Kí là một thể loại văn học có những nét đặc trưng riêng biệt và không dễ tiếp cận đối với học sinh trung học phổ thông. Các tác phẩm ký thường có dung lượng lớn nhưng chỉ được trích dẫn một đoạn trong sách giáo khoa và được giảng với tiết dạy ít. Chính vì vậy, đa số học sinh đều cảm nhận ngại làm những đề văn liên quan tới thể loại kí vì độ khó hơn so với thể loại thơ hoặc truyện ngắn. Trong chương trình ngữ văn 12, tùy bút “Người lái đò sông Đà” và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là hai tác phẩm tiêu biểu thể hiện đặc trưng của kí hiện đại, nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với mục đích giúp cho các em lớp 12 có thể cảm nhận và làm bài tốt ở thể loại kí hiện đại, tôi đã lựa chọn chuyên đề: “ Kí hiện đại Việt Nam qua hai tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). ”
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trang 2MỤC LỤC
GPHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 2
* Phân tích một phương diện thuộc giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
* Phân tích tác phẩm theo định hướng
3 Dạng đề Bình luận văn học
4 Dạng đề liên hệ giữa các tác phẩm.
5 Dạng so sánh văn học
13 13 16 16 22 27 30 35
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn chuyên đề
1.1 Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh thầnkhông thể thiếu Dường như ở đâu có cuộc sống thì ở đó có văn chương Trong hoàn cảnhcuộc sống khó khăn, cách biệt với văn hoá bên ngoài, nhân dân lao động hàng ngàn thế hệvẫn nối tiếp thầm lặng sáng tạo ra nền văn học của riêng mình Có thể nói tác phẩm văn học
là đứa con tinh thần, là nơi kết tinh những tình cảm, những suy nghĩ và cả những trăn trởtrong tâm hồn mỗi nhà văn, nhà thơ
Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông được coi là những tác phẩm điển hìnhchứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc Nó không chỉ cung cấp tri thức,hiểu biết về cuộc sống, thế giới xung quanh mà còn có tác dụng giáo dục nhân cách, giáodục đạo đức và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Vì thế vai trò, nhiệm vụ của người giáo viêndạy văn trong nhà trường phổ thông là rất quan trọng và nặng nề Dạy văn là hoạt động khókhăn, phức tạp đòi hỏi ở người thầy không chỉ tri thức mà còn cả một quá trình rèn luyện đểđạt tới kĩ năng và phương pháp thành thục Vì thế người ta gọi giáo viên dạy văn là ngườinghệ sĩ trên bục giảng Vậy làm thế nào để truyền đạt được những giá trị tốt đẹp của tácphẩm tới học sinh? Làm thế nào để học sinh hiểu, cảm và say mê với những giá trị đó? Đây
là câu hỏi mà mỗi giáo viên luôn luôn suy tư, trăn trở
1.2 Hiện nay, chương trình Ngữ văn mới được biên soạn theo trục thể loại và tổ chứcdạy học theo đặc trưng thể loại Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc
và thế giới nhưng ở mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra một vài tác phẩm văn học tiêu biểu cho cácthể loại để làm văn bản mẫu cho việc dạy đọc - hiểu Cần dạy một cách thật kỹ lưỡng để họcsinh thấy được vẻ đẹp cụ thể của các tác phẩm văn học ấy nhưng mặt khác, giúp học sinhbiết cách đọc, cách phân tích một bài ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bài kívăn học … để các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm tương tự.Như thế, học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ một mẫu thể loại nào đó, sau đó sẽ được cung cấp mộtloạt các tác phẩm theo cùng một thể loại để phân tích, luyện tập và đánh giá
Kí là một thể loại văn học có những nét đặc trưng riêng biệt và không dễ tiếp cận đốivới học sinh trung học phổ thông Các tác phẩm ký thường có dung lượng lớn nhưng chỉđược trích dẫn một đoạn trong sách giáo khoa và được giảng với tiết dạy ít Chính vì vậy, đa
số học sinh đều cảm nhận ngại làm những đề văn liên quan tới thể loại kí vì độ khó hơn so
với thể loại thơ hoặc truyện ngắn Trong chương trình ngữ văn 12, tùy bút “Người lái đò
sông Đà” và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là hai tác phẩm tiêu biểu thể hiện đặc
trưng của kí hiện đại, nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ NgọcTường Với mục đích giúp cho các em lớp 12 có thể cảm nhận và làm bài tốt ở thể loại kí
hiện đại, tôi đã lựa chọn chuyên đề: “ Kí hiện đại Việt Nam qua hai tác phẩm “ Người lái
Trang 4đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ”
- Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
- Vận dụng làm các đề thi nghị luận văn học liên quan tới hai tác phẩm trên theo cấu trúc củathi THPT quốc gia
2.3 Về thái độ
- Giáo dục ý thức bảo về môi trường và ca ngợi người lao động
- Có tình yêu thiên nhiên đất nước
2.4 Về các năng lực hình thành
- Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
- Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về tác giả, tác phẩm
- Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm
- Năng lực tự học: thu nhận và xử lí thông tin, làm các đề mà giáo viên giao cho làm trướctại nhà, tìm kiếm thông tin trên mạng internet
- Năng lực sáng tạo: so sánh hai tác giả, hai tác phẩm khác nhau
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạngInternet
- Năng lực cảm thụ văn học, tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận
- Năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống trong thựctiễn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: học sinh lớp 12 trường THPT Đội Cấn
- Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu hai đoạn trích thuộc hai tác phẩm kí “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) trong SGK
Trang 5- Phương pháp tổng hợp
5 Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được triển khai theo các nội dung sau:
- Phần 1: Kiến thức cơ bản cần nắm vững về thể loại kí, tác giả và các giá trị cơ bản của haiđoạn trích thuộc hai bài kí trong chương trình lớp 12
- Phần 2: Phân loại các dạng đề và cách giải đề
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Hs hiểu và lígiải được hoàncảnh sáng tácchi phối nhưthế nào tới nộidung, tư tưởngcủa tác phẩm
Khái quát đượcphong cách tácgiả từ tác phẩm
-Vận dụng hiểubiết về tác giả,hoàn cảnh ra đờicủa tác phẩm đểphân tích giá trịnội dung, nghệthuật của tácphẩm kí
-So sánh phongcách của các tácgiả
2 Thể loại HS nhận biết
được biết đượcđặc điểm chungcủa thể loại kí
Hs hiểu bảnchất thể kí
HS biết nhậndiện sự việcchính trong kí
Biết vận dụngđặc điểm thểloại kí ghi chéplại các sự việc
đã chứng kiếnhoặc trải qua
3 Đề tài, chủ
đề, cảm xúc
chủ đạo
Hs nhận biết được đề tài các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại đã học
Hs hiểu được chủ đề và cảm nhận được cảmxúc chủ đạo của các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại
Hs vận dụng lựa chọn được các đề tài gần gũi trong cuộc sống để ghi chép
Hs biết hệ thống, xâu chuỗicác tác phẩm cùng đề tài, chủ
đề để khái quát nên một vấn đề chung
Trang 6Hs hiểu được ýnghĩa các chitiết, hình ảnhtiêu biểu đặcsắc trong cáctác phẩm kíhiện đại ViệtNam.
Hs cảm nhậnđược ý nghĩacủa một sốhình ảnh, chitiết tiêu biểuđặc sắc trongcác tác phẩm kíViệt Nam hiệnđại đã học
- Hs viết đượcđoạn văn hoànchỉnh bộc lộcảm nhận củabản thân về ýnghĩa một sốhình ảnh, chi tiếttiêu biểu đặc sắctrong các tácphẩm kí đã học
- Từ ý nghĩa nộidung các tácphẩm, HS biếtliên hệ, rút ra bàihọc sâu sắc chobản thân, biếtđiều chỉnhnhững suy nghĩacủa bản thân đểhoàn thiện mình
- HS biết sosánh ý nghĩa,nội dung tưtưởng của cáctác phẩm
5 Giá trị nghệ
thuật
- HS biết nhậndiện được trình
tự ghi chép sựviệc trong kí
- HS nhận racác biện pháp
tu từ sử dụngtrong tác phẩm
- HS hiểu đượctác dụng, hiệuquả nghệ thuậtcủa trình tự ghichép các sựviệc trong kí
- HS hiểu hiệuquả các BPTT
HS biết trìnhbày, cảm nhận
về giá trị nghệthuật của cácchi tiết, hìnhảnh…
HS biết vậndụng ghi chépdạng thể kí, hồi
kí trong đó có sửdụng các biệnpháp tu từ, kếthợp tự sự miêu
tả, vận dụng cáchình ảnh, chi tiếthợp lí
A KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
I THỂ LOẠI KÍ
1 Khái niệm
Trang 7Theo những nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, kí là thể loại văn học có đặcđiểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu” và “Nhà văn viết kí luônchú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm”[20,tr 137] Còn các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” thì cho rằng, kí là loại “thể văn tự sự
có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”[48, tr 501] Có thể nói,đây là những khái quát rất cụ thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này
Kí là một loại hình văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép vềcon người, sự vật, phong cảnh…Kí bao gồm nhiều thể như: bút kí, hồi kí, phóng sự, kí sự ,nhật kí, tùy bút…
Tùy bút thuộc thể kí Nét nổi bật ở tùy bút là tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm.Nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn Qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụthể , có thực nhà văn chú trọng bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về
con người và cuộc sống.hiện tại Một số tùy bút tiêu biểu : Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành.
Bút kí là thể kí có quy mô tương ứng với truyện ngắn, không sử dụng hư cấu vào việcphản ánh hiện thực Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểunghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó
2 Đặc trưng của thể loại kí hiện đại
2.1 Tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống
Tác phẩm kí ra đời thường gắn với những biến cố lịch sử mang tính thời sự, nhữngvấn đề nóng bỏng của cuộc sống Vì thế, các nhà viết kí trước hết phải hướng đến tìm tòi,nghiên cứu, phát hiện và ghi lại những “người thật, việc thật” của cuộc sống Chính điều nàylàm cho kí văn học gần với kí báo chí, phát triển cùng với sự phát triển của kí báo chí, đápứng yêu cầu thời sự của con người trong một xã hội mà công nghệ thông tin rất phát triển
Chi tiết, sự việc, con người được ghi lại trong kí đều có địa chỉ cụ thể và đều có thểkiểm tra Những người thật việc thật, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kílấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, được chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nộidung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ nào đó
2.2 Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả.
