Top 10 tài liệu tham khảo tác phẩm người lái đò sông Đà hay nhất

Người lái đò sông Đà là một phần của tùy bút Sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác năm 1960. Đây là một tác phẩm cực kỳ quan trọng trong giai đoạn học kỳ I của năm lớp 12. Và đồng thời cũng là nội dung phân tích của rất nhiều đề thi cấp trường, cấp thành phố và thậm chí là xuất hiện trong những kỳ thi cấp quốc gia.

Hiểu được tầm quan trọng của Người lái đò sông Đà trong quá trình học tập và nghiên cứu đối với học sinh cấp trung học phổ thông nói riêng và những nhà phân tích, nghiên cứu văn học nói chung. Chúng mình đã tổng hợp 10 tài liệu về tác phẩm Người lái đò sông Đà để các bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu thêm.

I. Các tài liệu tham khảo tác phẩm người lái đò sông Đà

1. Ôn thi: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Ôn thi: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) là một tài liệu tham khảo giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về đoạn trích người lái đò sông Đà. Tài liệu cũng trả lời những câu hỏi về hình tượng lười lái đò và hình ảnh dòng sông hùng vũ, trữ tình.

Ôn thi: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Ôn thi: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Download tài liệu

2. Cách tiếp cận tác phẩm người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

Cách tiếp cận tác phẩm người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân là một đề tài nghiên cứu nhằm giúp độc giả hiểu hơn về tác phẩm, tháo gỡ những thắc mắc chủ yếu đến từ các bạn học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích tác phẩm đồng thời khơi dậy niềm yêu thích văn chương nói riêng và tác phẩm người lái đò sông Đà nói riêng.

Cách tiếp cận tác phẩm người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
Cách tiếp cận tác phẩm người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

Download tài liệu

 

3. Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một giáo trình giảng dạy dành cho giáo viên văn học. Tài liệu này cung cấp cho chúng ta không chỉ những nội dung cơ bản liên quan đến tác phẩm mà còn là những câu hỏi nâng cao, có hướng dẫn, gợi ý trả lời rất cụ thể, chi tiết và thuyết phục. Tài liệu cũng cung cấp kiến thức nhất định cho chúng ta về tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân. 

Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà

Download tài liệu

4. Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một giáo án những văn được biên soạn bởi giáo viên Nguyễn Thị Bình. Tài liệu này cung cấp hướng dẫn chi tiết cho giáo viên trong việc giảng dạy, cung cấp kiến thức đối với tác phẩm người lái đò sông Đà. Kết hợp vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của cả giáo viên lẫn học sinh. Ngoài ra thì tài liệu này cũng giải thích một cách cụ thể tất cả những hình tượng nổi bật xuất hiện trong bài, lý giải một cạnh cặn kẽ giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tác phẩm.

Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà

Download tài liệu

5. Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một tài liệu giảng dạy dành cho học sinh, giáo viên tham khảo. Tài liệu này phân tích rất kỹ tác phẩm người lái đò sông Đà, không chỉ có vậy, còn tập trung vào phân tích những giá trị nghệ thuật và phong cách của tác giả Nguyễn Tuân trong việc sáng tác một tùy bút cực kỳ thành công.

Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà

Download tài liệu

6. Phân tích: Người lái đò sông Đà

Phân tích: Người lái đò sông Đà là một tài liệu tham khảo dưới dạng đề thi, Tài liệu hướng dẫn cách triển khai các ý để khai thác được nét đẹp độc đáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả. Có thể thấy đây là một tài liệu cực kỳ chi tiết và đầy đủ trong việc phân tích toàn bộ tác phẩm người lái đò sông Đà mà các bạn có thể tham khảo.

Phân tích: Người lái đò sông Đà
Phân tích: Người lái đò sông Đà

Download tài liệu

7. Hình ảnh dòng sông VN qua 2 bài :”’Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và ”’Người lái đò sông Đà”'( Nguyễn Tuân)

Hình ảnh dòng sông VN qua 2 bài :”’Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và ”’Người lái đò sông Đà”'( Nguyễn Tuân) là một đề tài so sánh các tác phẩm có chung một đặc điểm hoặc nội dung nào đó. Ở đây chính là hình ảnh dòng sông trong hai tác phẩm vô cùng nổi tiếng. Đối với tài liệu này, các bạn có thể hiểu và phân tích được điểm khác nhau giữa hai hình tượng cực kỳ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. từ đó hiểu được ý nghĩa của từng dòng sông và cảm được cả 2 tác phẩm.

