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quan điểm về đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng mà Đảng cộng sản Việt Nam nêu ra

Phạm vi nghiên cứu: quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 4

NỘI DUNGChương 1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ

PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG – KHÁI NIỆM VÀ

SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI

1.1 Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng

Đối với các Đảng cộng sản cầm quyền, phương thức lãnh đạo được coi

là một vấn đề hệ trọng

Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, nhiệm vụtrọng tâm của Đảng cộng sản là lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân laođộng tiến hành lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, giành chính quyền Trong thời

kỳ này, Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là sự gắn bógiữa Đảng viên với nhân dân, tập hợp, giáo dục, giác ngộ nhân dân, đưa họvào phong trào cách mạng, đấu tranh giành chính quyền, thực hiện thắng lợinhiệm vụ cách mạng Khi giành được chính quyền, trở thành Đảng cầmquyền, Đảng có hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, Đảng chịu tráchnhiệm về cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân và trước vận mệnh củađất nước, dân tộc Sự lãnh đạo của Đảng được mở rộng đối với toàn xã hội.Đảng lãnh đạo tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các tổ chức trong hệthống chính trị, các tổ chức kinh tế xã hội, xã hội – nghề nghiệp

Để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, hai vấn đề quan trọng Đảngphải quan tâm là xác định đúng nội dung lãnh đạo và tạo lập phương thứclãnh đạo đúng đắn phù hợp

Thời gian khá dài trước đây Việt Nam ít sử dụng khái niệm phươngthức lãnh đạo của Đảng Khi Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước (1986) và từ Đại hội VII, nhất là từ sau khi Đảng ra Nghị quyết Trungương 3 khóa VII “về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng” khái niệmphương thức lãnh đạo của Đảng được sử dụng nhiều trong các văn kiện Đảng

Trang 5

và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Phương thức lãnh đạo của Đảng trởthành vấn đề rất quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, thu hút

sự chú ý của cán bộ, Đảng viên và nhân dân

Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉrõ: lãnh đạo đúng nghĩa là phải quyết định vấn đề một cách cho đúng, phải tổchức sự thi hành cho đúng, phải tổ chức sự kiểm soát Như vậy, Người đã chỉ

ra các yếu tố tạo nên sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đó cũng chính là quytrình, cách thức, phương pháp lãnh đạo đứng đắn của Đảng

Theo cuốn sách “Đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng” do Trần ĐìnhNghiêm chủ biên, thì: “Phương thức lãnh đạo là tổng thể phương pháp, hìnhthức, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng

để thực hiện sụ lãnh đạo toàn xã hội thông qua tổ chức đảng, đảng viên ”

Tại Đại hội VII Đảng ta thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , đã nói khá rõ phương thức lãnh đạo củaĐảng trong giai đoạn hiện nay: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiếnlược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công táctuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành độnggương mẫu của Đảng viên Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú đủ nănglực phẩm chất vao hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và cácđoàn thể Đảng không làm thay thế công việc của các tổ chức khác trong hệthống chính trị”

Tại Đại hội X Đảng ta đã có bước phát triển lớn về phương thức lãnhđạo Đảng nhấn mạnh “tiếp tục đổi mới, phong cách, lề lối làm việc của Đảngtheo hướng thức sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, quần chúng,làm việc có chương trình, kề hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi vớilàm Đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiếtthực, cụ thể, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội nghị Cấp ủy dànhnhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức, thực hiện nghị quyết, chỉđạo hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Xây dựng

Trang 6

và thực hiện chế độ báo cáo xin ý kiến Bố Chính trị, Ban Bí thư phải báo cáoxin ý kiến Ban chấp hành Trung ương về hoạt động của mình giữa hai kỳ họpBan chấp hành Trung ương”.

