1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại BỆNH VIỆN đa KHOA THÀNH PHỐ THANH hóa TỈNH THANH hóa

134 2,7K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài Cùng với việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toántài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, luận văn sẽ phân tích, đánh giá thự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-TRẦN THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-TRẦN THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : KẾ TOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN HÒA

Trang 3

Hà Nội - 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của cá nhân tôi Các số liệu, bảng biểu và kết quả nêu trong luận văn là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoahọc nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Hồng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 0

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 4

1 1 Ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 4

1.1.1 Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 4

1.1.2 Yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 6

1.2 Cơ sở chi phối đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 8

1.2.1 Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 8

1.2.2 Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 11

1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 15

1.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 15

1.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 16

1.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 19

1.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 22

1.3.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 23

1.3.6 Tổ chức phân tích thông tin kế toán 26

1.3.7 Tổ chức bộ máy kế toán 26

1.3.8 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán 31

1.4 Tình hình vận dụng các chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 33

1.4.1 Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế 33

1.4.2 Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế giới 34

Trang 6

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 36

Trang 7

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HÓA 39

2.1 Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 39

2.1.2 Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố 40

2.1.3 Quản lý tài chính tại Bệnh viện 43

2.1.3.1 Nguồn tài chính 43

2.1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của Bệnh viện 43

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 45

2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 45

2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 50

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 54

2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 56

2.2.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 58

2.2.6 Tổ chức phân tích thông tin kế toán tại Bệnh viện 59

2.2.7 Tổ chức bộ máy kế toán 59

2.2.8 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán 61

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 62

2.3.1 Một số kết quả đạt được trong tổ chức công tác kế toán 62

2.3.2 Một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán và nguyên nhân 64

2.3.2.1 Hạn chê về việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: 64

2.3.2.2 Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 65

2.3.2.3 Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 65

2.3.2.4 Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 65

2.3.2.5 Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán 66

2.3.2.6 Về tổ chức phân tích thông tin kế toán 66

Trang 8

2.3.2.7 Về tổ chức bộ máy kế toán: 67

2.3.2.8 Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán 67

2.3.2.9 Những nguyên nhân 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA TỈNH THANH HÓA 70

3.1 Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa, từ nay đến năm 2020 70

3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 71

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện 71

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện 72

3.3 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa 72

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 72

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 76

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán .82

3.3.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 84

3.3.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán 86

3.3.6 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin kế toán 87

3.3.8 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện 94

3.3.8 Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán 95

3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện 96

3.4.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 96

3.4.2 Về phía ngành y tế tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh hóa 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN CHUNG 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 104

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của một số

nước trong tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD) 34

Bảng 2.1: Cơ cấu các nguồn thu của Bệnh viện 43

Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình khai thác nguồn thu 88

Bảng 3.2: Bảng phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán 90

Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả tài chính hoạt động sự nghiệp 91

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Bệnh viện đa khoa Thành Phố Thanh Hóa .41

Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ ở Bệnh viện 46

Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ thu viện phí nội trú tại Bệnh viện .49

Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện 60

Sơ đồ 3.1: Trình tự tổ chức phân tích tình hình tài chính 94

HÌNH Hình 3.1: Mô hình CNTT phục vụ công tác quản lý TCKT tại Bệnh viện 95

Hình 3.2: Mô hình nghiệp vụ thanh toán viện phí 96

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hệ thống

kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và đã thực sự trở thành mộtcông cụ quan trọng trong quản lý kinh tế

Là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Việt Nam, kế toán hànhchính sự nghiệp luôn được đổi mới và càng thích ứng với yêu cầu của cơ chế tàichính mới, phù hợp với tinh thần của Nghị định 16/2015/ND-CP ngày 16/2/2015của Chính phủ (thay thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006) về quyđịnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập; góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản phùhợp, hiệu quả ở các đơn vị này Với yêu cầu vừa phát triển, vừa phải đảm bảo chấtlượng hoạt động, đồng thời phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả cácnguồn lực còn hạn chế từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp khác đòi hỏicác đơn vị cần quan tâm đến công tác kế toán tài chính trong đơn vị mình

Việc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập để thựchiện tố chức năng và nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thong tin đầy đủ, kịp thời,chính xác cho quản lý là rât quan trọng và cần thiết

Trong nhiều năm qua tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa, tỉnhThanh Hóa, công tác kế toán đã được tổ chức khá tốt, đã thực hiện khá tốt chứcnăng thông tin và kiểm tra, cung cấp số liệu cho lãnh đạo Bệnh viện và các cơ quanquản lý của Nhà nước Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì công tác tổ chức

kế toán ở đây vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức

hệ thống tài khoản, thiết kế bộ sổ…đã đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện

Từ các lý do về mặt lý luận và những nội dung đã khảo sát thực tiễn tại Bệnh

viện nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa” để thực hiện bản luận văn

thạc sĩ của mình

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Cùng với việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toántài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, luận văn sẽ phân tích, đánh giá thựctrạng công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnhThanh Hóa để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để hoàn thiện việc tổchức công tác kế toán tại Bệnh viện để cho bộ máy kế toán ở đây có thể thực hiệnngày càng tốt hơn chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán tại Bệnh viện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận vê tổ chức công tác

kế toán trong một tổ chức, có đi sâu về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sựnghiệp công lập tại Việt Nam Khảo sát và nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác

kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đakhoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa, với nguồn số liệu để minh họa là sốliệu phát sinh trong năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Về mặt phương pháp luận, luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biệnchứng làm phương pháp chủ đạo

Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin,phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê địnhtính, định lượng và các phương pháp khoa học khác

5 Những đóng góp của đề tài

Về lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa và hoàn chỉnh thêm lý luận cơ bản

về tổ chức công tác kế toán tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Về mặt nghiên cứu thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tếtại đơn vị, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng việc tổ chức công tác kế toántài chính tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Trang 14

Về tính ứng dụng, luận văn đã đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiệnviệc tổ chức công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóatỉnh Thanh Hóa

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệpcông lập

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài Bệnh viện Đa khoa thànhphố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa thànhphố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1 1 Ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị

sự nghiệp công lập

1.1.1 Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, trường Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh thì “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc,

những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị”.

Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán, Học viện Tài chính thì “Tổ chức công

tác kế toán cần được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu

tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của

hệ thống các yếu tố đó”

Như vậy, tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tốcấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý,phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ,thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện côngviệc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ củamình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả

Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp cônglập được Nhà nước giao nhiệm vụ theo chức năng quản lý ngành và được phân cấpquản lý theo các đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 Các đơn vị sự nghiệp công lậpđược trang trải chi phí bằng nguồn vốn cấp phát của NSNN, nguồn thu sự nghiệp vàcác hoạt động dịch vụ Mọi khoản thu, chi ở đơn vị này đều phải được lập dự toán

Trang 16

một cách có cơ sở khoa học Vì vậy, với quan điểm trên tác giả cho rằng tổ chứccông tác kế toán khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo kế toán thực hiện tốt vai trò và nhiệm

vụ của mình trong đơn vị và thỏa mãn tốt được thông tin kinh tế tài chính của đơn vịcho các đối tượng quan tâm Do đó, theo tác giả việc tổ chức tốt công tác kế toántrong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ mang lại các ý nghĩa cụ thể sau:

Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo cung cấp chính xác,

kịp thời và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng quantâm giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi,

phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, giúp choviệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các đơn vị

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho kế toán thực hiện tốt

yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý.Tổchức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập là việc tổ chức thực hiệnnhững nội dung kế toán trong đơn vị và thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố cấuthành nhằm đạt được sản phẩm cuối cùng là thông tin cung cấp trên các báo cáo kếtoán có chất lượng và đáng tin cậy cho nhà quản lý và các đối tượng sử dụng

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp công

lập có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệuquả hoạt động của bộ máy kế toán Nếu khối lượng công việc kế toán lớn mà tổchức một bộ máy kế toán cồng kềnh, làm việc kém hiệu quả sẽ nảy sinh các vấn đềnhư công việc không trôi chảy, thiếu tính đồng bộ do nhiều bộ phận có tác nghiệpchồng chéo, phân định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận không rõ ràng; thờigian hạch toán và thanh quyết toán chậm so với quy định do phải qua nhiều bộ phậntrung gian,…

Như vậy tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản

lý ở các đơn vị sự nghiệp công lập Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay, một yêucầu đặt ra với tổ chức công tác kế toán là phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện

Trang 17

nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của bản thân đơn vị cũng như phù hợp với các chính,chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính của Nhà nước Để phát huy tốt nhất vai trò, ýnghĩa của tổ chức công tác kế toán, các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải tuân thủđầy đủ các yêu cầu cơ bản và thực hiện tốt nhiệm vụ về tổ chức công tác kế toán.

1.1.2 Yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tổ chức công tác kế toán có chất lượng, hiệu quả là cơ sở để kế toán cungcấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, hợp lý về tình hình tài sản, công nợ,nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán,phù hợp với qui định pháp luật kế toán hiện hành và các qui định khác của pháp luậtkhác có liên quan; cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, phục vụ cho việc ra cácquyết định kinh tế của nhà quản trị bên trong và những cá nhân, tổ chức bên ngoài

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặcđiểm tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội ngũ

và khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năngnhiệm vụ kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kếtoán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị

Thứ năm, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu củathông tin kế toán và tiết kiệm chi phí hạch toán

Trang 18

Kế toán là công cụ quản lý, mà mục đích của quản lý là hiệu quả và tiếtkiệm, đồng thời kế toán là công việc, là hoạt động của một tổ chức/bộ phận của đơn

vị cũng chi phí rất nhiều cho công việc này Do vậy, khi tổ chức công tác kế toán ởđơn vị cũng quan tâm đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí hạch toán, cần phảitính toán, xem xét đến tính hợp lý giữa chi phí hạch toán với kết quả/hiệu quả/tínhkinh tế của công tác kế toán mang lại

