1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cao học QUẢN lý báo CHÍ đối NGOẠI và TRUYỀN THÔNG QUỐC tế5 thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nguồn nhân

24 110 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

I MỞ ĐẦUThông tin đối ngoại là hoạt động thông tin của một quốc gia nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới, thông tin về tình hình đất nước, con người, lịch sử, văn hóa … cho các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài; thông tin về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của các quốc gia khác cho nhân dân trong nước. Thông tin đối ngoại nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết về quốc gia đó, xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn nhằm phục vụ lợi ích quốc gia.Trên cở sở nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đã được Tổng Giám đốc Đài THVN giao, Lãnh đạo Trung tâm đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị cùng với sự nỗ lực phấn đấu của công chức, viên chức và người lao động nên từ năm 2016 – 2020, Trung tâm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, kết quả đào tạo của năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Trung tâm đã bám sát nhu cầu đào tạo của các đơn vị để điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp, Trung tâm luôn xác định rõ mục tiêu đào tạo là xây dựng đội ngũ những người làm truyền hình giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy và chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng của Đài THVN. Nguồn nhân lực đối ngoại chất lượng cao là nhu cầu của bất cứ tổ chức, cơ quan nào, tuy nhiên đối với truyền hình nó đòi hỏi cao hơn mặt bằng chung vì yêu cầu khách quan của một ngành đặc thù. Truyền hình là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc biệt, có sản phẩm đặc biệt. Đó là sản phẩm tổng hợp được sản xuất trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ. Hoạt động của truyền hình vừa mang tính báo chí, vừa mang tính nghệ thuật, giải trí; được thể hiện bằng công nghệ kỹ thuật cao, luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học của thế giới. Vì vậy người làm truyền hình, ngoài năng khiếu bẩm sinh (điều này rất quan trọng đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật) còn phải có trình độ học vấn và kiến thức tổng hợp theo kịp tiến trình phát triển của quốc tế. Như Tổng giám đốc ĐTHVN Trần Bình Minh tại Huế phát biểu:“ Trong chiến lược của Đài THVN thì đào tạo chuyên môn sâu là một trong những hướng đào tạo vô cùng quan trọng. Hiện nay đang xây dựng hướng đào tạo này và chúng ta không phải chỉ dừng cái chiến lược ở trên giấy. ...Trên thực tế lãnh đạo Đài giao cho TTĐTBD cùng các đơn vị sẽ cần phải tăng cường nhiều hơn nữa về kinh phí và tổ chức lớp học chuyên sâu trong nước và ở nước ngoài để chúng ta sẽ hoàn thiện cho đội ngũ của chúng ta ở trình độ cao hơn”.

I/ MỞ ĐẦU Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin của một quốc gia nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới, thông tin về tình hình đất nước, con người, lịch sử, văn hóa … cho các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài; thông tin về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của các quốc gia khác cho nhân dân trong nước Thông tin đối ngoại nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết về quốc gia đó, xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn nhằm phục vụ lợi ích quốc gia Trên cở sở nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đã được Tổng Giám đốc Đài THVN giao, Lãnh đạo Trung tâm đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị cùng với sự nỗ lực phấn đấu của công chức, viên chức và người lao động nên từ năm 2016 – 2020, Trung tâm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, kết quả đào tạo của năm sau luôn tăng cao hơn năm trước Trung tâm đã bám sát nhu cầu đào tạo của các đơn vị để điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp, Trung tâm luôn xác định rõ mục tiêu đào tạo là xây dựng đội ngũ những người làm truyền hình giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy và chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng của Đài THVN Nguồn nhân lực đối ngoại chất lượng cao là nhu cầu của bất cứ tổ chức, cơ quan nào, tuy nhiên đối với truyền hình nó đòi hỏi cao hơn mặt bằng chung vì yêu cầu khách quan của một ngành đặc thù Truyền hình là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc biệt, có sản phẩm đặc biệt Đó là sản phẩm tổng hợp được sản xuất trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ Hoạt động của truyền hình vừa mang tính báo chí, vừa mang tính nghệ thuật, giải trí; được thể hiện bằng công nghệ kỹ thuật cao, luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học của thế giới Vì vậy người làm truyền hình, ngoài năng khiếu bẩm sinh (điều này rất quan trọng đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật) còn phải có trình độ học vấn và kiến thức tổng hợp theo kịp tiến trình phát triển của quốc tế Như Tổng giám đốc ĐTHVN Trần Bình Minh tại Huế phát biểu:“ Trong chiến lược của Đài THVN thì đào tạo chuyên môn sâu là một trong những hướng đào tạo vô cùng quan trọng Hiện nay đang xây dựng hướng đào tạo này và chúng ta không phải chỉ dừng cái chiến lược ở trên giấy .Trên thực tế lãnh đạo Đài giao cho TTĐTBD cùng các đơn vị sẽ cần phải tăng cường nhiều hơn nữa về kinh phí và tổ chức lớp học chuyên sâu trong nước và ở nước ngoài để chúng ta sẽ hoàn thiện cho đội ngũ của chúng ta ở trình độ cao hơn” II NỘI DUNG 1 Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công tác văn hóa đối ngoại - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác đối