Đầu tư phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM
2.3.1 Thực trạng quản trị tài sản cố định tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM
2.3.1.1 Khai thác, tạo lập vốn để hình thành quy mô cơ cấu TSCĐ
Cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định trong tổng tài sản cố định xét về mặt giá trị.
Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét, đánh giá sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về tính hợp lý trong biến động cơ cấu tài sản cố định và trong đầu tư tài sản cố định.
Tính cân đối của tài sản dài hạn và nguồn tài trợ mang tính dài hạn
Về tài sản: do sự biến động của các loại tài sản là khác nhau nên tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đều có biến động. Tài sản ngắn hạn có tỷ trọng tăng từ 35,52% lên 35,95%. Còn dài hạn giảm nhẹ từ 64,48% năm 2013 xuống còn 35,09% năm 2014. Sự thay đổi tỷ trọng không đáng nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đang duy trì trạng thái kinh doanh. Trong ngắn hạn cơ cấu này chưa hợp lý, đảm bảo cho doanh nghiệp tiền đề để phát triển và mở rộng, nhưng trong dài hạn cần có chiến lược điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo chiều sâu, tăng sức mạnh cạnh tranh.
mô kinh doanh, doanh nghiệp đã dùng ngồn vốn dài hạn tài trợ. Việc tài trợ này đem lại sự an toàn về mặt tài chính. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đem lại hiệu quả Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là tài sản cố định và các tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng chậm dần: năm 2013 đạt 50.058,82 triệu đồng tăng 2.161,46 triệu đồng hay 4,51% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 2.786,85 triệu đồng hay 5,57% so với năm 2013. Sự tăng lên của tài sản dài hạn chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản cố định và các tài sản dài hạn. Tuy các các chỉ tiêu đều gia tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản không có nhiều thay đổi.
Về mối quan hệ của các chỉ tiêu cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong năm nhỏ hơn tài sản đang sử dụng ( tài sản – nợ phải thu). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hiện đang phụ thuộc vào bên ngoài. Song nguồn vốn cố định (vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) lại lớn hơn tài sản lưu động nhiều, chứng tỏ khả năng thanh toán nhìn chung là tốt. Nợ phải thu nhỏ hơn nợ phải trả, chứng tỏ doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn. Để mở rộng quy mô kinh doanh, và nâng cao đòn bẩy tài chính thì đây là điều hợp lý.
Tăng giảm quy mô cơ cấu TSCĐ/TT
Bảng 2.1 Cơ cấu và tình hình tăng giảm nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM năm 2012- 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh năm 2013/2012 So sánh năm 2014/2013 NG TT % NG TT % NG TT % Số tiền TL % Số tiền TL % I. TSCĐ hữu hình 20.636,90 100 21.765,41 100 23.892,56 100 1.128,51 05,47 2.127,15 9,77 Nhà cửa, vật kiến trúc 10.833,57 52,50 11.969,49 54,99 12.193,46 51,03 1.135,92 10,49 223,97 1,87 Máy móc thiết bị 4.935,00 23,91 4.815,82 22,13 5.926,16 24,80 -119,18 -2,42 1.110,34 23,06 Phương tiện vận tải 1.428,70 06,92 1.434,74 06,59 1.621,10 6,78 6,03 0,42 186,36 12,99
Dụng cụ quản lý 2.649,25 12,84 2.495,58 11,47 2.410,50 10,09 -153,67 -5,80 -85,08 -3,41 TSCĐ khác 790,38 3,83 1.049,79 04,82 1.741,35 07,29 259,41 32,82 691,56 65,88 II. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 20.636,90 100 21.765,41 100 23.892,56 100 1.128,51 5,47 2.127,15 9,77
Từ bảng 2.1, nhận thấy cơ cấu tài sản cố định của công ty qua 3 năm 2012-2014 nhìn chung có sự thay đổi nhưng không lớn. Tài sản cố định của công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM năm 2012-2014 đều là tài sản cố định hữu hình (chiếm tỷ lệ 100%), không có tài sản cố định vô hình. Quy mô TSCĐ công ty liên tục tăng nhẹ qua các năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.128,51 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,47%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.127,15 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,77%, đây là điều tốt đối với công ty.