Xuất phát từ các yêu cầu trên, theo tác giả để tổ chức công tác kế toán khoahọc cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, tổ chức công tác trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán: Nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động của kế

toán, mỗi quốc gia sẽ ban hành một hệ thống các quy định pháp luật cho hoạt độngcủa kế toán Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ luật pháp tổ chức công tác kế toán phảiđảm bảo tuân thủ các quy định về pháp luật kế toán của từng quốc gia mà đơn vịđang hoạt động Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các quy định về kế toán đều đượcthực hiện bằng các quy định của Pháp luật, vì vậy việc tổ chức công tác phải tuân

thủ Luật Kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan khác

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất: Tổ

chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo sự thống nhấtgiữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vị thành viên

và các đơn vị nội bộ

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo phù

hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị Tổ chức công tác

kế toán cũng phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, phù hợp với trình độ củanhân viên kế toán trong đơn vị Tổ chức công tác kế toán cũng phải phù hợp vớitrình độ trang bị các thiết bị, phương tiện tính toán và các trang thiết bị khác phục

vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý chung trong toàn đơn vị

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

Theo tác giả những nguyên tắc này phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tổchức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 19

1.2 Cơ sở chi phối đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị

sự nghiệp công lập

1.2.1 Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến cơ chế quản lý tài chínhcủa các đơn vị, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý hoạt động của đơn vịcũng như ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp cônglập Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công là rất đa dạng, bắt nguồn từnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lập dù hoạt động ở các lĩnh vực khácnhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng Trong nền kinh tế, các sản phẩm, dịch

vụ do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng chomọi thành phần trong xã hội Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủyếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước tổchức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm,dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việcphân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệpvào thị trường

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động

sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe,tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội,… Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùngchung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Với chức năng

của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thựchiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Để thực hiện những mục tiêu kinh tế -

xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Trang 20

như chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số kế hoạch hóagia đình, chương trình xóa mù chữ,… Những chương trình mục tiêu quốc gia nàychỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và cóhiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội

và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sựphát triển kinh tế - xã hội

Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước thì cần có sự phân loại các đơn vị sựnghiệp công lập Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản

lý nhà nước,… mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thứckhác nhau Các cách phân loại tuy khác nhau về hình thức, đôi khi không có ranhgiới rạch ròi song tựu trung lại đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhànước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánhgiá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp vớitừng thời kỳ

Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sựnghiệp công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy vàđơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân

Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyềnhình Việt Nam, các bệnh viện, trường học do Trung ương quản lý,…;

- Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyềnhình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý,…;

Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chínhđối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/ND-CP ngày16/2/2015 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) là các đơn

vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi

Trang 21

phí hoạt động thường xuyên

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động) Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sựnghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNNphải cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn

bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chiphí hoạt động)

Tuy nhiên, theo Nghị định 85/2012/CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về

cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giá dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, các đơn vị sựnghiệp y tế công lập bao gồm:

- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phíkinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển

- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phíhoạt động thường xuyên

- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạtđộng thường xuyên

- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu,kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do NSNNbảo đảm toàn bộ

Theo quan điểm trên tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập là mức

độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp, được xác địnhbằng công thức sau:

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = - x 100 %

của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Tổng nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo

Trang 22

dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành:

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo baogồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trườngmầm non, tiểu học, trung học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp,trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện,…

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin nghệthuật bao gồm các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa thông tin, bảo tàng, trung tâmthông tin triển lãm, thư viện công cộng, đài phát thanh, truyền hình,…

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao baogồm trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao,…

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế bao gồm cácviện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn; các trung tâm nghiên cứu khoahọc và ứng dụng về nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, công nghiệp, địa chính,…

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ sởkhám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các Bộ,ngành và địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đàotạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thônggiáo dục sức khỏe,…

Tóm lại, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, tính chất hoạt động và mục đích hoạtđộng của các đơn vị sự nghiệp công lập được xem là một trong những nhân tố ảnhhưởng đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2 Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội và làkhâu quản lý mang tính tổng hợp Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính được nhìnnhận như việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý hệ thống kinh tế - xã hội thôngqua việc sử dụng các chức năng vốn có của nó Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chínhđược quan niệm như là việc quản lý của bản thân hoạt động tài chính, nghĩa là tài

Trang 23

chính được xem là đối tượng quản lý.

Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập công lập được tuânthủ theo quy định của Nghị định 16/2015/ND-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ vềviệc “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.Theo đó thì quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm được trao cho đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chứccông việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoànthành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụchất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập chongười lao động Nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch

vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạtđộng sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN Thực hiện quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư đểhoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển Trong lĩnh vực y tế có Nghị định số85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với cácđơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh công lập nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của cácđơn vị sự nghiệp y tế công lập

Theo quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trên các mặt sau:

- Tự chủ về các khoản thu, mức thu: Các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thukịp thời theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị sự nghiệp cônglập căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyếtđịnh mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượtquá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định và phải thực hiện chế độ miễn,giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả

Trang 24

năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị

sự nghiệp công lập được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệpcao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đơn vịquyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản được thực hiệntheo quy định Trên cơ sở quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự vàtài chính các đơn vị sự nghiệp công lập phải tự chịu trách nhiệm trước người sửdụng dịch vụ công, xã hội, Nhà nước và chính bản thân đơn vị trên các mặt sau:

- Trách nhiệm với xã hội: Là trách nhiệm đảm bảo chất lượng như cam kết và

trách nhiệm sử dụng hiệu quả, minh bạch các khoản thu sự nghiệp của người sử dụngdịch vụ công đóng góp và kinh phí ngân sách cấp Trong từng lĩnh vực công, để cóđịnh hướng đúng đắn và cạnh tranh lành mạnh, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập phải chủđộng xây dựng chiến lược và mục tiêu phù hợp, xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chấtthích đáng để cạnh tranh thu hút sự đầu tư từ Nhà nước cũng như từ các nguồn khácnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực xã hội

- Trách nhiệm với nhà nước: Là trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị

sự nghiệp công lập theo nhiệm vụ chính trị được giao và trong khuôn khổ của phápluật, trách nhiệm sử dụng kinh phí cấp phát của Nhà nước một cách hiệu quả và minhbạch, trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước

- Trách nhiệm đối với chính đơn vị: Là trách nhiệm phát triển đơn vị sự

nghiệp công lập một cách bền vững, giữ vững và nâng cao uy tín của đơn vị vìquyền lợi của tập thể đội ngũ cán bộ viên chức Trong cơ chế tự chủ, uy tín và sựphát triển của đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, quản lý

và chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ từng đơn vị sự nghiệp công lập; Nhà nướcchỉ tạo cơ chế thông thoáng và giúp các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tốt hơnnhiệm vụ của mình

Từ những vấn đề nêu trên, dẫn đến việc quản lý, tổ chức công tác kế toán cácđơn vị sự nghiệp công lập khác với các doanh nghiệp, tổ chức khác

Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các

Trang 25

đơn vị sự nghiệp công lập

Công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm ba khâucông việc: Lập dự toán ngân sách trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàngnăm; Tổ chức chấp hành dự toán hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước;Quyết toán ngân sách Cụ thể nội dung chính của từng khâu công việc bao gồm:

- Lập dự toán ngân sách: Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh

giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chingân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn Khi lập

dự toán ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập phải phản ánh đầy đủ các khoảnthu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền banhành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay Trong quá trìnhlập dự toán ngân sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian theo đúng quy định và lậpchi tiết theo mục lục NSNN

- Chấp hành dự toán ngân sách: Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng

tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chighi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngânsách được giao, các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động tổ chức triển khai thựchiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu - chi đượcgiao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích,đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán ngânsách, các đơn vị sự nghiệp công lập cần tiến hành tổ chức hệ thống chứng từ kếtoán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán để theo dõi chi tiết, cụ thể từngnguồn thu, từng khoản chi, quản lý quỹ lương, các quỹ và quản lý tài sản của đơn vị

- Quyết toán thu - chi ngân sách: Quyết toán thu - chi ngân sách là công việc

cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu vềtình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấphành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thểtiến hành quyết toán thu - chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính vàbáo cáo quyết toán ngân sách

Trang 26

Nội dung chính của hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là trìnhbày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu, chi và cân đối ngân sách; tìnhhình tiếp nhận, huy động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tàisản sau một kỳ kế toán Báo cáo quyết toán NSNN được lập trên cơ sở số liệu phảichính xác, trung thực, nội dung phải theo đúng các nội dung ghi dự toán được duyệt

và phải báo cáo quyết toán chi mục lục NSNN Báo cáo quyết toán năm của đơn vị

dự toán cấp dưới gửi đến đơn vị cấp trên bao gồm Bảng cân đối tài khoản năm, Báocáo thuyết minh quyết toán năm, Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi các cơ quan

có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp và phải có xác nhận của KBNN đồng cấp

1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

chứng từ kế toán đang được áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập (Phụ lục 01)

Về nội dung, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán được hiểu là tổchức việc ban hành, ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ tất cả cácloại chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thôngtin, kiểm tra thông tin đó phục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán

Xét theo mục đích, thì tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán chính làthiết kế hệ thống thông tin ban đầu trên hệ thống các loại chứng từ được luânchuyển theo một trật tự xác định nhằm các mục đích quản lý và thực hiện cácgiai đoạn tiếp theo của quá trình hạch toán Như vậy nếu như tổ chức hợp lý,khoa học hệ thống chứng từ kế toán sẽ có ý nghĩa nhiều mặt về pháp lý, về quản

lý và về kế toán

Trang 27

Trên cơ sở xác định loại chứng từ kế toán phù hợp với nội dung của từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn phải xác định chứng từ cần sử dụng thuộcloại bắt buộc hay hướng dẫn để lập, tổ chức luân chuyển, quản lý và sử dụng chođúng chế độ và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị

Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đềuphải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộchứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thìmới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Lập, tiếp nhận,

xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kếtoán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ(nếu có); Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Lưutrữ, bảo quản chứng từ kế toán Việc xác định nội dung từng bước công việc trongquy trình lập và lưu chuyển chứng từ trong đơn vị SNCL phải căn cứ vào điều kiện,đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán, về

tổ chức hệ thống thông tin kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị cũng như đặc thùcủa từng loại chứng từ kế toán

Tuy nhiên về nguyên tắc chung, Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán đơn vịcần phải xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận có liên quan đến mỗi một giaiđoạn luân chuyển của từng loại chứng từ Qua đó, khi xây dựng quy trình luânchuyển chứng từ phải quy định rõ nội dung công việc, quyền hạn và trách nhiệmcủa các bộ phận có liên quan trong quá trình luân chuyển các loại chứng từ ở đơn vị