ngoại; tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về thông tin quốc tế và văn hóa đối ngoại, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại,cán bộ làm công tác văn hóa tại các Ban - Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác văn hóa đối ngoại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập; tranh thủ các hoạt động hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động văn hóa đối ngoại - Phát triển nguồn nhân lực của Đài phù hợp với quy hoạch bảo đảm phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, công tác đào tạo trong từng thời kỳ - Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; áp dụng nhiều hình thức đào tạo theo hướng tiếp cận khoa học công nghệ mới, tiên tiến; Chú trọng đào tạo đội ngũ phóng viên, cán bộ quản lý và lĩnh vực thông tin đối ngoại 2 Thực trạng công tác đào tạo ở Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (TTĐTBD) *Sơ lược về TTĐTBD - Tên đơn vị: Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình - Địa điểm trụ sở chính: 59 Thợ Nhuộm - Cửa Nam – Hoàn Kiếm – Hà Nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) tiền thân là Trung tâm đào tạo Cán bộ Phát thanh – Truyền hình trực thuộc Cục Truyền thanh – Phát thanh – Truyền hình được thành lập theo Quyết định số 256/TC-QĐ ngày 06/02/1991 của Bộ Văn hoá – Thông tin, Thể thao và Du lịch Ngày 24/9/1991, Bộ Văn hoá – Thông tin và Thể thao đã có Quyết định số 1526/TC-QĐ chuyển Trung tâm về trực thuộc Bộ Văn hoá – Thông tin và Thể thao Trung tâm đào tạo cán bộ Phát thanh – Truyền hình được chuyển về trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam theo Quyết định tiếp nhận số 13/QĐ-THVN ngày 10/01/1994 Năm 2003 Trung tâm đổi tên thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình Sự phát triển của Trung tâm hơn hai mươi năm qua đã trải qua những giai đoạn khác nhau tương ứng với sự phát triển của Đài THVN Hiện nay, Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Đài THVN, hoạt động theo quyết định số số 2224/QĐ-THVN, ngày 15/12/2014 về việc : Ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình của Tổng giám đốc Đài THVN, theo đó: Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình ( tên tiếng Anh: Vietnam Television Training Centre, viết tắt: VTVTC ) là đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam ( THVN ) có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động thuộc Đài THVN và hệ thống truyền hình trong cả nước Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình có nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1 Xây dựng kế hoạch công tác dài hạn, hàng năm về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trình Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt 2 Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất chương trình với các tổ chức cá nhân trong khu vực và trên thế giới theo quy định 3 Tổ chức đội ngũ giảng viên, cộng tác viên phục vụ công tác biên soạn giáo trình, chương trình giảng dạy, theo nội dung đã được Tổng giám đốc phê duyệt 4 Biên soạn, ấn hành tại liệu, giáo trình và sản xuất phim phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo của Trung tâm 5 Tổ chức hợp tác, liên kết đào tạo với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo dịch vụ theo quy định 6 Xây dựng nhiệm vụ cụ thể, quy chế, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác của Trung tâm với các đơn vị trực thuộc Đài trình Tổng giám đốc phê duyệt 7 Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm 8 Tổ chức theo phân cấp về tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của Đài THVN 9 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Trang thiết bị kỹ thuật của TTĐTBD Trung tâm có các phòng học được trang bị đầy đủ trang âm, ánh sáng, Projector, các phòng máy, studio được trang bị đầy đủ các thiết bị (các camera số chuyên dụng IKEGAMI, Camera DVcam, Camera HD350, Camera Betacam 537,637 các bộ dựng cao cấp avit, có phầm mềm thiết kế đồ họa kỹ xảo 3D, bàn dựng analog, in sao băng đĩa DVD,VCD) Tình hình trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm quá thiếu và lạc hậu, khó đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện tại Các thiết bị đã được sử dụng từ lâu và việc mua sắm thiếu đồng bộ nên Trung tâm không có giáo cụ phục vụ công tác đào tạo nghiệp vụ một cách hệ thống, sát với thực tế sản xuất Thực trạng trang thiết bị của Trung tâm đã sử dụng hết công suất (hơn 100%) đa số đã hết khấu hao (đặc biệt là khấu hao vô hình, nói cách khác là máy móc đã lạc hậu so với mặt bằng chung của VTV ) Đội ngũ giảng viên của TTĐTBD Do đặc thù là một đơn vị làm công tác tổ chức các hoạt động đào tạo nên nguồn giảng viên cơ hữu ít ( chỉ có hai người tham gia giảng dạy) Phần lớn các giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Trung tâm là những giảng viên kiêm nhiệm đang công tác tại các đơn vị trong Đài THVN và các cơ quan, trường học trong cả nước cũng như các chuyên gia, giảng viên của các cơ quan, tổ chức quốc tế - Giảng viên trong nước: a Giảng viên của Đài THVN: Như trên đã nói, giảng viên trong nước tham gia giảng dạy tại các khoá học chủ yếu là cán bộ, viên chức của Đài THVN Đây là những người đã công tác lâu năm trong ngành truyền hình, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong việc truyền thụ kiến thức Tuy nhiên, có một số giảng viên chưa qua công tác giảng dạy, chưa có phương pháp sư phạm, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của khoá học Bên cạnh đó, có những giảng viên có kinh nghiệm nghề nghiệp lẫn kinh nghiệm giảng dạy thì do đặc thù công việc nên không thể bố trí thời gian tham gia giảng dạy cho các khoá học mà Trung tâm tổ chức b Giảng viên ngoài Đài: Bên cạnh