Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM (Trang 47)

2. Lợi nhuận trước

3.1.2. Những hạn chế

- Hệ số trang bị tài sản cố định cho công nhân trực tiếp sản xuất của công ty năm 2014 giảm 199.400000 đồng so với năm 2013. Chứng tỏ trình độ trang bị tài sản cố định của công ty từ năm 2013 đến năm 2014 giảm sút.

- Hệ số hao mòn tài sản cố định tăng từ 0,05 (năm 2013) lên 0,13 (năm 2014). Hệ số hao mòn tài sản cố định của công ty cao, chứng tỏ tài sản của công ty đã cũ, cần sớm được đổi mới.

- Hệ số phục vụ của tài sản cố định tăng từ 0,766 năm 2012 đến 0,813 năm 2013 và đến năm 2014 vẫn tiếp tục tăng nhưng không đáng kể.

- Hệ số sinh lời của năm 2014 giảm so với năm 2013 là 0,004 tương ứng với giảm 8,61 %.

Tóm lại, các hệ số trên ta thấy rằng .

Về máy móc, trang thiết bị: Mặc dù máy móc thiết bị của công ty đã được đầu tư,

móc thiết bị không đồng bộ, đầu tư không nhiều, quy mô không mở rộng, không đáp ứng đủ hệ số trang bị kĩ thuật cho công nhân. Từ đó làm cho giá thành sản phẩm của công ty cao lên sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hang hoá của công ty trên thị trường , từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty .

Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật: Công ty vẫn chưa đầu tư,

sử dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên dễ thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết, hao mòn bị ngày càng lớn, sử dụng nguồn nhân lực đông đảo làm tăng chi phí thuê mướn nhân công, không hạ được giá thành sản phẩm.

Sử dụng tài sản cố định: Công ty vẫn chưa tận dụng được hết năng lực sản xuất

của các TSCĐ. Thể hiện ở hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hoạt động tài trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: Trong hoạt động tài trợ cho

TSCĐ tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít mặc dù các quỹ đã được huy động. Mặt khác công ty chỉ chú ý đến hoạt động vay truyền thống bằng hợp đồng tín dụng từ các Ngân hàng là chủ yếu mà chưa chú ý đến các nguồn khác như phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán….

Trong hoạt động khấu hao, định giá lại TSCĐ: Đã từ lâu công ty không tiến hành

đánh giá lại TSCĐ điều này làm cho việc xác định mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm không được chính xác.

Nguồn nhân lực: Trình độ người lao động chưa cao, ảnh hưởng tới hiệu quả của

quá trình sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, tuy vậy công ty chưa có những chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Như vậy, những tồn tại trên sẽ gây khó khăn rất lớn cho công ty trong công tác phấn đấu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên, những tồn tại này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu có sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công nhân viên trong công ty cùng với sự linh hoạt sáng tạo của ban giám đốc.

Nguyên nhân:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM là doanh nghiệp mới thành lập, chưa thực sự có danh tiếng, cũng như các mối quan hệ rộng. Chính vì thế, việc huy động và tiếp cận các nguồn vốn lớn còn gặp khá nhiều khó khăn. Vậy nên, nguồn với nguồn vốn còn nhiều hạn chế, công ty gặp phải nhiều khó khăn trong công tác đổi mới, nâng cao chất lượng, năng suất cho tài sản cố định.

Công ty chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra những giải pháp đúng đắn.

Với một doanh nghiệp nhỏ, doanh thu hằng năm không lớn. Việc đầu tư, đào tạo nâng cao trình nguồn nhân lực còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù công ty đã có những kế hoạch cho việc triển khai các khóa đáo tạo, huấn luyện nhưng do các yếu tố khách quan và quan trọng là nguồn tài trợ còn gặp nhiều khó khăn nên công tác đào tạo hay bị tri hoãn hoặc dang dở.

Nguyên nhân khách quan

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, những biến động thường xuyên của thị trường trong nước và quốc tế cũng với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà công ty tham gia đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Tình hình nguồn vốn, các khoản tạm ứng và thanh toán luôn là vấn đề đáng quan tâm trong suốt thời gian qua. Đặc thù thi công các dự án của công ty đòi hỏi phải huy động một lượng thiết bị vật tư nhiều, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn.

Sự thay đổi, điều chỉnh liên tục các chính sách quản lý của nhà nước đối với công tác hạch toán và quản lý tài sản cố định đã gây nhiều khó khăn cho công ty trong hoạt động quản lý và hạch toán tài sản cố định. Bên cạnh đó một số văn bản của chính phủ mới ban hành tuy có tác dụng rất tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng nhưng sau một thời gian triển khai đã xuất hiện những khó khăn trong việc áp dụng. Cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều ách tắc phiền hà, đặc biệt Luật Xây dựng, Luật đất đai, Luật thuế

giá trị gia tăng mới ban hành, thay đổi, các doanh nghiệp cần phải có thời gian nhất định để thích ứng.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ và thương mại HCOM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w