Và ở Đại hội XI Đảng ta đã bổ sung thêm nhiều nội dung cụ thể thiếtthực: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và

xã hội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chínhsách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổchức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảngthống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệunhững đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các

cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chứcđảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăngcường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thườngxuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huymạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức kháctrong hệ thống chính trị Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phảivững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức và năng lực lãnh đạo Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trongĐảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng Thườngxuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa

cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái.Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất,năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quantâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng vàdân tộc”

Từ những điều trình bày ở trên có thể quan niệm: phương thức lãnh đạocủa Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quytrình, chế độ, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác

Trang 7

động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực đời sống xã hội vànhân dân nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Như vậy, chủ thể lãnh đạo của Đảng Đối tượng lãnh đạo là các tổ chứctrong hệ thống chính trị, các lĩnh vực đời sống xã hội Nội dung lãnh đạo lànhững công việc Đảng phải làm, phải xác định trong một khoảng thời giannhất định, thường là một nhiệm kỳ Đại hội Đảng nhằm thực hiện thắng lợinhiệm vụ cách mạng

1.2 Những yếu tố tác động đến phương thức lãnh đạo của Đảng

Thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng cho thấy, phương thức lãnhđạo của Đảng có vai trò rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng Trongquá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với việc xác định nội dung lãnh đạo đúngđắn, việc xác lập phương thức lãnh đạo đúng, phù hợp có ý nghĩa quyết địnhchất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng Để có thể xác định phương thức lãnhđạo đúng đắn, Đảng đã xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến phươngthức lãnh đạo của Đảng:

1.2.1 Đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng

Đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạngchi phối và quy định nội dung lãnh đạo của Đảng Nói cách khác, phải trên cơ

sở đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng đểxác định nội dung lãnh đạo của Đảng, đó là những công việc mà Đảng phảilãnh đạo thực hiện trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm từng bướcthực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị được xác định

Thực tiễn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng khẳng định khi đã xácđịnh được đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, từ đó Đảng xác định đượcnội dung lãnh đạo đúng đắn, chính xác, có tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ cóchất lượng, nhưng không xác định được phương thức lãnh đạo đúng đắn, phùhợp thì chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng sẽ thấp, thậm chí nội dunglãnh đạo và đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn đó không thành hiện thực

Trang 8

1.2.2 Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống chính trị, trình độ dân chủ

và trình độ dân trí.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, xã hội – nghềnghiệp và nhân dân là những đối tượng lãnh đạo của Đảng Chọn và sử dụngphương thức lãnh đạo nào để lãnh đạo các đối tượng đạt hiệu quả cao khôngthể tùy tiện mà phải trên cơ sở thực trạng về sự phát triển và hoàn thiện của hệthống chính trị, trình độ dân trí đồng thời phải chú ý đến trình độ dân chủ củacác thành viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân Có như thế,đối tượng lãnh đạo của Đảng mới tiếp thu được nội dung lãnh đạo của Đảng

và thực hiện đạt kết quả cao

Tuy nhiên, không phải Đảng cứ thụ động ngồi chờ để đối tượng lãnhđạo của mình tự thân phát triển, mà Đảng phải luôn tích cực, chủ động đề racác chủ trương, giải pháp khả thi để các đối tượng lãnh đạo của mình từngbước phát triển Từ đó, Đảng sử dụng phương thức lãnh đạo thích hợp, đemlại hiệu quả cao Vì vậy, cùng với việc đổi mới phương thức lãnh đạo củamình, Đảng phai coi trọng, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đối tượnglãnh đạo

1.2.3 Trình độ, năng lực lãnh đạo của Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp vào điều kiện hoạt động của Đảng

Đây chính là những đòi hỏi với chủ thể lãnh đạo, tức đòi hỏi với Đảng.Phương thức lãnh đạo của Đảng được xác định và thực hiện chủ yếu thôngqua đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cácngành, các cấp Đội ngũ này có chất lượng tốt sẽ xác định phương thức lãnhđạo đúng đắn và thực hiện đem lại kết quả cao

Môi trường hoạt động cũng tác động và chi phối không nhỏ phươngthức lãnh đạo của Đảng Đất nước ổn định về chính trị, an ninh, trật tự đượcgiữ vững, thế giới ít có những diễn biến phực tạp, Đảng sẽ có điều kiện thuậnlợi để tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo

Trang 9

1.2.4 Sự phát triển của khoa học lãnh đạo, quản lý, vào các phương tiện

kỹ thuật phục vụ hoạt động lãnh đạo của Đảng

Thành tựu của khoa học xã hội, khoa học nhân văn và khoa học côngnghệ có vai trò rất lớn đối với phương thức lãnh đạo của Đảng, nó cung cấpcho Đảng cơ sở lý luận và các phương tiện kỹ thuật hiện đại để Đảng thựchiện phương thức lãnh đạo của mình

1.3 Sự cần thiết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng giai đoạn hiện nay

1.3.1 Nhiệm vụ cách mạng đã thay đổi căn bản

Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng ta lãnh đạo nhân dânthực hiện cuộc khắng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâmlược Trong khi phải tập trung lãnh đạo kháng chiến, với nhiều công việcnặng nề, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều điều bổ ích về phương thứclãnh đạo của Đảng, đặt cơ sở cho việc đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng trong điều kiện trong điều kiện Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ Tổ quốc sau khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược Nhữngchỉ dẫn quý báu đó được Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”

Từ năm 1986, Đảng bước vào công cuộc lãnh đạo đổi mới toàn diện đấtnước Đảng đề ra mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc đổi mới đúng đắn, sángtạo Nhiệm vụ của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước rất to lớn, nặng nề,khác với nhiệm vụ của thời kỳ trước là lãnh đạo kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lãnh đạo bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ ngĩa

xã hội theo cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp

Tại Đại hội Đảng VIII Đảng đã xem xét đánh giá thành tựu to lớn củacông cuộc đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI (1986) và khẳng định: đất nước ta có

đủ các điều kiện cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –hiện đại hóa Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là: “Xây dựng nước tathành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh

tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững

Trang 10

chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020

ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Đây lànhiệm vụ to lớn, nặng nề, trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện nhiều vấn đềphức tạp mới, đòi hỏi Đảng phải giải quyết một cách sáng tạo, khẩn trương

Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng phải đổi mới mạnh mẽ cách thức, lề lối làmviệc và đời mới phương thức lãnh đạo

Để tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đại hội X của Đảng xác định mục tiêu vàphương hướng tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2006 – 2010 là: “Nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàndân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động sử dụng tốt mọinguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mởrộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữvững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kémphát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại”

Đại hội XI chỉ ra rõ hơn mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dânchủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đượcnâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữvững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền

đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”

1.3.2.Sự phát triển của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và các tổ chức

xã hội ở Việt Nam

Trở thành Đảng cầm quyền Đảng có hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩađược thành lập từ trung ương đến cơ sở Đó là một chỉnh thể gồm Đảng cộng

Trang 11

sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau vàđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân,thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

So với thời kỳ trước đổi mới, các tổ chức trong hệ thống chính trị nước

ta đã có sự phát triển khá lớn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung,phương thức hoạt động và số lượng các tổ chức thành viên

Cùng với quá trình lãnh đạo và những thành tựu của công cuộc đổimới, các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội –nghề nghiệp và các lĩnh vực đời sống xã hội nước ta phát triển mạnh mẽ Hệthống chính trị được củng cố kiện toàn về tổ chức bộ máy và cán bộ, chứcnăng nhiệm vụ được xác định, được bổ sung bởi những điểm mới, nội dung,phương thức hoạt động được đổi mới, chất lượng hoạt động từng bước đượcnâng lên Các lĩnh vực đời sống xã hội trong điều kiện thực hiện kinh tế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng, chủ động và hội nhập kinh tếquốc tế đã phát triển rất đa dạng phong phú, thích ứng dần với môi trường vàđiều kiện hoạt động mới

Để lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống thống chính trị đạt kết quả cao,vừa phát huy cao độ vai trò của từng tổ chức và cả hệ thống chính trị trongthực hiện đường lối đổi mới, vừa giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng thì Đảng phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo kịp thời với tìnhhình mới