những giảng viên của Đài THVN, trong thời gian qua, có một số chuyên ngành đã phải mời các chuyên gia của các đơn vị khác ngoài Đài như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh v.v Đối với đội ngũ giảng viên này có những thuận lợi rất lớn như nắm chắc lý thuyết cơ bản và có chuyên môn sâu, đặc biệt là kinh nghiệm sư phạm trong việc truyền đạt kiến thức Tuy nhiên, do môi trường làm việc là các đơn vị chuyên về nghiên cứu, đào tạo nên kết quả của một số khóa học chưa cao vì giảng viên ít kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực báo chí truyền hình - Giảng viên nước ngoài: Giảng viên nước ngoài được mời đến tham gia giảng dạy là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông của các nước phát triển Các chuyên gia này vừa có kiến thức, vừa có phương pháp giảng dạy nên chất lượng các khoá học thường rất khả quan Song, do phong tục tập quán, phương thức, thói quen làm việc giữa các quốc gia có khác nhau nên các giảng viên nước ngoài thường mất khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, làm quen với học viên, điều kiện sinh hoạt, thời gian… Với số lượng các khóa đào tạo của các năm đều tăng hơn so với kế hoạch và tăng hơn nhiều so với năm trước nhưng chất lượng các khóa đào tạo của Trung tâm vẫn luôn được đảm bảo, nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng và phong phú Các khóa đào tạo của Trung tâm được đề cập đến nhiều lĩnh vực, đã bám sát nhu cầu của các đơn vị trong Đài và kế hoạch đào tạo đã được Tổng Giám đốc phê duyệt Mỗi khóa học tại Trung tâm đều thực hiện luôn đan xen giữa lý thuyết và thực hành, thông qua các bài thực hành giảng viên đã có những nhận xét đánh giá để học viên có thể điều chỉnh nội dung, cách thể hiện cho phù hợp * Về nội dung, chương trình đào tạo: - Bám sát kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của Lãnh đạo Đài THVN để qua đó xây dựng các nội dung đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển của Đài THVN trong những năm tới - Tìm hiểu nhu cầu đào tạo thực tế của từng đơn vị qua đó đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp, thiết thực và sát với nhu cầu của họ Điển hình là các khóa đào tạo về ánh sáng của Canađa cho các Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh đã đáp ứng đúng nhu cầu của các Trung tâm khu vực trong lĩnh vực ánh sáng Đặc biệt qua khóa học này các Trung tâm đã khai thác, vận hành triệt để các thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ tốt cho các chương trình phát sóng, nâng cao nội dung chương trình - Tăng cường các khóa đào tạo quốc tế, chú trọng các chuyên gia giỏi có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn Mục tiêu tổng quát cho các khóa học là trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao của quá trình tác nghiệp Đồng thời, thông qua các khóa học sẽ tìm ra những “hạt giống” để tiếp tục đào tạo nâng cao để trở thành các chuyên gia đầu ngành Đánh giá chất lượng đào tạo Chất lượng giảng viên Do đặc thù là một đơn vị làm công tác tổ chức các hoạt động đào tạo nên nguồn giảng viên cơ hữu ít ( chỉ có vài người tham gia giảng dạy), phần lớn các giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Trung tâm là những giảng viên kiêm nhiệm đang công tác tại các đơn vị trong Đài THVN và các cơ quan, trường học trong cả nước cũng như các chuyên gia, giảng viên của các cơ quan, tổ chức quốc tế Đây là nguyên nhân ảnh hưởng chính tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình trong thời gian qua - Giảng viên trong nước: a Giảng viên của Đài THVN: Như trên đã nói, giảng viên trong nước tham gia giảng dạy tại các khoá học chủ yếu là cán bộ, viên chức của Đài THVN Đây là những người đã công tác lâu năm trong ngành truyền hình, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong việc truyền thụ kiến thức Tuy nhiên, có một số giảng viên chưa qua công tác giảng dạy, chưa có phương pháp sư phạm, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của khoá học Bên cạnh đó, có những giảng viên có kinh nghiệm nghề nghiệp lẫn kinh nghiệm giảng dạy thì do đặc thù công việc nên không thể bố trí thời gian tham gia giảng dạy cho các khoá học mà Trung tâm tổ chức Một thực tế khác, trong đội ngũ những giảng viên của truyền hình sở hữu những khả năng kiến thức và sư phạm khác nhau Sự không đồng đều, không cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên của đội ngũ giảng viên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy Có thể nói nguồn giảng viên quan trọng, chủ lực là cán bộ, viên chức của Đài THVN còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng ( chuyên môn nghiệp vụ và khả năng sư phạm ) đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình của Trung tâm b Giảng viên ngoài Đài: Bên cạnh những giảng viên của Đài THVN, trong thời gian qua, có một số chuyên ngành đã phải mời các chuyên gia của các đơn vị khác ngoài Đài như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh v.v Đối với đội ngũ giảng viên này có những thuận lợi rất lớn như nắm chắc lý thuyết cơ bản và có chuyên môn sâu, đặc biệt là kinh nghiệm sư phạm trong việc truyền đạt kiến thức Tuy nhiên, do môi trường làm việc là các đơn vị chuyên về nghiên cứu, đào tạo nên kết quả của một số khóa học chưa cao vì giảng viên ít kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực truyền hình - Giảng viên nước ngoài: Giảng viên nước ngoài được mời đến tham gia giảng dạy là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông của các nước phát triển Các chuyên gia này vừa có kiến thức, vừa có phương pháp giảng dạy nên chất lượng các khoá học rất khả quan Tuy nhiên có rất nhiều những khó khăn đối với công tác đào tạo của Trung tâm khi giảng viên là người nước