1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP

114 98 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 169,66 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:

Kế toán hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thốngkế toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin về tình hình tiếpnhận và sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loạivật tư tài sản công, tình hình chấp hành các dự toán thu, chi và thực hiện cáctiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở các đơn vị hành chính sự nghiệp Dovậy, kế toán hành chính sự nghiệp không những có vai trò quan trọng trongquản lý ngân sách hoạt động của từng đơn vị mà còn rất cần thiết và quantrọng trong quản lý ngân sách quốc gia

Ngân sách nhà nước hàng năm phải chi ra một lượng lớn kinh phí đểduy trì hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước Các đơnvị hành chính sự nghiệp chịu sự lệ thuộc lớn về chỉ đạo hoạt động và nguồnkinh phí từ Ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch Vì vậy, làm thế nàođể các đơn vị hành chính sự nghiệp có được sự tự chủ trong hoạt động vàquản lý tài chính của mình, bắt nhịp với quá trình phát triển và hội nhập quốctế của đất nước là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm

Đặt trong bối cảnh đó, sự đổi mới công tác quản lý tài chính đối với cácđơn vị sự nghiệp y tế công lập là hết sức cần thiết Thông qua đó nhằm táchbiệt chức năng quản lý Nhà nước với chức năng điều hành cơ sở khám chữabệnh để các bệnh viện có thể hoạt động theo cơ chế mới, phù hợp và có hiệuquả; xoá bỏ cơ chế cấp phát kinh phí theo hình thức “xin – cho”

Sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 ; tiếp theođó được thay thế bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 củaChính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệmvụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập làbước tiến mới trong quá trình thực hiện chương trình cải cách tài chính công

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là một trong số các bệnh viện ngànhtrực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm triển khai thực

Trang 2

hiện cơ chế quản lý tài chính theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CPngày 25/4/2006 của Chính phủ

Bệnh viện đã có những chuyển biến mới trong hoạt động của mình; đặcbiệt là về công tác quản lý tài chính Nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện tănglên rõ rệt góp phần tích cực vào việc nâng cấp trang thiết bị và các cơ sở vậtchất khác của bệnh viện; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân;nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức v.v Muốn vậy, các thông tin vềtình hình và kết quả hoạt động của đơn vị phải được ghi chép, phản ánh kịpthời tới lãnh đạo các bộ phận và lãnh đạo bệnh viện để có quyết định xử lýphù hợp

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chứccông tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp”, làm đề tài Luận văn

Thạc sĩ kinh tế của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được một số mục đích sau: - Đề tài nhằm hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chứccông tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

- Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoaNông nghiệp Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chứccông tác kế toán tại Bệnh viện

- Đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổchức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, Bệnh việnĐa khoa Nông nghiệp nói riêng từ nay đến năm 2020.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp(Ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 185/2010/TT-BTCngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính) trong việc tổ chức công tác kế toán ở cácđơn vị sự nghiệp công lập

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn tổ chức công tác kế toán tạiBệnh viện Nông nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để rút ra kết luận, đề ragiải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán như:

- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu.- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp phân tích thống kê.- Phương pháp phân tích kinh tế.- Phương pháp tổng hợp so sánh.

5 Những đóng góp của luận văn

Trong luận văn này, bằng kết quả nghiên cứu khoa học của mình, tôi đãcó những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn:

- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần thống nhất

những nhận thức chung về lý luận của việc tổ chức công tác kế toán trong mộtmô hình quản lý, điều hành cụ thể; thống nhất cách nhìn nhận đánh giá hoànthiện tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung;đặc biệt là trong các đơn vị sự nghiệp y tế

- Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu tổ chức công tác kế toán ở

Bệnh viện Nông nghiệp, Luận văn đã khái quát được thực trạng cũng như nêura được những ưu điểm và nhược điểm, thể hiện sự vận dụng các vấn đề lýluận trong thực tế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi, nhằmhoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức côngtác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác bộ máy kế toán tại Bệnh việnĐa khoa Nông nghiệp

Chương 3: Một số ý kiến nhầm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tạiBệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trong thời gian tới.

Trang 5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ TỔ CHỨCCÔNGTÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do Nhà nước quyếtđịnh thành lập tức là đơn vị dự toán độc tập, có con dấu và tài khoản riêng, tổchức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán đồng thời giao cho chúngphải thực hiện các nhiệm vụ thuộc hoạt động sản xuất và cung ứng các hànghoá công cộng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và phát triển mỗi ngành, mỗi lĩnhvực hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân thuộc về chức năng, nhiệm vụ mà nhànước phải đảm nhận Ở đây thì các đơn vị sự nghiệp công lập này hoạt độngtrong các lĩnh vực bao gồm các lĩnh vực Giáo dục đào tạo và dạy nghề, y tế, đảmbảo xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệpkhác Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định dự vào các tiêu chuẩn sau:

- Về mặt pháp lý: Có văn bản Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệpcủa cơ quan có thẩm quyền.

- Được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động và thực hiệnnhiệm vụ chính trị, chuyên môn, một số đơn vị được phép thực hiện một sốkhoản thu theo chế độ của Nhà nước quy định.

- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theochế độ nhà nước quy định

- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, tại Ngân hàng để thực hiệngiao dịch

2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp ảnh hưởng đến tổ chức côngtác kế toán trong đơn vị

* Đặc điểm của đơn vị SNCL:

Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động mang tính chất phục vụ xã hộilà chủ yếu, không vì mục đích kinh doanh;

Trang 6

- Hàng hoá và dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩmmang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo racủa cải vật chất và giá trị tinh thần xã hội; cung ứng cho mọi thành phần xã hội.Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợinhuận như hoạt động sản xuất Nhà nước tổ chức; duy trì và tài trợ cho các hoạtđộng sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hếtnhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thựchiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó sẽthúc đẩy các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường

- Hoạt động của các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

- Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạtđộng sự nghiệp để thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội Để thực hiện nhữngmục tiêu kinh tế, xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trìnhmục tiêu quốc gia thông qua hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

Phân loại đơn vị SNCL:

Nắm và hiểu rõ các đặc điểm của đơn vị SNCL, người ta có thể nhậndiện các đơn vị SNCL một cách dễ dàng qua một số tiêu thức phân loại đơn vịSNCL như sau:

- Nếu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị SNCL bao gồm:(i) Các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo;(ii) Các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế;

(iii) Các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực Văn hoá-Thể thao -Du lịch (iv) Các đơn vị SNCK hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa họcvà công nghệ;

(v) Các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực xã hội, gồm trung tâmchỉnh hình, trung tâm dịch vụ việc làm

(vi) Các đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Ngoài ra còncó một số đơn vị sự nghiệp đặc thù khác.

