1. Tính cấp thiết của đề tài Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới, sức khoẻ luôn luôn là vốn quý nhất của con người. Chính vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ luôn là vấn đề trọng tâm và được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trước năm 2006, tại Việt nam hầu như Nhà nước cung cấp toàn bộ nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các BVCL phục vụ công tác khám chữa bệnh. Khi đó, nguồn thu nhập chính của cán bộ viên chức y tế là lương theo ngạch bậc NSNN cuộc sống vô cùng khó khăn. Khi đó, đối với mỗi Bệnh viện thì mối quan tâm hàng đầu của họ là công tác chuyên môn, còn công tác kế toán thì hầu như bị bỏ qua một bên. Sau năm 2006, để đáp ứng nhu cầu mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Chính phủ đã ban hành nghị định 43/2006/NĐ-BTC quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy tài chính của ĐVSNCL. Theo đó, các Bệnh viện được tự chủ với các khoản thu, chi của đơn vị mình, được sử dụng chênh lệch thu, chi để chi trả cho thu nhập tăng thêm của người lao động, nhờ đó mà cuộc sống của cán bộ viên chức ngành y tế đã được cải thiện phần nào. Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với các Bệnh viện là phải không ngừng tăng thu, giảm chi và nâng cao thu nhập của cán bộ công chức. Vì những đổi mới về cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nên đòi hỏi việc tổ chức công tác kế toán trong Bệnh viện - một công cụ quản lý kinh tế quan trọng cũng cần phải hoàn thiện để phù hợp giúp phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho Bệnh viện. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương” làm chủ đề cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình với mong muốn có thể thông qua đề tài này để tìm ra những biện pháp hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của Bệnh viện nâng cao thu nhập của cán bộ y tế 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của đề tài này là làm rõ được các đặc điểm cơ bản của tổ chức kế toán, các bộ phận cấu thành lên tổ chức kế toán trong các ĐVSNCL - Thứ hai, đề tài phải chỉ ra được thực trạng tình hình tổ chức kế toán của Bệnh viện, những yếu tố tác động cũng như những ưu, nhược điểm tồn tại trong tổ chức kế toán tại đơn vị - Thứ ba, đề tài phải đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kế toán để hoàn thiện hơn nữa tình hình tổ chức công tác kế toán tại BVDLTW 2.2. Câu hỏi nghiên cứu -Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện nay đang triển khai thế nào? -Những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương? -Nguyên nhân của những tồn tại là gì? Những tồn tại đó có cản trở gì đến công tác quản lý tài chính của Bệnh viện? -Một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương -Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ những năm 2012-2014 + Về nội dung : Tìm hiểu về các quy trình, cách thức tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, tổ chức báo cáo, kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình. Phương pháp đầu tiền được sử dụng xuyên suốt trong luận văn đó là phương pháp thống kê, mô tả. Luận văn đã sử dụng rất nhiều báo cáo được lấy từ các bảng số liệu của BVDLTW nhằm mô tả rõ hơn về thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện. Phương pháp thứ hai được sử dụng trong luận văn đó là phương pháp phân tích, tổng hợp. Từ các số liệu đơn thuận, luận văn đã phân tích, tổng hợp thành những bảng số liệu cụ thể để làm rõ hơn về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại BVDLTW. Một phương pháp nữa không thể không đề cập tới trong luận văn này đó là phương pháp kế thừa. Luận văn đã sử dụng các kết quả nghiên cứu từ rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tổ chức công tác kế toán trong ĐVSNCL để làm cơ sở cho luận văn của mình 5. Dự kiến đóng góp của luận văn -Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại BVDLTW, luận văn đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện. -Luận văn đã trình bảy được những đặc điểm chung nhất về tổ chức kế toán trong các ĐVSNCL -Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm về công tác tổ chức của BVDLTW cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện cải thiện công tác tổ chức kế toán của mình. -Là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho Ban lãnh đạo, quản lý, điều hành Bệnh viện có thể đưa ra được những quyết định về tổ chức công tác kế toán một cách chính xác và hiệu quả. 6. Kết cấu của luận văn Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2 : Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Trang 1bộ giáo dục và đào tạotrờng đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
-
-Bùi thúy hoa
HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN TạI
BệNH VIệN DA LIễU TRUNG ƯƠNG
Ngời hớng dẫ
n khoa học:
PGS n
Hà nội – 2015
Trang 2bộ giáo dục và đào tạotrờng đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
-
-Bùi thúy hoa
HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN TạI
BệNH VIệN DA LIễU TRUNG ƯƠNG
Trang 31 LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng mình Các số liệu nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực Các đánh giá, kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Thúy Hoa
Trang 42 MỤC LỤC
3.
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 5
1.1 Tổng quan chung về đơn vị sự nghiệp công lập 5
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 5
1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 9
1.1.3 Nội dung và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 12
1.2 Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 23
1.2.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán 23
1.2.2.Vai trò tổ chức kế toán trong việc quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập 24
1.2.3 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 27 1.3 Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 29
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 30
1.3.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠ BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 48
2.1 Tổng quan chung về Bệnh viện Da liễu Trung ương 48
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Da liễu Trung ương 48
2.1.2 Bộ máy quản lý 52
2.1.3 Nguồn tài chính và nội dung chi của Bệnh viện Da liễu Trung ương 54
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 68
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán 68
2.2.2 Thực trạng tổ chức chứng từ thu, chi 71
2.2.3 Thực trạng tổ chức TK kế toán thu, chi 77
Trang 52.2.4 Các tài khoản kế toán theo dõi thu, chi hoạt động dịch vụ 82
2.2.5 Các TK theo dõi chênh lệch thu chi 84
2.2.6 Thực trạng tổ chức sổ kế toán 85
2.2.7 Thực trạng tổ chức báo cáo kế toán 87
2.2.8 Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán 87
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 88
2.3.1 Thành tựu đạt được 88
2.3.2 Những vấn đề tồn tại 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 95
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 95
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 95
3.1.2.Yêu cầu về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 96
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 96
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bệnh viện Da liễu Trung ương 97
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 99
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 101
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống TK kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 102
3.2.5 Hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán và phân tích báo cáo kế toán 103
3.2.6 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 106
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 108
3.3.1 Với Nhà nước và các cơ quan quản lý 108
3.3.2 Với Bệnh viện Da liễu Trung ương 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 111
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 74 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1 So sánh cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và cơ chế tự chủ
tài chính 20
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp tình hình giao dự toán cho Bệnh viện từ 2012-2014 55
Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp tình hình thu viện phí từ 2012-2014 58
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp thu dịch vụ từ 2012-2014 60
Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp doanh thu dịch vụ ngoài khám chữa bệnh 62
Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp nguồn kinh phí các dự án 63
Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp số liệu chi thường xuyên từ 2012-2014 64
Bảng 2.7 : Trình tự thu tiền mặt đối với những khoản tiền lớn, quan trọng 76
Bảng 2.8 : Trình tự chi tiền mặt đối với những khoản tiền lớn, quan trọng 76
Bảng 2.9: Trình tự thu tiền mặt có tính chất thường xuyên 77
Bảng 2.10: Trình tự chi tiền mặt có tính chất thường xuyên 77
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Da liễu Trung ương 53
Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy kế toán của BVDLTW 71
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ 73
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán nguồn kinh phí hoạt động 79
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán chi hoạt động 80
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán TK thu viện phí, thu theo đơn đặt hàng của nhà nước 81
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán các khoản thu hoạt động SXKD 82
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán chi hoạt động SXKD 83
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kế toán TK chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD 84
Trang 96 LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới, sức khoẻ luôn luôn là vốn quýnhất của con người Chính vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ luôn là vấn
đề trọng tâm và được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước Trước năm 2006, tại Việt nam hầu như Nhà nước cung cấp toàn bộnguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các BVCL phục vụ công tác khám chữabệnh Khi đó, nguồn thu nhập chính của cán bộ viên chức y tế là lương theongạch bậc NSNN cuộc sống vô cùng khó khăn Khi đó, đối với mỗi Bệnh việnthì mối quan tâm hàng đầu của họ là công tác chuyên môn, còn công tác kế toánthì hầu như bị bỏ qua một bên
Sau năm 2006, để đáp ứng nhu cầu mở cửa và hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới, Chính phủ đã ban hành nghị định 43/2006/NĐ-BTC quyđịnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy tài chính củaĐVSNCL Theo đó, các Bệnh viện được tự chủ với các khoản thu, chi củađơn vị mình, được sử dụng chênh lệch thu, chi để chi trả cho thu nhập tăngthêm của người lao động, nhờ đó mà cuộc sống của cán bộ viên chức ngành y