Trong tác phẩm kí thường xuất hiện một nhân vật đóng vai trò là người dẫn dắt câuchuyện, nhân vật đó thường là nhân vật “tôi” cũng chính là biểu thị cho cái tôi của tác giả
So với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vịtrí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất là tác giả,trước hết đóng vai trò người chứng kiến để tăng cường tính xác thực của con người và sựviệc trong tác phẩm kí đồng thời cũng để bộc lộ tính khuynh hướng của mình
Tác giả kí cũng là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật của tácphẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, nối kết các chi tiết, sự kiện; trựctiếp trình bày tư tưởng, tình cảm của mình để hướng dẫn người đọc cảm thụ cuộc sống theo
Trang 8những định hướng nào đó Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết, tưtưởng, tình cảm của tác giả.
2.3 Văn phong, ngôn từ nghệ thuật của kí
Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí thường hướng vào miêu tả phong tục qua nhữngđặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống, vì thế vừa cụ thể,sinh động, đậm chất đời thường lại vừa khái quát
Do vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng của tác giả trong tác phẩm kí nên ngoàinhững đặc điểm chung của ngôn từ văn học, ngôn từ nghệ thuật trong kí cũng mang đậmtính chủ thể, gắn liền với đặc điểm cá tính sáng tạo của người sáng tác
Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất linh hoạt về giọng điệu Kí thườngkhông chỉ trần thuật mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiệntượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm
II TÁC PHẨM “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” – NGUYỄN TUÂN
1 Tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở
+ Trước cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trọng một chữ
"Ngông" Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.
+ Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biếnquan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽgiữa quá khứ- hiện tại- tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chấttài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào
kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội
2 Tùy bút “Người lái đó sông Đà”
Trang 9+ Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng
người lái đò
+ Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà
b Giá trị nội dung
b1 Hình tượng con sông Đà
- Lời đề từ: Khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của sông Đà Trên trang văn Nguyễn Tuân,sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và là một sinh thể có hồn, sống động, có tínhcách, có tâm hồn, vừa hùng vĩ hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình
* Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo:
- Vách đá dựng đứng, kì vĩ: cảnh đá bờ sông dựng vách thành… sang bờ kia.
- Ghềnh Hát Loóng hung dữ: nước xô đá, đá xô sóng… dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
- Hút nước vừa tráng lệ vừa dữ dội: như cái giếng bê tông… ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi.
- Thác đá: nghe như là oán trách… cháy bùng bùng, đá thác từ ngàn năm vẫn mai phục hết
trong lòng sông… ngỗ ngược, bệ vệ oai phong, hất hàm hiếu chiến.
- Sông Đà bố trí thạch trận trùng trùng điệp điệp, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông.
* Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình:
- Hình dáng dòng sông mềm mại: như cái dây thừng, như mái tóc tuôn dài…
- Màu nước thay đổi theo mùa: xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ.
- Sông Đà gợi cảm, mang vẻ đẹp đa chiều: như cố nhân, như Đường thi,…
- Vẻ đẹp đôi bờ: êm ả, nguyên sơ, tràn đầy sức sống (cỏ cây, những con vật lành, đàn cá…)
=> Nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Đà: ngôn ngữ điêu luyện, giàu chất tạo hình; sosánh, liên tưởng độc đáo, táo bạo; tiếp cận con sông dưới phương diện cái đẹp, cái tôi trữtình dạt dào cảm xúc; vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực; giọng điệu phóng khoáng
=> Ý nghĩa của hình tượng sông Đà: đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vaitrò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông đò
b2 Hình tượng người lái đò sông Đà.
* Vẻ đẹp bình dị của người dân lao động:
- Ông lái đò sinh ra đã gắn bó với dòng sông Đà Tuổi ngoài 70 nhưng thân hình vạm vỡ nhưchất sừng mun, giọng nói vẫn khỏe, cặp mắt vẫn tinh tường Có thể nói ông lái đò là conngười của sông nước
- Ông là người hiểu biết sâu rộng về dòng sông:
+ Đó là một người lái đò lão luyện: “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm
lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần ” trong thời gian hơn chục năm làm cái nghề đầy
nguy hiểm và gian khổ này
+ Ông hiểu biết sâu rộng và rất thành thạo, thành thạo đến mức sông Đà “đối với ông lái đò
ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần Cho nên ông có thể bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở.”
Trang 10+ Ông có trình độ lái đò hết sức điêu luyện và là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm Giờ đâykhi đã rời xa nghề chèo đò nhưng ông vẫn hoài niệm về những ngày tháng gian nan mà vui
vẻ đó
* Là một người nghệ sĩ tài hoa:
- Thủy quái sông Đà: có diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một, nguy hiểm và hung bạo,
đầy cạm bẫy với những ghềnh, thác, hút nước, sóng nước, với thạch trận trùng điệp, đầyluồng chết chầu chực nuốt chửng, đập tan con thuyền
- Người lái đò bước vào cuộc vượt thác giống như vị chỉ huy bước vào trận đánh Phải đặtnhân vật vào trong môi trường chiến trận mới có thể bộc lộ hết phẩm chất của người lái đò:
+ Ông đò vượt trùng vây thứ nhất: Đá thác hiếu chiến (bệ vệ oai phong, hất hàm), nước thác
làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, đội thuyền, túm lấy thắt lưng, bóp chặt hạ bộ, ông cốnén vết thương, kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo
+ Ông đò vượt trùng vây thứ hai: trùng vây thứ 2 tăng thêm cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi, ông đò thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một
đường chéo, rảo bơi chèo lên… sấn lên chặt đôi ra để mở đường vào cửa sinh.