ngoài: Thứ nhất, để có thời gian mà giảng viên có thể sang Việt Nam là cả một vấn đề Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về phía giảng viên Thứ hai, việc thống nhất về thời gian và nội dung giảng dạy của giảng viên Thứ ba, do phong tục tập quán, phương thức, thói quen làm việc giữa các quốc gia có khác nhau nên các giảng viên nước ngoài thường mất khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, làm quen với học viên, phương thức làm việc của VTV… Thứ tư, do khác biệt ngôn ngữ nên phải thông qua phiên dịch nên đôi khi nội dung truyền tải không được chính xác và sự mất thời gian ở khâu phiên dịch vô hình dung đã tạo áp lực lên lịch trình của toàn khóa đào tạo Ngoài ra nội dung được phiên dịch phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người phiên dịch… Thứ năm, tổng kinh phí cho giảng viên nước ngoài lớn hơn nhiều so với giảng viên trong nước Chất lượng chương trình đào tạo Giữa hình thức và nội dung đào tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau, đặc biệt là đối với công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình có sự đòi hỏi rất cao giữa hình thức và nội dung, giữa lý thuyết và thực hành Những yêu cầu này hiện nay còn nhiều bất cập đối với đội ngũ giảng viên, cũng như những người làm công tác quản lý đào tạo, cụ thể là: - Chưa lập ra được một khung chương trình (syllabus) gồm: số lượng buổi học trên lớp và số giờ tự học tương ứng, nội dung giảng của mỗi buổi học (sẽ học cái gì của giáo trình, giáo án) và những tài liệu bổ trợ được chỉ định là gì, sẽ có bài tập nào dự kiến được giao về nhà cho học viên, và nhằm đạt mục tiêu đào tạo cụ thể nào - Đội ngũ quản trị đào tạo của Trung tâm còn nhiều bất cập: trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đông đều, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận… để có thể lựa chọn được những giảng viên chất lượng và cùng với giảng viên xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho mỗi khóa đào tạo Việc giám sát thực hiện chương trình để đảm bảo mỗi buổi học đều được diễn ra đúng như thiết kế, đồng thời luôn phải tiến hành những khảo sát, đánh giá để điều chỉnh nội dung cho phù hợp hơn với yêu cầu của người học… Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm Tình hình trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm quá thiếu và lạc hậu, khó đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện tại Các thiết bị đã được sử dụng từ lâu và việc mua sắm thiếu đồng bộ nên Trung tâm không có giáo cụ phục vụ công tác đào tạo nghiệp vụ một cách hệ thống, sát với thực tế sản xuất Riêng về kỹ thuật số, có thể nói Trung tâm hiện chưa sẵn sàng và chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo truyền hình kỹ thuật số Truyền hình số có yêu cầu cao về khả năng tác nghiệp kỹ thuật đối với các phóng viên; ranh giới giữa tác nghiệp kỹ thuật và tác nghiệp nội dung trong truyền hình số ngày càng mờ nhạt dần Vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho các phóng viên cần phải được thực hiện một cách hệ thống, phù hợp với các qui trình sản xuất thực tế thông qua các hệ thống giáo cụ số được xây dựng trên cơ sở các qui trình tác nghiệp chuẩn, tuân thủ các chuẩn kỹ thuật đã được thống nhất trong ngành Thực trạng trang thiết bị của Trung tâm đã sử dụng hết công suất (hơn 100%), đa số đã hết khấu hao (đặc biệt là khấu hao vô hình, nói cách khác là máy móc đã quá lạc hậu so với mặt bằng chung của VTV ) Một vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết của Trung tâm đó là công tác quản lý thống nhất về kỹ thuật tại Đài THVN cho đến thời điểm này chưa hoàn chỉnh Tại Đài THVN vẫn thiếu các qui trình tác nghiệp, qui trình quản lý, chuẩn kỹ thuật số thống nhất dùng chung cho toàn ĐTHVN nói riêng và ngành truyền hình Việt Nam nói chung; gây khó khăn cho việc xây dựng giáo trình cũng như đầu tư xây dựng các hệ thống giáo cụ kỹ thuật số phục vụ đào tạo của Trung tâm Như vậy về trang thiết bị phục vụ cho các khóa đào tạo của Trung tâm còn thiếu, lạc hậu và chưa đồng bộ gây khó khăn cho quá trình làm bài tập thực hành của học viên *Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 1 Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên 1.1 Phát triển số lượng đội ngũ giảng viên a Đội ngũ giảng viên quốc tế : Trong một số khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình, cần có đội ngũ giảng viên quốc tế bởi tính chất, mục đích, nội dung và đối tượng đào tạo Để phát triển đội ngũ giảng viên này TT cần có những kênh quan hệ như sau: - Thông qua quan hệ của Đài THVN - Thông qua các tổ chức giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng trong nước - Thông qua các tổ chức quốc tế tại Việt Nam - Thông qua mối quan hệ thường xuyên của TT với các tổ chức liên quan đến phát thanh, truyền hình quốc tế - Thông qua các kênh quan hệ khác b Đội ngũ giảng viên trong nước: bên cạnh những giảng viên ngoài Đài THVN tham gia giảng dạy tại TT, do tính chất đặc thù của công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình nên đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của ĐTHVN có ý nghĩa vô cùng quan trọng 2 Nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên và TT Tùy theo từng mục tiêu cụ thể của mỗi khóa học mà có những nội dung đào tạo phù hợp Nội dung của khóa học phải đảm bảo các tiêu chí: mục tiêu, đối tượng, số lượng, mục tiêu sư phạm, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, thời gian Trung tâm cần có lực lượng xem xét thẩm định nội dung mỗi khóa học đảm bảo tính khoa học và khả thi cũng như tính hiệu quả của nó Việc thẩm định như vậy cũng cần phải có kế hoạch và quy trình hết sức cụ thể, tránh chủ nghĩa hình thức để đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt 3 Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Trung tâm cần bổ sung những trang thiết bị cần thiết, tối thiểu nhất cho những khóa đào tạo có thực hành, trên cơ sở định hướng phát triển công nghệ của Đài truyền hình Việt Nam Vừa qua TT đã được nhập một số trang thiết bị để phục vụ công tác đào tạo, tuy nhiên còn rất nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn đào tạo của Trung tâm Vì vậy TT cần có kế khoạch, bảo quản và khai thác tốt số thiết bị kỹ thuật nói trên Về lâu dài, với chức năng nhiệm vụ được giao, TT cũng cần tham gia đóng góp cho định hướng chiến lược đổi mới công nghệ thiết bị của ĐTHVN thông qua những đề tài nghiên cứu khoa học Trang web của Trung tâm đi vào hoạt động đã có những hiệu ứng tích cực Đầu tư cho trang web không lớn, nhưng hiệu quả của nó đối với nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo của từng khóa học nói riêng là đáng kể Vấn đề ở chỗ, nội dung của trang web phải được duy trì tốt, phụ hợp với tôn chỉ mục đích của Trang web, tránh biến trang web thành một trang tin tức tổng hợp 4 Củng cố năng lực đội ngũ quản lý đào tạo chuyên nghiệp, tập trung các nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng Trước hết, phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Trung tâm về mọi mặt thông qua việc học tập và rèn luyện của bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau Trung tâm cũng cần tiếp tục nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ những người làm công tác đào tạo thông qua học tập, rèn luyện của mỗi người cũng như thông qua các lớp đào tạo do Trung tâm tổ chức *Khuyến nghị một số giải pháp đối với Đài THVN để nâng cao chất lượng Chuyển đổi công nghệ mang tính cách mạng về quy trình sản xuất Thiết bị số lại không đắt hơn thiết bị tương tự, thậm chí ngày càng rẻ hơn Cái khó mà tất cả các đài khi chuyển đổi đều chung một điểm đó là thay đổi trong tư duy từ nhà quản lý đến các nhân viên, sự ngại thay đổi trong từng đầu mối công việc với một ê-kíp làm tin Bên cạnh đó các phóng viên, biên tập viên chưa được đào tạo để tiếp cận với thiết bị mới và cách làm việc mới; từ chỗ họ là những thực thể độc lập, hoạt động tự do trở thành một mắt xích trong một dòng công việc, hoạt động của họ bị phụ thuộc vào cả guồng máy sản xuất Nói đến kỹ thuật số nhiều người nghĩ đó là việc của các kỹ sư và kỹ thuật viên Nếu hiểu như vậy thì việc số hóa không bao giờ thành công Thiết bị, dù hiện đại đến đâu cũng chỉ là công cụ, phương tiện phục vụ các mục đích của con người Nó sinh ra là để thể hiện được mong muốn của con người, nó "kéo dài cánh tay tri thức của con người" chứ không phải con người chạy theo nó một cách thụ động Kỹ thuật số nói chung và truyền hình số nói riêng ra đời, dù là sản phẩm của các nhà khoa học kỹ thuật, nhưng nó phục vụ cho đội ngũ sản xuất chương trình, bao gồm tất cả các thành phần từ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn Sử dụng nó là phải hiểu tính năng ưu việt và thế mạnh của nó Chuyển đổi kỹ thuật công nghệ là chuyển đổi cả quy trình sản xuất, cách thức và phương pháp làm chương trình chứ không phải chỉ đầu tư thiết bị Trong thực tế, các công ty cung cấp thiết bị thì chỉ quan tâm bán hàng và hướng dẫn sơ sài vài kỹ thuật viên cách sử dụng thiết bị để bàn giao, thanh toán; còn yếu tố quan trọng nhất là sử dụng nó đúng nghĩa với công nghệ sản xuất số thì chưa được quan tâm Điều này thường xảy ra do các nhà thầu tiếp thị, đi trước trong việc bán thiết bị, trong khi người sử dụng lại chưa sẵn sàng thay đổi Cho nên hiện tượng khá phổ biến ở nhiều đài, thậm chí cả ở các đài lớn là sử dụng thiết bị công nghệ mới bằng cách thức sản xuất cũ như kiểu dùng máy tính cấu hình cao chỉ để đánh văn bản word Hậu quả là thiết bị chỉ phát huy được vài chục phần trăm tính năng của nó, thậm chí còn không thích sử dụng vì thấy không thân thiện Cho nên có thể khẳng định việc trang bị kiến thức và kỹ năng để sử dụng công nghệ mới là công việc của các nhà đào tạo chứ không phải của nhà cung cấp thiết bị Và nó cần phải phải có nguồn kinh phí như một dự án đào tạo riêng chứ không phải chỉ có cái khoản mục "Đào tạo, chuyển giao" vốn rất nhỏ nhoi không đáng kể trong cơ cấu dự án thiết bị Việc này đặt ra cho bản thân các nhà đào tạo phải tìm hiểu, nghiên cứu xu hướng chuyển đổi công nghệ trên thế giới cũng như khu vực và cũng phải được đào tạo để đổi mới cách thức đào tạo trong giai đoạn mới Một trong những thay đổi trong xu hướng đào tạo hiện đại là đào tạo ê-kíp các chức danh trong một quy trình sản xuất chứ không phải đào tạo các chức danh riêng biệt Quy trình sản xuất tin số nhìn chung sẽ gồm: ấn định chủ đề, ghi hình, nhập dữ liệu, lưu trữ, sản xuất hạng mục tin, hậu kỳ, phát sóng, lưu trữ dài hạn Kèm theo nó là các vị trí nhân sự, chức danh tương ứng có mối liên hệ mật thiết với nhau Việc chuyển đổi công nghệ chỉ thực sự hiệu quả khi có sự thay đổi nhận thức từ các cấp lãnh đạo đến từng phóng viên Sau khi nhận thức việc phải làm chủ công nghệ mới thì xuất hiện nhu cầu phải học cái gì và học ở đâu Đó là công việc của các nhà đào tạo và công tác tiếp thị Đào tạo một ê-kíp làm chương trình đối ngoại không phải thuần túy là đào tạo các chức danh của ê-kíp đó Ngoài việc đào tạo kỹ năng của từng chức danh, cần phải đào tạo quy trình để thực hiện một thể loại chương trình, trong đó vai trò của từng chức danh như thế nào Việc thực hiện số hóa đã đặt ra cho các cá nhân tham gia những nhiệm vụ mới mà họ cần phải nắm chắc Phải chỉ ra được nhiệm vụ của từng chức danh trong cả ê-kíp bao gồm phóng viên, biên tập viên, tổ chức sản xuất, lưu trữ viên, thiết kế đồ họa, âm nhạc Mỗi một chức danh (phóng viên, biên