tế đã được cải thiện phần nào Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với các Bệnh viện
là phải không ngừng tăng thu, giảm chi và nâng cao thu nhập của cán bộ côngchức Vì những đổi mới về cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với nhữngthay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nên đòi hỏi việc tổ chức công tác
kế toán trong Bệnh viện - một công cụ quản lý kinh tế quan trọng cũng cầnphải hoàn thiện để phù hợp giúp phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực tàichính cho Bệnh viện Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của
vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương” làm chủ đề cho luận văn thạc sỹ kinh tế
Trang 10của mình với mong muốn có thể thông qua đề tài này để tìm ra những biệnpháp hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của Bệnh viện nâng cao thunhập của cán bộ y tế
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của đề tài này là làm rõ đượccác đặc điểm cơ bản của tổ chức kế toán, các bộ phận cấu thành lên tổ chức
kế toán trong các ĐVSNCL
- Thứ hai, đề tài phải chỉ ra được thực trạng tình hình tổ chức kế toán củaBệnh viện, những yếu tố tác động cũng như những ưu, nhược điểm tồn tạitrong tổ chức kế toán tại đơn vị
- Thứ ba, đề tài phải đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kế toán đểhoàn thiện hơn nữa tình hình tổ chức công tác kế toán tại BVDLTW
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện nayđang triển khai thế nào?
- Những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễuTrung ương?
- Nguyên nhân của những tồn tại là gì? Những tồn tại đó có cản trở gìđến công tác quản lý tài chính của Bệnh viện?
- Một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễuTrung ương
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác
kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ những năm 2012-2014
Trang 11+ Về nội dung : Tìm hiểu về các quy trình, cách thức tổ chức công tác kếtoán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán, tổ chức báo cáo, kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để hoàn thànhluận văn của mình
Phương pháp đầu tiền được sử dụng xuyên suốt trong luận văn đó làphương pháp thống kê, mô tả Luận văn đã sử dụng rất nhiều báo cáo đượclấy từ các bảng số liệu của BVDLTW nhằm mô tả rõ hơn về thực trạng tổchức kế toán tại Bệnh viện
Phương pháp thứ hai được sử dụng trong luận văn đó là phương phápphân tích, tổng hợp Từ các số liệu đơn thuận, luận văn đã phân tích, tổng hợpthành những bảng số liệu cụ thể để làm rõ hơn về thực trạng tổ chức công tác
kế toán tại BVDLTW
Một phương pháp nữa không thể không đề cập tới trong luận văn này đó
là phương pháp kế thừa Luận văn đã sử dụng các kết quả nghiên cứu từ rấtnhiều công trình nghiên cứu về đề tài tổ chức công tác kế toán trongĐVSNCL để làm cơ sở cho luận văn của mình
5 Dự kiến đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thựctrạng tổ chức công tác kế toán tại BVDLTW, luận văn đưa ra giải pháp nhằmhoàn thiện hơn thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện
- Luận văn đã trình bảy được những đặc điểm chung nhất về tổ chức kếtoán trong các ĐVSNCL
- Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm vềcông tác tổ chức của BVDLTW cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể giúpBan lãnh đạo Bệnh viện cải thiện công tác tổ chức kế toán của mình
Trang 12- Là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho Ban lãnh đạo, quản lý, điềuhành Bệnh viện có thể đưa ra được những quyết định về tổ chức công tác kếtoán một cách chính xác và hiệu quả.
6 Kết cấu của luận văn
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2 : Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan chung về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp : là những đơn vị do Nhà nước thành lập thực hiệnnhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ khác nhằmduy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị sự nghiệp công lập: Là một loại đơn vị có nguồn thu sựnghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toánđộc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quyđịnh của Luật kế toán
Để xác định đơn vị nào do Nhà nước thành lập là ĐVSNCL cần dựa vàonhững tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩmquyền ở trung ương hoặc địa phương
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ Nhà nướcquy định
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theochế độ Nhà nước quy định, được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩmquyền giao
- Có mở TK tại KBNN để ký gửi các khoản thu chi tài chính
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập :
- Xét theo lĩnh vực hoạt động:
Trang 14- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế: gồm các cơ sở khám chữabệnh như các Bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ ngành vàđịa phương, cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo
y dược, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng; các viện phân viện thuộc hệphòng bệnh trung ương, các trung tâm y tế thuộc hệ phòng bệnh địa phương,các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà
mẹ và trẻ em – kế hoạch hoá gia đình, trung tâm phòng chống các bệnh xãhội; các trung tâm kiểm định vacxin sinh phẩm, kiểm tra chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm; các cơ sở sản xuất vacxin, sinh phẩm, máu dịch truyềnthuộc ngành y tế…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: gồm các cơ sởgiáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục kinh tế quốc dân như Trường phổthông: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học; các Trungtâm giáo dục thường xuyên, các Trung tâm đào tạo, Trường trung học chuyênnghiệp, các Trường dạy nghề, các Trường đại học, cao đẳng, các học viện…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật : gồm các đoànnghệ thuật, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Nhà văn hoá, Thư viện, Bảo tàng,Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm báo chí xuất bản…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao: Trung tâm huấnluyện thể dục thể thao, Liên đoàn, đội thể thao, Câu lạc bộ thể dục thể thao…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gồm: các Viện thiết kế, quyhoạch đô thị, nông thôn, các Trung tâm bảo vệ rừng, Cục bảo vệ thực vật,Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường, Trung tâm kiểm định an toàn laođộng, các ĐVSN giao thông đường bộ, đường sông…
Căn cứ theo khả năng tự trang trải chi phí hoạt động, người ta chia cácĐVSNCL thành ĐVSNCL có thu và không có thu
Trang 15Theo Nghị định 43/2006/NĐ-BTC và thông tư hướng dẫn số BTC, ĐVSNCL được chia thành: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảotoàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tựđảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNNcấp và đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinhphí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ Việc phân loạiĐVSN như trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽxem xét và phân loại lại cho phù hợp Trong thời gian ổn định phân loại,trường hợp ĐVSN có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhànước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
71/2006/TT-Nghị định 43/2006/NĐ-BTC cũng đưa ra công thức đề phân loại ĐVSNdựa vào mức tự đảm bảo chi phí:
Mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên của đơn vị =
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100% Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt độngthường xuyên, ĐVSN được chia thành 3 loại:
- Những ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên lànhững đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vịđược tính lớn hơn hoặc bằng 100%
- Những ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là đơn vị cónguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên,phần còn lại được NSNN cấp, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thườngxuyên của đơn vị được tính từ 10% đến dưới 100%
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và ĐVSN không có nguồn thuđược gọi là ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động có mức tựđảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính dưới 10%
Trang 16Xét trên góc độ phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tàichính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán:
- Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán từ ngân sách năm
và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhànước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách củacấp mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của đơn vị dự toán cấpdưới trực thuộc Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinhphí của toàn ngành và giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơquan tài chính Thuộc đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung ương, các Sở ởcác tỉnh, thành phố hoặc các phòng ở cấp quận huyện
- Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dựtoán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thựchiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán
và quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị trựcthuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản
lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận
dự toán ngân sách của đơn vị cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có tráchnhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vịmình và đơn vị dự toán cấp dưới (nếu có) Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị dựtoán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để phục vụ nhu cầu hoạt động củamình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sựhướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên
- Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III được nhận kinh phí để thực hiệnphần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyếttoán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp IIIvới cấp II và cấp II với cấp I
Trang 171.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Các ĐVSNCL hoạt động trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, với nhiềutính chất, đặc điểm và quy mô hoạt động khác nhau Nhưng cho dù đơn vị đó
có thuộc ngành nào hay loại hình ĐVSN nào thì cũng đều có một số đặc điểmchung nhất định:
Thứ nhất, là ĐVSNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ
xã hội là chính, không vì mục tiêu lợi nhuận.
