1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua.Thực trạng và giải pháp

12 37,9K 103
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua.Thực trạng và giải pháp

Trang 1

A.PHẦN MỞ ĐẦU

Văn hoá là một trong những vấn đề luôn được nhà nước quan tâm và chú trọng.Đất nước chỉ phát triển bền vững khi các mặt :chính trị,kinh tế,văn hoá- xã hội đều phát triển.Trong công cuộc xây dựng đất nước Đảng

đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng ;một trong những chủ trương đó là:

“Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc”.Để nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thì trước hết phải hiểu :Văn hoá là gì? Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình

xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người

và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống

và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà

do con người tạo ra

Bước vào thế kỉ XXI với xu hướng quốc tế hoá,toàn cầu hoá Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ.Thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật của nhân loại bên cạnh sự phát triển sốt dẻo của nền kinh tế thị trường đã làm cho thế giới nhỏ lại và các dân tộc với nền văn hóa khác biệt có dịp tiếp cận với nhau dễ dàng và thường xuyên hơn.Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi một nền văn hoá, mỗi một quốc gia không thể tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài Nền văn hóa lạc hậu, không cởi mở chắc chắn không đủ khả năng giúp con người vượt qua ngưỡng của sự chậm phát triển do nó cản trở sự đồng thuận trong nhận thức của cộng đồng Đã đến lúc các cộng đồng văn hóa cá biệt phải nhận ra rằng, cơ hội chắc chắn sẽ đến từ việc nâng cao tính mở của nền văn hóa vì mở cửa về văn hóa sẽ giúp một cộng đồng nâng cao năng lực thu nhận các giá trị tiến bộ và loại bỏ những gì lạc hậu và cản trở sự phát triển, cũng tức là xúc tiến sự đồng thuận trong việc vượt qua những khó khăn về nhận thức và hiện thực hóa các cơ hội phát triển của cộng đồng Nhưng phải hội nhập thế nào luôn là vấn đề bức bối được đặt ra cho Đảng và Nhà nước.Làm thế nào để chỉ tiếp thu và học hỏi những cái hay, cái đẹp của văn hóa người và phát huy những cái tốt, cái khéo của văn hóa ta ?Chủ trương “Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng đã đề ra đã đựoc thực hiện như thế nào và hiệu quả ra sao ?Trước tình hình thực tế sau một thời gian tìm hiểu và với những kiến thức được học,em xin thực hiện đề tài với nội dung:

“Chủ trương của Đảng về xây dựng moọt nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua.Thực trạng và giải pháp”

Em xin chân thành cảm ơn cô Triệu Thị Trinh đã hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này

Trang 2

B.NỘI DUNG I.Chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản săc dân tộc trong những năm qua.

Từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mớivề đặc trưng của nền văn hoá mới mà chúng ta cần xây dựng;về chức năng,vai trò,vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá Việt Nam có đặc trưng:tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới,tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp,phong phú và đa dạng,có nội dung nhân đạo,dân chủ,tiến bộ;kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước,tiếp thu những tinh hoa căn hoá của nhân loại;chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng, phát triển nền văn hoá Đảng đã nêu rõ :

Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Theo ý kiến của nguyên

Tổng Giám đốc UNESCO:Văn hoá phản ánh và thể hiện một tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn

ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại;qua hàng bao thế kỉ

nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình Vì vậy,chúng ta chủ trương làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế- xã hội.Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá,đơn vị văn hoá;nêu gương người tốt, việc tốt

Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn lực nội sinh của

sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hoá.Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn.Phát triển phải dựa trên cuội nguồn, bằng cách phát huy cuội nguồn.Cội nguồn đó của mỗi quốc gia,dân tộc là văn hoá

Văn hoá là một mục tiêu của phát triển:Để làm cho văn hoá trở

thành động lực và mục tiêu của sự phát triển,chúng ta chủ chương phát triển văn hoá phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế- xã hội.Cụ thể là:Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hoá phải căn

cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp và phát triển kinh tế- xã hội, làm cho phát triẻn văn hoá trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội;Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu

Trang 3

văn hoá ,hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Phải có chính sách kinh tế trong văn hoá để gắn văn hoá với hoạt kinh tế,khai thác tiềm năng kinh tế,tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hoá

Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng,phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Việc phát triển kinh tế- xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau:tài

nguyên thiên nhiên, vốn…tuy nhiên những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt.Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn,có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt.Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng

Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc

Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người.Tiên tiến không chỉ về nội dung tư

tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện , trong các phương tiện chuyển tải

nội dung

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hoá truyền thống bền vững

của cộng đồng các dân tọc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí

tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc;đó là lòng nhân ái, khoan dung,trọng tình nghĩa, đạo

lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo

Có thể nói, bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức mạnh sáng tạo, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển.Sức mạnh và sức sáng tạo này có mối lien hệ gốc rễ , lâu dài và bền vững với môi trường xã hội- tự nhiên và với quá trình lịch sử mà dân tộc đó đã tồn tại

Nói chung,bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển.Bn sắc cũng có những thăng trầm của nó Nó chẳng hề là một cái gì đứng im để cho ta có thể khư khư giữ chặt Nó là một phạm trù lịch sử, được hình thành trong lịch

sử, do những điều kiện khác nhau của lịch sử, là hiện tượng động chứ không phải tĩnh Nó là của con người, tức là một cơ thể sống, và cũng như mọi cơ thể thật sự sống, nó chỉ có thể sống bằng quá trình “trao đổi chất” (métabolisme) với môi trường chung quanh Nó không mâu thuẫn đối lập với hội nhập, thậm chí ngược lại chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng hội

Trang 4

nhập Nó sống bằng thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với cái khác mình.Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:cách tư duy,cách sống,cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học, văn học, nghệ thuật…; nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của một nền văn hoá.Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng.Vì vậy,nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định của xã hội và sự vững vàng của chế độ.Hệ giá trị có tính

ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh gắn bó mọi thành viên trong cộng đồng.Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hoá thân vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo

Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia.Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hoá với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hoá, văn minh nhân loại.Vì vậy,chúng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá trị và nhân cách con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ , giáo dục và đào tạo…, sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc lập,có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam.Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế,công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại,song phải luôn luôn phát huy những giá trị truyền thống

và bản sắc dân tộc

Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu,tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loai.Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cài tiến bộ trong văn hoá của các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại.Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hoá với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hoá Việt Nam đương đại.Xây dựng Việt Nam thàn

h một địa chỉ giao lưu văn hoá khu vực và quốc tế

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất

mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh

Trang 5

thổ Việt Nam.Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng.Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của

toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.Công nhân, nông dân,trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước

Năm là, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được coi là

quốc sách hàng đầu

Sáu là, văn hoá là một mặt trận;xây dựng và phát triển văn hoá là

một sự kiện cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì,thận trọng

II Thực trạng văn hoá.

1.Tích cực

a.Văn hóa ngã tư

Vị trí địa lý đã “định phận tại thiên thư” tạo cho văn hóa Việt Nam đặc điểm này suốt mấy ngàn năm Và tính chất “ngã tư” này tạo cho nó sức sống

và động lực phát triển Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn Hoa Cận Đông -Tây đường đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này.Mọi nền văn minh đều đi qua ngã tư Việt Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh Làn gió đi qua mát mẻ nhưng sự tích đọng không nặng nề, thấm đẫm Việt Nam không theo Phật đậm như Campuchia, không Khổng đậm như Hàn Quốc, không Kito đậm như Philippines và không Hồi giáo đậm như Indonesia Giao tích văn hóa diễn ra khéo léo chắt lấy tinh hoa nhưng cũng hời hợt, không triệt để Không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có một cách dai đẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới một đỉnh nào Sự giao lưu - tiếp biến với các nền văn hóa - văn minh khác đã từng diễn ra theo các xu hướng khác nhau, từ tự phát đến tự giác, từ giao lưu - tiếp biến qua các quan hệ quốc tế thông thường và dấu ấn sâu đậm nhất còn lại tới hôm nay là sự tồn tại trong hệ thống giá trị văn hóa - văn minh của dân tộc các giá trị có nguồn gốc Trung Hoa, Ấn Độ Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng sự giao lưu - tiếp biến ấy diễn ra trong một không gian hẹp, ít có biến động trong hệ thống giá trị, và sự gần gũi về sự lựa chọn ,ít nhiều cũng đưa tới khả năng dễ thích ứng, dễ học hỏi, dễ tiếp nhận chúng ta đã lập nên một kỳ tích là phối kết một cách hài hòa giữa các yếu tố văn hóa nội sinh với các yếu tố văn hóa ngoại sinh để tạo lập một văn hóa dân tộc vừa đậm đà về bản sắc, vừa theo kịp với trình độ chung của các nước trong khu vực Nhìn vào thực tế văn hóa, với các đặc điểm riêng mang tính lịch sử, phải nói rằng trong đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam đã có