tập viên ) có các yêu cầu riêng với phương pháp đào tạo nhiều bước Do vậy đào tạo theo nhóm thường phải đi kèm với đào tạo cá nhân khi cần thiết để tạo ra được các nhà sản xuất chuyên nghiệp Nhưng phải thấy một điều: phóng viên chuyên nghiệp chỉ chưa làm nên truyền hình chuyên nghiệp nếu chưa có một quy trình sản xuất chuyên nghiệp Đào tạo làm truyền hình đối ngoại chuyên nghiệp không chỉ đào tạo nên các cá nhân chuyên nghiệp mà phải đào tạo được cả các quy trình sản xuất chuyên nghiệp Đây là thời điểm các cơ sở đào tạo phải nắm bắt kinh nghiệm của các mô hình hoạt động có hiệu quả trên thế giới và khu vực để đề ra một quy trình sản xuất số phù hợp với điều kiện của từng đài trong nước Giúp cho những người làm truyền hình thích ứng với môi trường số và thay đổi các thói quen làm việc của họ Điều quan trọng là phải làm cho mọi người đều ý thức được rằng họ chính là một phần của công cuộc chuyển đổi Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ĐàiTHVN hiện này là phải có được một chiến lược đổi mới công nghệ truyền hình chi tiết Chiến lược này phải giải đáp được một loạt vấn đề sau: a Công nghệ trong tương lai của ĐàiTHVN là công nghệ số (Digital technology), nhưng là tiêu chuẩn của Nhật, Mỹ hay Châu Âu? Nguồn cung cấp công nghệ ? b Đổi mới công nghệ ở khâu nào, bộ phận nào? Lộ trình đổi mới? c Các nguồn lực để thực hiện đổi mới ? Đầu tư toàn diện Truyền hình là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt mang tính sáng tạo nghệ thuật, tạo ra sản phẩm “hàng hóa đặc biệt” cho người tiêu dùng, mang tính phổ cập đại chúng và thể hiện sự bình đẳng tự do trong việc tiếp nhận của các công dân trong xã hội Nói đến truyền hình là nói đến sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật và sự sáng tạo của con người Không có sức sáng tạo của con người thì sản phẩm truyền hình sẽ tẻ nhạt vô vị Ngược lại, không có đầy đủ máy móc thiết bị sẽ hạn chế đáng kể sự thể hiện những ý tưởng sáng tạo của người làm chương trình truyền hình Tuy nhiên cần khẳng định: với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, nhân tố quyết định cho một chương trình hay hoặc dở vẫn là nhân tố con người Yếu tố kỹ thuật chỉ có ý nghĩa quan trọng là công cụ trợ giúp, hỗ trợ sự sáng tạo của con người Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật có tiên tiến hiện đại đến đâu, nhưng không có những con người vận hành, khai thác, bảo quản thì chúng cũng như đống sắt vụn Nói cách khác, các thiết bị công nghệ truyền hình nếu thiếu thì có thể mua, nhập khẩu, nhưng không thể mua được những con người với những kiến thức, kỹ năng, yêu nghề và sự sáng tạo Vì vậy, đầu tư thông qua đào tạo một đội ngũ những người làm truyền hình đủ về số lượng, cao về chất lượng sẽ quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành truyền hình Chắc chắn, sự đầu tư đó là sáng suốt nhất, đúng đắn nhất Đổi mới phương pháp thực tập trong đào tạo Đài Truyền hình Việt Nam vừa khánh thành Trung tâm sản xuất chương trình mới cuối năm 2016 với thiết bị số hóa 100% Tại đây có một Trung tâm tin số (News Center) đang được đầu tư hệ thống thiết bị theo hướng chuyển đổi công nghệ kỹ thuật từ tương tự sang số và quy trình sản xuất mới theo đúng tiêu chuẩn truyền hình hiện đại Tuy nhiên, quy trình sản xuất tin số vẫn còn mới lạ với những người làm thời sự Trước khi đưa thiết bị vào Trung tâm này, ĐTHVN đã có một đoàn cán bộ đi nước ngoài tham quan học hỏi mô hình quản lý Trung tâm sản xuất mới và kinh nghiệm chuyển đổi công nghệ sản xuất Rút kinh nghiệm những đài đi trước, Đài THVN đang thuê công ty có nhiều kinh nghiệm hoạt động tại các đài Châu Âu và Trung Quốc tư vấn về quy trình sản xuất tin mới cùng giải pháp chuyển đổi công nghệ từ analog sang digital, nhằm đưa Trung tâm SXCT mới của Đài THVN vào hoạt động một cách hiệu quả nhất trong tình trạng đan xen công nghệ do lịch sử để lại, tránh những lãng phí do đầu tư sai hướng mà một số đài khác mắc phải Đổi mới nhận thức về công tác đào tạo các cấp lãnh đạo của ĐTHVN Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị Có lẽ tất cả lãnh đạo của các đơn vị trong ngành truyền hình Việt Nam đều biết như vậy Nhưng từ nhận thức đến hành động có một khoảng cách rất lớn Thực tiễn cho thấy nhận thức về công tác đào tạo nguồn nhân lực của một số bộ phận các đơn vị còn quá hời hợt, thiếu trách nhiệm Việc cử học viên đi đào tạo cũng phải theo ê-kíp và các chức danh trong dây chuyền đó phải đúng chuyên môn nghiệp vụ Nhân sự đào tạo phải là những người có trình độ và ở vị trí đầu đàn trong các lĩnh vực để sau đào tạo có thể trở thành các giảng viên nội bộ, đào tạo lại cho đồng nghiệp của mình Như vậy mới đạt được mục tiêu và hiệu quả của công tác đào tạo Nâng cao chất lượng đào tạo một mặt đòi hỏi công tác đào tạo của những người làm công tác tổ chức đào tạo phải thay đổi, nhạy bén; tự nâng tầm lên để nhanh chóng thích ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn chuyển đổi vô cùng quan trọng và cấp bách; mặt khác nó cũng đòi hỏi sự chuyển biến về chất tư duy đổi mới từ người lãnh đạo đơn vị cho đến từng nhân viên làm việc trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực truyền hình Tức là nhận thức đó phải được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể Mỗi đơn vị cần có một lãnh đạo đảm trách công việc này Họ phải nắm chắc năng lực, trình độ, sức khỏe, tuổi tác của mỗi người trong đơn vị, nắm chắc các thông tin về hoạt động đào tạo để có thể cử những người này tham gia vào những khóa đào tạo phù hợp nhất (có thể ở trong nước hoặc nước ngoài) Làm được như vậy đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho đơn vị cho đất nước Vai trò của thông tin đối ngoại bao gồm: - Là một bộ phận của