ĐVSNCL là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động mục tiêu chủyếu là giúp Nhà nước thực hiện vai trò trong việc điều hành các hoạt động kinh
tế – văn hoá - xã hội theo hướng hiệu quả công bằng Nhà nước tổ chức duy trì,tài trợ cho các hoạt động của các ĐVSN nhằm mục đích cung cấp cho xã hộinhững sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tếhoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm nguồnnhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao hơn, bảođảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của nhândân Vì vậy, quá trình hoạt động của các ĐVSNCL chủ yếu là phục vụ cho xãhội thực hiện chức năng và nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ khôngnhằm mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Thứ hai, là các sản phẩm của ĐVSNCL là các sản phẩm mang lại lợi ích chung, mang tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất.
Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu lànhững sản phẩm có giá trị về tri thức, văn hoá, đạo đức, sức khoẻ, và các giátrị xã hội… Những sản phẩm này có thể ở dạng vật chất hoặc phi vật chất, cóthể dùng chung cho nhiều người Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm củaĐVSN có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành một lĩnh vực mànhững sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp
Trang 18Sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sự nghiệp cơ bản là những “hàng hoácông cộng” “Hàng hoá công cộng” có hai đặc điểm cơ bản là: “không loạitrừ” và “không tranh giành” Đó là những hàng hoá mà việc tiêu dùng củangười này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và không ai có thểcan thiệp, ngăn chặn việc người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
“Hàng hoá công cộng” từ hoạt động sự nghiệp không những có giá trị,giá trị sử dụng mà còn có giá trị xã hội rất cao Việc sử dụng những loại sảnphẩm này sẽ giúp cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và cóhiệu quả hơn Ví dụ như: hoạt động sự nghiệp y tế, thể dục thể thao, giáo dụcđào tạo, văn hoá thông tin mang lại sức khoẻ, những hiểu biết cần thiết, trithức, giúp cho sự phát triển toàn diện của con người là nhân tố quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy hoạt động sự nghiệp luôngắn bó hữu cơ và có tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội
Thứ ba, là hoạt động của ĐVSNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội, Chính phủ tổchức duy trì, đảm bảo hoạt động sự nghiệp Để thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện những chương trình mục tiêu quốc gianhư: Chương trình xoá mù chữ, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình,Chương trình phòng chống AIDs, Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộngđồng, Chương trình xoá đói giảm nghèo… Với những chương trình, mục tiêuquốc gia này thì chỉ có Nhà nước mà cụ thể là các ĐVSN mới có thể thựchiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vìmục tiêu lợi nhuận là chính, không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội làmhạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xãhội.Từ đó, xã hội sẽ không được phát triển cân đối
Trang 19Thứ tư, là các ĐVSNCL có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp.
ĐVSNCL là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụchuyên môn và cung cấp những dịch vụ công cộng nhằm thoả mãn nhu cầuthiết yếu của người dân Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản phục vụ chohoạt động của các ĐVSNCL này là do NSNN cấp Tuy nhiên, với sự đadạng của hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực cùng với những khó khăncủa NSNN và với mục tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt độngcủa các ĐVSN, Nhà nước đã cho phép ĐVSNCL thực hiện cơ chế tự chủ tàichính thông qua việc giao cho các ĐVSNCT quyền được khai thác nguồnthu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và được chi một sốkhoản chi một cách chủ động
Với các đặc điểm cơ bản nêu trên của ĐVSNCL đã có tác động đáng kể
và tạo ra những đặc trưng đối với công tác quản lý tài chính cũng như việc tổchức công tác kế toán trong các ĐVSNCL Đối với việc quản lý tài chính:Nguồn lực tài chính phục vụ chủ yếu cho các hoạt động là kinh phí từ NSNNcấp nên việc quản lý và sử dụng nguồn lực vẫn bắt buộc phải tuân theo quyđịnh của pháp luật về quy trình lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toánngân sách, những khoản thu chi phải tuân theo các khung, định mức đã đượcquy định và tuân theo hệ thống Mục lục Ngân sách, việc quản lý tài chínhcủa các ĐVSNCL chịu tác động trực tiếp bởi các chính sách phát triển kinh
tế xã hội quốc gia Cùng với tác động về quản lý tài chính của cácĐVSNCL thì việc tổ chức công tác kế toán của các ĐVSNCL cũng khá làđặc thù: vì mục tiêu là phục vụ xã hội là chính nên việc tổ chức hạch toán
kế toán trong ĐVSNCL vẫn chủ yếu là về kế toán các hoạt động thu chithực hiện trong đơn vị cụ thể hơn là việc quản lý và sử dụng các khoảnkinh phí và một số các khoản thu khác còn việc kế toán để xác định kết quảhoạt động vẫn chưa được chú trọng nhiều Tuy nhiên, đến nay hoạt động kế
Trang 20toán tài chính ở các ĐVSNCL đã và đang có những điều chỉnh cho phù hợpvới thay đổi trong hoạt động của các đơn vị, giúp nâng cao tính tự chủ và
tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chínhtrong các ĐVSNCL
Từ những phân tích trên cho thấy các đơn vị sự nghiệp có thu có chứcnăng chính là tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ xã hội đồng thời tậndụng khả năng về nhân lực, vật lực của đơn vị để khai thác nguồn thu Do đócác đơn vị này không thực hiện cơ chế quản lý tài chính như doanh nghiệp màđòi hỏi một cơ chế quản lý thích hợp để làm tốt cả hai chức năng phục vụnhân dân và khai thác nguồn thu để phát triển
1.1.3 Nội dung và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xãhội, Nhà nước đã ban hành các văn bản chính sách nhằm từng bước đổi mới
cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL
Thực hiện lộ trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quyđịnh về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSNCL; Đồng thời đã ban hành các
cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa một số loại hình dịch vụ
sự nghiệp công với ưu đãi cao hơn, nhằm thu hút các nguồn lực trong xã hội,hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp ngoàicông lập
Qua thực tế triển khai cho thấy, việc thực hiện cơ chế tự chủ tự chịutrách nhiệm theo Nghị định số 85/2012-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạtđộng, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập và giá dịch vụ khámchữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập
Trang 211.1.3.1 Nguồn tài chính và nội dung chi của ĐVSNCL
Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các ĐVSN hiện đã và đang cố gắngchủ động tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp, sử dụng tối ưu nguồnkinh phí được NSNN cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên và nguồn thu sựnghiệp theo yêu cầu hoạt động của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (gồm đơn vị tự đảm