sự hiện diện của không ít giá trị có tính chất thực hành, các hành vi văn hóa

Trang 6

vốn có nguồn gốc khác nhau, từ Trung Hoa, ấn Độ tới Pháp, Nga (Xô-viết), Mỹ Cùng với thời gian, sự hiện diện ấy ngày càng được tăng cường bởi sự

mở rộng hợp tác quốc tế cùng sự lan tỏa với cường độ cao của văn hóa - văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên phạm vi toàn cầu

Đó là các tiền đề rất quan trọng, giúp chúng ta bắt nhịp với nhịp sống chung của loài người, sống trong sinh quyển của thời đại để học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu các thành tựu văn hóa - văn minh tiên tiến trên thế giới

Và thực tế cho thấy, dù ít nhiều vẫn chỉ là tự phát thì trong sinh hoạt xã hội hiện tại đã xuất hiện những kiểu loại hoạt động văn hóa vốn chưa từng có mặt trong truyền thống (như trong kỷ luật lao động, trong sản xuất kinh doanh, trong quảng cáo, trong mốt, trong lễ hội, đặc biệt nổi trội là trong hoạt động nghệ thuật)

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế Các sản phẩm văn hóa của ngành công nghiệp văn hóa ngày càng gia tăng và chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng đời sống tâm hồn, tình cảm của xã hội Sau 20 năm đổi mới, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng cao, được mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn

b.Các bình diện của văn hoá.

Ở bình diện chung nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế, chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú, phức tạp và có nhiều tiềm ẩn như hiện nay Đó là hệ thông những hiện tượng và quan hệ văn hóa - xã hội đa dạng, đa chiều và năng động, đủ đê nuôi dưỡng mọi ý tưởng tốt đẹp khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo, nhưng cũng đủ thách thức và cám dỗ khiên cho bất cứ cá nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng cũng phải cảnh giác trước nguy cơ lạc lối hoặc sai lầm Có thể giải chi tiết hơn về nhận định này như sau:

Về phương diện tư tưởng - lý luận

Trong khi khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, ở Việt Nam, luận thuyết của M.Weber về văn hóa đóng vai trò là nhân tố quyết định từ bề sâu cấu trúc xã hội, lý luận của A Toffler về các làn sóng văn minh, quan điểm UNDP và của T de Chardin về con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội, lý thuyết của M.Mohamad về vai trò của các giá trị Châu Á trong sự phát triển xã hội hiện đại, quan niệm của T.Friedman về toàn cầu hóa không xa lạ đối với giới nghiên cứu nói riêng

và trí thức nói chung Một vài lý thuyết trước kia bị e ngại, thậm chí đôi khi

bị cố tình lãng quên, nay đã có thể tìm được vị trí của mình trong đời sống tinh thần xã hội Những hiện tượng mới trong lý luận thế giới, như quan điểm về kinh tế tri thức, các quan niệm về toàn cầu hóa, quan điểm về phát triển con người và bộ công cụ HDI, về môi trường và phát triển bền vững,

đã nhanh chóng được phổ biến, tiếp thu và nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam Một số tác phẩm được coi là "hiện tượng” đối với thế giới như cuốn

Trang 7

Hồi ký Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam của R.Mcnamara (1995), hay một số ấn phẩm có giá trị của Ngân hàng thế giới, của UNDP, của UNESCO được xuất bản bằng tiếng Việt gần như đồng thời với bản gốc Đây là một hiện tượng mới của đời sống tinh thần xã hội ở Việt Nam, mà không phải ở đâu cũng cập nhật được như thế Bên cạnh việc phổ cập các chương trình truyền hình quốc tế, các thông tin trên mạng Internet, các sản phẩm nghe nhìn từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác, việc đa dạng hóa, cập nhật hóa các thông tin trong đời sống lý luận có