1.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toánbao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu

và nội dung ghi chép của từng tài khoản

Theo Điều 24 của Luật Kế toán Việt Nam quy định: “Đơn vị kế toán phải

căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống

Trang 28

tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị”

Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán được xem là “xương sống” của hệ thống

kế toán, đảm bảo cho việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho người sửdụng Do đó, khi tổ chức hệ thống tài khoản kế toán không đơn thuần là các đơn vị

sự nghiệp công lập sử dụng tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành vào công tác

kế toán; xét theo tính độc lập tương đối thì các nội dung của tổ chức công tác kếtoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó nghiên cứu nội dung tổ chức hệ thốngtài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp công lập phải đặt trong mối quan hệ với các nộidung khác nhau như sau:

Một là, tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ: Chứng từ

kế toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các tài khoản kế toán tươngứng phù hợp Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp báo cáo của nhân viên

kế toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu mà nhân viên kế toán cóthể phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hànhtổng hợp trước khi phản ánh vào các tài khoản kế toán theo từng đối tượng kế toán

Hai là, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế

toán áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được thực hiện theo Chế

độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi,

bổ sung Chế độ kế toán HCSN Hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp cônglập gồm 7 loại: từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản

và tài khoản loại 0 các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản

- Nhóm tài khoản loại 1: Tiền và vật tư

- Nhóm tài khoản loại 2: Tài sản cố định

- Nhóm tài khoản loại 3: Thanh toán

- Nhóm tài khoản loại 4: Nguồn kinh phí

- Nhóm tài khoản loại 5: Các khoản thu

- Nhóm tài khoản loại 6: Các khoản chi

Trang 29

- Nhóm tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

Tài khoản trong công tác kế toán thường được phân thành 3 cấp: Tài khoảncấp I gồm 3 chữ số thập phân; Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ sốđầu thể hiện Tài khoản cấp I, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp II); Tài khoản cấpIII gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp I, chữ số thứ 4 thểhiện Tài khoản cấp II, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp III); Các đơn vị sựnghiệp công lập phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Quyết địnhnày để lựa chọn các tài khoản kế toán sử dụng cho đơn vị mình Đơn vị được bổ sungthêm Tài khoản cấp II, cấp III, cấp IV (trừ các tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đãquy định trong hệ thống tài khoản) để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị Trongtrường hợp các đơn vị mở thêm tài khoản cấp I (các tài khoản 3 chữ số) ngoài hệ thốngtài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằngvăn bản trước khi thực hiện Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán dùng cho đơn

vị hành chính sự nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và

có một số sửa đổi theo Thông tư 185/2010/TT-BTC (Phụ lục 02)

Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào hệ thống tài khoản Bộ Tài chínhquy định để lựa chọn các tài khoản áp dụng trong đơn vị mình cho phù hợp với đặcđiểm, quy mô, lĩnh vực hoạt động, đảm bảo hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh

Bên cạnh đó, trong trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng phầnmềm kế toán, công việc quan trọng là hệ thống tài khoản kế toán phải được mã hóatrên cơ sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ quy định được bổ sung thêm các sốhoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống ký tự chữ để mã hóa các tài khoản chitiết đến cấp 4, cấp 5, cấp 6,… đảm bảo tính thống nhất trong toàn đơn vị; đáp ứngyêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt

Ba là, xử lý sơ bộ, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin kế toán: Việc hệ thốnghóa và tổng hợp thông tin kế toán có thể được tổng hợp báo cáo từ bộ phận hạchtoán ban đầu, cũng có thể nhân viên kế toán phải xử lý tổng hợp theo từng đối tượng

kế toán để phản ánh vào các tài khoản phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý

Trang 30

Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán: Sau khi phân

loại, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin thu nhận từ các chứng từ kế toán trong kỳ,nhân viên kế toán phải tổng hợp theo từng đối tượng kế toán trên từng tài khoản kếtoán để cung cấp số liệu cho bộ phận tổng hợp lập báo cáo kế toán

Tóm lại, việc vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán sẽ là định hướng cótính chất quyết định đến hệ thống thông tin của đơn vị Do đó các đơn vị sự nghiệpcông lập cần phải có sự quan tâm đúng mức khi vận dụng hệ thống tài khoản kếtoán Trong quá trình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phải bám sát và dựa trên

hệ thống tài khoản kế toán hiện hành đồng thời phải kết hợp xem xét những đặc điểmriêng trong hoạt động quản lý tài chính, trong công tác tổ chức quản lý tài chính cũngnhư yêu cầu về thông tin quản lý của đơn vị

1.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán

Nhằm quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị,những thông tin phản ánh trong các chứng từ kế toán cần phải được phân loại vàphản ánh một cách có hệ thống vào các tài khoản kế toán trong các tờ sổ kế toán

phù hợp Điều 25 Luật Kế toán đã quy định “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống

và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” Như vậy, sổ kế toán là phương tiện để cập nhật và hệ thống hóa các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán, từng chỉ tiêu kinh tế Đốitượng kế toán rất phong phú, đa dạng về nội dung kinh tế, về đặc điểm vận động và

có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó để phản ánh các đối tượng kế toán sổ kế toánbao gồm nhiều loại khác nhau Vì vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là việc thiếtlập cho đơn vị một hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lượng,hình thức kết cấu theo hình thức kế toán nhất định phù hợp với đặc thù của đơn vị

Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập cần phải đápứng được các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ theo trật tự thời gian với ghi sổ phânloại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị khi tổchức hệ thống sổ kế toán tổng hợp

Trang 31

- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toánchi tiết đối với các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp.