+ Ông đò vượt qua trùng vây thứ ba: vòng 3 bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sống
ở giữa bọn đá hậu vệ, ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa lượn được.
=> Ông đò là người anh hùng, người nghệ sĩ trong công việc chèo đò, vượt thác Ông đạidiện cho con người Tây Bắc và là chất vàng mười của đất nước ta
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế
- Quê : Làng Bích Khê, xã Triệu Phong, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
- Là một trí thức yêu nước có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí
- Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữachất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốnkiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí Tất cả được diễn đạt trong lối hànhvăn hướng nội súc tích, mê đắm, tài hoa
- Những tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa(1979);
Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986); Hoa trái quanh tôi (1995); Ngọn núi ảo ảnh (1999)
2 Tác phẩm:
a.Xuất xứ tác phẩm:
- "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bài bút kí xuất sắc viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập
sách cùng tên Bài tùy bút có ba phần:
Trang 11+ Phần 1: Cảnh quan thiên nhiên xứ Huế.
+ Phần 2 + 3: Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương
- Đọan trích nằm ở phần thứ nhất và lời kết của toàn bộ tác phẩm
b.Nội dung đoạn trích
b1 Hình tượng sông Hương
* Dòng sông thiên nhiên
- Ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di - gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”
- Từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu mộtmặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động
- Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người
con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
- Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu
- Nhận xét: tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sôngHương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu
* Dòng sông lịch sử
- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các
cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX,
- Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”,
- Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùngtrong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng Tám cũng có nhưng chiến công vang dội,
* Dòng sông văn hóa
- Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế,
những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sôngnước sông Hương
- Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của cácthi nhân
- Nhận xét: Sông Hương chính là người con gái phóng khoáng, chung thủy trong tìnhyêu,anh dũng kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêmnhường trong đời thường Là hiện thân cho vẻ đẹp người con gái Huế
* Dòng sông thi ca
Sông Hương là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca Tác giả cho rằng có một dòng thi cakhông lặp lại viết về sông Hương
b2 Hình tượng cái tôi tác giả
- Một cái tôi say mê, tìm kiếm cá đẹp, có tình yêu quê hương đất nước, luôn hướng về cội nguồn
- Một cái tôi trí tuệ, tài hoa
Trang 12- Một cái tôi tinh tế, giàu cảm xúc, trí tưởng tượng lãng mạn.
c Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu chất thơ
- Văn phong tao nhã, hướng nội
B PHÂN LOẠI CÁC DẠNG ĐỀ
I KHUNG MA TRẬN CHUNG CHO CÁC DẠNG ĐỀ
THẤP
VẬN DỤNG CAO Dạng 1: Cảm
- Nhận biết được
vị trí của đoạn trích
Hiểu được nội dung của các đoạn trích về haidòng sông
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho dạng đề nghị luận về một đoạn
trích
- Vận dụng viết bài văn nghị luận
- Rút ra những nhận xét về cách cảm nhận các dòng sông của haitác giả
- Nhận biết đượcphương diện cầnphân tích ở đề bài
Hiểu được phương diện thuộc nội dung
và nghệ thuật
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho dạng đề nghị luận về một phương diện giá trị của tác phẩm
Vận dụng viết bàivăn nghị luận
- Nhận biết đượcnội dung cần phân tích từ những nhận định
Hiểu được những nhận địnhtrong đề bài
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề phân tích tác phẩm theo định hướng
- Vận dụng viết bài văn nghị luận văn học
- Rút ra những nhận xét đánh giá
từ yêu cầu của đề
Dạng 3: Bình
luận văn học
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nhận biết đượcnội dung cần bình luận
Hiểu được những vấn đề cần bình luận trong đề bài
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề bình luận văn học
- Vận dụng viết bài văn nghị luận văn học
- Bày tỏ quan điểm bản thân: đánh giá đúng saivấn đề và mở rộng
Dạng 4: Phân
tích tác
phẩm Từ đó
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nhận biết được
- Hiểu được nội dung cần phân tích ở tác phẩm
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề văn phân
- Vận dụng viết bài văn nghị luận văn học
Trang 13tích, liên hệ - Rút ra nhận xét
để thấy được mối liên hệ giữa hai tác phẩm
Dạng 5: so
sánh văn học
Nhận biết được dạng đề so sánh văn học
Hiểu được những nội dung cần so sánh ở hai tác phẩm
Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề văn phân tích, liên hệ
- Vận dụng viết bài văn nghị luận văn học
- Rút ra những nhận xét đánh giá
2 Phân tích tác phẩm
* Phân tích một phương diện
thuộc giá trị nội dung và nghệ
- Bày tỏ quan điểm của bản thân: khẳngđịnh ý kiến đúng, bác bỏ ý kiến sai và lígiải nguyên nhân dựa trên đặc điểm thờiđại, phong cách nghệ thuật của tác giả
Trang 145 So sánh văn học - Cảm nhận từng đối tượng được so sánh
ở cả hai phương diện nội dung và nghệthuật
- Tìm điểm tương đồng và khác biệt giữacác đối tượng
III LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ
1.Dạng cảm nhận một đoạn trích trong tác phẩm.