bảo chi phí hoạt động và ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động)bao gồm:
- Nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo chế
độ do Nhà nước quy định
- Nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ,sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sự nghiệp theo dự án đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi dự toán được giao hàng năm
- Nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án có vốn nước ngoài được cấp
có thẩm quyền giao
- Nguồn kinh phí khác
Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định củapháp luật
Trang 22- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn vàkhả năng của đơn vị Ví dụ như đối với sự nghiệp y tế: thu từ các hoạt độngdịch vụ về khám, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức,phục hồi chức năng, y tế dự phòng; cung cấp các chế phẩm từ máu, sinhphẩm, vắc sin, thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, phương tiện đưađón bệnh nhân, ăn uống và khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, sàng lọcmáu, dịch truyền, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật
Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập gồm có hai khoản chi:
Chi thường xuyên và Chi không thường xuyên
Chi thường xuyên:
- Chi các hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao, gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền công, cáckhoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theoquy định pháp luật, dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm, sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định, các khoản chi nghiệp vụ và các khoản chi khác theoquy định hiện hành
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho hoạt động thu phí và lệ phí,gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền công, các khoản trích nộp
Trang 23bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếvà kinh phí công đoàn theo quy định pháp luậtcho số lao động trực tiếo phục vụ hoạt động thu phí và lệ phí, các khoản chinghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoảnchi khác theo chế độ hiện hành phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
- Chi cho các hoạt động dịch vụ: tiền lương, các khoản phụ cấp lương,tiền công, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phícông đoàn theo quy định Nhà nước, chi trả tiền lãi vay, lãi tiền huy độngtheo hình thức vay của cán bộ viên chức, nguyên nhiên vật liệu, khấu haosữa chữa TSCĐ, các khoản thuế phải nộp theo quy định hiện hành và cáckhoản chi khác
Chi không thường xuyên gồm:
- Chi cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Chi cho chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức
- Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia
- Chi cho các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá
do Nhà nước quy định
- Chi cho vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theoquy định
- Chi cho các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
- Chi cho tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có)
- Chi mua sắm trang thiết bị ,đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tàisản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chi cho các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài
- Chi các hoạt động liên doanh, liên kết
- Các khoản chi khác theo quy định hiện hành(nếu có)
1.1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Bách khoa toàn thư Việt nam thì quản lý là “chức năng và hoạtđộng của hệ thống có tổ chức, bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định,
Trang 24duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mụctiêu của hệ thống đó”.
Như vậy quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thườngcủa mọi quá trình, mọi hoạt động kinh tế xã hội Quản lý thực chất là thiết lập,thực hiện hệ thống các phương pháp; biện pháp khác nhau của chủ thể quản lýtác động một cách có ý thức tới đối tượng quản lý để nhằm đạt được kết quảnhất định
Trong đơn vị sự nghiệp, quan hệ giữa chủ thể với đối tượng trong quản
lý tài chính được xác định như sau:
Nhà nước là chủ thể quản lý Theo tổ chức bộ máy từng quốc gia sẽ
có chỉ định cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý tài chính đơn vị sự nghiệpphù hợp
Đối tượng quản lý là tài chính của các đơn vị sự nghiệp Tài chính đơn vị
sự nghiệp gồm các hoạt động; quan hệ tài chính liên quan đến quản lý và điềuhành của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp
Nhà nước là chủ thể quản lý nên Nhà nước có thể sử dụng tổng thể cácphương pháp; các hình thức; công cụ để quản lý hoạt động tài chính của cácđơn vị sự nghiệp với những điều kiện cụ thể để đạt được những mục tiêu nhấtđịnh Quản lý tài chính là một bộ phận; một khâu của quản lý kinh tế xã hội
và cũng là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi làhợp lý; có hiệu quả nếu nó tạo ra được môt cơ chế quản lý phù hợp; có tácđộng tích cực đến các quá trình kinh tế xã hội theo những phương hướng pháttriển đã được hoạch định Việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính ở các đơn
vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội Do đó, phải có
sự quản lý; giám sát; kiểm tra giúp hạn chế; ngăn ngừa các hiện tượng tiêu
Trang 25cực; tham nhũng trong khai thác cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, đồngthời giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài chính
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP muốn tăng quyền tự chủ; tự chịu tráchnhiệm cho ĐVSN trong việc tổ chức các công việc; sắp xếp bộ máy; sử dụnglao động; nguồn lực tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằmgiúp đơn vị phát huy được khả năng của mình để cung cấp dịch vụ với chấtlượng tốt nhất cho xã hội và tăng nguồn thu để giải quyết thu nhập cho ngườilao động Ngoài ra, Nghị định ra đời nhằm mục đích từng bước thực hiện chủtrương xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội; huy động sự đóng gópcủa cộng đồng xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp và từng bước giảmdần bao cấp từ NSNN Nhưng vẫn đảm bảo cho đối tượng chính sách; nhữngvùng khó khăn; đồng bào thiểu số vùng sâu vùng xa đều được cung cấp dịch
vụ theo quy định Nghị định đã mở rộng phạm vi; đối tượng thực hiện đến tất
cả các ĐVSN (phạm vi đối tượng rộng hơn Nghị định 10/2002/NĐ-CP) làđơn vị dự toán độc lập; có con dấu; TK riêng và tổ chức bộ máy kế toán theoquy định hiện hành
Đối với mảng tài chính của các đơn vị, Nghị định đã có khá nhiều quyđịnh cụ thể nhằm giúp các ĐVSNCL được tự chủ hơn trong các khâu hoạtđộng của mình:
- Về nguồn lực tài chính trong các ĐVSNCL, Nghị định quy định rõ việc
tự chủ đối với các khoản thu và mức thu như sau: ĐVSN được cơ quan cóthẩm quyền giao thu phí; lệ phí phải thực hiện thu đúng thu đủ theo mứcthu; đối tượng thu theo quy định Trong trường hợp cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quy định khung mức thu thì đơn vị phải căn cứ nhu cầu chiphục vụ cho hoạt động cũng như khả năng đóng góp của xã hội để quyết
Trang 26định mức thu cụ thể phù hợp với từng hoạt động; từng đối tượng Tuynhiên, mức thu đó không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩmquyền quy định.