Về cơ cấu TSCĐ của công ty thì chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lí. Sự thay đổi trong tỉ trọng của TSCĐ từ năm 2012 – 2014 với từng loại tài sản khác nhau. Cụ thể là:
- Năm 2012, tổng nguyên giá tài sản cố định mà công ty quản lý và sử dụng là 20636,90 triệu đồng. Trong đó nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỉ trọng lớn nhất là 52,5%, sau đó máy móc thiết bị chiếm 23,91%, dụng cụ quản lí chiếm 12,84%.
- Năm 2013, tổng nguyên giá tài sản cố định của công ty là 21765,41 triệu đồng. Trong đó, nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỉ trọng lớn nhất là 54,99% (tỉ trọng tăng 10,49% so với năm 2012), máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng là 22,13% (tỉ trọng giảm 2,42% so với năm 2012), dụng cụ quản lý chiếm 11,47% (tỉ trọng giảm 5,8% so với năm 2012).
- Năm 2014, tổng nguyên giá tài sản cố định của công ty là 23892,56 triệu đồng. Trong đó, nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỉ trọng lớn nhất là 51,03% (tăng 1,87% so với năm 2012), máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng là 24,8% (tỉ trọng tăng 23,6% so với năm 2013), dụng cụ quản lý chiếm 10,09% (tỉ trọng giảm 3,41% so với năm 2013).
Qua trên ta thấy quy mô TSCĐ tăng nhưng không nhiều, sự thay đổi về cơ cấu các bộ phận TSCĐ là khá hợp lý, các chỉ tiêu trong TSCĐ đều có sự tăng nhẹ phản ánh quá trình tạo lập và khai thác vốn có hiệu quả vì vậy công ty cần thật sự chú ý về công tác quản lý, quản trị để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Bảng 2.2 Tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM năm 2013
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm Nguyên
giá Tỉ lệ Nguyên giá Tỉ lệ Nguyên giá Tỉ lệ
Nguyên giá Tỉ lệ I. TSCĐ hữu hình 20.636,90 100 3853,08 100 2724,57 100 21.765,41 100 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 10.833,57 52,50 1.450,41 37,64 314,49 11,54 11.969,49 54,99 2. Máy móc thiết bị 4.935,00 23,91 1415,08 36,73 1534,26 56,31 4.815,82 22,13 3. Phương tiện vận tải 1.428,70 06,92 203,90 5,29 197,86 7,26 1.434,74 06,59 4. Dụng cụ quản lý 2.649,25 12,84 505,93 13,13 659,60 24,21 2.495,58 11,47 5. TSCĐ khác 790,38 3,83 277,77 7,21 18,35 0,67 1.049,79 04,82 II. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 0 0,00 0 Tổng 20.636,90 100 3853,08 100 2724,57 100 21.765,41 100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)
Bảng 2.3 Tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương Mại HCOM năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm Nguyên
giá Tỉ lệ Nguyên giá Tỉ lệ Nguyên giá Tỉ lệ
Nguyên
I. TSCĐ hữu hình 21.765,41 100 3.806,21 100 1.679,06 100 23.892,56 100 hữu hình 21.765,41 100 3.806,21 100 1.679,06 100 23.892,56 100 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 11.969,49 54,99 447,94 11,77 223,97 13,34 12.193,46 51,03 2. Máy móc thiết bị 4.815,82 22,13 1.741,64 45,76 631,30 37,60 5.926,16 24,80 3. Phương tiện vận tải 1.434,74 06,59 391,32 10,28 204,96 12,21 1.621,10 06,78 4. Dụng cụ quản lý 2.495,58 11,47 444,52 11,68 529,59 31,54 2.410,50 10,09 5. TSCĐ khác 1.049,79 04,82 780,79 20,51 89,23 05,31 1.741,35 07,29 II.TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 21.765,41 100 3.806,21 100 1.679,06 100 23.892,56 100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)
Tăng giảm quy mô, cơ cấu các bộ phận TSCĐ:
• Qua bảng số liệu, ta thấy về mặt tổng quát quy mô TSCĐ công ty liên tục tăng nhẹ qua các năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013, tổng nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm 1.128,51 triệu đồng tương ứng tăng 5,47%. Trong đó, nguyên giá của nhà cửa, vật kiến trúc tăng nhiều nhất là 1.135,92 triệu đồng tương ứng tăng 10,49%, máy móc thiết bị giảm 119,18 triệu đồng tương ứng giảm 2,42%. Năm 2014, tổng nguyên giá tài sản cố định tăng 2.127,15 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 9,77% so với năm 2013. Sự tăng lên trong tổng nguyên giá TSCĐ chủ yếu do sự tăng lên nguyên giá của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cho thấy công ty đang đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật, quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng mở rộng.