- Phải đảm bảo quan hệ kiểm tra, đối chiếu số liệu nhằm đảm bảo tính chínhxác tuyệt đối trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán từ các chứng từ kế toán

Để tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán nhằm tổng hợp, xử lý và hệ thốnghóa thông tin kế toán thu nhận ban đầu nhằm cung cấp thông tin cho công tác quảnlý; nhân viên kế toán phải thực hiện việc ghi sổ kế toán trong mối quan hệ giữa cácnội dung sau:

Một là, tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ và tàikhoản kế toán: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý và nguồn số liệu để kế toán ghichép vào các sổ kế toán tương ứng phù hợp Tùy theo mức độ phân loại, xử lý vàtổng hợp báo cáo của nhân viên kế toán thực hiện vận dụng hệ thống chứng từ vàhạch toán ban đầu; kế toán đã phân loại và phản ánh trên các tài khoản kế toán liênquan mà nhân viên kế toán có thể ghi trực tiếp vào các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toántổng hợp hoặc phải tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu để ghi sổ kế toán tổng hợp

Hai là, tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán theo quy định của Nhà nước:

Để tổ chức hệ thống sổ kế toán đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh tế tài chính,kếtoán đơn vị sự nghiệp công lập cần lựa chọn hình thức tổ chức hệ thống sổ kếtoán (hay hình thức kế toán) thích hợp với số lượng sổ, nội dung, kết cấu các loại sổphù hợp với đặc điểm các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị Hìnhthức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán, bao gồm số lượng sổ, kết cấu các loại

sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu

từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định nhằm cung cấpcác số liệu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán

Như vậy, mỗi hình thức kế toán quy định một hệ thống sổ kế toán nhất định,đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định

để lựa chọn hệ thống các sổ kế toán theo hình thức kế toán đã chọn Các đơn vị sựnghiệp công lập đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ

kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế

Trang 32

toán và Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC hướngdẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán HCSN Đối với từng sổ kế toán, các đơn vị sựnghiệp công lập có thể cụ thể hóa theo hình thức kế toán đã chọn, đảm bảo phù hợpvới quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

và phương tiện kỹ thuật tính toán Theo quy định hiện hành và tùy vào quy mô, đặcđiểm hoạt động và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, các đơn vị sự nghiệp cônglập có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổcái; Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hìnhthức kế toán trên máy vi tính

Ba là, tổ chức ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức kế

toán đơn vị đã lựa chọn và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý; nhân viên kế toán căn cứvào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý tiến hành ghi sổ kếtoán chi tiết theo từng đối tượng quản lý chi tiết; theo từng bộ phận, địa điểm phátsinh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phục vụ công tác quản trị Tổng hợp số liệu sổ

kế toán chi tiết lập các sổ kế toán tổng hợp theo từng loại, nhóm đối tượng kế toánphục vụ cho công tác tổng hợp, phân tích và lập báo cáo kế toán

Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin từ các sổ kế toán: Tùy theo yêu cầu quản

lý ở từng bộ phận, từng đối tượng; kế toán có thể cung cấp thông tin ở những mức

độ nhất định cho các nhà quản lý từ khâu tổng hợp ghi sổ kế toán như về số lượng,

sự biến động của từng thứ, từng loại, từng nhóm đối tượng kế toán hoặc theo từngloại nghiệp vụ phục vụ công tác phân tích, đánh giá thông tin kế toán để có nhữngbiện pháp điều chỉnh trong quản lý và điều hành trực tiếp phù hợp

Tóm lại, sổ kế toán không chỉ có tác dụng tập hợp số liệu một cách có hệthống từ các bản chứng từ kế toán mà quan trọng hơn là giúp cho kế toán trong việc

hệ thống hóa, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin phục vụcho nhà quản lý Chính vì vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học, hợp lý sẽ tạo

ra thông tin đầy đủ giúp cho việc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đối với các loại vật

tư, tài sản, tiền vốn và các hoạt động kinh tế tài chính khác của đơn vị, giảm nhẹ lao

Trang 33

động kế toán, tăng năng suất lao động kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thờithông tin cho lãnh đạo cũng như các cơ quan hữu quan.