* Dàn ý chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn văn
- Khái quát nội dung các đoạn văn trước Nêu vị trí đoạn văn cần phân tích
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật của đoạn văn
- Rút ra nhận xét chung
* Đề minh họa
Đề 1: : Cảm nhận về đoạn văn sau trong bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân:
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà( ) nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển
trên dòng trên” (Trang 191, 192 SGK cơ bản Ngữ Văn 12)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I.Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn văn
II Thân bài
1 Khái quát chung
- Khái quát nội dung các đoạn văn trước.
- Nêu vị trí đoạn văn cần phân tích
2 Về nội dung
a Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy thơ mộng, trữ tình của con sông Đà
- Khác với nơi thượng nguồn, sóng, nước, thác, đá dữ dội, sông Đà quãng này lững lờ trôi,
êm lặng, hiền hòa, sông nước thanh bình, cảnh vật hai bên bờ sông vừa hoang sơ nhuốmmàu cổ tích, vừa trù phú tràn đầy nhựa sống
- Nguyễn Tuân đã miêu tả sông Đà một cách khách quan kèm theo nhiều giả định “ Thuyền
tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.
- Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng đầy sức sống của cảnh hai bên bờ sông Đà được nhà văn gợi lên
qua những hình ảnh gợi cảm, những so sánh độc đáo, bất ngờ thú vị “Một nương ngô nhú
lên mấy lá ngô non đầu mùa nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
+ Giọng văn êm đềm thư thái, có những câu tác giả sử dụng toàn thanh bằng “Thuyền tôi
trôi trên sông Đà”, tác giả sử dụng gam màu nhạt gợi lên một không gian lặng tờ, yên ắng, ít
tiếng động Chỉ có tiếng “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi
thoi”, “tiếng cá đạp nước đuổi đàn hươu vụt biến” Tất cả tạo nên một khung cảnh tĩnh
lặng, thi vị, trữ tình
Trang 15- Chính vẻ đẹp đầy chất thơ của con sông Đà khiến Nguyễn Tuân liên tưởng tới tứ thơ đằm
thắm của Tản Đà ngày trước “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh quen biết”.
b Đoạn văn thể hiện cái tôi tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân đắm say với cảnh sắc thiên nhiên để tận hưởng vẻ đẹp phong phú của thiên
nhiên: đó là cảnh “lặng tờ hoang sơ như một bờ tiền sử” như một câu chuyện cổ tích hay
cảnh sắc căng tràn sức sống của nương ngô, của đồi cỏ gianh
- Nguyễn Tuân có một tâm hồn rất tinh tế, rộng mở để đón nhận cái đẹp, nhà văn hòa nhậpvới thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên, cảm nhận được thiên nhiên như cũng có tâm hồnđồng điệu với mình
+ Nhà văn hiểu và cảm nhận được hành động vểnh tai của con hươu và tưởng tượng ra tiếngnói tiếng nói riêng của con vật này
+ Nhà văn cũng cảm thấy được dòng sông Đà quãng này “như nhớ thương những hòn thác
đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc, như đang lắng nghe giọng nói êm êm của người miền xuôi”.
- Tâm hồn Nguyễn Tuân bay bổng, lãng mạn: từ con sông Đà hiện tại, tác giả liên tưởng,nhớ về con sông Đà của Tản Đà ngày trước Tuy vậy, nhà văn vẫn luôn suy tư về một tương
lai của Tây Bắc “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến
xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ- Yên Bái- Lai châu” Đây chính là tiếng nói đầy tinh thần
trách nhiệm của một người nghệ sĩ giàu lòng yêu nước đối với mảnh đất và con người miềnTây bắc xa xôi
3 Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn
- Đoạn văn thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: độc đáo, tài hoa, uyên bác.Nhà văn đã vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: địa lý, lịch sử, hội họa, vănchương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp của sông Đà
- Tác giả thể hiện một trí tưởng tượng phong phú, bất ngờ, thú vị
- Tác giả vận dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ngôn từphong phú giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm Câu văn co duỗi nhịp nhàng, giàu nhịp điệu,giàu tính nhạc
=> Tất cả góp phần tạo nên những trang văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, đồng thờibộc lộ tình cảm yêu mến, thiết tha đối với quê hương đất nước
III Kết bài
- Khẳng định những đặc sắc của đoạn văn
- Khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của đoạn văn
Đề 2:
“Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại(…) tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2018, tr.198,tr 199)
Trang 16Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật củanhà văn
- Giới thiệu tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?", đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của
sông Hương ở khúc thượng nguồn
II Thân bài
1 Giới thiệu chung
- Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống độnggiống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng
- Khái quát nội dung các đoạn văn trước
- Vị trí đoạn văn cần phân tích
2 Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
+ Bằng cái nhìn tinh tế, lãng mạn và phong tình, toàn bộ thủy trình của dòng sông được miêu
tả như cuộc kiếm tìm có ý thức đến người tình nhân đích thực của một cô gái trong một câuchuyện nhuốm màu cổ tích
+ Sông Hương được ví như “một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng
Châu Hóa đầy hoa dại”.
