1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học - quan điểm của đảng về công tác kiểm tra, giám sát

21 7,2K 51
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Công tác kiểm tra, giám sát là nhu cầu cần thiết đối với hoạt động của con người và đối với mọi tổ chức. Quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của một tổ chức đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để xác định mục đích hoạt động đúng đắn, sự tuân thủ nguyên tắc, chấp hành nội quy, quy định của các thành viên gắn kết trong một tập thể. Thông qua kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung thúc đẩy quá trình hoạt động theo chiều hướng phát triển của tổ chức.Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng đảng. Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết của Đảng được xác định đúng đắn, ngày càng hoàn thiện và chấp hành triệt để, thực sự gắn liền với cuộc sống. Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói với việc làm, giúp cho các cấp ủy Đảng khắc phục được bệnh quan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo. Nếu Đảng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn được sự chia rẽ, tình trạng mất đoàn kết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được tuân thủ nghiêm túc, góp phần giáo dục, bảo vệ, nâng cao uy tín đội ngũ cán bộ, đảng viên.Để phát huy vai trò, tác dụng kiểm tra, giám sát trong từng thời kỳ, tùy theo tình hình, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng mà Đảng ta đề ra những quan điểm, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp trong chỉ đạo toàn Đảng tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm làm cho công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, phù hợp, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng đảng bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ những mặt hạn chế yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ mới. Trong đó, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp còn nhiều hạn chế, bất cập, do nhiều tổ chức đảng vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo các quy định của Đảng và trong việc thực hiện chức năng tham mưu về cấp ủy về kiểm tra, giám sát.Từ thực tế đó, cùng với việc tự đổi mới, chỉnh đốn đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phải đồng thời tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Chính vì vậy, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng, việc tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, nắm vững và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là vấn đề được các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên quan tâm và công tác kiểm tra, giám sát ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đảng. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát” làm tiểu luận cho môn học: hệ thống quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 1

PHẦN A: MỞ ĐẦU

Công tác kiểm tra, giám sát là nhu cầu cần thiết đối với hoạt động củacon người và đối với mọi tổ chức Quá trình hình thành, hoạt động và pháttriển của một tổ chức đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để xácđịnh mục đích hoạt động đúng đắn, sự tuân thủ nguyên tắc, chấp hành nộiquy, quy định của các thành viên gắn kết trong một tập thể Thông qua kiểmtra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung thúc đẩy quá trình hoạt độngtheo chiều hướng phát triển của tổ chức

Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra, giám sát là một khâuquan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là những chức năng lãnh đạocủa Đảng, là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng đảng Kiểm tra,giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa hết sứcquan trọng Nó đảm bảo cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, cácnghị quyết của Đảng được xác định đúng đắn, ngày càng hoàn thiện và chấphành triệt để, thực sự gắn liền với cuộc sống Kiểm tra, giám sát vừa góp phầnnâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễnhơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành,giữa lời nói với việc làm, giúp cho các cấp ủy Đảng khắc phục được bệnhquan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo Nếu Đảng làm tốtcông tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn được sự chia rẽ, tình trạng mất đoànkết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và đảm bảo cho nguyên tắc tập trungdân chủ được tuân thủ nghiêm túc, góp phần giáo dục, bảo vệ, nâng cao uy tínđội ngũ cán bộ, đảng viên

Để phát huy vai trò, tác dụng kiểm tra, giám sát trong từng thời kỳ, tùytheo tình hình, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng màĐảng ta đề ra những quan điểm, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp trong chỉ đạotoàn Đảng tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm làm cho công tác kiểm

Trang 2

tra, giám sát trong Đảng ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, phù hợp, nângcao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn đặt ra.

Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng đảng bêncạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ những mặt hạn chế yếu kém, chưangang tầm với yêu cầu của thời kỳ mới Trong đó, chất lượng công tác kiểmtra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp còn nhiều hạn chế, bất cập, do nhiều

tổ chức đảng vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầmquan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo các quy định của Đảng vàtrong việc thực hiện chức năng tham mưu về cấp ủy về kiểm tra, giám sát

Từ thực tế đó, cùng với việc tự đổi mới, chỉnh đốn đảng, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phải đồng thời tiến hành nâng caochất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Chính vì vậy, nhất là từ sauNghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng, việc tuyên truyền, học tập,nghiên cứu, nắm vững và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng là vấn đề được các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên quan tâm vàcông tác kiểm tra, giám sát ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công

tác xây dựng đảng Vì vậy tôi chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát” làm tiểu luận cho môn học: hệ thống quan điểm đổi mới

của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 3

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG

TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

1.1.Khái niệm kiểm tra, giám sát trong Đảng:

1.1.1 Khái niệm kiểm tra

Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế; kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định” [2, tr 937] – tài liệu kiểm tra.

Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kiểm tra (luật) là một chức năng quản lý, một khâu trong quy trình quản lý, có chức năng xem xét tình hình và kết quả thực tế thi hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội được giao” [3, tr 565]

Theo Từ điển Luật học: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét; kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn ngừa việc làm sai trái với thỏa thuận, với quy định” [4, tr 264]

Ngoài ra, kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan nhànước cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên

Việc đánh giá, xác định, nhận xét đúng, sai, tốt, xấu…phải được căn cứvào những tiêu chí, văn bản có giá trị hiện hành so với thực tế cụ thể của đốitượng kiểm tra

Từ cách hiểu về khái niệm kiểm tra nói trên, có thể nhận định kháiniệm công tác kiểm tra của Đảng như sau:

Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của Đảng, được tiến hành đốivới tổ chức đảng và đảng viên, nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giáviệc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các quy định, quyết định của

Trang 4

Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có liên quan đến kỷcương, kỷ luật của Đảng và đưa ra hình thức xử lý kịp thời, đúng đắn.

I.1.2 Khái niệm giám sát:

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [2, tr.728]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó” [3, tr.112]

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [5, tr.261] và Từ điển

Luật học [4, tr.174]: “Giám sát còn được hiểu là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh”.

Mặc dù mỗi cách diễn đạt có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đềuthống nhất ở điểm giám sát là sự theo dõi, quan sát, xem xét hoạt động Từ sựphân tích đó, chúng ta có thể hiểu giám sát là hoạt động theo dõi, quan sát,xem xét hoạt động của các tổ chức có thẩm quyền mang tính chủ động,thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực đểbắt buộc và hướng các hoạt động của các tổ chức và cá nhân chịu sự giám sátthực hiện đúng những điều đã quy định

Giám sát là theo dõi, xem xét đối tượng có thực hiện đúng các quy định

mà đối tượng đó phải thực hiện hay không để trước hết nhằm nhắc nhở, đônđốc thực hiện và là cơ sở để quyết định có tiến hành kiểm tra hay không.Muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra thì phải thường xuyên có giám sát

Vậy là, kiểm tra và giám sát có mối quan hệ chặt chẽ nhau và khái niệmcủa chúng cũng có điểm tương đồng Vì vậy, để hiểu rõ hơn khái niệm chúng

ta cần phân biệt rõ những điểm giống và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát

Trang 5

Kiểm tra và giám sát có điểm giống nhau ở chỗ đều là công việc nội bộĐảng do cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện; đềunhằm đạt được mục đích là nắm vững và đánh giá đúng thực trạng tình hình,

từ đó để phòng ngừa, điều chỉnh, uốn nắn mọi hành vi liên quan của đối tượngđược kiểm tra, giám sát, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vị chính trị và công tác xâydựng đảng; đều có nội dung như nhau – việc chấp hành Cương lĩnh chính trị,Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước

Về điểm khác nhau: Giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tụctrong suốt quá trình hoạt động và phát triển của tổ chức và cá nhân, nên có nộidung rất rộng, bao gồm: giám sát về sinh hoạt, đạo đức, lối sống; giám sátviệc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, việc thực hiện các quy định,quy chế…nên giám sát mang tính chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra viphạm nhiều hơn so với kiểm tra

Về sự khác nhau; trước hết là đối tượng, chủ thể kiểm tra rộng hơn chủthể giám sát, tổ chức đảng và đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đốitượng kiểm tra Đối với giám sát, đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉđược tham gia giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công Đốitượng giám sát rộng hơn đối tượng kiểm tra, vì bao gồm cả thường trực cấp

ủy, các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy các cấp đề ra

I.2 Vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng:

