1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. potx

28 5,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 180,5 KB

Nội dung

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 7ĐỀ TÀI Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay... LỜI MỞ ĐẦUTr

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 7

ĐỀ TÀI

Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

Trang 2

a Thuộc tính và định nghĩa của văn hóa.

b Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

c Quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

2 Văn hóa kinh doanh và nền văn hóa kinh doanh là gì?

a Văn hoá kinh doanh

b Nền văn hóa kinh doanh.

II Thực trạng xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay

1 Tại sao phải xây dựng nền văn hóa kinh doanh?

2 Thực trạng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta

a Đặc điểm của nền văn hóa kinh doanh ở nước ta qua từng giai đoạn

b Thành tựu và hạn chế của văn hóa kinh doanh Việt Nam

3.Chiến lược xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở Việt Nam

Trang 3

C Kết luận

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước đi kèm xuthế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải luôn đi kèmvới việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Sở dĩ cầnphải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta không tụt hậu so vớithế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị mất

đi những giá trị đích thực của dân tộc ta Mỗi dân tộc trên thế giới có nềnvăn hóa của riêng mình Khi tất cả đã mất, văn hóa là cái sẽ còn lại, và nó

là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia Văn hoá đóng góp vai tròđiều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác những tíchcực, hạn chế những tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong

xã hội, văn hoá góp phần h ì n h t h à n h m ộ t c o n đ ư ờ n g p h á t t r i ể n

p h ù h ợ p v ớ i đ ặ c đ i ể m c ủ a d â n t ộ c v à x u hướng phát triển củathế giới Gần đây các học giả quốc tế đã nghiên cứu nhiều về cácyếu tố thành công của các nước có nền công nghiệp mới (Wics) đang pháttriển trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á (là những con rồng – con hổtrong phát triển kinh tế) Sự thành công và năng động đó được xác nhận làbắt nguồn từ các yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng,tính ý thức dân tộc thể hiện cao trong quan hệ kinh doanh Và đặc biệttrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với rấtnhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đãxuất hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếuđạo đức – phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoákinh doanh, đến các giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thịtrường – làm các giá trị đó bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạtđộng kinh tế, chính vì tính cấp thiết của sự xuống cấp thang giá trị đó

Văn hoá kinh doanh là những phạm trù rộng lớn có nhiều mối quan

hệ t á c đ ộ n g q u a l ạ i h ế t s ứ c đ a d ạ n g v à p h ứ c t ạ p c ho nên bàilàm có thể có nhiều hạn chế nhất định Nhóm em mong nhận được

Trang 5

những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các bạn, cùng các thầycô.

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Văn hóa và vai trò của nó đối với sự phát triển của con người

và xã hội.

a Thuộc tính và định nghĩa của văn hóa

Theo Edouard Herriot nhận xét: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đãquên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” Vậy để nhậndiện văn hóa là gì, ta cần vạch ra được thuộc tính của nó

 Thứ nhất: Văn hóa là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ởloài người và do con người sinh ra Văn hóa dùng để chỉ đặc điểm vànhân tố nhân tính, nhân văn chung của loài người, nó có trong tất cảcác mối quan hệ, hoạt động và sản phẩm của con người

 Thứ hai: Đối với một cộng đồng, dân tộc, văn hóa luôn có tính đặc thù,

nó được thể hiện ra như một kiểu sống ( lối sống kiểu ứng xử và hànhđộng… ) riêng biệt và ổn định của họ trong lịch sử, nó có tính di tồn vàqua nhiều thế hệ

 Thứ ba: Cốt lõi của văn hóa và nhân tố quy định tính đặc thù của kiểusống khác nhau trong xã hội là bảng giá trị của họ

Đó là một hệ thống các giá trị, gồm ba loại giá trị chính là chân - thiện - mỹvới nội dung có nhiều yếu tố khác nhau và được xếp theo những thang bậckhác nhau ở mỗi cộng đồng người

Từ sự phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa: Văn hóa là nguồn lực nộisinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộngđồng người, trung tâm là các giá trị chân – thiện – mỹ

b Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bềnvững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàngngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.Đó là lòng yêu nước nồngnàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết

Trang 6

cá nhân –gia đình –làng xã-Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọngtình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tếtrong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Bản sắc dân tộc còn đậm nét cảtrong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc độc đáo.