+ Sông Hương với niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong cuộc kiếm tìm có ý thức ngườitình mong đợi đã chuyển dòng liên tục: từ ngã Ba Tuần theo hướng nam bắc đến điện HònChén, chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán…
+ Sông Hương mang vẻ đẹp biến ảo: như một tấm lụa, như một tấm gương phản chiếu sắcmàu
+ Qua những rừng thông u tịch, những lăng tẩm, dòng sông mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặcnhư triết lí, cổ thi ngân nga cùng tiếng chuông chùa
4 Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn:
+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh
mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng
Trang 17+ Dòng sông không chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa chất, địamạo, nhà văn còn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử Gắn thủy trình của dòng sôngvới lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.
+ Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải
có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương
xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy
III Kết bài
-Khẳng định giá trị của đoạn trích
- khẳng định phong cách của nhà văn
2 Dạng 2: Phân tích tác phẩm
* Dàn ý chung:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát chung về tác phẩm
- Phân tích các khía cạnh của đề bài
- Đặc sắc nghệ thuật
- Nhận xét chung
* Đề minh họa
* Phân tích một phương diện thuộc giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 1: Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của
- Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi
sông, cỏ cây trên đất nước mình Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậm nét phong
cách Nguyễn Tuân Cảm hứng về dòng sông Đà hung bạo và trữ tình chảy trên trang văn củaNguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc
II Thân bài
* Khái quát
- Người lái đò sông Đà rút từ tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chốngPháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958
- Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, côngnhân cầu đường và đồng bào các dân tộc Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại chonhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo
Trang 18- Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phongphú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương Nguyễn Tuân là một nhàvăn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiêntha thiết Khám phá về sông Đà dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành côngđặc sắc của ông Chỉ có N.T mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìmđến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện CảnhĐông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, BảBiên Giang Cũng chưa có nhà văn nào trước N.T có thể kể tên vanh vách 50/73 con tháclớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ Cũng không có ai nhưNguyễn, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bayngang qua miền sông ấy Dòng sông Đà trong cảm nhận của nhà văn có hai nét tính cách đốilập: hung bạo và trữ tình.
1 Sông đà “hung bạo”
- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai
đông ”.
- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có
mặt trời”, chỗ “vách đá như một cái yết hầu”
- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc
nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.
- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và
kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô mượn cạp ngoài bờ vực”,
- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:
+ Xa: âm thanh thác đá “còn xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi
lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ
vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử(tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh(giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường
- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm
beo”, thứ kẻ thù số một của con người
2 Sông Đà “trữ tình”
- Khi từ tàu bay nhìn xuống:
+ Sông Đà “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình đốt nương xuân ”
+ Sông đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ
Trang 19- Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:
+ Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa
dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
+ Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹpĐường thi
- Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:
+ Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
+ Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”
- Nhận xét: Sông Đà trữ tình như một cố nhân, một tình nhân
- Như vậy: hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên miền Tây Bắc
3 Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo
- Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực
- Nêu cảm nhận về hình tượng Sông Đà
- Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùngvăn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Trong văn học Việt Nam hiện đại, nói đến những người viết
tùy bút có thực tài bao giờ người ta cũng nghĩ đến Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cả hai đều say mê kiếm tìm và diễn tả cái đẹp nhưng nếu Nguyễn Tuân ưa thích những cáiđẹp đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ với tất cả tính chất dữ dội, khác thường của nó thì vớiHoàng Phủ Ngọc Tường, cái đẹp phải thơ mộng, dịu dàng
- Nêu vấn đề nghị luận: Bài " Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" là một trong những bài kí đặc sắc
thể hiện phong cách trữ tình hướng nội súc tích và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường Vớingòi bút tài hoa, uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện sống động những vẻ đẹpquyến rũ của con sông Hương- con sông thuộc về một thành phố duy nhất
II Thân bài
1 Tổng quan
Trang 20- Sông Hương là hình tượng trung tâm của bài tùy bút Giá trị của bài tùy bút chủ yếu nằm ởnhững phát hiện của người viết về những vẻ đẹp của sông Hương.
- Ở đoạn trích này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện vẻ đẹp của sông Hương qua nhiềuđiểm nhìn, nhiều góc độ: Sông Hương là hình ảnh thiên nhiên nhưng sông Hương cũng làdồng sông của lịch sử, của văn hóa, vì thế dòng sông lấp lánh nhiều vẻ đẹp khác nhau, vừaquen thuộc, gần gũi, vừa mới mẻ, bất ngờ với mọi người