1.3.3 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, điều kiện môi trường hoạt động của Đảng có sự biến đổi rất lớn tác động mạnh mẽ vào phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng phụ thuộc và chịu sự chi phối rất lớncủa khoa học công nghệ Nhờ khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại chất

Trang 12

lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng được nâng lên Sử dụng có hiệu quả thànhtựu khoa học công nghệ hiện đại Đảng sẽ xử lý kịp thời và hiệu quả nhữngvấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, uy tín

và vai trò của Đảng được củng cố, phát triển và nâng cao

Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện mở cửa, mở rộngquan hệ với các nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trongđiều kiện khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng Đặc biệttrong những năm gần đây, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học quản lý đãthu được những thành quả đáng khích lệ Bên cạnh đó nhiều thành tựu khoahọc tiên tiến nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệuquả cao điều này đòi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạocủa mình nhằm sử dụng khai thác triệt để các thành tựu khoa học – công nghệhiện đại phục vụ sự lãnh đạo của Đảng

So với thời kỳ Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chếhành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp thì điều kiện, môi trường hoạt độngcủa Đảng hiện nay có những biến đổi lớn Trong thời gian rất dài trước đổimới, Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa Hiện nay,chúng ta đã và đnag mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, khôngphân biệt chế độ chính trị khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đôi bên cùng phát triển, vì sựtiến bộ mỗi nước và tiến bộ nhân loại Những biến đổi căn bản to lớn đó đòihỏi Đảng không thể sử dụng phương thức lãnh đạo của các thời kỳ trước đây,

mà phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Trang 13

Chương 2 PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÁC THỜI KỲ

VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

2.1 Phương thức lãnh đạo của Đảng trong các thời kỳ

2.1.1 Thời kỳ 1945 – 1975 – thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc

Đây là thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.Song, Đảng ta chưa bắt tay ngay vào lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội màchủ yếu là bảo vệ tổ quốc, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thù trong giặcngoài, bảo vệ chính quyền non trẻ và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Phápxâm lược trong suốt 9 năm trường kỳ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫylừng thế giới, đất nước tạm chia thành hai miền, Đảng tiếp tục thực hiện đồngthời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (xâydựng miền bắc trở thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, sẵnsàng đánh tan âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ) và lãnh đạocuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, hoàn thành cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

Trong thời kỳ này, Đảng đề ra đường lối cách mạng đúng đắn: cùng vớiphát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phươnglớn của chiến trường miền Nam, Đảng đã giành sự ưu tiên đặc biệt cho lĩnhvực quân sự Đảng đã thực hiện sự lãnh đạo toàn diện tất cả các khâu, các lĩnhvực xã hội, các tổ chức của hệ thống chuyên chính vô sản Phương pháp cáchmạng cũng được Đảng xác định: phương pháp công tác tư tưởng, công tácdân vận được Đảng áp dụng trong thời gian này đạt tới trình độ nghệ thuật, đãtạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của toàn dân đối với chủ trương, đườnglối của Đảng, tạo sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của toàn dân vào các phongtrào hành động cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giànhthắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam,

Ngày đăng: 10/11/2016, 17:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [2010]: Công tác xây dựng Đảng và tu dưỡng đạo đức cách mạng, Nhà xuất bản chính trị - hành chính, Hà Nội Khác
2. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [2007]: Giáo trình Xây dựng Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Hồ Chí Minh [2000]: Về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Khoa chính trị học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền [2008]:Chính trị học đại cương, Công ty in Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
5. Khoa chính trị học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền [2011]:Chính trị học nâng cao, Hà Nội Khác
6. Trang thông tin của Tạp chí cộng sản: tapchicongsan.org.vn Khác
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI [2011], Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Vũ Ngọc Lân [2009]: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân – nhìn từ Ban dân vận cấp ủy, Tạp chí Mặt trận, số 65, tháng 3 – 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w