ý nghĩa đặc biệt đối với môi trường văn hóa nói chung

Về phương diện kinh tế - xã hội:

Nền kinh tế Việt Nam ngày nay tuy đang vận hành theo cơ chế thị trường với những đòi hỏi khắt khe của toàn cầu hóa, buộc phải đáp ứng yêu cầu của những định chế xuyên quốc gia, và đã gia nhập WTO, nhưng vẫn bị coi là chưa kết thúc giai đoạn chuyển đổi Một thực thể kinh tế như vậy đã tạo ra trong lòng nó những hiện tượng, những hoạt động phức tạp đan xen nhau

mà ở các nền kinh tế thuần nhất không có Điều này là môi trường vừa tích cực, vừa tiêu cực về phương điện văn hóa đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, tức những hoạt động không chỉ liên quan trực tiếp đến kinh tế Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều dạng hoạt động của kinh tế thị trường đã định hình

và phát triển

Về phương điện đời sống tinh thần xã hội:

Những thành tựu phát triển ấn tượng, cùng một loạt sự kiện quốc gia có ý nghĩa, vị thế của Việt Nam đã được hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực K.Rohland, đại diện WB tại Việt Nam, cho rằng, "Việt Nam là câu chuyện về một thành công lớn Có thể khẳng định, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế phát triển thành công nhất thế giới Đáng chú

ý hơn là Việt Nam đạt được kết quả này khi chưa trở thành thành viên của WTO”.M.Lachlan, phó Đại sứ Anh, sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội đã coi điều mà ông ấn tượng nhất là: "Người Việt Nam có tinh thần học hỏi ghê gớm" Theo ông, nhiều nước Châu Âu và Châu Á muốn hợp tác với Việt Nam là vì điểm này.Thêm một chỉ báo nữa có thể được chọn làm căn

cứ đánh giá môi trường văn hóa ở Việt Nam: Giữa năm 2006, NEF, một tổ chức nghiên cứu xã hội có uy tín ở Anh, đã đánh giá chỉ số hạnh phúc (HPI) của 178 nước trên thế giới tính đến thời điểm đó Điều thú vị là, NEF đã đo đạc và xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong số 178 nước với chỉ số hạnh phúc tổng hợp là 61,2, trên cả Trung Quốc (31/178), Thái Lan (33/178), Italia (66/178), Nhật Bản (95/178), Mỹ (108/178) và hơn 160 nước khác Theo chỉ

số này, hạnh phúc của mỗi cộng đồng được đo bằng số năm trong vôn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng với cuộc sông của mình trên cơ sở tính toán điều này có phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng hay không Nghĩa là, hanh phúc không nhất thiết đi liền với mức độ giàu - nghèo, hay trình độ phát triển - kém phát triển, hạnh phúc trước hết là

Trang 8

mức độ con người hài lòng với cuộc sống của mình.Khi nhìn môi trường văn hóa Việt Nam qua lăng kính tâm thế phát triển của đại đa số cư dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên gia nước ngoài, qua số liệu về mức độ lạc quan, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, chúng ta phải thừa nhận rằng, nét chủ đạo của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh, chứ không phải ngược lại

Những tấm gương người tốt việc tốt chính là biểu hiện rõ nhất về văn hóa, họ vẫn đang làm nòng cốt nuôi dưỡng cái đẹp của nếp ứng xử trong cộng đồng Nét đẹp đời thường trong lối sống thuần Việt vẫn luôn được tôn vinh Đó là những tấm gương hy sinh cứu người hoạn nạn, gương vượt khó của học sinh nghèo vẫn học giỏi, những người hiến đất xây trường học, những cá nhân “vô danh” cần mẫn nhặt đinh của bọn xấu rải dọc xa lộ, những người hảo tâm đóng góp cho quỹ từ thiện xã hội, thấm đẫm nghĩa tình “lá lành đùm lá rách”… Nhiều vùng quê dân trí và mức sống còn thấp nhưng hương ước làng xã rất bài bản, tích cực duy trì bảo tồn nề nếp tốt đẹp xưa, đã góp phần tạo ra “bức tường văn hóa” ngăn cản cái xấu xâm thực Và nền văn hóa gốc chuẩn mực đã cho thấy giá trị nổi bật, những làng quê ấy luôn có nhiều thí sinh là thủ khoa trong các kỳ thi đại học…