Có thể nói bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất,tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sángtạo giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tínhnhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển Sức mạnh vàsức sáng tạo này có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường

xã hội- tự nhiên và với quá trình lịch sử mà dân tộc ta đã tồn tại

Nói chung, bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc , làquá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chínhbản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển

Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạotrong văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật…., nhưng được thể hiện sâusắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của nền văn hóa Hệgiá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho làthiêng liêng, bất khả xâm phạm Khi được chuyển thành các chuẩn mực xãhội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộngđồng Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàngcủa chế độ Hệ giá trị có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tươngđối, có sức mạnh gắn bó mọi thành viên trong cộng đồng Trong sự tiến bộ

và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hóathân vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo

Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thểchế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia Nó cũng phát triển theoquá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốcgia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại Vì vậy,chúng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá nhân cách con ngườiViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải đượcthấm đượm trong mọi ho;ạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụngcác thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo…, sao cho trongmọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừahiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam Đi vào kinh tế thị trường, mở rộnggiao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu

Trang 7

những tinh hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những giá trị truyềnthống và bản sắc dân tộc.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng tachủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộnggiao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vănhóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại Chủ động thamgia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giátrị mới của văn hóa Việt Nam đương đại Xây dựng Việt Nam thành mộtđịa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế

Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗithời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ

c Quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII(1998), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưngtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa ViệtNam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dânđược nêu ra trước đây Đại hội VII chủ trương xây dựng nền văn hóa mới,tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhânđạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiếnhành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giớiquan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đờisống tinh thần và xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóatốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh hoa văn hóanhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính vàphẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩngày càng cao Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thốngtốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái vớiphương hướng đi lên XHCN Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàng đầu

 VỀ TÍNH TIÊN TIẾN: Nền văn hóa hiện nay có những đặc điểm chủ yếu

như: yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (là

Trang 8

nội dung cốt lõi), vì con người (hạnh phúc tự do, phát triển phong phú,toàn diện trong quan hệ hài hòa giữa con người và cộng đồng, xã hộivới thiên nhiên), mở rộng giao lưu, tiếp thu văn minh văn hóa thế giới;quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay cũng là quá trình thực hiênchiến lược con người, đây là khâu trung tâm trong sự nghiệp xây dựngnền tảng tinh thần Cốt lõi của tính tiên tiến là độc lập dân tộc và cnxhtheo tư tưởng hồ chí minh, tính tiên tiến không chỉ trong nội dung tưtưởng mà còn phải được thể hiện trong cách thức biểu hiện, chuyển tảinội dung.

 VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thống

bền vữngcủa cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sửhàng ngàn năm đấu tranh dựng nướcvà giữ nước, đó là: lòng yêu nướcnồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thứccộng đồnggắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoandung, trọng tìnhnghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,

sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậmnét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo, vớinhững đặctrưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc Việt Như vậy, để xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết cần nắmchắcnhững quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời

kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và những nội dung cơ bảncủa Nghị quyết Trung Ương 5- khóa VIII của Đảng Những quan điểm

đó là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng

ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nềnvăn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trongcộngđồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệpcủa toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai tròquan trọng; văn hóa là một mặt trận, xây dựngvà phát triển văn hóa làmột sự nghiệp cách mạng lâu dài

Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải được thẩmđượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng cácthành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnhvực chúng ta có tư duy độc lập, co cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc

Trang 9

thái Việt Nam Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhânloại song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc được thểhiện ở các khía cạnh khác nhau:

- Xây dựng con người Việt theo hướng chân, thiện mĩ

- Xây dựng môi trường văn hóa đẹp

- Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật

- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

- Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

- Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

2 Văn hóa kinh doanh và nền văn hóa kinh doanh là gì?

Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuậtcũng như trong thực tế đời sống như hiện nay Bởi vì nói tới văn hoá là nóitới ý thức, cái gốc tạo nên 'tính người' cùng những gì thuộc về bản chấtnhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộcsống, trong lao động sản xuất

Trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hoátruyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng tavẫn thấy còn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý Do hàng ngàn nămsống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổbiến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theochính sách "trọng thương ức thương "là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phảitrải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đãhằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở thành nếp vận

Trang 10

hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thốngnhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoákinh doanh đúng nghĩa Đi vào thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đivào xã hội phát triển theo cơ chế thị trường hinh như đây là chỗ hạn chếlớn nhất của văn hoá Việt Nam?!

a Văn hoá kinh doanh

Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương mại(commercial culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinhdoanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một mónhàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mốiquan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó Đó là hai mặt mâu thuẫn (vănhoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưng thống nhất: giá trị văn hoá thểhiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tinquảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phongcách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thịhiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanhvới toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó nhằm tạo ra nhữngchất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào tronghoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinhdoanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinhdoanh ổn định và đặc thù của họ

Đối với một người làm kinh doanh hay một tổ chức kinh doanh cụ thểthì văn hóa tồn tại tiềm ẩn trong họ như một nguồn lực, hệ giá trị… màmuốn khơi dậy, phát huy được cần có thời gian, môi trường và sự tác động

Trang 11

phù hợp Văn hóa kinh doanh của các nhà kinh doanh, doanh nghiệp…được nhận biết từ hai phương diện chính.

Một là: Các nhân tố văn hóa (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung

mà chủ thể lựa chọn từ văn hóa dân tộc) được vân dụng vào quá trình kinhdoanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu

và thị hiếu của khách hàng có văn hóa Nói tóm lại, đây là lối kinh doanh cóvăn hóa, kiểu kinh doanh phù hợp với văn hóa các dân tộc

Hai là: Các giá trị, sản phẩm văn hóa như hệ giá trị triết lý, tập tụcriêng, nghệ thuật… mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động

và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ, biểu dương đối với kiểukinh doanh có văn hóa mà họ đang theo đuổi Nói gọn lại, đây là lối sống

có văn hóa của các chủ thể kinh doanh

b. Nền văn hóa kinh doanh.

Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông,phân phối các chiến lược "thâm nhập thị trường" của các doanh nghiệp đốivới các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệhữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng Có nghĩa rằng, xâydựng nền văn hoá kinh doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu

cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức yếu tốđóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngàycàng mang tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt:

- Văn hoá doanh nhân: Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con

người (gồm cả các cá nhân và các tập thể) tham gia sản xuất kinh doanhchủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thứctổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở

Trang 12

năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạođức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giácngộ về chính trị - xã hội v.v…

- Văn hoá thương trường: Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức,

hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt độngliên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh v.v… tất cảnhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp…

- Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các

thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểutrưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu

tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình

độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và nhữngthành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất củatoàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sảnxuất kinh doanh v.v

Ba mặt trên là ba mặt, ba bộ phận hợp thành một nền văn hoá kinhdoanh theo nghĩa toàn vẹn nhất, trong đó văn hoá doanh nghiệp có thểxem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầumối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh doanh hiện nay

II Thực trạng xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay

1 Tại sao phải xây dựng nền văn hóa kinh doanh?

Văn hoá kinh doanh chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá

Trang 13

kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khókhăn.

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt độngkinh doanh của chủ thể là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ratrong quá trình kinh doanh,hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định

và đặc thù của họ

Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng đều phải chútrọng đến văn hóa riêng của từng lĩnh vực đó ví dụ như:văn hóa trong lĩnhvực du lịch thì khác so với văn hóa trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóatrong lĩnh vực marketing lại khác so với văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh

Vì vậy cần tạo ra cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng

Nhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứcòn ở trước mặt” Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thôngthái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốntìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai Lịch sử thật hào hùng,nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên,phải giành lấy một tương lai tươi sáng Bác Hồ đã dạy rằng nếu đất nướcđộc lập mà nhân dân vẫn không đạt cơm no áo ấm dù độc lập cũng là vônghĩa

Vậy chúng ta còn thiếu những gì? Tại sao với rừng vàng biển bạc, cónhân dân cần cù, lại được lãnh đạo bởi một Đảng vững mạnh, giàu kinhnghiệm và ý chí, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu? Có quánhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi không định và cũngkhông thể đề cập hết tại đây Nhưng có một lý do rất quan trọng, và ngàycàng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, đổi mới vàxây dựng một nền kinh tế thị trường - chúng tôi muốn nói đến một thựctrạng là chúng ta chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũngnhư một nền văn hóa kinh doanh

Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là hoạt động kinh doanh liênquan, thậm chí động chạm đến lợi ích, cả vật chất lẫn tinh thần của nhiềungười, nhiều tầng lớp trong xã hội nên cần phải được điều chỉnh trênnhững cơ sở mang tính văn hóa Những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh

Trang 14

một mặt phải buộc các doanh nhân tuân theo những tiêu chuẩn nhân bảnphổ quát, mặt khác phải tạo cho doanh nhân một không gian tự do để hoạtđộng có hiệu quả Nó phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩnvăn hóa kinh doanh quốc tế và phải nhận được sự đồng tình rộng rãi củacộng đồng doanh nhân cũng như toàn xã hội Trong thời đại toàn cầu hóasôi động hiện nay, một nền văn hóa kinh doanh như vậy sẽ góp phần đểnền kinh tế Việt Nam cùng cả nước hội nhập vào đời sống kinh tế chính trịtoàn cầu.

Một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến là điều kiện tiên quyết để chúng taxây dựng thành công cộng đồng những doanh nhân chuyên nghiệp, hạtnhân của nền kinh tế thị trường Chỉ với một nền văn hóa kinh doanh tiêntiến, các doanh nhân mới có thể phát huy được vai trò của mình, trở thànhđồng minh kinh tế, chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước,

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng đều phải chútrọng đến văn hóa riêng của từng lĩnh vực đó ví dụ như:văn hóa trong lĩnhvực du lịch thì khác so với văn hóa trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóatrong lĩnh vực marketing lại khác so với văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh

Vì vậy cần tạo ra cho doanh nghiệp một nét văn hóa kinh doanh riêng

2 Thực trạng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta

a Đặc điểm của nền văn hóa kinh doanh ở nước ta qua từng giai đoạn

VHKD cổ truyền Việt Nam

Trong suốt lịch sử phát triển của nước ta, hoạt động kinh tế phổ biến làsản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng

"trọng nông ức thương" rất phổ biến, chính vì vậy mà rất ít người giỏi vềkinh doanh Lương Văn Can, một nhà cách mạng, đồng thời là một ngườithầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, khi phântích nguyên nhân không phát triển của thương mại nói riêng và của kinh tếViệt Nam nói chung, đã đưa ra 10 điểm Đó là:

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w