+ Nguyên giá máy móc thiết bị năm 2013 giảm 119,18 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 2,42% so với năm 2012. Trong đó, nguyên giá tăng là 1.415,08 triệu đồng chiếm 37,64% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá giảm là 1.534,26 triệu đồng, chiếm 56,31% tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ. Nguyên
giá máy móc thiết bị năm 2014 tăng 1.110,34 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 23,06% so với năm 2013. Trong đó, nguyên giá tăng là 1.741,64 triệu đồng, chiếm 45,76% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá giảm là 631,30 triệu đồng, chiếm 37,60% tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ.
+ Nguyên giá phương tiện vận tải năm 2013 tăng 6,03 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 0,422% so với năm 2012. Nguyên giá tăng là 203,90 triệu đồng, chiếm 5,29 % tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá giảm là 197,86 triệu đồng, chiếm 7,26% tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ. Nguyên giá phương tiện vận tải tăng 186,56 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 12,99% so với năm 2013. Nguyên giá tăng là 391,32 triệu đồng, chiếm 10,28% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ.
+ Nguyên giá dụng cụ quản lí năm 2013 giảm 153,67 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 5,8% so với năm 2012. Nguyên giá tăng là 505,93 triệuđồng, chiếm 13,13% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá giảm là 659.60 triệuđồng, chiểm 24,21% tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ. Nguyên giá dụng cụ quản lí giảm 85,08 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 3,41%. Nguyên giá tăng là 444,52 triệu đồng, chiếm 11,68% tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Nguyên giá giảm là 529,59 triệu đồng, chiểm 31,54% tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ. Công ty đã chú ý đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, dụng cụ quản lí để tăng năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm tổng nguyên giá tài sản cố định. Đi sâu tìm hiểu, nguyên giá các nhóm tài sản cố định hữu hình chủ yếu tăng là do quá trình đầu tư mua sắm chứ không phải là do đánh giá lại. Trong năm 2014 để đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã mua sắm đổi mới máy móc thiết bị hiện đại như: máy tính, phần mềm máy…Thêm vào đó phương tiện vận tải cũng được mua sắm trang bị thêm để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong kì như: xe vận tải. Công ty đầu tư thêm mua thêm các thiết bị, dụng cụ quản lí như: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường hiện đại.Điều này tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.1.2 Quản lý quá trình sử dụng TSCĐ
Hệ số trang bị tài sản cố định của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương Mại HCOM
Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đảm bảo tài sản cố định cho lao động, cho một đơn vị diện tích, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm tài sản cố định nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm
Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bq =
Bảng 2.4 Tình hình trang bị tài sản cố định 3 năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/201 2 So sánh 2014/2013 1.NG TSCĐ bình quân trong kỳ 19770,24 21201,16 22828,99 1430,92 1627,83 2.Số công nhân trực tiếp sản xuất 18 30 45 12 27 3.Hệ số trang bị chung TSCĐ 1098,35 706,71 507,31 -391,64 -591,04