Trang 7

Nếu ký hiệu: Mức độ tự đảm bảo một phần kinh phí là Mtdb thì0% < Mtdb < 100%

Công thức xác định mức độ đảm chi phí hoạt động thường xuyên củamỗi đơn vị như sau:

Mtdb = Tổng số chi hoạt động thường xuyênTổng số thu sự nghiệp x 100%

Trong điều kiện nước ta hiện nay, giới hạn thấp của Mtdb được xácđịnh là 10%, vì quy mô kinh phí hàng năm của các đơn vị SNCL ở nước tađang còn quá nhỏ bé

Nếu căn cứ vào khả năng tự tạo lập nguồn kinh phí để đáp ứng cho hoạtđộng thường xuyên của đơn vị, thì các đơn vị SNCL bao gồm:

(i) Đơn vị SNCL không có khả năng tự tạo lập nguồn kinh phí Bị xếpvào loại hình này là những đơn vị SNCL được giao nhiệm vụ hoạt động ởnhững địa phương, những ngành kinh tế đặc thù, hay chỉ đích danh nghĩa vụcủa đơn vị phải thực hiện cung ứng hàng hoá công cộng miễn phí ngay từ khicông bố thành lập; và vì thế mà đơn vị không được phép thu các khoản phí, lệphí của những người đã tiêu dùng che hàng hoá công cộng do các đơn vị nàycung ứng

Ví dụ: Khám chữa bệnh tại các bệnh viện, tại các Trường học sinh dântộc nội trú, trung tâm y tế ở miền núi, hải đảo, các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc quốc phòng - an ninh, Ban cơ yếu chính phủ, v.v

(ii) Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên(theo công thức trên thì MTDB từ trên 10% đến dưới 10% đến dưới 100%.Thuộc loại hình đơn vị này là các đơn vị trong quá trình hoạt động của mìnhcó thể huy động được một số khoản thu nào đó; và được gọi chung là số thusự nghiệp Song tổng số thu sự nghiệp trong cả năm của các đơn vị này chỉ đápứng được một phần nhu cầu chi hoạt động thường xuyên của bản thân đơn vị đó,NSNNvẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơnvị.

Trang 8

(iii) Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên(theo công thức trên thì Mtdb bằng hoặc lớn hơn lao) Được xếp vào loại hìnhnày là các đơn vị SNCL có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo trang trải được toànbộ chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị Do vậy, NSNN không phảicấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho các đơn vị loại này nữa

3 Khái niệm và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sựnghiệp công lập

3.1 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL

Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị là việc thu nhận, hệ thống hoá vàcung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinhphí ở đơn vị nhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vịđó Vì vậy, tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL phải đảm bảotính khoa học, hợp lý và phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc khách quan: Tàiliệu kế toán phải mang tính khách quan, có bằng chứng tin cậy Việc ghi sổ kếtoán phải được tiến hành trên cơ sở có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhvà dựa vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ

- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động củađơn vị

- Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính phải đúngtheo biểu mẫu và phương pháp ghi chép theo quy định trong chế độ kiểm toánhiện hành

- Các chuẩn mực và phương pháp kế toán lựa chọn phải được áp dụng

nhất quán trong kỳ kế toán năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng12 hàng năm) Các sổ kế toán được mở và ghi chép theo từng niên độ kế toán.

Cuối năm, chuyển số dư sang sổ kế toán mới

Giá trị tài sản được tính theo giá trị gốc, bao gồm: Chi phí mua, bốcxếp, vận chuyển, lắp ráp và các chi phí liên quan trực tiếp khác để đưa tài sảnđó vào sử dụng Đơn vị kế toán không được điều chỉnh lại giá trị tài sản đã

Trang 9

ghi sổ kế toán, trừ trường hợp có quyết định điều chỉnh lại giá trị tài sản củaNhà nước

- Đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN cấp phải thực hiện hạch toán cáckhoản thu, chi theo mục lục NSNN hiện hành

- Thực hiện kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính theo quy định, cụ thể là:  Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về tài chính

 Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ sổ kế toán

 Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kế toán. Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán

- Thực hiện công khai thông tin trong báo cáo tài chính năm; cụ thể là:

+ Công khai quyết toán thu, chi NSNN năm (của các đơn vị tự bảođảm một phần chi phí) Việc công khai được tiến hành trong vòng 60 ngày kể

từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Công khai quyết toán thu, chi tài chính khác của cả 2 loại hình đơn vịsự nghiệp có thu: Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí và đơn vị tự bảo đảmtoàn bộ chi phí) Việc công khai được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Các nguyên tắc trên cần được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ mớicó thể thực hiện tốt nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL.

3.2 Yêu cầu nhiệm vụ của kế toán DVSNCL

Tại Điều 5 luật kế toán quy định nhiệm vụ cụ thể của kế toán bao gồm:1 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dungcông việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

2 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu,nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hìnhthành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tàichính, kế toán

Trang 10

3 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp.4 Phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vịkế toán

5 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây, đòi hỏi việc tổ chức công táckế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu phải quán triệt được các yêu cầu sau(i) Phản ánh đầy đủ, toàn diện các khoản vốn, quỹ, tài sản, kinh phíNSNN cấp, các khoản thu - chi sự nghiệp và các hoạt động kinh tế tài chínhphát sinh tại đơn vị.