- Về các khoản chi và mức chi trong các ĐVSNCL thì đơn vị phải căn cứvào nhiệm vụ được giao cũng như khả năng nguồn tài chính Đối với các khoảnchi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý;chi hoạt động nghiệp vụ có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhànước có thẩm quyền quy định Hiện nay, các khoản chi và mức chi này đượccác đơn vị xây dựng và đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo hướngdẫn tại Thông tư 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của BTC quy định
- Đối với ĐVSN tự đảm bảo chi phí hoạt động hoặc ĐVSN tự đảm bảomột phần chi phí hoạt động có các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao thì được phép liên doanh liên kết vớicác tổ chức; các cá nhân; được vay vốn của các tổ chức tín dụng; huy độngvốn của cán bộ; viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chấtlượng hoạt động sự nghiệp; tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệmtrả nợ vay theo quy định của pháp luật hiện hành
- Đối với ĐVSN thực hiện đầu tư, quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản Nhànước theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài sản Nhà nước tạiĐVSN Tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ thì phải thực hiện tríchkhấu hao thu hồi vốn theo quy định hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệpnhà nước Số tiền trích khấu hao tài sản cố định, tiền thu từ thanh lý tài sảnthuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung cho Quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp
- Đối với ĐVSN mở TK tại KBNN để phản ánh các khoản kinh phíthuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN; được mở TK tiền gửi tại NHhoặc KBNN để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ
Trang 27- Đối với ĐVSN sau khi đã trang trải các khoản chi phí; nộp thuế và cáckhoản nộp khác theo quy định thì phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có)đơn vị được sử dụng để trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trả thunhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ khác như: Quỹ dựphòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi Việc trích lập cácquỹ trong ĐVSN được thực hiện theo các quy định hiện hành cũng như cácquy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
- Nhà nước luôn khuyến khích các ĐVSN tăng thu; tiết kiệm chi; thựchiện tinh giản biên chế; tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở đãhoàn thành những nhiệm vụ được giao Sau khi đơn vị đã thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với NSNN thì căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm
để thực hiện việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định,sau đó các ĐVSN được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho ngườilao động Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thì tổng mứcthu nhập trong năm khống chế tối đa là không quá 3 lần quỹ tiền lương cấpbậc; chức vụ trong năm do nhà nước quy định Đối với đơn vị tự đảm bảo chiphí hoạt động thì được phép quyết định tổng mức thu nhập trong năm củangười lao động Tuy nhiên, việc chi trả thu nhập này phải căn cứ trên nguyêntắc: người nào có hiệu suất công tác cao hơn, đóng góp nhiều hơn cho việctăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn Việc chi trả này phải theo quychế chi tiêu nội bộ
Thông thường nhà nước có thể lựa chọn một trong hai cơ chế quản lý tàichính đơn vị sự nghiệp đó là cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và cơchế tự chủ tài chính Sự khác biệt chính giữa hai cơ chế này là:
Trang 28Bảng 1.1 So sánh cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và cơ chế
tự chủ tài chính
Tiêu chí Cơ chế quản lý tài chính theo dự
Kỳ lập
Căn cứ lập
dự toán
- Chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao
- Nhiệm vụ của năm kế hoạch
- Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt.
- Kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề.
Thực hiện
dự toán
- Tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước trong phạm vi dự toán được duyệt.
- Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ
- Được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Quyết toán
- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.
- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc giảm trừ dự toán năm sau trừ trường hợp đặc biệt.
- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.
- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Như vậy cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm là cơ chế quản lýtruyền thống, vẫn mang tính áp đặt hành chính và thường áp dụng cho cácđơn vị có trình độ quản lý ở mức độ thấp Mặt khác, cơ chế tự chủ tài chính là
cơ chế quản lý tài chính hình thành trên quan điểm đơn vị sử dụng tài chínhđược điều hành theo một cách linh hoạt để thay thế cho cơ chế quản lý tài
Trang 29chính mà lâu nay nhà nước vẫn áp đặt Việc lựa chọn cơ chế quản lý tài chínhnào thì cần phải căn cứ vào bản chất dịch vụ mà đơn vị đó cung ứng Đây làcác dịch vụ công cộng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thiết yếu của người dân
và được các cá nhân sử dụng trực tiếp Những loại dịch vụ này có thể do nhànước trực tiếp cung ứng hay do khu vực tư nhân cung ứng bởi vì chúng khôngphải là hàng hóa, dịch vụ công cộng thuần túy Do đó, có thể có sự cạnh tranhcủa khu vực tư trong việc cung ứng các dịch vụ này Xét về mặt logic của vấn
đề đó là có cạnh tranh thì cần phải có cơ chế tự chủ tài chính đảm bảo tínhchủ động cho các đơn vị trước môi trường cạnh tranh Như vậy, cần phải cómột cơ chế quản lý tài chính mềm cho các đơn vị sự nghiệp nghĩa là cho họđược quyền khai thác nguồn thu và chi tiêu các khoản chi một cách chủđộng trong giới hạn nhất định So sánh về mặt nội dung, đặc điểm của hai cơchế quản lý tài chính trên, ta thấy rằng các đơn vị sự nghiệp ở Việt Namhiện nay cần phải triển khai và áp dụng sâu rộng cơ chế tự chủ tài chính Bởi
vì tự chủ tài chính, nó là chìa khóa để nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sựnghiệp Áp dụng cơ chế tự chủ tài chính là góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của đơn vị sự nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; tạođộng lực khuyến khích các đơn vị sự nghiệp nâng cao chất lượng công việc,nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả để chốngtham ô, lãng phí, tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ Đồng thời tạođiều kiện phát huy khả năng, nâng cao chất lượng công tác và tăng thu nhậphợp pháp cho người lao động
Để đạt được những mục tiêu đề ra thì công tác quản lý tài chính đơn vị
sự nghiệp bao gồm ba khâu công việc như sau:
- Thứ nhất là Lập dự toán thu chi NSNN trong phạm vi được cấp cóthẩm quyền giao hàng năm
- Thứ hai là Tổ chức chấp hành dự toán thu chi tài chính hàng năm theo
Trang 30chế độ; chính sách nhà nước.