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)
Hệ số trang bị tài sản cố định cho công nhân trực tiếp sản xuất của công ty năm 2013 giảm 391,64 triệu/người so với năm 2012, năm 2014 giảm 591,04 triệu đồng/người so với năm 2013. Hệ số trang bị tài sản cố định cho công nhân trực tiếp sản xuất của công ty giảm nguyên nhân là do công ty bán thanh lý một số tài sản cố định, số tiền đầu tư thêm tài sản cố định mới cũng tương đương so với số tài sản cố định đã thanh lý (nguyên giá thay đổi không đáng kể) trong khi đó số công nhân lại tăng lên mạnh: năm 2014 số công nhân tăng 27 người so với năm 2013
Đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định thực chất là xem xét mức độ hao mòn tài sản cố định, lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu giá trị sử dụng còn lại của tài sản cố định, mức độ bảo toàn công năng, khả năng phục hồi của tài sản cố định. Công thức tính hệ số hao mòn tài sản cố định:
Bảng 2.5 Tình hình trang bị kỹ thuật của tài sản cố định công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thương mại HCOM năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại TSCĐ Nguyên giá Khấu hao lũy kế TSCĐ Hệ số hao mòn %
2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 I. TSCĐ hữu hình 20636,90 21765,4 1 23892,56 2251,3 0 1107,96 3142,9 9 10,91 05,09 13,15 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 10833,57 11969,4 9 12193,46 1228,4 2 625,74 1215,1 3 11,34 05,23 09,97 2. Máy móc thiết bị 4935,00 4815,82 5926,16 625,78 203,56 875,23 12,68 04,23 14,77 3. Phương tiện vận tải 1428,70 1434,74 1621,10 92,17 35,63 145,87 06,45 02,48 09,00 4. Dụng cụ quản lý 2649,25 2495,58 2410,50 239,15 197,35 761,39 09,03 07,91 31,59 5. TSCĐ khác 790,38 1049,79 1741,35 65,78 45,67 145,37 08,32 04,35 08,35 II. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 20636,90 21765,4 1 23892,56 2251,3 0 1107,96 3142,9 9 10,91 05,09 13,15
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)
Nếu chỉ xét hệ số hao mòn nhìn chung của TSCĐ trong 3 năm 2012-2014 thì tài sản cố định của công ty ở mức thấp, tài sản cố định chủ yếu là tài sản mới
- Nhà cửa, vật kiến trúc: năm 2012 có hệ số hao mòn là 11,34% nhưng đến năm 2013 do công ty đánh giá lại tài sản nên hệ số hao mòn giảm xuống chỉ còn 5,23%. Tuy nhiên, năm 2014 hệ số hao mòn TSCĐ lại tăng lên đến 9,97%.
- Máy móc thiết bị: năm 2012 có hệ số hao mòn là 12,68% nhưng đến năm 2013 do công ty đầu tư mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới nên hệ số hao mòn giảm xuống chỉ còn 4,23%. Tuy nhiên, năm 2014 hệ số hao mòn TSCĐ lại tăng lên đến 14,77%. Nguyên nhân chủ yếu là mặc dù trong kỳ công ty đã mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới, nhưng số máy móc thiết bị ban đầu càng ngày càng cũ.
- Phương tiện vận tải: năm 2012 có hệ số hao mòn là 6,45% nhưng đến năm 2013 do công ty đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận tải mới nên hệ số hao mòn giảm xuống chỉ còn 2,48%. Tuy nhiên, năm 2014 hệ số hao mòn TSCĐ lại tăng lên đến 9,0%. Chứng tỏ phương tiện vận tải của công ty đang xuống cấp.
- Dụng cụ quản lý: hệ số hao mòn của dụng cụ quản lý tăng dần qua các năm, năm 2012 hệ số hao mòn là 9,03%, năm 2013 hệ số hao mòn là 7,91%, năm 2014 hệ số hao mòn là 31,59%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng lên hệ số hao mòn TSCĐ là công ty đã mua sắm và đưa vào sử dụng nhiều hơn, giảm giá trị của TSCĐ một cách