1.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trìnhcông tác kế toán Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, tình hình thu, chi vàkết quả hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phục vụ choviệc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi; quản lý tài sản; tổng hợp phân tích, đánh giácác hoạt động của đơn vị Như vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấpthông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và nhữngngười bên ngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị Chính vì thế, theo tác giả tổ chứclập báo cáo kế toán được đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việcphân tích, đánh giá tình hình được đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vịđem lại hiệu quả ngày càng cao Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị

sự nghiệp công lập bao gồm các nội dung chính sau:

Thứ nhất, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối

tượng sử dụng bên ngoài đơn vị Tổ chức lập báo cáo tài chính là dựa vào các quyđịnh về biểu mẫu, phương pháp lập của Nhà nước để tiến hành phân công và hướngdẫn các bộ phận liên quan thực hiện đúng theo các quy định Hiện nay các đơn vị sựnghiệp công lập chủ yếu lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ

Kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổsung Chế độ kế toán HCSN

Thứ hai, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và

điều hành hoạt động của đơn vị Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ vàđiều hành hoạt động của đơn vị, phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từngmặt cụ thể theo yêu cầu quản lý của đơn vị trong việc lập dự toán, kiểm tra điềuhành và ra quyết định Bên cạnh đó thông tin trong các báo cáo kế toán này có thểgiúp cho nhà quản lý đơn vị có thể đánh giá được tình hình hoạt động, thực trạng tài

Trang 34

chính của đơn vị từ đó các nhà quản lý đơn vị có thể đề ra các giải pháp, các quyếtđịnh trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, phù hợpvới sự phát triển của đơn vị (các quyết định trong ngắn, các quyết định trong dàihạn,…).

Do vậy tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điềuhành hoạt động của đơn vị, chủ yếu là dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý tài chính

và yêu cầu thông tin cho quản lý ở từng bộ phận, cũng như toàn đơn vị Từ đó xâydựng các báo cáo phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết đã xác định và phân cônghướng dẫn các bộ phận có liên quan tiến hành lập đúng theo các báo cáo đã đượcxây dựng

Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp cácđối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định quản

lý tài chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải đảmbảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng

thông tin của đơn vị Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuậnlợi cho người sử dụng thông tin

Thứ hai, nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số

lượng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp được các chỉ tiêu cùngloại, có thể so sánh được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụngthông tin

Thứ ba, căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế

toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin

Thứ tư, các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là

phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của sốliệu này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán

Thứ năm, các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúng hạn nhằm phát

huy được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin

1.3.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Trang 35

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác kếtoán trong các đơn sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực,khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo côngtác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặcbiệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng; kiểm tra kết quả công tác kếtoán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị,… Tổ chứckiểm tra kế toán được tiến hành kịp thời được coi là một nhân tố hay biện phápgiám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kếtoán đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của pháp luật và được thể hiện tại

Khoản 10, điều 4, Luật Kế toán “Kiểm tra kế toán là xem xét đánh giá việc thực thi

pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán”

Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ tuânthủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá đượctình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của phápluật Ngoài ra, thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạtđộng quản lý các khoản thu - chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹlương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trongđơn vị; đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biệnpháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp Bằng việc đánhgiá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắcphục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác quản lý tàichính kế toán tại đơn vị Nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị

sự nghiệp công lập bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát

sinh; tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổchức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác

Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh

tế tài chính của đơn vị được cung cấp qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác

Thứ ba, kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của

Nhà nước liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị Kiểm tra và

Trang 36

đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu NSNN trong việc thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao tại đơn vị.

Thứ tư, xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã

được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các đơn vị sựnghiệp công lập cần tuân thủ theo các nội dung sau:

Một là, kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán, gồm: Kiểm tra vềchứng từ kế toán; kiểm tra về tài khoản và sổ kế toán; kiểm tra về báo cáo tài chính;kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán;kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán; kiểm tra thuê làm kế toán,làm thuê Kế toán trưởng của đơn vị

Hai là, kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, gồm:

- Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộmáy xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán có đảm bảotiêu chuẩn quy định và yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệgiữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị sự nghiệp công lập

có chặt chẽ và đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện yêu cầu chính xác, đầy đủ vàkịp thời

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung

và Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng

Ba là, kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán, gồm:Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn điều kiện cho người hành nghề kế toán; kiểm tracấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên theo tác giả, công tác kiểm tra kế toán ở cácđơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực

Trang 37

hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức vàphải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.

.Hai là, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục,thường xuyên, không được tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chứctrong đơn vị Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người đều có tráchnhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán

Ba là, những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác

và chặt chẽ Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh Tùy hình thức kiểm tra

để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tàichính, kế toán của đơn vị

Bốn là, trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểmtra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra Báo cáo kiểm tra phải nêu từngbước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra

Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục

1.3.6 Tổ chức phân tích thông tin kế toán

Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sựhội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, sức ép cạnh tranh,… chấtlượng thông tin tài chính cho quản trị đơn vị đòi hỏi ngày càng cao Chính vì vậy,việc quản lý, sử dụng và hạch toán các nguồn kinh phí này không còn đơn giản, màcần phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này Do đó, việc kiểm tra vàphân tích tình hình tài chính, phục vụ cho quản lý tài sản và sử dụng nguồn vốn củabệnh viện ngày càng được chú trọng Nội dung phân tích cần phải được mở rộngbao gồm phân tích quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu, chi, sử dụng vốn, kể

cả vốn trong ngân sách và ngoài ngân sách được phản ánh trên báo cáo tài chính, tàiliệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan

1.3.7 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán cần được hiểu như là việc tạo ra mối quan hệ giữacác cán bộ, nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán,thông tin được trang bị để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, kiểm