- Thứ ba là Quyết toán thu chi NSNN
Việc lập dự toán của đơn vị bao gồm: Lập dự toán cho năm đầu thời kỳ
ổn định phân loại ĐVSN và lập dự toán cho hai năm tiếp theo trong thời kỳ
ổn định phân loại ĐVSN Đối với lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định, căn
cứ vào chức năng; nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chế độ chi tiêu tàichính hiện hành và kết quả hoạt động sự nghiệp; tình hình thu; chi tài chínhcủa năm trước liền kề thì ĐVSN thực hiện lập dự toán thu chi thường xuyên
và dự toán chi không thường xuyên của đơn vị Đối với lập dự toán 2 nămtiếp theo trong thời kỳ ổn định, thì dự toán thu chi hoạt động thường xuyêncủa năm kế hoạch trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thườngxuyên theo mức kinh phí NSNN để bảo đảm hoạt động thường xuyên củanăm trước liền kề cộng hoặc trừ kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm năm
kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định, đối với dự toán chi khôngthường xuyên, đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiệnhành của nhà nước Các dự toán thu chi này thì phải có thuyết minh cơ sởtính toán chi tiết từng nội dung thu, chi và gửi lên cơ quan quản lý cấp trêntheo quy định để xem xét và tổng hợp
Trong quá trình thực hiện dự toán thu chi thì đơn vị được phép điềuchỉnh các nội dung chi; các nhóm mục chi trong dự toán chi thường xuyên đãđược cấp có thẩm quyền giao để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị,đồng thời gửi lên cơ quan quản lý cấp trên cũng như KBNN nơi đơn vị mở
TK để quản lý, theo dõi, thanh toán và quyết toán Đến cuối năm ngân sách
dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa được sửdụng hết đơn vị được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng Riêngvới các khoản chi không thường xuyên thì việc điều chỉnh nội dung; nhómmục chi kinh phí cuối năm mà chưa sử dụng hoặc là sử dụng không hết được
Trang 31thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của BTC.Cuối quý, cuối năm ĐVSN lập báo cáo kế toán; báo cáo quyết toán thuchi NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định.
1.2 Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán
Trên thực tế, để quản lý tài chính các đơn vị nói chung và đơn vị sựnghiệp nói riêng thì công tác kế toán yêu cầu phải không ngừng nâng cao chấtlượng Công tác kế toán không chỉ là việc ghi chép, phản ánh đơn thuần mà
kế toán còn phải thực sự là hệ thống thông tin kinh tế - tài chính cung cấptrung thực, chính xác, kịp thời phục vụ lãnh đạo để ra quyết định quản lý vàđiều hành hoạt động tài chính của đơn vị Thông tin do kế toán cung cấp sẽ là
cơ sở để lập dự toán thu, chi và theo dõi tình hình chấp hành dự toán, đồngthời là căn cứ đánh giá kết quả thực hiện dự toán
Như vậy, để đạt được yêu cầu trên thì mỗi đơn vị phải tổ chức hạch toán
kế toán khoa học Tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức hạchtoán kế toán như sau:
Quan điểm 1: Tổ chức hạch toán kế toán là tổ chức mối liên hệ giữa các
yếu tố cấu cấu thành, thành một hệ thống phương pháp của hạch toán kế toánlà: chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối kế toán.Như vậy, quan điểm này vẫn chưa tính đến mối quan hệ giữa đối tượng và hệthống phương pháp của hạch toán kế toán trong tổ chức và chưa tính đếnnhững đặc điểm riêng có trong hoạt động của mỗi đơn vị khác nhau
Quan điểm 2: Tổ chức hạch toán kế toán là việc xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thông tin thông qua việc tổ chức hệ thống ghi chép của kế toán trênchứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính đối với mục đích quản lý cácđối tượng của hạch toán kế toán tại đơn vị hạch toán cơ sở Quan điểm này đãnhấn mạnh tới việc phát huy tác dụng của thông tin kế toán đến các đối tượng
Trang 32sử dụng thông tin Nhưng quan điểm này mới chỉ chú trọng đến việc sử dụngcác phương tiện của kế toán để cung cấp thông tin mà vẫn chưa quan tâm đếnvấn đề bố trí nhân sự làm công tác kế toán hợp lý, chủ thể tạo ra những tácđộng trên.
Quan điểm 3: Tổ chức hạch toán kế toán đó là sự thiết lập mối quan hệ
qua lại giữa đối tượng kế toán, bộ máy kế toán, phương pháp kế toán để pháthuy cao nhất tác dụng của kế toán trong công tác quản lý của đơn vị Quanđiểm này là khá toàn diện vì nó đã đề cập đồng thời những yếu tố cần thiết để
tổ chức hạch toán kế toán cũng như mục tiêu của tổ chức hạch toán kế toán.Như vậy tựu trung lại các quan điểm trên đều thống nhất tổ chức hạchtoán kế toán đó là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thànhbản chất của hạch toán kế toán để phát huy cao nhất vai trò của kế toán trongquản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng Nội dung của tổ chứchạch toán kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán và tổchức bộ máy kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin trên cơ sở tôntrọng các chính sách, chế độ kinh tế tài chính hiện hành nhằm phát huy triệt
để vai trò của hạch toán kế toán, giúp cho quản lý, điều hành hoạt động củađơn vị có hiệu quả
1.2.2.Vai trò tổ chức kế toán trong việc quản lý tài chính của các đơn
vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, Tổ chức hạch toán kế toán khoa học giúp cung cấp thông tin
đầy đủ, chính xác, kịp thời cho hoạt động quản lý nói chung Những nghĩa vụcủa tài chính không thể được đảm bảo một cách đầy đủ nếu như thiếu thôngtin và giám sát thông tin Một tổ chức dù có quy mô lớn hay nhỏ thì thông tinđáp ứng cho nhu cầu quản lý là không thể thiếu Thông tin không chỉ quantrọng đối với cơ quan quản lý nhà nước, những loại hình đơn vị SXKD, cáccấp, các ngành mà còn tối quan trọng và có ý nghĩa sống còn với các đơn vị
Trang 33sự nghiệp Một đơn vị sự nghiệp, một cơ quan nhà nước, các nhà quản lý mộtdoanh nghiệp cần có thông tin về tình hình tài chính của mình Những dữ liệutài chính này nằm trong sổ sách kế toán lưu giữ Tài liệu có trong các sổ sách
kế toán cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết phản ánh về tình hình tài chínhcủa đơn vị Vì thế mà mục đích căn bản nhất của kế toán là cung cấp cácthông tin tài chính của một tổ chức, giúp đưa ra quyết định điều hành hoạtđộng của tổ chức đó Hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính và điều hànhquản lý kinh doanh yêu cầu phải có thông tin đầy đủ Nếu thiếu thông tin hoặcthông tin thiếu chính xác sẽ làm cho nhà quản lý không nắm được bức tranhtoàn cảnh của đơn vị từ đó sẽ đưa ra những quyết định thiếu thực tế Đây làyếu tố không chỉ làm phương hại đến nội bộ đơn vị mà còn gây ảnh hưởngxấu đến các nhà quản lý chuyên ngành và nhiều cơ quan đơn vị khác
Thứ hai, Tổ chức hạch toán khoa học sẽ tạo dựng được một bộ máy kế
toán gọn nhẹ, hiệu quả Nếu phải đối mặt với một khối lượng công việc lớn vàmột hệ thống nguyên tắc phải tuân thủ trong khi tổ chức bộ máy kế toán cồngkềnh, làm việc kém hiệu quả sẽ nảy sinh các vấn đề như: thiếu tính đồng bộ
do nhiều bộ phận có tác nghiệp chồng chéo, công việc không trôi chảy, phânđịnh chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận không rõ ràng dẫn đến thời gianhạch toán và thanh quyết toán chậm so với quy định do phải qua nhiều bộphận trung gian