2.Hạn chế:

hoá,kinh tế-xã hội nhưng đồng thời cũng có nhiều tác động tiêu cực đến nền văn hoá lâu đời của nước ta

Nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng nhằm "vinh thân phì gia"; thay cho những chân lý được kiểm nghiệm bằng thực tiễn là

sự áp đặt những ý đồ che đậy cho quyền lợi của các phe nhóm; thay cho khát vọng hiểu biết không ngừng vốn tri thức khoa học là tìm kiếm bằng cấp

"dỏm" để đua tranh vào các vị trí quan chức mang lại đầy lợi lộc; thay cho tình cảm hướng thiện chân thành là "tuyệt chiêu" sắm vai đạo đức giả; cái đẹp bị thay bằng các ham muốn dung tục, tầm thường; tình người bị thay bằng bán mua, đổi chác… Nói gọn lại là nền tảng tinh thần, nền tảng đạo đức của xã hội bị xói mòn ở phần cơ bản nhất Nếu không kịp thời ngăn chặn, để cho nó di căn, di truyền cho thế hệ sau thì đó quả sẽ là một hiểm hoạ cho cả dân tộc

Những thành tựu và tiến bộ đạt được về văn hóa còn chưa tương xứng

và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống Văn hóa xét trên phương diện động lực thúc đẩy sự phát triển tỏ ra chưa đủ mạnh Hàm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hóa của ta còn thấp, văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối, điều chỉnh quá trình sản xuất, kinh

Trang 9

doanh theo hướng văn minh, hiện đại và hiệu quả Đáng quan tâm hơn, văn hóa chưa điều chỉnh mạnh mẽ nhận thức, tư tưởng, tình cảm, những quan hệ đạo đức, nếp sống của con người

TS Cù Huy Chử, nguyên Trưởng khoa Văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM thì có nhận định, chúng ta không xây dựng được một nền văn hóa đồng bộ, có sự hài hòa giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, giữa văn hóa lối sống và văn hóa chính trị Trong văn hóa nghệ thuật cũng không phát triển đồng đều, các loại nghệ thuật biểu diễn tạp kỹ, thời trang có xu hướng phát triển hơn nghệ thuật văn chương Các loại hình văn hóa nhìn đang lấn dần văn hóa đọc, nhất là đối với lớp trẻ Phim ảnh nước ngoài chiếm thị phần cao hơn phim ảnh trong nước Lý luận phê bình hầu như phát triển rất chậm, tình trạng sao chép những tác phẩm nước ngoài trở nên tràn ngập Trên các bình diện của văn hoá cũng cong nhiều hạn chế:

Về phương diện Tư tưởng- Lý luận:Môi trường văn hóa về lĩnh vực

này tuy phong phú, da dạng, đa chiều nhưng mới chỉ ở trình độ hạn chế Tất

cả các lý thuyết kể trên đều chưa được xã hội biết đến một cách sâu sắc

Về phương diện Kinh tế- Xã hội:Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều dạng

hoạt động của kinh tế thị trường đã định hình và phát triển, song cũng còn một số hình thức chỉ mới đang hình thành hoặc còn rất sơ khai Thị trường thực sự văn minh thì đang rất thiếu, nhưng những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực, thậm chí maphia tồn tại đây đó trong các nền kinh tế bên ngoài thì đã thấy có mặt ở Việt Nam Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, song thực lực còn chưa đủ mạnh và vẫn kém hiệu quả Công ty đa quốc gia nhưng vẫn hưởng lợi từ chính sách ưu đãi quốc gia Làm thuê đơn giản tồn tại song song với sản xuất lớn, với kinh tế tri thức Di chứng bao cấp vẫn còn tác động trong một số hoạt động kinh tế Nghèo đói giảm mạnh, thậm chí được thế giới đánh giá rất cao nhưng phân cực giàu nghèo lại tăng lên ghê gớm Lối sống xa xỉ, lãng phí và hiện tượng tham nhũng xuất hiện ở nhiều nơi