chính sách đối ngoại: khi hoạch định chính sách đối ngoại, các nước đều đề ra chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại nhằm làm tiền đề và động lực thúc đẩy mở rộng các quan hệ đối ngoại Công tác thông tin đối ngoại của ta hiện nay phục vụ cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế do Đại hội XI của Đảng đề ra Thông tin đối ngoại giúp mở rộng giao lưu, hiểu biết giữa Việt Nam với các nước; giúp thu hút các nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Mặt khác, thông tin đối ngoại còn giúp hạn chế những thông tin sai lệch, bịa đặt về Việt Nam, qua đó nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế - Là sự tiếp tục của công tác tư tưởng văn hóa: Ở trong nước, thông tin tuyên truyền đối ngoại nhằm làm cho mọi công dân quán triệt và sau đó triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; còn trên phạm vi quốc tế, thông tin đối ngoại nhằm tranh thủ dư luận thế giới, góp phần thực hiện nhiệm vụ đối ngoại được xác định cho một giai đoạn nhất định Những năm gần đây, công tác thông tin đối ngoại ngày càng được các địa phương chú trọng, nhiều sự kiện lớn được tổ chức đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của đất nước, tiêu biểu: Festival Huế, Lễ hội Hoa Đà Lạt, Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng, Festival Chè Thái Nguyên … Ở Đài Truyền Hình Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại, văn hóa đối ngoại luôn được chú trọng nhằm hướng đến xây dựng hình ảnh một VTV thân thiện, mến khách, đổi mới và phát triển để giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước, quốc tế Hiện tại các Ban, Kênh, Chương trình chuyên biệt của VTV đều đã thiết lập được Trang thông tin điện tử (Website) riêng, ngoài việc phục vụ trao đổi thông tin nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, các Website nói trên cũng là một kênh thông tin tốt giúp xây dựng, quảng bá hình ảnh của Đài Tuy đã đạt được những thành tựu, song công tác quản lý đào tạo thông tin đối ngoại của Trung tâm Đào tạo VTV vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần được nhìn nhận và khắc phục trong thời gian tới: 1 Nhận thức về vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại chưa thật đầy đủ 2 Việc ứng dụng các công nghệ mới vào thông tin đối ngoại còn chậm; Phương thức thông tin còn chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức tuyền truyền chưa phong phú, hấp dẫn, chưa đến được đông đảo các nhóm đối tượng 3 Ngân sách cho thông tin đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiều nơi còn dàn trải chưa có trọng tâm, trọng điểm; 4 Chưa có sự đầu tư thích đáng xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại 5 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ về thông tin và tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại giữa các địa phương với các cơ quan trung ương và giữa các địa phương với nhau Để dáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện mục tiêu tranh thủ mọi nguồn lực để phục vụ hiệu quả nhất công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, công tác thông tin đối ngoại cần đổi mới và tăng cường mạnh mẽ cả về tư duy, nội dung, hình thức và phương thức tổ chức hoạt động: 1 Nâng cao nhận thức của các cấp về vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới 2 Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức cho phù hợp với nhiều nhóm đối tượng, không chỉ thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thống: báo viết, báo nói, báo hình, các ấn phẩm thông tin: tạp chí, … mà cần mở rộng, kết hợp với nhiều hình thức khác như: Triển lãm tranh, ảnh, Tuần văn hóa, Ngày ẩm thực, Liên hoan phim, lễ hội, hội chợ … để các hoạt động ngày càng trở nên sinh động, gần gũi với đối tượng tiếp nhận Việc xây dựng Website của Trung tâm đào tạo VTV cũng cần được chú trọng, không chỉ phiên bản tiếng Việt mà phiên bản tiếng nước ngoài (trước hết là tiếng Anh) cũng cần được đầu tư, nâng cấp 3 Kết hợp việc xây dựng, quảng bá hình ảnh với đấu tranh phản bác luận điệu sai trái 4 Tiến hành thông tin đối ngoại một cách có bài bản, kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm và định hướng lâu dài; Đổi mới cơ chế tổ chức và phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại giữa các Bộ, Ban, ngành, địa phương, thậm chí cả các Cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, làm sao để các sản phẩm, ấn phẩm thông tin của ta đến được với đông đảo bạn đọc nhất 5 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng: nâng cao trình độ nhận thức, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc 6 Đầu tư nguồn lực, có nguồn kinh phí riêng phù hợp đáp ứng yêu cầu của công tác này Hi vọng với những giải pháp, định hướng trên đây, cùng sự nỗ lực của VTV, hoạt động thông tin đối ngoại sẽ ngày một hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước./ III/ KẾT LUẬN Truyền hình là một lĩnh vực đặc biệt bởi trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, báo chí, phát thanh, truyền hình luôn là công cụ tuyên truyền cho mục tiêu chính trị của chế độ đó Do vậy, ngoài việc tinh thông nghề nghiệp, những người làm truyền hình cần phải có bản lĩnh và ý thức chính trị Ngoài ra, truyền hình là phương tiện thông tin có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ trong dư luận, vì vậy tiêu chuẩn đạo đức nhà báo cũng phải đặt lên hàng đầu Những đòi hỏi này thường phải riêng biệt hoặc cao hơn ở các lĩnh vực khác Sức ép và yêu cầu của khán giả đối với truyền hình luôn thay đổi và bao giờ cũng cao hơn khả năng và điều kiện hiện có Trong thời đại Internet và sự xuất hiện của hàng trăm kênh truyền hình nước ngoài, khán giả có thể dễ dàng so sánh, đòi hỏi truyền hình