2 Vẻ đẹp của sông Hương.
a Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
- Sông Hương cũng giống như nhiều dòng sông đẹp trên thế giới, nằm ngay trong lòng thànhphố và hình thành bên nó một đô thị vẫn giữ nguyên được nét cổ kính cho đến tận hôm nay.Nhưng dường như chỉ có duy nhất Hương giang là con sông trọn vẹn thuộc về một thànhphố duy nhất như một người tình thủy chung của Huế
- Tác giả đã nhìn sông Hương theo chiều dài địa lí để thấy từ thượng nguồn chảy về biển
cả, mỗi khúc, dòng sông mang những vẻ đẹp khác nhau
* Sông Hương ở vùng thượng nguồn:
- Sông Hương nhìn từ thượng nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường
Sơn Trong mối quan hệ đặc biệt này, Sông Hương tựa như " một bản trường ca của rừng
già" với nhiều tiết tấu hùng tráng dữ dội Khi thì " rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", lúc " mãnh
liệt vượt qua ghềnh thác" , khi " cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn", lúc" dịu dàng
và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng" Bằng bút pháp
nghệ thuật nhân hóa, Sông Hương không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà hiện ra tựa "
cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại" , với " một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do
phóng khoáng"
- Khi ra khỏi rừng, sông Hương đã chế ngự và nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng vàtrí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
=> Bằng cái nhìn say đắm, sông Hương ở thượng nguồn toát lên một vẻ đẹp của một sức
sống mãnh liệt và hoang dại, đầy cá tính nhưng cũng dịu dàng và say đắm Nó sinh động
như một cơ thể sống đầy hấp dẫn
* Sông Hương về vùng châu thổ:
- Sông Hương đến ngoại vi thành phố :
+ Đoạn tả sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ một nét lịch lãm và tàihoa trong lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường Độc giả khó cưỡng lại một sức hấp dẫntoát lên từ hàng loạt các động từ diễn tả cả cái dòng chảy qua những địa danh khác nhau của
xứ Huế Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, Sông Hương là một “cô gái đẹp ngủ mơ
màng", nhưng sau khi ra khỏi vùng núi thì cũng như nàng tiên được đánh thức , Sông Hương
bỗng bừng lên sức trẻ và mềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục,
vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm Từ ngã
ba Tuần, sông chảy theo hướng Nam - Bắc qua điện Hòn Chén, rồi chuyển hướng Tây- Bắcqua Nguyệt Biều- Lương Quán rồi đột ngột vẽ hình cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm lấy
Trang 21chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế Hành trình của sông giống như cuộc tìm kiếm có ýthức để đi gặp thành phố tương lai của nó.
+ Với những so sánh đậm chất thơ, với sự phong phú về ngôn ngữ và hình tượng, tác giả
còn cho người đọc thấy được vẻ đẹp biến ảo của dòng sông Sông Hương có lúc "mềm như
tấm lụa" khi đi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo Có khi sông Hương như một tấm gương
phản chiếu nhiều màu sắc của nền trời Tây Nam thành phố "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím".
Sông Hương có khi lại có một "vẻ đẹp trầm mặc" khi chảy dưới chân những rừng thông utich với những lăng mộ âm u và kiêu hãnh của vua chúa triều Nguyễn
+ Sông Hương lại có " vẻ đẹp triết lí cổ thi" khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông
Thiên Mụ
=> Với bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đãlàm nổi bật sông Hương khi đi qua ngoại vi thành phố không chỉ đẹp ở vóc dáng, đường nét,hình khối mà nó còn đẹp bởi sự phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú
mà hài hòa
- Cuộc gặp gỡ của sông Hương với Huế:
+ Dường như tiếng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ và tiếng gà trưa vùng trung
du đã làm sông Hương bừng tỉnh, thoát ra khỏi tâm trạng trầm mặc Nó nhận ra mình đã gặpthành phố thân yêu, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng
ngoại ô Kim Long” Dòng sông hân hoan “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây
Nam- Đông Bắc” để gặp “chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời như những vành trăng non” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một so sánh độc đáo diễn tả chính xác những vành
cung của nhịp cầu Tràng Tiền, phù hợp với ánh sáng bầu trời gợi vẻ dịu dàng và duyên dángcủa những cô gái Huế Cầu Tràng Tiền như một nét bừng sáng chân trời diễn tả một niềm
vui kín đáo chứ không ồn ào Gặp Huế, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ” như “một
tiếng vâng không nói ra của tình yêu” - một sự thuận tình mà không nói ra vì e lệ Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã dùng tiếng nói của tình yêu để tả cảnh nhưng đây là ngôn ngữ tình yêucủa cô gái Huế e lệ, duyên dáng, kín đáo để diễn tả cái vẻ uốn lượn của dòng sông So sánhnhư thế quả là tài hoa mà cũng thật tình tứ
+ Sông Hương với những chi lưu của nó tạo thành những đường nét thật tinh tế, làm nên
vẻ đẹp của đất cố đô Những chi lưu của sông Hương làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước
“trôi đi thực chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh” đẹp như một điệu slow
chậm rãi, trữ tình dành riêng cho Huế Điệu chảy ấy khiến ta có thể cảm nhận bằng thị giácqua trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội trăng rằm tháng Bảy Tác giả sosánh dòng chảy của sông Hương với dòng chảy tốc hành của sông Nê- va để quý hơn điệuchảy lặng tờ của sông Hương khi qua thành phố Huế Điệu chảy ấy khiến bao người mêđắm Dòng sông qua Huế chảy ngập ngừng như vấn vương một nỗi lòng muốn đi, muốn ở.Dòng sông cứ chùng chình như chờ, như đợi, mơ màng suy ngẫm như muốn Huế lưu giữ lạinhững giá trị cổ xưa trước khi ra biển cả
Trang 22=> Cuộc gặp gỡ của sông Hương với Huế được tác giả cảm nhận như một cuộc hội ngộ tìnhyêu Tác giả đã nhìn sông Hương từ góc độ hội họa, âm nhạc và thấy sông Hương giống nhưmột cô gái đẹp, không phải là cái đẹp chung mà là cái đẹp của cô gái Huế kín đáo, dịu dàng.