Trang 38

tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về cáchoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý Để tổ chức bộ máy kế toán cần phảicăn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán (tập trung, phân tán hay kết hợp giữatập trung và phân tán), vào đặc điểm tổ chức và quy mô hoạt động của đơn vị, vàotình hình phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp

vụ kinh tế, tài chính cũng như yêu cầu, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán

Cụ thể căn cứ vào các nội dung sau:

Một là, tổ chức quản lý của đơn vị Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị sựnghiệp công lập cần phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị (như quy môcủa đơn vị và các đơn vị phụ thuộc, cơ cấu các bộ phận phòng ban trong đơn vị, cơcấu tổ chức bộ phận tài chính kế toán)

Hai là, căn cứ khối lượng công việc kế toán Khối lượng công việc bộ máy

kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập cần đảm nhiệm những nội dung như đảm bảocung cấp đầy đủ thông tin kế toán theo yêu cầu, theo dõi, ghi chép các đối tượng kếtoán và đối tượng quản lý chi tiết, xử lý hệ thống chứng từ kế toán, khối lượng dữliệu cần xử lý, hạch toán trên các tài khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh, lập và gửi báo cáo kế toán theo quy định,… Khối lượng công việc

kế toán được ước tính dựa trên đặc điểm hoạt động của đơn vị, mức độ phức tạp củahoạt động, của yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý trong đơn vị

Ba là, đặc điểm và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập Công nghệ thông tin làm thay đổi cơ bảncông việc của nhân viên kế toán: Giảm khối lượng công việc ghi chép, tìm kiếm, xử

lý, giảm các hạn chế liên quan đến khối lượng nghiệp vụ, hạn chế về không gian vàthời gian,… Nhân viên kế toán có thể chuyển từ việc ghi sổ, nhập liệu các dữ liệu kếtoán sang việc kiểm soát, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán Do đó, khi

tổ chức bộ máy kế toán cần quan tâm đến các vấn đề như đặc điểm hệ thống trangthiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn vị sự nghiệp công lập, định hướngứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể tổ chức bộ máy kế toán theo

Trang 39

các hình thức sau:

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Còn gọi là mô hình một cấp.

Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm để thực hiện toàn

bộ công tác kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết,lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động Trường hợp đơn vị kế toán cócác đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tếlàm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hướng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu cácnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vị mình, kiểm tra các chứng

từ thu nhận được và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán trung tâm

Như vậy, ưu điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung làđảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý

và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt động của đơn vịthông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực hiện kiểm tra, chỉ đạo sát sao củalãnh đạo đơn vị đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị; đồng thời tạo điều kiện trang

bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại trongcông tác kế toán, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên kếtoán và nâng cao hiệu suất công tác kế toán

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, có thể thấy mô hình này khôngphù hợp với những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, các cơ sở của đơn vị phụ thuộcđặt ở xa đơn vị trung tâm Đối với những đơn vị sự nghiệp công lập có địa bàn hoạtđộng phân tán thì việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với các hoạt động củacác cơ sở phụ thuộc phần nào bị hạn chế, thông tin kinh tế do kế toán cung cấp cholãnh đạo các cơ sở phụ thuộc thường không kịp thời ảnh hưởng tới sự chỉ đạo của lãnhđạo cơ sở sở phụ thuộc đối với các hoạt động ở các cơ sở phụ thuộc đó

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Còn gọi là mô hình hai cấp Bộ

máy kế toán được phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm và cấp trựcthuộc Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp

Trang 40

Kế toán trung tâm thực hiện các phần hành kế toán phát sinh ở đơn vị chính,công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra côngtác kế toán ở các đơn vị trực thuộc; thu nhận, kiểm tra các báo cáo tài chính, thống

kê của các đơn vị trực thuộc, gửi lên và lập báo cáo tài chính, thống kê tổng hợp chotoàn đơn vị

Kế toán trực thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chínhphát sinh ở đơn vị mình từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến lập các báocáo tài chính, thống kê định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm

Từ những đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán như mô tả trên, mô hình tổ chức

bộ máy kế toán phân tán có ưu điểm là công tác kế toán gắn liền với các hoạt động

ở các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán kiểm tra, kiểm soát trựctiếp các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ kịp thời cho lãnh đạo ở các bộ phậntrực thuộc trong việc điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động ở bộ phận phụthuộc đó, tạo điều kiện cho tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ Tuy nhiên bên cạnhnhững ưu điểm, mô hình này có nhiều nhược điểm như hạn chế sự lãnh đạo tậptrung, thống nhất công tác kế toán trong toàn đơn vị, thông tin kinh tế về các hoạtđộng trong phạm vi toàn đơn vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ toànđơn vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành vàquản lý chung toàn đơn vị, không thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyênmôn hóa cán bộ kế toán

Với nội dung, ưu điểm và nhược điểm trên, có thể thấy mô hình tổ chức bộ máy

kế toán phân tán áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt độngphân tán, chưa trang bị và ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Còn gọi là

mô hình hỗn hợp Mô hình này kết hợp đặc trưng của cả hai mô hình tổ chức bộmáy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán Theo mô hình tổ chức bộmáy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung tâm, làm nhiệm vụhướng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc lớn, đủ trình độ quản lýđược phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao thì cho tổ chức kế toán

Ngày đăng: 11/07/2016, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w