Thứ ba, Tổ chức hạch toán khoa học là cơ sở quan trọng để quản lý tài
chính hiệu quả Tổ chức hạch toán khoa học vừa tiết kiệm được nhân lực, thờigian vừa góp phần không nhỏ vào việc quản lý cũng như sử dụng kinh phí cóhiệu quả Bằng những thông tin tài chính được cung cấp kịp thời giúp tiếtkiệm thời gian tìm kiếm thông tin và là cơ sở để nhà quản lý dự trù chính xáckinh phí cần thiết, tránh tình trạng sử dụng kinh phí không đúng mục đíchcũng như tránh thất thoát kinh phí Ngoài ra quản lý tài chính cũng cần những
Trang 34thông tin chính xác từ hạch toán kế toán để phân tích những điểm mạnh, điểmyếu từ đó lập kế hoạch sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả và đề rađịnh hướng đúng đắn cho vấn đề sử dụng kinh phí của đơn vị
Mối quan hệ giữa tổ chức hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chínhđược thể hiện qua các yếu tố sau:
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với công tác quản lý tài chính Hệthống chứng từ phải được xây dựng trên cơ sở quy định của các văn bản phápluật hiện hành và chế độ kế toán Thông qua việc phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trên chứng từ kế toán, các đơn vị đưa ra các biện pháp tăng cườngcông tác quản lý các nguồn thu, các khoản chi tiêu nhằm đem lại hiệu quả sửdụng các nguồn lực tại đơn vị
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán chi tiết, đầy đủ, đáp ứng yêu cầuquản lý góp phần phản ánh và kiểm soát liên tục, thường xuyên, có hệ thống
về tình hình tài sản; tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí do NSNN cấpcũng như các nguồn kinh phí khác từ đó giúp quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi đúng nội dung, mục đích
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán trên cơ sở phân loại nghiệp vụ đã được ghinhận ban đầu trên hệ thống chứng từ kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấpthông tin cho các nhà quản lý trong nội bộ đơn vị, cá nhân, các tổ chức có liênquan một cách nhanh chóng; kịp thời
- Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước và các
cơ quan quản lý giúp cung cấp “bức tranh toàn cảnh” về tình hình tài chínhcủa đơn vị Từ đó, đơn vị có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạtđộng trong kỳ và lập kế hoạch hoạt động cho các kỳ tiếp theo
Như vậy, tổ chức hạch toán kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối vớiquản lý nói chung và quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng
Vì vậy trong điều kiện hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với công tác tổ chức hạch
Trang 35toán kế toán là không ngừng đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản
lý của chính đơn vị, của nhà nước và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kếtoán Để phát huy được vai trò, ý nghĩa của tổ chức hạch toán kế toán trongquản lý tài chính các ĐVSNCL, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu cácnguyên tắc cần tôn trọng trong tổ chức hạch toán kế toán tại các ĐVSNCL.Nội dung này sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở phần tiếp theo của luận văn
1.2.3 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Cũng như các hoạt động khác, tổ chức hạch toán kế toán cũng phảihướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả Tuy nhiên, hạch toán kế toán lại làmột hoạt động đặc biệt là sản xuất ra những thông tin có ích về kinh phí đượchuy động, vốn và sử dụng cho quản lý cho nên hiệu quả của tổ chức hạch toán
kế toán phải được xem xét toàn diện Chính vì vậy, để tổ chức hạch toán kếtoán khoa học cần phải dựa trên các nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc 1: Bảo đảm tính thống nhất giữa kế toán và quản lý Như
trên đã phân tích thì kế toán là một phân hệ trong hệ thống quản lý với chứcnăng thông tin, kiểm tra về hoạt động tài chính của các đơn vị hạch toán Vìthế về nguyên tắc, tổ chức hạch toán kế toán trong các ĐVSNCL phải bảođảm tính thống nhất trong quản lý nói chung Nguyên tắc thống nhất ở đâybao gồm: thống nhất giữa đơn vị quản lý (trước hết là đơn vị cơ sở) với đơn vịhạch toán kế toán còn được hiểu là thống nhất về tổ chức hạch toán theo yêucầu quản lý và không gian quản lý; thống nhất mô hình mô hình tổ chức hoạtđộng với tổ chức kế toán và tổ chức quản lý; bảo đảm hoạt động quản lý phảigắn liền với kế toán và không tách rời hoạt động kinh tế Trên cơ sở đó, mọiquyết định liên quan đến tài chính trong ĐVSNCL phải có thông tin kế toán
và các chỉ tiêu hạch toán phải phù hợp với các chỉ tiêu quản lý và hướng tớichỉ tiêu quản lý Trong các ĐVSNCL , bên cạnh bộ phận kế toán còn có nhiều
Trang 36bộ phận quản lý khác như vật tư, kế hoạch, Các bộ phận này phải có quan
hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quản lý của đơn vị Với tư cách
là một bộ phận của hệ thống quản lý, tổ chức hạch toán kế toán luôn phải đảmbảo mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau để cung cấp được thông tin nội
bộ kịp thời, thống nhất được quản lý, đối chiếu số liệu và đánh giá tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
Nguyên tắc 2: Bảo đảm tính phù hợp trong hệ thống kế toán (giữa đối
tượng với hình thức, phương pháp, bộ máy kế toán) trong đơn vị kế toán cũngnhư phù hợp với tính đặc thù của đơn vị hạch toán, đối tượng hạch toán Vềmặt lý thuyết, đối tượng hạch toán kế toán quyết định hệ thống hình thức,phương pháp, bộ máy kế toán Tuy nhiên trong tổ chức hạch toán kế toán ởtừng đơn vị sự nghiệp có thu thì mối liên hệ này cần được xét theo nhiềuchiều khác nhau Trong một ĐVSNCL cần tôn trọng những quan hệ có tínhthống nhất như: trong mỗi một phần hành kế toán cần tổ chức khép kín quytrình kế toán Theo đó, các phương pháp riêng biệt và mối quan hệ giữa chúngphải được cụ thể hóa sao cho thích hợp với từng phần hành cụ thể Tùy theotính phức tạp của đối tượng để lựa chọn hình thức kế toán và bộ máy kế toáncũng như xác định các bước của quy trình kế toán thích hợp Ngược lại, khi
mà trình độ cán bộ kế toán được nâng cao thì có thể tăng thêm tương ứng mức
độ khoa học của hình thức kế toán và phương pháp
Nguyên tắc 3: Bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật, chế độ tài
chính kế toán hiện hành và đảm bảo tính quốc tế của nghề nghiệp Hạch toán
kế toán là một công cụ quan trọng để Nhà nước kiểm tra; giám sát tình hìnhtài chính tại các ĐVSNCL tổ chức cung cấp dịch vụ công cộng, đồng thờicũng là nguồn cung cấp thông tin tin cậy cho các đối tượng sử dụng Do đó,quá trình tổ chức hạch toán kế toán cần phải nghiên cứu đầy đủ các nguyêntắc, chuẩn mực kế toán và thực tiễn tổ chức quản lý để thể hiện và triển khai
Trang 37phù hợp với yêu cầu quản lý của các cấp, các ngành Như chúng ta đã biết,các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán là những quy ước và định hướng chung
về nghề nghiệp kế toán Đối với các ĐVSNCL, việc nắm vững các quy địnhpháp luật, chế độ về kế toán của Nhà nước trong triển khai nội dung của tổchức hạch toán kế toán là cơ sở bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy củathông tin kế toán