Hình ảnh dòng sông VN qua 2 bài :'''Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và '''Người lái đò sông Đà'''( Nguyễn Tuân)
Hình ảnh dòng sông VN qua 2 bài :”’Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và ”’Người lái đò sông Đà”'( Nguyễn Tuân)

Download tài liệu

8. Ai đặt tên cho dòng sông? – Người lái đò sông Đà – Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Ai đặt tên cho dòng sông? – Người lái đò sông Đà – Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tài liệu phân tích các tác phẩm văn học lớp 12. Đối với tài liệu này, các bạn sẽ được hướng dẫn triển khai bài phân tích bằng các ý như hình tượng người lái đò, hình tượng dòng sông lúc hùng vĩ, mạnh mẽ khi thì trữ tình, nhẹ nhàng… cho đến những thử thách mà dòng sông đặt ra cho người lái đò.

Ai đặt tên cho dòng sông? - Người lái đò sông Đà - Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Ai đặt tên cho dòng sông? – Người lái đò sông Đà – Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Download tài liệu

9. Hình ảnh dòng sông Việt Nam qua 2 bài: người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên…

Hình ảnh dòng sông Việt Nam qua 2 bài: người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên… là một tài liệu tham khảo đối với đề bài so sánh các tác phẩm văn học. Tài liệu này sẽ hướng dẫn bạn đọc tiến hành so sánh, chỉ ra những điểm giống và khác nhau đối với 2 dòng sông nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam là sông Đà và sông Hương. Từ đó bạn sẽ thấy được một hình ảnh tổng quan về hình tượng dòng sông Việt Nam hài hòa tất cả các yếu tố như thế nào.

Hình ảnh dòng sông Việt Nam qua 2 bài: người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên…
Hình ảnh dòng sông Việt Nam qua 2 bài: người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên…

Download tài liệu

10. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút ” người lái đò sông Đà”

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút ” người lái đò sông Đà” là một tài liệu tập trung tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân và chứng minh bằng tác phẩm người lái đò sông Đà. Tài liệu chỉ ra những yếu tố như đề tài, cảm hứng nghệ thuật, nghệ thật, ngôn ngữ,… là điểm nhấn trong phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút " người lái đò sông Đà"
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút ” người lái đò sông Đà”

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”

II. Tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò sông Đà”

1. Về tác giả Nguyễn Tuân

Tên: Nguyễn Tuân (Sinh năm 1910 – mất năm 1987).

  1. Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Tuân

– Nguyễn Tuân sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.

– Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nguyễn Tuân tham gia Cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

– 1948 đến năm 1958 ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, năm 1996 Nguyễn Tuân vinh dự được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  1. Đôi nét về con người Nguyễn Tuân

– Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng à Gắn với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

– Ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình, sống tự do phóng túng, ham thích du lịch.

– Rất mực tài hoa. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác( hội họa, điêu khắc, sân khấu…)

– Quý trọng nghề văn. Ông cho rằng nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc.

  1. Sự nghiệp văn chương của một nhà văn lớn:
  • Trước Cách mạng tháng tám:

– Là cây bút văn xuôi trong thời kỳ cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn 1930-1945.

– Ông viết các tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, yêu truyền thống văn hóa dân tộc và một số truyện thể hiện tâm trạng u uất trước cuộc đời tù đọng.

– Những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi, Tóc chị Hoài.

  • Sau Cách mạng tháng tám :

– Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, tham gia thực tế kháng chiến, thể hiện cái nhìn ấm áp, niềm tin yêu cuộc sống và liên tiếp cho ra đời những tác phẩm mang tính thời sự,

– Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này gồm có: Tình chiến dịch, Tuỳ bút sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,…

  1. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: 

Gói gọn trong bốn chữ tài hoa, uyên bác:

– Ông có thể khám phá phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mỹ.