Vấn đề là ở chỗ, môi trường văn hóa như vậy trong hoạt động kinh tế đủ chỗ cho mọi kiểu tư duy kinh tế lành mạnh bén rễ và phát triển, nhưng cũng

đủ kẽ hở nuôi dưỡng gần như mọi Đảng hoạt động trục lợi Làm ăn chân chính, dựa vào chữ tín để sinh lợi tồn tại bên cạnh các hành vi lừa bịp, gian dối.Tham nhũng, buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia, biển thủ cả tiền cứu trợ, lừa đảo cả người lao động lẫn quan chức Chính phủ ngang nhiên tồn tại bên cạnh những hiện tượng lành mạnh, làm lợi cho người lao động và cho

xã hội

Về phương diện Đời sống tinh thần xã hội:Theo tính toán của một số

chuyên gia IMF, GDP/đầu người của Việt Nam năm 2005 là 552 USD Nếu đặt giả thiết, các nước thu nhập cao hơn ở ASEAN ngừng phát triển và Việt Nam vẫn cứ tăng trưởng như hiện nay, thì cũng phải mất 5 năm Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm để đuổi kịp Thái Lan, 24

Trang 10

năm để đuổi kịp Malaysia, 38 năm để đuổi kịp Brunei và 40 năm để đuổi kịp Singapore Còn nếu các nước ASEAN chỉ cần vẫn cứ tăng trưởng với tỷ

lệ như 10 năm qua, Việt Nam sẽ mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm

để đuổi kịp Thái Lan và 197 năm để đuổi kịp Singapore Mặc dù đây là con

số so sánh thuần tuý "cơ học" và xã hội phát triển dĩ nhiên không máy móc như thế, nhưng sự so sánh này dẫu sao vẫn có ý nghĩa cảnh báo đáng suy ngẫm;Có một lớp người đề cao cuộc sống xa hoa phung phí, xem nhẹ việc trau dồi nhân cách, là đồng nghĩa với sự tha hóa về nếp sống Do đó, cần phải phản đối và lên án những việc làm gây tổn hại tới môi trường thiên nhiên, gây phản cảm trên đường phố, không tự giác chấp hành quy chế nếp sống văn minh, không nhường nhịn trên xe buýt, gây rối làm mất trật tự công cộng Đặc biệt, đối với giới trẻ cần chấn chỉnh các biểu hiện thường thấy như: tôn thờ thần tượng thái quá, học theo các trào lưu trang phục dị hợm, nói tục chửi thề, lối sống tách rời nội quy nhà trường, tập tành hưởng thụ sớm, đi bụi, bỏ học, hành hung bạn đồng trang lứa, thậm chí lập băng nhóm “tuổi teen”…

III.Giải pháp

Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về:xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua thì trước hết phải nhận thấy được những nguyên nhân sau: Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hoá chưa được quán triệt đầy đủ và cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quản lý kinh tế- xã hội cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việc triển khai đường lối phát triển văn hoá.Chưa xây dựng được cơ chế,chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hoá trong cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hoá có biểu hiện xa rời đời sống,chạy theo chủ nghĩa thực dụng,thị hiếu thấp kém

Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc thì ta phải khắc phục những hạn chế và nguyên nhân đã được nêu ở trên

và đưa ra những giải pháp hiệu quả:

Hiện đại hoá trong văn hóa,cần coi trọng hàng đầu những quy luật đặc thù sau: Một là, xây dựng con người Việt Nam là con người phát triển cao

về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất.Hai là, xây dựng môi sinh văn hóa tức là “thiên nhiên thứ hai” do con người xây dựng trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá và đô thị hóa

Ba là, điều kiện văn hóa tức là chính sách, thể chế, hành lang pháp lý cần và

đủ cho hoạt động văn hóa và xã hội hóa văn hóa Bốn là, quản lý văn hóa tức là quản lý tri thức

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mớivề đặc trưng của nền văn hoá mới mà chúng ta cần xây dựng;về  chức năng,vai trò,vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế- xã hội và hội  nhập quốc tế.Cương lĩnh năm 1991 lần đầu  - Chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua.Thực trạng và giải pháp
i hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mớivề đặc trưng của nền văn hoá mới mà chúng ta cần xây dựng;về chức năng,vai trò,vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.Cương lĩnh năm 1991 lần đầu (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w