Đại hội VI tiếp tục các quan điểm về kiểm tra, đồng thời nhấn mạnhthêm cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảngtrong tình hình mới Một số chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng cũng đã đềcập đến việc thực hiện giám sát của cấp ủy hoặc giao cho các ban của cấp ủytheo dõi việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, nên việc thựchiện giám sát trong Đảng còn hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung thực hiện nhiệm

vụ kiểm tra

Trang 6

Trong các nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng, tìnhhình thế giới và trong nước có nhiều biến động Đất nước ta đang đứng trướcnhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng có nhiều thách thức, khó khăn và bốnnguy cơ đối với Đảng, chế độ ta không được xem thường Bên cạnh việc tậptrung đánh giá thành tựu, kết quả đạt được, cũng như khuyết điểm tồn tại vànguyên nhân của công tác xây dựng đảng, công tác kiểm tra và kỷ luật củamỗi nhiệm kỳ, Đảng ta đều khẳng định vị trí, vai trò của công tác kiểm tra,giám sát và kỷ luật của Đảng Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng vềcông tác kiểm tra, kỷ luật đảng; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháptăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cho phù hợp với yêu cầunhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng trong từng nhiệm kỳ đại hội.

Điều lệ Đảng do Đại hội VII thông qua nhấn mạnh: “Tổ chức tốt việc kiểm tra thực hiện các quyết định của Đảng Mọi cán bộ là đảng viên trong

cơ quan nhà nước phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện sáng tạo nghị quyết của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của nhà nước….Tăng quyền hạn của Ủy ban kiểm tra các cấp, chú trọng kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kiểm tra tư cách đảng viên kể cả cấp ủy viên cùng cấp, xem xét xử lý kỷ luật đảng viên và các tổ chức Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng” [7,

Đến Đại hội VIII của Đảng, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác kiểm

tra Lần đầu tiên Điều lệ Đảng khẳng định: “Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng”, “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng

là nhiệm vụ của toàn Đảng” Bên cạnh đó, Đảng còn xác định nhiệm vụ: “ Các tổ chức Đảng, trước hết là cấp ủy Đảng, Bộ chính trị và các ban thường

vụ cấp ủy, cần tự mình tiến hành kiểm tra và sử dụng các ban để tổ chức thường xuyên việc kiểm tra”, “củng cố kiện toàn bộ máy kiểm tra các cấp, chú trọng, đào tạo đội ngũ kiểm tra về đường lối, quan điểm, pháp luật, kinh

tế, về nghiệp vụ và phong cách làm việc Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra

Trang 7

có phẩm chất chính trị tốt, công tâm, trong sạch, đủ năng lực, kể cả năng lực kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng” Bên cạnh đó,

Đảng cũng quan tâm đến công tác giám sát phải được tiến hành song song với

công tác kiểm tra: “Các tổ chức cơ sở Đảng phải động viên và tổ chức nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng Đảng; giám sát phê bình cán bộ, đảng viên; giới thiệu những người xứng đáng để kết nạp vào đảng, bầu vào các cấp ủy và chính quyền; giúp tổ chức đảng làm tốt công tác công tác kiểm tra, phát hiện đấu tranh với những hành vi tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn khác… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị; đề ra đường lối, chính sách bảo vệ đất nước; nắm vững tổ chức và cán bộ để bảo đảm thực hiện có kết quả đường lối của Đảng Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc Đảng lãnh đạo phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của nhà nước chứ không điều hành thay nhà nước Đảng và mọi đảng viên đều hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần VIII) Đồng thời Đảng còn nhấn mạnh yêu cầu cần phải tăng cường

công tác giám sát, kể cả trong Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị: “Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là sự giám sát của tổ chức đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận” [13, tr 30].

Đến năm 2001, tại Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên” [9, Trong đó, Đảng còn chú ý: “Phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến của nhân dân, thu hút trí tuệ của nhân dân trong

Trang 8

quá trình thực hiện chiến lược” (văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX).

Vậy là, Đảng cần “sự giám sát nội bộ Đảng” và chịu “sự giám sát của nhândân” để ngăn ngừa sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên

và ngăn ngừa các nguy cơ của một đảng cầm quyền

Mặc dù, Đảng ta đã xác định vai trò quan trọng của công tác giám sát:

“Có giám sát tốt mới có thể đánh giá đúng, lựa chọn đúng và đặc biệt là kịp thời ngăn ngừa những sai phạm ngay từ khi mới có những dấu hiệu vi phạm;

đó cũng là phương thức quan trọng để bảo vệ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân tin yêu” [14, tr.