(ii) Đảm bảo phản ánh và cung cấp kịp thời, đúng thời gian quy địnhcác thông tin số liệu về tình hình quản lý thu - chi theo dự toán, tình hình chấphành dự toán quyết toán các khoản thu - chi, sử dụng tài sản công và tình hìnhsản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho các chứng tù kế toán, sổ kế toánvà báo cáo tài chính

(iii) Số liệu kế toán phải đảm bảo chính xác, phản ánh trung thực nội dungvà giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính Đồng thời phải tiến hành sắp xếpthông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống để có thể so sánh được

(iv) Các chỉ tiêu thu, chi kế toán theo dõi phản ánh thống nhất về nộidung và phương pháp tính toán, đảm bảo phân tích được tình hình dự toánthu, chi của đơn vị

(v) Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, thuyết minh trong báocáo phải dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểmtra phân tích và ra các quyết định trong quản lý

(vi) Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặcđiểm tổ chức quản lý của đơn vị, phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụvà tình hình trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại và tuân thủ các chế độkế toán mà Nhà nước đã ban hành

Trang 11

(vii) Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chiphí đảm bảo cho công tác kế toán đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động của đơn vị, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước

Một khi tổ chức công tác kể toán của các đơn vị SNCL thoả mãn đượccác yêu cầu trên, thì mức độ hoàn thành các nhiệm vụ kế toán của đơn vị nàyđược đánh giá tốt; và cũng đồng nghĩa với hiệu quả tổ chức công tác kế toáncủa các đơn vị này đạt kết quả tốt

4 Tổ chức bộ máy công tác kế toán trong đơn vị SNCL.

- Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với loại hình tổ chức công tác kếtoán đã lựa chọn là một trong những nội dung của tổ chức công tác kế toán

Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tổ chức thu nhận, xử lý, kiểmtra, phân tích và cung cấp thông tin của đơn vị, quyết định đến chất lượng,hiệu quả của công tác kế toán

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quy mô, địa bàn hoạt động và tình hìnhphân cấp quản lý tài chính trong đơn vị; khối lượng, tính chất và mức độ phứctạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính; yêu cầu, trình độ quản lý, trình độnghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán, các đơn vị có thể vận dụngmột trong ba hình thức tổ chức công tác kế toán sau đây:

- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung:

Theo hình thức này, đơn vị tổ chức một phòng kế toán tập trung, toànbộ công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán ở các bộphận, đơn vị trực thuộc chỉ bố trí từ các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thựchiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi về phòng kếtoán của đơn vị.

- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung có ưu điểm:

* Kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thốngnhất của kế toán trưởng, cũng như của các nhà quản lý đối với hoạt động quảnlý tài sản và sử dụng kinh phí của đơn vị.

* Kiểm tra, xử lý và cung cấp kịp thời thông tin kế toán

Trang 12

* Thuận tiện trong việc phân công, chuyên môn hoá công việc đối vớicán bộ kế toán và trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý và cơ giớihoá công tác kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán gọn, tiết kiệm chi phí hạch toán

Tuy nhiên, nếu địa bàn hoạt động của đơn vị rộng, phân tán, trình độchuyên môn, trang bị sử dụng phương tiện, kỹ thuật ghi chép, xử lý, cung cấpthông tin chưa cao thì việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạođơn vị đối với công tác kế toán cũng như hoạt động quản lý tài sản và sử dụngkinh phí ở các đơn vị trực thuộc sẽ bị hạn chế

- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thích hợp với các đơn vịcó quy mô vừa hoặc nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung

* Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán:

Theo hình thức này, các đơn vị, bộ phận trực thuộc của đơn vị có tổchức bộ phận, tổ kế toán riêng làm nhiệm vụ kiểm tra, thu thập, xử lý cácchứng từ ban đầu, hạch toán chi tiết, tổng hợp các hoạt động kinh tế ở đơn vịtrực thuộc theo sự phân cấp quản lý kinh tế tài chính, định kỳ lập báo cáo gửicho phòng kế toán đơn vị

* Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán có ưu điểm:

+ Công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động kinh tế ở các đơn vị, bộ phậntrực thuộc được nhanh chóng, kịp thời.

+ Thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các nghiệp vụ kinhtế phát sinh và phân cấp quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kinh tế nội bộ

Nhược điểm cơ bản của hình thức này là việc tổng hợp số liệu, cungcấp thông tin, lập báo cáo toàn đơn vị thường bị chậm; tổ chức bộ máy kếtoán cồng kềnh, phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kếtoán Việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng không tập trung

- Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thích hợp với đơn vị có quymô lớn, địa bàn hoạt động phân bán, các đơn vị trực thuộc hoạt động độc lập

* Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán:

Trang 13

Theo hình thức này, đơn vị tổ chức phòng kế toán tập trưng Ngoài ra,ở các đơn vị trực thuộc lớn, xa văn phòng có tổ chức các phòng, bộ phận kếtoán ca đơn vị trực thuộc

Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc có thể được cơ cấu thành các bộphận phù hợp để thực hiện việc ghi chép kế toán, hoàn chỉnh các hoạt độngcủa đơn vị mình theo phân cấp quản lý của phòng kế toán trung tâm

Hình thức này phù hợp với các đơn vị lớn có nhiều đơn vị trực thuộc,hoạt động trên địa bàn vừa tập trung, vừa phân tán, mức độ phân cấp quản lýkinh tế, tài chính, trình độ quản lý khác nhau.

Việc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL có thể thực hiện theocác mô hình khác nhau, phù hợp với loại hình công tác mà đơn vị đã lựa chọn

- Tổ chức vận dụng chuẩn mực kế toán, chế động kế toán

Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực vàchế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưugiữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ kháccủa kế toán"

* Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một trong những nội dung cơ bảnvà là công việc không thể thiếu được của tổ chức công tác kế toán Kiểm trakế toán nhằm mục đích đảm bảo thực hiện đúng đắn các phương pháp kếtoán, các chế độ, thể lệ kế toán và tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơnvị, đảm bảo thực hiện vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính.Kiểm tra kế toán tăng cường tính đúng đắn, hợp lý, trung thực, khách quancủa quá trình hạch toán ở đơn vị, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiệncác chính sách, chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước ở đơn vị Kiểm tra tàichính, kế toán là công tác kiểm tra nghiệp vụ, đòi hỏi phải được tiến hànhthường xuyên, toàn diện, có hệ thống, đảm bảo thu nhận, xử lý và cung

Trang 14

cấpthông tin một cách đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tàichính vàsửdụng nguồn kinh phí trong đơn vị SNCL.