- Tạm biệt Huế để ra biển cả:
Rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương chếch về hướng chính Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến đang xa dần thành phố đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau củavùng ngoại ô Vĩ Dạ” rồi đột ngổt rẽ ngoặt lại để gặp lại thành phố thân yêu lần cuối.ở thịtrấn Bao Vinh Những khúc quanh bất ngờ được tác giả cảm nhận như “một nỗi vấn vương
và cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu” Sông Hương cũng như nàng Kiều trong đêmtình tự ở ngã rẽ này dã chí tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thể trước khi về biển cả Nhưvậy, trong cái nhìn đắm say, trái tim đa tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương vàHuế chẳng khác nào một cặp tình nhân quyến luyến, ngập ngừng, dùng dằng trong lúc chiatay Sông Hương đúng là người tình dịu dàng và thủy chung của Huế
=> Có thể nói Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa vừa am hiểu kiến thức về địa
lí của thành phố Huế, hiểu rất rõ về bản đồ của Sông Hương, cùng với tim đa tình, nhạy cảm
và sự liên tưởng, tưởng tượng tài hoa, ông đã miêu tả thủy trình của sông Hương tựa nhưmột cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câuchuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích Sông Hương không chỉ đẹp trong thần thái mà còn đẹptrong sự chung tình, chung thủy
b Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử :
- Trong cái nhìn đa diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương không chỉ là một thục
nữ mà còn là một anh hùng ghi dấu ấn nhiều thế kỉ vinh quang Từ thuở các vua Hùng dựngnước cho đến " Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, với cái tên "Linh giang", dòng sông viễn châu
đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉTrung đại Đến thế kỉ XVIII nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng
Nguyễn Huệ ; "Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX" ; "Nó đi vào thời đại cách mạng
Tháng tám với những chiến công rung chuyển"; "Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân năm 1968" và cuộc tổng tấn công năm 1975
- Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc Nó là chứng nhân của một giaiđoạn lịch sử hào hùng Sông Hương không chỉ là bản hùng ca tấu lên bao chiến công củalịch sử, sông Hương còn là một nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầmcủa cuộc đời Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp khác thường của dòng sông là ở chỗ khi nghe
lời gọi nó “biết tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về cuộc sống bình
thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.
c Vẻ đẹp cuả sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa:
- Sông Hương chẳng những tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên xứ Huế mà còn gópphần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người Huế Cô gái Huế đẹp nhất, kín đáo nhất là trong sắc
áo điều lục Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, màu áo ấy cũng bắt nguồn từ vẻ đẹp đặc trưngcủa sông Hương Tác giả gọi đó là màu của sương khói trên sông Hương Vẻ trầm mặc như
Trang 23triết lí, như cổ thi của dòng sông phải chăng đã tạo nên nét riêng trong tâm hồn người Huế
“nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”.
- Trong thi ca Việt Nam, dù là một con ngòi, một con kênh nhỏ vô danh hay dòng sôngHồng ngầu đỏ phù sa, dòng sông Lô gắn với những chiến công hiển hách trong lịch sử củadân tộc đều là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ và ít nhất một lần đi vào các tác phẩm của thi
ca dân tộc Nhưng có lẽ sông Hương là dòng sông được nhắc đến nhiều nhất, được các nghệ
sĩ quan tâm nhiều nhất và thật đặc biệt là “dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong
cảm hứng của các nghệ sĩ” Nó là nguồn thi hứng bất tận, nó vẫn mãi là “nỗi hoài vọng về
một cái đẹp nào đó chưa đạt tới” để bao thế hệ lãng tử đến đây thả hồn ngụp lặn Trong mắt
của Tản Đà, từ dòng sông xanh biếc bỗng trở thành “dòng sông trắng, lá cây xanh” Từ mộtLinh Giang mơ màng với bóng hoàng hôn bảng lảng trong nỗi quan hoài vạn cổ của bà
Huyện Thanh Quan bỗng thoắt thành “thanh kiếm dựng trời xanh” đầy khí phách trong thơ
Cao Bá Quát Rồi nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh tâm hồn cho kĩ nữ trong thơ TốHữu:
“Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như bông nhụy hoa nhài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng”
- Sông Hương quả đúng là nguồn đề tài phong phú của thi ca Không những thế, sôngHương còn là dòng sông của âm nhạc Tác giả đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế
"sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya" Tác giả khẳng định
“toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya" Đàn ca
Huế chỉ nghe vào lúc đêm khuya thanh vắng, dưới “phiến trăng sầu” và ngàn sao lung linh
in trên mặt nước mới thấy hết được tiếng lòng của người tài nữ Phải có một độ nhạy cảm về
âm thanh, hiểu biết về âm nhạc Huế, tác giả mới có sự liên tưởng này Bằng ngòi bút tài hoacùng với sự rung cảm mạnh mẽ, Hoàng Phủ Ngọc Tường từ dòng sông Hương đã liên hệđến Nguyễn Du và “Truyện Kiều" Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông nàyvới những phiến trăng sầu và từ đó những bản đàn đã đi suốt đời Kiều" Chính sông Hương
đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Du miêu tả tiếng đàn của Kiều:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời"
3 Đặc sắc nghệ thuật
- Văn phong tao nhã, hướng nội
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực
4 Nhận xét chung
+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh
mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng