1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân – hội đồng nhân dân huyện yên mô, tỉnh ninh bình

42 501 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 330,45 KB

Nội dung

Chương 1 Khái quát về HĐND UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh BìnhChương 2 Thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND UBND huyện Yên Mô Ninh BìnhChương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu đề tài: “Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại Ủy ban Nhân dân – Hội đồng Nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán

bộ, công chức, nhân viên tại cơ quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôihoàn thành bài báo cáo này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Đăng Việt đã tận tình chỉdạy, hướng dẫn để bài tiểu luận của tôi được hoàn thành nhanh chóng và đầy đủ

Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về điều kiện, thời gian vàkiến thức, bài tiểu luận này còn nhiều điểm thiếu sót Vì vậy, kính mong sự giúp

đỡ, góp ý từ quý thầy/cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số

liệu, thông tin được đưa ra trong bài báo cáo này là kết quả thu thập được tại Ủy

ban Nhân dân – Hội đồng Nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và chưatừng được công bố trước đây Nội dung bài báo cáo có tham khảo các nguồnsách, tài liệu cơ quan, Internet và có trích yếu nguồn gốc

Sinh viên

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa của đề tài 4

7 Giả thuyết khoa học 4

8 Cấu trúc đề tài 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HĐND - UBND HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH 6

1.1 Lịch sử hình thành HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 6

1.2 Cơ cấu tổ chức HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 7 1.3 Chức năng nhiệm vụ của HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

9 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 11

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TẠI HĐND - UBND HUYỆN YÊN MÔ NINH BÌNH 12

2.1 Cơ sở lý luận về công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch 12

2.1.1 Khái niệm, vai trò chương trình, kế hoạch 12

Trang 5

2.1.2 Phân loại chương trình, kế hoạch 13

2.1.3 Căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch 14

2.1.4 Quy trình xây dựng chương trình, kế hoạch 15

2.2 Thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 16

2.2.1 Các loại chương trình, kế hoạch HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã ban hành trong công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch

16 2.2.2 Quy trình tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 17

2.2.3 Trách nhiệm của văn phòng trong công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 19

2.2.4 Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn trong công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 22

Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TẠI HĐND - UBND HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH 23

3.1 Đánh giá công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 23

3.1.1 Ưu điểm 23

3.1.2 Hạn chế 24

3.2.3 Nguyên nhân 25

Trang 6

3.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND

-UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 28

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng chương trình, kế hoạch là một trong những nhiệm vụ không thểthiếu của nhà quản trị Bởi trong quá trình hoạt động, cơ quan, tổchức phải chịu các áp lực từ nhiều nguồn khác nhau, từ cả bêntrong và bên ngoài tổ chức Với sự thay đổi nhanh chóng từ môitrường kinh doanh như hiện nay, quả thật không thể coi thườngkhâu xác định mục tiêu và phương pháp thực hiện trước khi bắttay vào bất cứ công việc, dự án nào Do vậy nhà lãnh đạo của một tổchức không thể dẫn dắt tổ chức của mình đi theo một hướng vô định mà không

có mục tiêu, phương án thực hiện

Sự biến động của nền chính trị - kinh tế thế giới không nằmtrong kế hoạch của cá nhân ai Các cơ quan nhà nước đã hànhđộng gì để chủ động ứng phó với những biến động này hay họchỉ làm theo thói quen đi theo lỗi mòi cũ Thực tế, tôi đã cókhoảng thời gian ngắn kiến tập tại Ủy ban Nhân dân – Hội đồngNhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, có cơ hội tiếp cận vớicông tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại cơ quan,nên tôi muốn làm rõ vấn đề này trong bài tiểu luận của mình

Vẫn nói về bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, đang diễn biến hết sứcnhanh chóng và phức tạp, để đảm bảo sự nghiệp cách mạng đi đến thành công,việc nâng cao chất lượng công tác quản trị văn phòng, mà quan trọng là côngtác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch để đáp ứng được yêucầu nhiệm vụ trong tình hình mới là hết sức cấp thiết

Là một sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị văn phòng, tôi luônmuốn tìm kiếm những giải pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động văn phòng trongthực tế, giúp nâng cao vị thế của văn phòng và nhân viên văn phòng trong thờiđại mới Theo đó, công tác tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch là một công

cụ hữu hiệu tạo nền tảng tư duy toàn diện, giúp chúng ta có thể phát huy tối đakhả năng và vai trò của một nhân viên văn phòng Vì vậy, đây là đề tài rất có ý

Trang 8

nghĩa với quá trình học tập rèn luyện, cũng như việc áp dụng vào thực tế côngviệc của tôi sau này.