Công tác kiểm tra tài chính, kế toán trong các đơn vị SNCL được tiếnhành theo các nội dung cơ bản sau:

- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về tài chính Kiểm traviệc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sồ và báo cáo tài chính,đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản, nguồn kinhphí và tình hình sản xuất, cung ứng dịch vụ

- Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quanhệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị

- Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là phương pháp đối chiếu giữasố liệu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau; đối chiếu giữasố liệu tổng hợp với số liệu chi tiết…

Công tác kiểm tra kế toán nội bộ ở đơn vị SNCL do thủ trưởng đơn vị vàkế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện

Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra việcthực hiện chế độ tài chính, kế toán của các đơn vị, đồng thời còn kiểm tra cảviệc thực hiện chế độ kiểm tra của đơn vị đó Kết thúc đợt kiểm tra phải lậpbiên bản kiểm tra, có kết luận rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của đoàn kiểm tra, kếtoán trưởng và thủ trưởng đơn vị

Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quy môhoạt động của các đơn vị ngày càng lớn, các mối quan hệ kinh tế càng rộng,tính chất hoạt động càng phức tạp, yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế càng caothì việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kế toán càng khókhăn và phức tạp, không chỉ các nhà quản lý của đơn vị quan tâm và sử dụngmà còn có nhiều đối tượng khác cũng quan tâm và sử dụng thông tin kế toáncủa đơn vị như cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản cấp trên, khobạc, ngân hàng Để đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng

Trang 15

khác nhau đó, đòi hỏi các nhà kế toan phải biết tổ chức công tác kế toán sao chohợp lý, khoa họe, phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.Tổ chức ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán có tác dụng: giảm nhẹ vànâng cao năng suất lao động của kế toán, cung cấp thông tin nhanh và lưu trữ tàiliệu gọn, đáp ứng được các yêu cầu quản lý tài chính theo hướng tin học hoá vàphù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm tin họcmột thiết phải quán triệt và tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nóichung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng

- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vitính phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quymô và phạm vi hoạt động của đơn vị

- Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hoá cao; trong đó phảitính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật trong công tác kế toán

- Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất, song vẫn phải đảm bảonguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

5 Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Khái niệm

Tổ chức thu thập thông tin là thu thập các thông tin đã có hoặc chưa cógiúp cho kế toán phân loại được thông tin để xử lý thông tin một cách nhanhnhất

- Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán trong đơn vị SNCL

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện ghi chép ban đầu:Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinhtế, tài chính đã phát sinh thực sự hoàn thành Mọi số liệu ghi vào sổ kế toánđều bắt buộc phải được chứng minh bằng các chứng từ kế toán hợp pháp, hợpchứng từ kế toán được coi là hợp pháp, hợp lệ khi chứng từ được lập đúngmẫu quy định theo chế độ chứng từ kế toán đơn vị HCSN hiện hành; việc ghi

Trang 16

chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất, mức độ, nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh và được pháp luật cho phép có đầy đủ chữ ký của người

chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị (theo quy định cụ thể).Trên mỗi chứng từ

kế toán phải có đủ các yếu tố cơ bản sau:

- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.

- Tên gọi của chứng từ (Hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi…)

- Ngày, tháng, năm tập chứng từ.- Số hiệu của chứng từ

- Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Các chỉ tiêu về số lượng giá trị ( tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất,số lượng, đơn giá, thành tiền), số tiền bằng số và chữ.

- Họ tên và chữ ký của người lập, người thực hiện, người kiểm soát, ngườiduyệt và đóng dấu của đơn vị đối với những chứng từ giao cho bên ngoài

- Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp ghi sổ kế toán phải cóthêm định khoản kế toán

- Hệ thống chứng từ do Nhà nước ban hành áp dụng cho các đơn vịHCSN (theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởngBộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 185/2010 TT-BTC ngày15/11/2010 của Bộ Tài chính) phụ lục 1, được chia thành hai loại:

Chứng từ kế toán bắt buộc: Là các chứng từ phản ánh mối quan hệ kinh

tế giữa các pháp nhân đã được Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách, biểumẫu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập thống nhất cho mọi loại hình,thành phần kinh tế

Chứng từ kế toán hướng dẫn: Là loại chứng từ Nhà nước chỉ hướng

dẫn các chỉ tiêu cơ bản, đặc trưng Trên cơ sở đó các đơn vị lựa chọn vậndụng vào điều kiện cụ thể để có thêm, bớt hoặc thay đôi mẫu biểu Tuỳ thuộcvào đặc điểm, tình hình, yêu cầu quản lý cụ thể của từng đơn vị để xây dựngnhững chứng từ nội bộ phục vụ cho yêu cầu của đơn vị

Trang 17

Nội dung của hệ thống chứng từ sử dụng trong các đơn vị SNCL baogồm các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu lao động, tiền lương : 16 chứng từ- Chỉ tiêu vật tư : 07 chứng từ - Chỉ tiêu tiền tệ : 11 chứng từ- Chỉ tiêu tài sản cố định : 07 chứng từ

* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán trong các đơn vị bao gồm các bước:i) Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vàochứng từ kế toán

ii) Kiểm tra chứng từ kế toán

iii) Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toániv) Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

Trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán đã ban hành, kế toán trưởng hayhoặc người phụ trách kế toán của đơn vị căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quảnlý các đối tượng kế toán, căn cứ vào tình hình cụ thể của bộ máy kế toán, căncứ đặc điểm cụ thể số lượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vịđể tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và quy định trình tự luânchuyển chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị

6 Tổ chức xử lý thông tin kế toán trong đơn vị SNCL.

6.1 Quy trình xử lý thông tin.

Sau khi thông tin đã được thu nhận phù hợp vowisa các chỉ tiêu đã lựachọn cần phải thực hiện việc xử lý các thông tin theo nguyên tắc sau:

- loại bỏ các thông tin không quan trọng;

- Tính toán phân bổ các số liệu theo tiêu chuẩn thích hợp;

- Tổng hợp các số liệu chi tiết có liên quan đến chỉ tiêu đã lựa chọn vàphân tích.

6.2 Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá.

- Phương pháp xác định giá phí toàn bộ

Trang 18

Phương pháp này cần xác đinh rõ các bộ phận hoạt động chính, bộ phậnphụ và tiêu chuẩn phân bổ chi phí.

- Phương pháp xác định giá phí bộ phận

Phương pháp này là chỉ phân bổ chi phí cho sản phẩm các chi phí trực tiếpvà chi phí gián tiếp.

- Phương pháp tính giá phí các sản phẩm liên hợp

Sản phẩm liên hợp là sản phẩm được sản xuất ra từ một nguyên liệu, vậtliệu trên cùng một công nghệ như xưởng lọc hóa dầu.

- Phương pháp phân bổ định phí theo mức độ hoạt động

Phương pháp này xác định được mức định phí trong công xuất thiết kế Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tàisản hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán

6.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệthống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế Tàikhoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêngbiệt Tập hợp các tài sản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành hệ thống tàikhoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất là một bộ phận cấuthành quan trọng của kế toán bao gồm những quy định thống nhất về loại tàikhoản số lượng tài khoản, ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản

Nhà nước ta đã quy định thống nhất hệ thống tài khoản kế toán áp dụngcho tất cả các đơn vị SNCL trong cả nước Hệ thống tài khoản kế toán đơn vịSNCL được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạtđộng của đơn vị có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hoá của hệ thống tàikhoản kế toán thống nhất Hệ thống tài khoản kế toán đơn vị SNCL bao gồmcác tài khoản kế toán tổng hợp và các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánhloay đủ các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị SNCL nhằm:

Trang 19

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốncông quỹ Đồng thời thoả mãn yêu cầu quản lý tài sản và tình hình sử dụngkinh phí trong từng lĩnh vực của từng đơn vị SNCL.

- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán (máyvi tính…) và thoả mãn đầy đủ nhu cầu thông tin cho các cơ quan quản lý chức

năng của Nhà nước.

- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được banhành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BộTài chính và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày15/11/2010 của Bộ Tài chính, bao gồm 44 tài khoản trong bảng cân đối tài

khoản và 7 tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản (phụ lục 2).

Các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản hạch toán theo phương phápghi “kép”

Các tài khoản ngoài bảng cân đối tài sản hạch toán theo phương phápghi “đơn”

Các đơn vị SNCL căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trongchế độ này để lựa chọn lập danh mục các tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3phù hợp với đặc điểm, nội dung hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của đơnvị Trường hợp cần thiết mở thêm một số tài khoản cấp 3 chi tiết có tính chấtriêng của đơn vị mình Đối với các đơn vị có hoạt động đặc thù cần mở thêmtài khoản cấp 1, cấp 2 ngoài danh mục quy định phải có ý kiến bằng văn bảngửi cơ quan chủ quản trình Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận

Các đơn vị SNCL sau khi xác định được số lượng tài khoản sử dụng,thủ trưởng và kế toán trưởng phải quy định cụ thể phương pháp ghi chép trên,cơ sở vận dụng hợp lý chế độ kế toán hiện hành.

6.4 Tổ chức thực hiện chế độ sổ sách kế toán

Tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán hình thức kế toán vàhệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng, kết cấu mẫu sổ, mối quan hệ giữa cácloại sổ với nội dung, trình tự và phương pháp ghi sổ để ghi chép, phân loại xử

Trang 20

lý thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính từ các chứng từ gốc vào hệthống sổ kế toán

Mỗi sổ kế toán là tờ sổ hoặc quyển gồm nhiều tờ sổ được thiết kế theonhau nhất định để ghi chép, hệ thống hoá thông tin theo từng loại nghiệp vụvà khéo yêu cầu quản lý của đơn vị

Tổ chức vận dụng hình thức kế toán thực chất là việc tổ chức hệ thốngsổ kế toán của đơn vị Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán của đơn vị phải đảmbảo được các yêu cầu cơ bản sau đây:

Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã được phản ánhtrong chứng từ gốc

Phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị

Phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý của đơn vị, với yêu cầu tổng hợp,cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính và quản lý đơn vị

Phù hợp với điều kiện trang thiết bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuậtghi chép, xử lý, tổng hợp thông tin.

Thực hiện đúng quy định về việc mở sổ, ghi sổ, quản lý, lưu trữ và bảoquản sổ kế toán

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của đơn vị, các đơnvị SNCL có thể vận dụng một trong các hình thức sau đây:

* Hình thức kế toán Nhật ký chung:

Hình thức này thường áp dụng ở các đơn vị sự nghiệp có thu đơn giản,số lượng nhân viên kế toán ít và chỉ sử dụng nhiều nhất là 20 tài khoản kếtoán Đặc điểm cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tựthời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó Sau đó lấy số liệu trênsổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các loạisổ kế toán của hình thức Nhật ký chung gồm có: Sổ Nhật ký chung, sổ cái vàcác sổ, thẻ kế toán chi tiết, trong đó sổ Nhật ký chung và sổ cái là sổ kế toán

Trang 21

tổng hợp sử dụng để ghi các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gianvà theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sổ kế toán chi tiết được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tàichính theo yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể của đơn vị đối với hoạt động kinh tếtài chính đó ghi theo từng tài khoản kế toán chi tiết)

Nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra nghiệp vụkinh tế vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theocác tài khoản kế toán thích hợp Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồngthời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vàocác sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm khoá sổ cái và các sổ, thẻ chi tiết Từ

các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số

liệu trên bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu khoá sổ trên sổ cái,

nếu đảm bảo khớp đúng thì căn cứ vào số liệu khóa sổ trên sổ cái lập “Bảngcân đối tài khoản” và các báo cáo tài chính khác

Về nguyên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có trên bảng cân đốisố phát sinh phải bằng tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có trên Nhật kýchung cùng kỳ

* Hình thức Nhật ký - Sổ cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái là các nghiệp vụ kinhtế phát sinh được kết hợp ghi chép trong trình tự thời gian và phân loại, hệ

thống hoá theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển

sổ kế toán tổng hợp là Nhật ký - Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép.Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặcbảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức Nhật ký - Sổ cái có các loại sổ kế toán chủ yếu đó là: Nhật ký - Sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết

* Nội dung và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái:

Trang 22

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có, để ghi

vào Nhật ký - Sổ cái Mỗi chứng từ (bảng tổng hợp chứng từ) được ghi một

dòng ở cả hai phần Nhật ký và sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được

lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếunhập) phát sinh nhiều lần trong một ngày

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ sau khi đã ghi sổ Nhật ký Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinhtrong tháng vào Nhật ký - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hànhcông cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các công nợ, cột có của tổng tàikhoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng Căn cứ vào sốphát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kếtừ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng, đầu quý và sốphát sinh trong tháng, trong quý tính ra số dư cuối tháng, cuối quý của từngtài khoản trên Nhật ký - Sổ cái

Việc kiểm tra đối chiếu các số liệu sau khi cộng sổ Nhật ký - Sổ cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột

phát sinh ở phần nhật ký =

Tổng số phát sinh nợcủa tất cả các TK =

Tổng số phát sinh cócủa tất cả các TKTổng số dư Nợ các TK = Tổng số dư có các TK

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải khoá sổ để tính ra số phát sinhNợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào sốliệu khoá sổ của các đối tượng chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từngtài khoản trên Nhật ký - Sổ cái

Số liệu khoá sổ trên Nhật ký - Sổ cái, trên sổ, thẻ kế toán chỉ tiết vàbảng tổng hợp chi tiết được sử dụng lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáotài chính khác

* Hình thức chứng từ ghi sổ:

Trang 23

Hình thức này thường được áp dụng ở các đơn vị SNCL quy mô hoạtđộng lớn hơn, nội dung hoạt động phức tạp hơn và có tổ chức hoạt động sảnxuất kinh doanh dịch vụ

Đặc điểm cơ bản của hình thức này là việc ghi sổ kế toán tổng hợpđược căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ ghi sổ là một loại chứngtừ tổng hợp dùng để phân loại, hệ thống hoá và xác định nội dung ghi Nợ, ghiCó của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh Việc ghi sổ kế toán dựa trêncơ sở chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:

+ Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên

Sổ kế toán chi tiết được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế, tàichính theo yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể của từng đơn vị đối với các hoạt độngkinh tế tài chính thực tế phát sinh (ghi theo từng tài khoản kế toán chi tiết)

* Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán:

Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra lậpchứng từ ghi sổ hoặc lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, từ số liệutrên Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại lập chứng từ ghi sổ Chứng từghi sổ sau khi lập xong chuyển cho phụ trách kế toán ký duyệt và vào sổ“Đăng ký chứng từ ghi sổ” để lấy số và ngày Sau đó, chứng từ ghi sổ đượcsử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 24

* Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán:

Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra lậpchứng từ ghi sổ hoặc lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, từ số liệutrên Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại lập chứng từ ghi sổ Chứng từghi sổ sau khi lập xong chuyển cho phụ trách kế toán ký duyệt và vào sổ

“Đăng ký chứng từ ghi sổ” để lấy số và ngày Sau đó, nhứng từ ghi sổ được

sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết sau khi đã ghi hếtchứng từ ghi sổ lập trong tháng vào sổ nái, kế toán tiến hành khoá sổ cái đểtính ra số phát sinh nợ, số phát sinh và số dư cuối tháng của từng tài khoản.Sau khi đã đối chiếu, kiểm tra đảm bảo khớp đúng số liệu giữa kế toán chi tiết

với sổ Cái, thì số liệu khoá trên sổ cái đượcsử dụng để lập “Bảng cân đốitàikhoản”và các báo cáo tài chính khác.

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Các chứng từ kế toán kèm theo chứng từghi sổ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được sử dụng để ghivào các sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản Cuối thángkhoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả khóa sổ lập Bảng tổng hợp chitiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu số liệu với từng tài khoản trên

sổ cái Số liệu khoá sổ trên sổ cái và số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” của

các tài khoản được sử dụng để lập các báo cái tài chính.* Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vitính có nhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuậtvà tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng Phần mềm kế toán được thiết kế theonguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc tổng hợp các hình thức kếtoán quy định trên đây Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trìnhKhi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tàichính theo quy định

Trang 25

Khi ghi sổ kế toán bằng máy tính thì đơn vị được lựa chọn mua hoặc tựxây dựng phần mềm kế toán phù hợp Hình thức kế toán trên máy vi tính ápdụng tại đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đápứng yêu cầu kế toán theo quy định Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủcác yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán

+ Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ và sửa chữasổ kế toán theo quy định của luật Kế toán, các văn bản hướng thi hành luật Kếtoán và các chế độ kế toán máy

+ Đơn vị phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kếtoán đó Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số103/2005 TT-BTC ngày24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý vàđiều kiện của đơn vị

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có cácloại sổ của hình thức kế toán đó Đơn vị có thể thiết kế mẫu sổ không hoàntoàn giống sổ kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung theoquy định

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng tù kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài sản ghi Nợ, tàikhoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kếsẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vàomáy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp Sổ cái hoặcNhật ký - Sổ cái… và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm nào), kế toán thực hiện các thao

tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp vớisố liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Trang 26

Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyền và thựchiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

7 Tổ chức cung cấp thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức chế độ báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính trong các đơn vị SNCL có tác dụng phản ánh mộtcách tổng quát, toàn diện, có hệ thống tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phícủa Nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ, các khoản thu sự nghiệp, tình hìnhquản lý, sử dụng từng loại kinh phí và quyết toán kinh phí trong một kỳ báocáo, phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị, giúp cơ quan chủquản, cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét, nắm bắt được tình hình chấp hànhngân sách và xét duyệt chi sự nghiệp của đơn vị trong từng quý, năm

Báo cáo tài chính của đơn vị SNCL phải được lập theo đúng quy địnhcủa chế độ kế toán hiện hành Kế toán trưởng thay người phụ trách kế toáncủa đơn vị phải quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận kế toán liên quantrong bộ máy kế toán về việc cung cấp các số liệu, tài liệu, đảm bảo thời gianvà sự chính xác cho việc báo cáo tài chính

Sau khi đã có đầy đủ các số liệu phản ánh trên các báo cáo tài chính, kế

toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) phải tổ chức phân tích tình hình sử

dựng nguồn kinh phí, tình hình thực hiện các dự toán, các định mức, tiêuchuẩn của Nhà nước liên quan đến hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ của đơn vị nhằm cung cấp thông tin chính xác và nhận biếtcác nguyên nhân thực hiện tốt việc quản lý tài sản, sử dụng kinh phí và nguồn vốncủa đơn vị Trên cơ sở đó, có biện pháp tích cực để quản lý đứng chính sách, chếđộ tài chính, tăng nguồn vốn thu cho đơn vị Đồng thời giúp thủ trưởng đơn vịthực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định hiện hành.

Các đơn vị SNCL định kỳ phải lập các loại báo cáo và gửi đến các cơquan quản lý cấp trên

* Về công khai tài chính các đơn vị SNCL:- Nội dung công khai:

(i) Công khai N toán thu chi được Nhà nước giao hàng năm cho đơn vị

Trang 27

(ii) Công khai quyết toán thu - chi NSNN hàng năm Tổng nguồn kinhphí, trong đó: NSNN cấp; Các phần thu chi khác Tổng kinh phí, trong đó:Chi từ Kho bạc Nhà nước; chi từ nguồn khác

(iii) Công khai dự toán về sử dụng vốn đầu tư xây dựng.(iv) Công khai phân bổ chi cho đơn vị dự toán cấp trực thuộc.(v) Công khai vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân.

- Hình thức công khai:

(i) Niêm yết tại trụ sở đơn vị.

(ii) Công khai trong hội nghị cán bộ công chức.

- Thời điểm công khai: Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báophê duyệt báo cáo quyết toán năm của tổ chức công tác kế toán trong các đơnvị SNCL

Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập và tổchức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp

- Đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập,vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý tài chính ở đơn vị SNCL

- Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL, bản chất, vai trò củakế toán, nội dung cơ bản

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẠI BỆNH VIỆNĐA KHOA NÔNG NGHIỆP1 Giới thiệu chung về Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp:

Trang 28

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trựcthuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (sau đây gọi tắt là bệnh viện)có chức năng khám bệnh chữa bệnh, phòng chống dịch, phục hồi chức năngcho bệnh nhân là công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và nhân dân; đào tạo nghiên cứu khoa học và phát triểnứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác khámbệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.

Bệnh viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoảntại khoa bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định của phápluật Bệnh viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Y tế và chịu sự quản lý vềlãnh thổ của Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội Trụ sở chính của Bệnh việnđặt tại Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội thành phố Hà Nội.

Kinh phí Bệnh viện do Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, nguồn thutừ viện phí và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

I Nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện

1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàngnăm về y tế thuộc nhiệm vụ của Bệnh viện trình cấp có thẩm quyền phê duyệtvà tổ chức thực hiện theo quy định.

2 Khám bệnh, chữa bệnh

a) Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân địa phương;

b) Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám, phát hiện và điều trị bệnh cho nhân dân địa phương và các tuyến chuyển đến;

c) Tổ chức khám và chứng nhận, phân loại sức khỏe theo quy định;d) Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo quy định;3 kết hợp với y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh vàchữa bệnh.

Trang 29

4 Thực hiện khám, điều trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sauđiều trị và phục hồi chức năng cộng đồng

5 Y tế lao động

a) Tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe ngườilao động và bệnh nghề nghiệp thuộc ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn theo quy định của pháp luật;

b) tham gia tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe laođộng, bệnh nghề nghiệp;

6 Phòng, chống dịch bệnh tai nạn thương tích:

a) Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiệntruyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn laođộng, tai nạn sinh hoạt;

b) Tham gia phòng chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảmhọa

8 Nghiên cứu khoa học

a) Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học đểphục vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng;

9 tham gia xây dựng các văn bản quy phạm, pháp luật và các tiêu chíquy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hoạt động của Bệnh viện và bệnh nghềnghiệp thuộc lĩnh vực Nông nghiệp theo quy định pháp luật.

10 Đào tạo:

a) Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế bậc Đại học, caođẳng, trung học;

Trang 30

b) Tổ chức đào tạo liên kết đào tạo cho các thành viên trong bệnh việnvà tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn;

11 Hợp tác quốc tế

Liên kết, hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về khám bệnh,chữa bệnh, phục hồi chức năng, phòng chống dịch bệnh,đào tạo nghiên cứukhoa học theo quy định của pháp luật.

12.Thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện và chịu sự kiểm định chấtlượng bệnh viện của cơ quan có thẩm quyền, xây dựng phát triển hệ thốngđảm bảo chất lượng bệnh viện theo quy định;

13 Liên Doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân để hoạt động dịch vụđáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạtđộng của dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị vàđúng quy định pháp luật.

14 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản phương tiện và các nguồnlực khác của Bệnh viện theo quy định của pháp luật;

15 Xây dựng quản lý và sử dụng cở sở dữ liệu của Bệnh viện về độingủ công chức, viên chức, người lao động,các hoạt động khám bệnh chữabệnh, phòng chống dịch bệnh phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghềnghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

16 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn giao.

Trang 31

II Đội ngũ cán bộ:

Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức: Tính đến hết tháng 12 năm 2014.

a) Tổng số cán bộ công nhân viên

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 456 ngườiTrong đó:

- Biên chế : 325 người- Hợp đồng : 131 ngườib) Trình độ chuyên môn

* Đại học và sau đại học:

+ Cán bộ Y:

- Phó giáo sư : 01 người- Tiến sỹ y khoa : 01 người- Bác sỹ chuyên khoa II : 7 người

- Trung học khác : 129 người

Trang 32

III Về cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp:1 Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc

Giám đốc bệnh viện do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quyđịnh của pháp luật và chịu trách nhiệm trước bộ trưởng, trước pháp luật vềtoàn bộ hoạt động của bệnh viện;

Phó giám đốc do bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị củagiám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật vềlĩnh vực được phân công, phụ trách hoặc ủy quyền;

2 Các phòng chức năng 7 phòng

-Phòng Tổ chức cán bộ;- Phòng Hành chính quản trị;- Phòng Kế hoạch tổng hợp; - Phòng Tài chính kế toán;

- Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện;- Phòng Vật tư thiết bị y tế;

- Khoa Nội tim mạch - Nội tiết - Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu - Khoa Truyền nhiễm

- Khoa Y học cổ truyền - Khoa Phụ sản

- Khoa Nhi

- Khoa Ngoại tổng hợp

Trang 33

- Khoa Ngoại chấn thương

- Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Khoa Tai mũi họng

- Khoa Răng hàm mặt - Khoa Mắt

- Khoa Ung bướu - Khoa Da liễu

- Khoa Vật lý trị liệu – PHCN.