trong nước phải theo kịp các nền truyền hình hiện đại trên thế giới Đây cũng là áp lực khiến những người làm truyền hình phải thường xuyên tự đổi mới mình, phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình thông tin quốc tế, văn hóa đối ngoại để thỏa mãn khán giả Trung tâm cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tạo điều kiện tốt nhất về góc độ con người lẫn trang thiết bị máy móc cho các hoạt động thực hành sản xuất của các khóa học Đặc biệt các khóa học có chuyên gia quốc tế giảng dạy, được chuyên gia đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, sự chuyên cần và linh hoạt của Trung tâm cũng như cá nhân các điều phối tham gia tổ chức đào tạo Thực tế cho thấy, với sự thay đổi lớn về chất và lượng của các khóa học, sự chủ động và sáng tạo trong công tác tổ chức, điều hành, quản lý đào tạo, sự tương tác giữa giảng viên và học viên thật sự tích cực, là tiền đề tạo nên thành công của các khóa học Bản thân các học viên cũng học hỏi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng cho công việc thường ngày của mình Mục tiêu tổng quát về xây dựng nguồn nhân lực của Đài THVN: Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức , đảm bảo cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Đài truyền hình quốc gia ngày càng lớn mạnh, ngang tầm với các đài truyền hình lớn trong khu vực Xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011-2020, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm của Đài, trong đó triển khai xây dựng cơ chế chính sách phát triển nhân lực của ngành truyền hình Việt Nam Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của Đài Truyền hình Việt Nam trong thời kỳ mới Như vậy có thể thấy, về khách quan, chất lượng nguồn nhân lực truyền hình phải cao hơn mặt bằng chung của xã hội Làm truyền hình đối ngoại không những phải nhanh nhạy, chân thực như đòi hỏi với sản phẩm báo chí mà còn phải hấp dẫn như những tác phẩm nghệ thuật Vì vậy, người làm truyền hình đối ngoại không những phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị mà phải có năng khiếu thuyết phục công chúng từ cách viết, cách trình bày và cách thể hiện hình ảnh Truyền hình lại là sản phẩm của tập thể, chất lượng của nó phụ thuộc vào tất cả các khâu từ kỹ thuật, mỹ thuật, đến biên tập…Do đó đội ngũ làm truyền hình đối ngoại phải tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm việc nhóm và có ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm chung DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo khoa học Đề tài khoa học: Khảo sát và xây dựng mô hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Đài THVN đến 2016 - Thực hiện năm 2012; 2 Báo cáo khoa học Đề tài khoa học “ Nâng cao chât lượng, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu Trung tâm Đào tạo Đài THVN - Thực hiện năm 2013 3 Báo cáo khoa học Đề tài khoa học “Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý công nghệ ở Đài THVN giai đoạn 2013 – 2020” – Thực hiện năm 2014; 4 Báo cáo Tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2010 – 2015 của Trung tâm Đào tạo Đài THVN; 5 Công văn số :789/THVN-VP, ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Văn phòng Đài THVN về việc đề nghị các đơn vị trực thuộc Đài tổng hợp báo cáo một số nội dung liên quan đến nhu cầu đào tạo phục vụ chuyển đổi công nghệ theo lộ trình của Đài 6 Dự thảo Quy hoạch phát triển Đài THVN đến năm 2020; 7 Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực Đài THVN giai đoạn 20112020; 8 Đề án đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình giai đoạn 2012 - 9 10 11 12 Lời hứa thương hiệu, Duane E Knapp – NXB Thời đại; Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2009, Luật Sở hữu trí tuệ số 03/06/2008/QH 12, ngày 18/2008/QH12 Nghị định số 18/2008/ND-CP ngày 01/2/2008 của Chính phủ về 2015, việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN; 13 Nghị định số 18/2010/ND-CP ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; 14 Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 22/7/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3, Nghị định số 18/2008/ND-CP ngày 01/2/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN; 15 Những Quy chế về Đào tạo, Tài chính, của Đài THVN và của Trung tâm; 16 Quản trị nguồn nhân lực; TS Bùi Văn Danh; ThS Nguyễn Văn Dung, ThS Lê Quang Khôi – NXB Phương Đông; 17 Quản trị công nghệ, Học viện Bưu chính viễn thông - 2006 18 Quyết định số 1118/QĐ-THVN ngày 03/9/2008 của Tổng Giám đốc Đài THVN về việc : Ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; 19 Quyết định số 643/QĐ-THVN ngày 01/6/2009 của Tổng Giám đốc Đài THVN về việc : Ban hành Quy chế làm việc của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình; 20 Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của TT Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 20112015; 21 Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại, Matt Haig – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh; 22 Thông tư số 139/2010/TT- BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; ... làm tập thực hành học viên *Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên 1.1 Phát triển số lượng đội ngũ giảng viên a Đội ngũ giảng viên quốc tế... xây dựng mơ hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu công tác đào tạo sử dụng nguồn nhân lực Đài THVN đến 2016 - Thực năm 2012; Báo cáo khoa học Đề tài khoa học “ Nâng cao chât lượng, bước xây... trọng Nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo phải có kết hợp chặt chẽ giảng viên TT Tùy theo mục tiêu cụ thể khóa học mà có nội dung đào tạo phù

Ngày đăng: 29/05/2020, 01:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w