246]; tuy nhiên, theo quy định của Điều lệ Đảng, từ Đại hội IX trở về trướccác cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp chủ yếu là thực hiệnchức năng kiểm tra, còn chức năng nhiệm vụ trong giám sát chưa được quyđịnh cụ thể, rõ ràng, chưa được thực hiện theo chương trình, kế hoạch cũngnhư quy trình, biện pháp cụ thể và đặc biệt chưa bố trí được lực lượng tiếnhành thường xuyên

Thấy rõ được vai trò và tính cấp bách của công tác kiểm tra, giám sáttrong Đảng trong tình hình hiện nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng đã chỉ rõ phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Trong

Điều lệ Đảng đã khẳng định: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng Tổ chức Đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [11, ] Đồng

thời, Đảng ta cũng nhấn mạnh việc kiểm tra, giám sát trước hết là nhiệm vụcủa cấp ủy đảng, phải gắn công tác kiểm tra với công tác giám sát, có giámsát mới phát hiện được vấn đề, mới khắc phục các thiếu sót, khuyết điểm ngay

từ lúc mới manh nha

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tácxây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ một trong những nguyên

nhân làm hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng là: “Công tác kiểm tra trong Đảng còn yếu, chất lượng và hiệu quả kiểm tra chưa cao; nhiều

Trang 9

khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục Công tác giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới” [10,

Vị trí, vai trò kiểm tra, giám sát càng được khẳng định khi chức năng,nhiệm vụ của giám sát quy định trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định củaĐảng, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như trướcđây đã được “luật hóa” trong Điều lệ Đảng Điều 32 Điều lệ Đảng quy định

cụ thể chủ thể, đối tượng, nội dung giám sát Bộ Chính trị đã ban hành Quyđịnh thi hành Điều lệ Đảng (số 23 – QĐ/TW, ngày 30 -10 - 2006) và Hướngdẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảngtrong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa X (Quyết định số 25 –QĐ/TW, ngày 24 -11- 2006); Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công táccán bộ (Quyết định số 58 – QĐ/TW, ngày 07 – 5 - 2007); Ủy ban Kiểm traTrung ương đã ban hành các hướng dẫn cụ thể về thực hiện công tác giám sátcủa các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các ban của cấp ủy, ủy ban kiểm tracác cấp và của chi bộ

Đặc biệt, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X đãban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng (NQ số 14 – NQ/TW, ngày 30 – 7 - 2007) càng khẳng định Đảng ta đãkhẳng định vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát.Trong Nghị quyết số 14, Đảng đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ,chủ trương, giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tronggiai đoạn cách mạng mới Nghị quyết đã chỉ rõ ba mục tiêu của công tác kiểmtra, giám sát của Đảng, trong đó mục tiêu bao trùm nhất là tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaĐảng, sự đoàn kết thống nhất và đảm bảo thực hiện dân chủ trong Đảng, giữvững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái vềchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan

Trang 10

điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu,

xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ X Tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hànhđộng trong Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trướchết là trong cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chứcnhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp Từng bước hoàn thiện quanđiểm, nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sátcủa Đảng

Nhìn chung, công tác kiểm tra giám sát có vị trí, vai trò vô cùng quantrọng Nó đã trở thành một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; là một

bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng; là nhiệm vụ củatoàn Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng vàđảng viên Thực tiễn hoạt động 80 năm qua của Đảng cũng đã chứng minh:Nhờ có công tác kiểm tra, giám sát mà nội bộ Đảng luôn giữ được trong sạch,vững mạnh, sức mạnh lãnh đạo của Đảng luôn được tăng cường, sự nghiệpcách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn giành được những thắng lợi tolớn Đó chính là những cơ sở quan trọng để Đảng ta tiếp tục củng cố, xâydựng, hoàn thiện mọi mặt, hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh lịch sử trong giaiđoạn mới

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG

Biện pháp (giải pháp) kiểm tra, giám sát của Đảng được hiểu là cáchlàm, cách tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể, một công việc cụ thể

có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng, nhằm giúp cho Đảng kịp thời chấnchỉnh, uốn nắn những sai lầm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm để tiếp tụchoàn thiện và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trịcho thời gian tiếp theo Do đó, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được baoquát trên các lĩnh vực hoạt động lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo hệ thốngchính trị, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, Đảng lãnh đạo xây

Ngày đăng: 09/05/2016, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. TS. Lê Văn Giảng, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát củaủy ban kiểm tra các cấp
Nhà XB: Nxb CTQG
13.Trần Đình Nghiêm, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Nhà XB: Nxb CTQG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, HN, 1986 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, HN, 1991 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, HN, 1996 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN, 2001 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006 Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW 3 khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW 6 (lần 2) khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW 6 khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW 5 khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội Khác
11. Hồ Chí Minh toàn tập: tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w