– Ông luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

– Là một nhà văn tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của cảnh vật, con người

– Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau trong sáng tác cũng là một đặc điểm của Nguyễn Tuân.

Ngôn ngữ văn học được Nguyễn Tuân sử dụng:

– Vốn từ vựng cực kỳ phong phú

– Tổ chức câu văn xuôi có giá trị tạo hình cao, có nhạc điệu trầm bổng, cách phối âm, phối thanh linh hoạt, tài hoa.

Sử dụng thể loại tùy bút thuần thục và đạt được những thành tựu đặc sắc đối với thể loại này.

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

2. Người lái đò sông Đà

  • Hoàn cảnh sáng tác:

Trong một chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân vào năm 1958. Ông đã đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn cuộc sống mới ở vùng cao và vẻ đẹp của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở những con người lao động chân chất, thật thà trên miền núi sông thơ mộng ấy đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo và ông sáng tác tùy bút Sông Đà (1960), trong đó có Người lái đò sông Đà.

III. Hướng dẫn phân tích người lái đò sông Đà

  1. TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
  • Phân tích yêu cầu của đề

– Yêu cầu của đề bài: phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Người lái đò sông Đà

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tác phẩm.

– Phương pháp lập luận chính: Phân tích.

  • Hệ thống luận điểm phân tích

Những luận điểm chính cần triển khai khi phân tích Người lái đò sông Đà:

– Luận điểm 1: Phân tích ý nghĩa của lời đề từ.

– Luận điểm 2: Hình tượng dòng sông Đà (nét hung bạo, nét trữ tình)

– Luận điểm 3: Hình tượng người lái đò sông Đà (về lai lịch, tài năng và tâm hồn, công việc,…)

– Luận điểm 4: Khái quát phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, giá trị nội dung của tác phẩm.

  1. TRIỂN KHAI LẬP DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một nhà văn tài hoa uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo, cái tôi đầy cá tính, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa thẩm mĩ.

– Khái quát về tác phẩm Người lái đò sông Đà:

+ Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà (1960)

– thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc.

Thân bài

  • Khái quát về hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc.

– Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho ông nguồn cảm hứng sáng tạo trong công cuộc tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là “chất vàng mười”.

  • Ý nghĩa lời đề từ

– “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông.

– “Chúng thủy giai đông tẩu 

– Đà giang độc bắc lưu”: gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ, của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà, đó là con sông hung bạo.

  • Hình tượng dòng sông Đà

+ Dòng sông “hung bạo”

– “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”.

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

+ Xa: từ xa âm thanh thác nước hiện lên với nhiều trạng thái: “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “hất hàm”, “oai phong”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”.

+ Sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận:“Vòng đấu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” “Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào” “còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả.”

⇒ Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người.

+ Sông Đà trữ tình

– Từ trên cao nhìn xuống dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều

– Từ tầm xa bao quát có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”

– Màu sắc sông nước: mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ 

→ Sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng.

– Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, …

→ Cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông và cái chất thơ như ngấm vào trong từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà.

– Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, …

→ Từ điểm nhìn của một khách hải hồ trên dòng sông, nhà văn đã quan sát và khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng và nên thơ của cảnh vật ven sông.

⇒ Dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

  • Hình tượng người lái đò sông Đà

– Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình: “tay lêu nghêu… chất mun” để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến.

– Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.

– Tài năng và tâm hồn:

+ Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ… những luồng nước”,…

+ Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo…”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác…”

+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.

  • Khái quát phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

– Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.

– Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện ở: Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mỹ

Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ

Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

– Là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ…

– Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

  • Giá trị nghệ thuật của đoạn trích

– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt

– Vận dụng và tổng hợp kiến thức văn hóa và nghệ thuật

– Bút pháp kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn

– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị

Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Cảm nhận của bạn về đoạn trích.

Đọc thêm:

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu về Người lái đò sông Đà để các bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá tốt nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp các bạn thực hiện những bài phân tích tác phẩm thật hay cũng như hiểu hơn, nắm được nội dung của tác phẩm. Chúc các bạn thành công.