- Khoa Y học lao động và Bệnh nghề nghiệp 3.2 Các Khoa Cận lâm sàng 6 khoa và 1 trung tâm- Khoa Xét nghiệm và Giải phẫu bệnh

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Thăm dò chức năng - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn- Khoa Dược

- Khoa Tiết chế dinh dưỡng - Trung tâmTin học

Các phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng, Khoa có Trưởngkhoa và các Phó Trưởng khoa, Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Giám đốcTrung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Bệnh viện bổ nhiệm, miễnnhiệm theo quy định của pháp luật

Nhận xét:

* Tỷ lệ phân bổ nhân lực các khu vực như sau:- Các khoa lâm sàng : 64,5 %

- Các khoa cận lâm sàng : 17,0 %- Các phòng chức năng : 18,5 %

Trang 34

Tỷ lệ phân bổ nhân lực giữa các bộ phận tương đối phù hợp Tỷ lệ cánbộ theo trình độ chuyên môn trong các khoa đã đảm bảo được nhiệm vụ khámchữa bệnh cho nhân dân

Bảng 2.1 Mô tả tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNGCHỨC NĂNG

CÁC KHOA LÂM SÀNG

CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

Phòng

tổ chức cán bộ Khoa khám bệnh Khoa xét nghiệm vàgiải phẩu bệnh

Phòng

Hành chính quản trị Điều trị tích cựcKhoa

Khoa chuẩn đoánhình ảnh

Khoa cấp cứuchống độc

Khoa Kiểm soátnhiễm khuẩn

Khoa nội tim mạchnội tiết

Khoa tiết chế dinhdưỡng

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Khoa truyền nhiễm

Trung tâm Công nghệ thông

Khoa thận tiết niệulọc máu

Trang 35

Khoa NhiKhoa Ngoại tổng hợp

KhoaNgoại chấn thương

Khoa Phẫu thuật GMHS

Khoa Ung bướu

Khoa Tai mũi họng mắt răng hàm mặt,

Khoa Da liễu

Khoa vật lý trị liệuvà phục hồi CN

Khoa Y học Lao động

Trang 36

Bảng 2.2 Tình hình nhân lực của bệnh viện Nông nghiệp năm 2014

Đơn vị tính: người

Phân loại cán bộ viên chứcTổng số(1+2)

Biên chế(1)

Hợp đồng(2)

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

2 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ảnh hưởngđến tổ chức công tác kế toán

Tổng số khám bệnh năm 2014 là 672 000 lượt bệnh nhân, tăng 8,96%.Đây là chỉ số đánh giá thương hiệu bệnh viện tốt được người bệnh tin tưởng.Công tác tổ chức, bố trí phòng khám hợp lý, hướng dẫn tư vấn phân loại bệnhkịp thời, điều chuyển nhân lực theo thời điểm, hoàn thiện quy trình khámbệnh, phối hợp công tác tin học, tài chính nâng cấp một số cơ sở vật chất đãđược thực hiện tốt, đảm bảo đón tiếp tốt trung bình 184/bệnh nhân/ngày Bệnh

Trang 37

viện đã thực hiện tốt chỉ thị 05/BYT ngày 10/9/2012 của Bộ Y tế về tăngcường chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt tại khu vực khoa khám bệnh Xuhướng khám bệnh ngoại trú tăng 34,43% so năm 2013 Đây là chiến lượcđúng nhằm giảm tải điều trị nội trú trong bệnh viện, cần phát huy tích cực hơntrong những năm tiếp theo

Khám cấp cứu tiếp tục giảm so năm 2013 và 2014 Nguyên nhân dophân loại ban đầu ngay tại phòng khám tốt đảm bảo công tác cấp cứu kịp thờicho các bệnh nhân nặng

Các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong năm 2015 tại khu vực khoakhám bệnh:

- Hướng dẫn, phân loại, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnhkịp thời hơn nhằm giảm thời gian chờ khám bệnh, chờ xét nghiệm

- Đảm bảo giao tiếp, ứng xử văn hóa của bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuậtviên xét nghiệm, nhân viên tài chính, tin học tốt hơn nhằm hài lòng ngườibệnh, tránh xảy ra xung đột không đáng có.

- Giảm bớt thủ tục hành chính, tuân thủ quy trình khám bệnh, cải thiệnchất lượng cuộc khám bệnh nhằm thu hút người bệnh đến tốt hơn

Công tác điều trị nội trú

Ngày điều trị trung bình là 7,62 ngày, công xuất sử đụng giường bệnh là113,45%, có giảm hơn so năm 2013 Các khoa ngày điều trị trung bình trên110 ngày là: y học cổ truyền, sơ sinh, nhi , từ 7 đến 10 ngày là Hồi sức cấpcứu, thận lọc máu, Cần có các biện pháp giảm ngày điều trị trung bình tạicác khoa này Chuyển khám điều trị trong ngày cho khoa y học cổ truyền.Tăng cường điều trị và cấp thuốc ngoại trú, điều trị trong ngày, giảm chờ xétnghiệm đặc biệt cho các khoa có bệnh mạn tính như huyết học lâm sàng, thậnlọc máu, nội tiết, gan mật Tăng cường nhân lực, trang thiết bị, mô hình hoạtđộng nhóm cho các đơn vị sơ sinh, hồi sức tích cực …

Bảng 2.3 Thông tin về hoạt động chuyên môn của đơn vị năm 2014

a Một số chỉ tiêu chính

Trang 38

Các chỉ số chuyên mônNăm 2013 Năm 2014So sánh

Tổng số lần khám bệnh ngoại trú 618.328 672.060 ↑8.69%Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú 13.127 17.647 ↑

34.43%Tổng số lần bệnh nhân khám cấp cứu 26.054 22.978 ↓

13.39%Tổng số bệnh nhân phẫu thuật 13.448 14.495 ↑

26.33%TV trong 24h đầu

40.18%Tổng số BN nặng xin về

0.09%Ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân 7.82ng 7.62ng ↓ 2.62%Công suất sử dụng giường bệnh 119.87% 113.45% ↓Tổng số xét nghiệm sinh hóa 1.523.045 1.752.962 ↓

15.10%

Trang 39

Các chỉ số chuyên mônNăm 2013 Năm 2014So sánh

Trong đó xét nghiệm phòng khám 658.677 916.009 ↓39.07%Tổng số xét nghiệm huyết học 391.189 518.511 ↓

32.55%Trong có xét ngư lem phòng khám 198.856 259.898 ↓

30.70%Tổng số xét nghiệm vi sinh 125.520 150.857 ↑

20.17%Trong đó xét nghiệm phòng khám 64.242 53.699 ↓

Tổng số lít máu đã sử dụng 5.683.22L 5.750.09L ↑ 1.17%

Các chỉ số chuyên mônKhoa Phục hồi chức năng

Tổng số lần điều trị 29.570 47.487 ↑

Trang 40

Các chỉ số chuyên mônNăm 2013 Năm 2014So sánh

Ngày đăng: 26/05/2020, 20:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w