Nguyên tắc 4: Tiết kiệm và hiệu quả Nguyên tắc này yêu cầu là phải đo
mức độ lợi ích thông tin cho các đối tượng (kết quả đầu ra của hệ thống kếtoán) với mức chi phí cho tổ chức bộ máy kế toán ở quy mô tương ứng thấpnhất có thể Như vậy, nguyên tắc tiết kiệm nhưng vẫn phải đáp ứng lợi ích tốicao của người quản lý về hệ thống kế toán được tổ chức Mức độ tiết kiệmđược thể hiện và đo lường thông qua mức độ chi phí vật chất và lao độngsống cần thiết cho hệ thống kế toán Trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí có thểtăng tính kịp thời trong cung cấp thông tin cho người sử dụng Ngoài ra, hiệuquả của tổ chức hạch toán kế toán được hiểu là chất lượng và tính đầy đủ củathông tin cung cấp, tính thích hợp và thỏa mãn cao nhu cầu thông tin cho việc
ra quyết định của các cấp chủ thể quản lý Như vậy, thực hiện nguyên tắc tiếtkiệm và hiệu quả có nghĩa là phải tổ chức hạch toán kế toán có tính đối chiếu
và kiểm soát nghiệp vụ cao giữa các phần hành lao động, quá trình nghiệp vụ
và hoạt động quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ trong bộ máy kế toán được tổ chức
1.3 Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc tổ chức công tác kế toán như một hệ thống gồm nhiều các khâu tổchức khác nhau những khâu tổ chức này được tổ chức một cách khoa học vàhợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong đơn vị Với nhiều khâu
tổ chức cụ thể gắn với những phần hành của công tác kế toán, luận văn xintóm lược vào 3 nội dung tổ chức lớn như sau :
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Trang 381.3.1.1 Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ cán bộ, nhân viên kế toáncũng như các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép được trang bị để thựchiện toàn bộ công tác kế toán tính từ khâu thu nhận; kiểm tra; xử lý đến khâutổng hợp; phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế; tài chính về các hoạtđộng của đơn vị phục vụ cho công tác quản lý
Đối với các ĐVSNCL thì bên cạnh việc ghi chép; thu thập xử lý cácthông tin kinh tế tài chính; kế toán còn thực hiện chức năng quản lý tài chínhthông qua việc lập dự toán; phân bổ sử dụng kinh phí và giám sát kiểm traquá trình sử dụng để báo cáo quyết toán số kinh phí đã sử dụng
Việc tổ chức bộ máy kế toán tại mỗi ĐVSNCL phải tuân thủ theo một sốnguyên tắc sau :
- Các đơn vị kế toán phải bố trí cán bộ đúng chức danh, tiêu chuẩn quyđịnh cán bộ kế toán phải được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp
vụ quy định trong chế độ kế toán, phù hợp với khả năng chuyên môn và khốilượng cộng việc kế toán
- Người làm kế toán phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trong Luật kếtoán không được bố trí người không học kế toán để làm kế toán trong đơn vị
- Người làm kế toán có trách nhiệu tuân thủ các quy định của pháp luật
về kế toán, thực hiện công việc theo sự phân công và chịu trách nhiệm vềchuyên môn nghiệp vụ của mình Khi thay đổi người làm kế toán phải thựchiện việc bàn giao kế toán, kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc củamình kể từ ngày nhận bàn giao công việc, cán bộ kế toán cũ phải chịu tráchnhiệm về công việc trong thời gian mình phụ trách
- Tất cả các bộ phận và mọi người trong đơn vị có liên quan đến công tác
kế toán đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ kế toán cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng từ và tài liệu cần thiết cho công
Trang 39tác kế toán và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của cácchứng từ và tài liệu do mình cung cấp.
- Đảm bảo công việc một cách đồng thời, giảm thời gian chờ đợi côngviệc để tăng năng xuất lao động
1.3.1.2 Các hình thức tổ chức mô hình bộ máy kế toán.
Tổ chức mô hình bộ máy kế toán là việc lựa chọn kiểu bộ máy kế toáncho đơn vị hạch toán, là việc lựa chọn, xắp xếp bộ máy đó làm việc theo dạngnào cho phù hợp với quy mô của đơn vị, phù hợp với trình độ tổ chức sảnxuất và tổ chức quản lý của đơn vị
Các căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức kế toán hợp lý :
- Đặc điểm về tổ chức SXKD, lĩnh vực SXKD
- Quy mô, địa bàn hoạt động của đơn vị
- Đặc điểm về tổ chức, mức độ phân cấp, quản lý kế toán
- Biên chế và năng lực, trình độ của đội ngũ kế toán trong đơn vị
- Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật
Các nhân tố và điều kiện này chi phối tác động lẫn nhau vì vậy phải phốihợp các nhân tố và điều kiện này trong một thực tế cụ thể để xác định đượcmột hình thức tổ chứuc bộ máy kế toán vừa khoa học vừa hợp lý
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý, trình độ sử dụng laođộng kế toán và địa bàn hoạt động, các ĐVSNCL có thể lựa chọn một trong
ba mô hình tổ chức bộ máy kế toán đó là : Tổ chức bộ máy kế toán tập trung,
tổ chức bộ máy kế toán phân tán, tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừaphân tán
Đối với mỗi một mô hình có những đặc điểm riêng về việc tổ chức cácphần hành kế toán Do đó cần phải nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy
kế toán phù hợp với mỗi đơn vị giúp phát huy được ưu điểm và khắc phục được
Trang 40nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kế toán mà đơn vị lựa chọn.
* Tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung còn gọi là mô hình một cấp.Đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán; tổ chức một bộ máy kế toán
để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán Phòng kếtoán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhậnchứng từ; ghi sổ; xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợpcủa đơn vị Trong trường hợp đơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc thì thựchiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ chứ không mở sổ sách, không hìnhthành bộ máy nhân sự kế toán riêng Toàn bộ công việc ghi sổ đến lập báo cáotài chính đều được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu tập trung có ưu điểm là khả năngbảo đảm sự lãnh đạo tập trung; thống nhất đối với công tác kế toán và tạo điềukiện kiểm tra; giám sát kịp thời toàn bộ hoạt động của đơn vị Công tác kếtoán được lãnh đạo chỉ đạo tập trung trong toàn đơn vị giúp thuận tiện choviệc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với nhân viên kế toán vàtrang thiết bị kỹ thuật tính toán
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, mô hình này có nhữngnhược điểm như: không phù hợp với những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng;các cơ sở của đơn vị phụ thuộc đặt ở xa đơn vị trung tâm Đối với những đơn vị
sự nghiệp có địa bàn hoạt động phân tán thì sự kiểm tra; giám sát của thủtrưởng đơn vị; của kế toán trưởng đối với hoạt động kinh tế tại các cơ sở phụthuộc bị hạn chế Ngoài ra công việc kế toán bị dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởngđến công tác kiểm tra; đối chiếu số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính
Như vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung thường tồn tại trongcác ĐVSNCL; có tư cách pháp nhân đầy đủ; không có sự phân tán quyền lựcquản lý Đây cũng là những ĐVSN có hoạt động tập trung về mặt không gian