Vì vậy, từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài

“Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại Ủy ban Nhân dân – Hội đồng Nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu kết thúc học phần Kỹ năng Tổ chức, kiểm tra trong

Quản trị Văn phòng

2 Lịch sử nghiên cứu

Thực tế, các công trình nghiên cứu về tổ chức xây dựngchương trình, kế hoạch tại Việt Nam và trên Thế giới hiện nayrất giàu có và phong phú, có thể kể đến như “Quản trị học”(1998) của tác giả Nguyễn Hải Sản, “Quản trị văn phòng”(2005) của tác giả Nguyễn Hữu Tri, “tổ chức và hoạt động củavăn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc ChínhPhủ” (2011) của tác giả Văn Tất Thu… Các tài liệu nước ngoàinhư: “How to Mindmap” (Lập bản đồ tư duy) của tác giả TonyBuzan, “Powerful of planning skills” (Sức mạnh của kỹ năng lập

kế hoạch) (1999) của tác giả Peter Capezio, “How to write abusiness plan” (Cách viết kế hoạch kinh doanh) (1992) của tácgiả Mike Mikeever … ngoài ra còn có các giáo trình, tài liệu đượcbiên soạn bởi các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm huấnluyện kỹ năng

Những công trình nghiên cứu trên đã khai thác công tác tổchức xây dựng chương trình kế hoạch ở nhiều khía cạnh với cáccách tiếp cận đa dạng Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu làlồng ghép xây dựng chương trình, kế hoạch vào quản trị học.Ngoài ra, hầu hết các cuốn sách phổ biến ngày ngay cũngthường nhấn mạnh về kỹ năng lập kế hoạch cho bản thân Bêncạnh đó cũng có những nghiên cứu riêng về chương trình, kếhoạch nhưng lại thiên về chuyên ngành quản trị kinh doanh,

Trang 9

quản trị nhân lực, tài liệu về công tác tổ chức xây dựng chươngtrình kế hoạch trong quản trị văn phòng chưa nhiều

Vì vậy, tiếp thu những đóng góp của các công trình nghiêncứu trên, tôi sẽ chỉ ra thực trạng phương pháp hoạch định côngviệc theo tháng tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Từ đó phân tích các ưu điểm, hạn chế, đồng thời đề suất một số giải pháp để gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quản phương pháp hoạch định công việc theotháng tại cơ quan thông quan bài tiểu luận này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức xây dựng chươngtrình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

- Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, địa chỉthị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

+ Thời gian: 5/2019 - 6/2019 (cũng là thời gian tôi kiến tập tại cơ quan)

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: thông qua những lý luận về hoc phần kỹ năng tổchức, kiểm tra trong Quản trị Văn phòng đã được giảng dạy tại Đại học Nội vụ

Hà Nội, tôi sẽvnghiên cứu làm rõ thực trạng, những mặt được, chưa được,những hạn chế yếu kém và nguyên nhân trong công tác tổ chức xây dựngchương trình, kế hoạch tại cơ quan Từ đó đề xuất một số giải pháp để gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức xây dựng chươngtrình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cácmạng công nghệ 4.0

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái quát về HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

- Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình,

kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

- Đánh giá ưu điểm hạn chế, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế và đề

Trang 10

xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tổchức xây dựng chương trình, kế hoạch HĐND - UBND huyện Yên

Mô, tỉnh Ninh Bình

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện báo cáo “công tác tổ chức xây dựng chương trình,

kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”, tôi sử dụngmột số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: thu thập các thông tin từ các tác phẩm, bài giảng, công trìnhnghiên cứu để hoàn thành phần lý luận về công tác tổ chức xây dựngchương trình, kế hoạch

Cách thức thực hiện: tiến hành tìm kiếm, thu thập, chọn lọc thông tin từcác tác phẩm, tài liệu bài giảng, công trình nghiên cứu tại thư viện trường Đạihọc Nội Vụ Hà Nội

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Mục đích: rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trước để hoànthiện về mặt nội dung và thể thức

Cách thức thực hiện: thông qua việc tìm kiếm, thu thập, phân tích thôngtin, tài liệu, đồng thời phát hiện các ưu điểm, hạn chế của các công trình nghiêncứu trước đó

- Phương pháp quan sát, thực địa

Mục đích: quan sát hoạt động của nhân viên tại HĐND - UBND huyệnYên Mô, tỉnh Ninh Bình

Cách thức thực hiện: tiến hành quan sát thực tế hoạt động của các nhânviên tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình thông quaquá trình kiến tập tại cơ quan

6 Ý nghĩa của đề tài

Những nghiên cứu trong đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo cho các công trình nghiên cứu về kỹ năng tổ chức, kiểm tra trong Quản trịVăn phòng nói chung và các nghiên cứu về công tác tổ chức xây dựng chương

Trang 11

trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình nói riêng.Những đánh giá về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp tôi đưa ra có thể

có thể đưa vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác

tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại cơ quan

7 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng chương trình,

kế hoạch trong các khâu về phân loại, phân chia trách nhiệm,quy trình thực hiện, công việc tại HĐND - UBND huyện Yên Mô,tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn Có thểthấy khi có chương trình, kế hoạch đầy đủ công việc tại cơ quan

sẽ diễn ra trơn tru, chủ động, nhanh chóng hơn

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài tiểu

luận này gồm 03 chương

Chương 1 Khái quát về HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô Ninh Bình

Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Trang 12

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HĐND - UBND HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH 1.1 Lịch sử hình thành HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Yên Mô là một huyện huyện cùng trũng nằm ở phía namtỉnh Ninh Bình Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía namgiáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phíabắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phíađông bắc giáp huyện Yên Khánh Yên Mô có diện tích 144,1 km²

và dân số 169.223 nghìn người (năm 2006)

Huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình được hình thành từ rấtsớm Theo kết quả khảo cổ, vùng đất cổ Yên Mô đã có con ngườisinh sống cách ngày nay hành vạn năm Thời nhà Trần gọi là Mô

Độ, thời thuộc Minh, đổi tên Yên Mô thuộc châu Trường Yên.Thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1469) Yên Mô thuộc phủ TrườngYên Đầu thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn vẫn gọi là Yên Mô, gồm 8tổng với 59 xã, thôn, phường, trang, trại Năm Minh Mạng thứ

19 (1838), cắt tổng Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá

về huyện Yên Mô thuộc Phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình Trướccách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Yên Mô gồm 9 tổng với 65

xã, thôn Năm 1948 – 1949 hợp nhất các xã quy mô nhỏ thànhlập 8 xã có quy mô lớn: Yên Sơn, Yên Thắng, Yên Thành, YênThái, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên phong, Yên Lạc Năm 1956 saucải cách ruộng đất chia tách 8 xã thành lập 15 xã mới: Yên Sơn,Yên Bình, Yên Thắng, Yên Hoà, Yên Thành, Yên Đồng, Yên Thái,Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân,Yên Từ, Yên Phong, YênPhú, Yên Lạc Tháng 5 – 1961, xã Yên Lạc sáp nhập vào huyệnYên Khánh, ba xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượngthuộc huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Yên Mô HuyệnYên Mô vào thời điểm năm 1961 gồm 17 xã

Trang 13

Tháng 1 – 1967, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giaotrực thuộc huyện Yên Mô Tháng 2 – 1974, giải thể thị trấn nôngtrường Đồng Giao, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộctỉnh Ninh Bình.

Thực hiện quyết định số 125-CP ngày 27/4/1977 của Hộiđồng Chính phủ, 9 xã phía bắc huyện Yên Khánh hợp nhất vớihuyện Yên Mô và thị trấn Tam Điệp thành huyện Tam Điệp

Thực hiện quyết định số 59/CP ngày 4-7-1994 đổi tênhuyện Tam Điệp thành lập lại huyện Yên Khánh, tách 10 xãthuộc huyện Yên Khánh trước đây để thành lập lại huyện YênKhánh, huyện Tam Điệp đổi tên thành huyện Yên Mô, gồm 15

xã Năm 1997 thành lập Thị trấn Yên Thịnh Năm 2000, táchthôn Hưng Hiền thuộc xã Yên Mỹ, thành lập xã Yên Hưng; tách

xã Khánh Thượng thành lập 2 xã Khánh Thượng và Mai Sơn

Qua nhiều biến đổi về hành chính, đến nay (năm 2013),huyện Yên Mô gồm 16 xã, 1 thị trấn: Yên Thắng, Khánh Thượng,Yên Hoà, Yên Đồng, YênThái, Yên Lâm, Yên Mỹ, Yên Mạc, YênNhân, Yên Từ, Yên Phong, Yên Phú, Khánh Thịnh, Khánh Dương,Yên Hưng, Mai Sơn và thị trấn Yên Thịnh [6]

Sau đây là các thông tin liên lạc cơ bản của HĐND - UBNDhuyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình:

- Địa chỉ: Trụ sở HĐND - UBND huyện Yên Mô được đặt tạiThị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình [xem phụ lục]

- Điện thoại/Fax: (0229) 3869005

- Website: yenmo.ninhbinh.gov.vn

1.2 Cơ cấu tổ chức HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Tuân thủ theo Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2013, cơ cấu tổchức của HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được quy định, sắpxếp như sau

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình gồm các đại

Trang 14

biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình bầu

ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên

Trang 15

Cơ cấu tổ chức HĐND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hiện nay như sau: [2]STT Họ và Tên Chức vụ, đơn vị

1 Ông Đinh Văn Hậu Phó Bí thư TTHU, Chủ tịch HĐND huyện

2 Bà Đỗ Thị Mai Lan TTHU, Phó chủ tịch HĐND huyện

3 Ông Lê Xuân Bình HUV, Phó chủ tịch HĐND huyện

Thứ hai, UBND huyện Yên Mô do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quanchấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có tráchnhiệm thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan

Cơ cấu tổ chức UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hiện nay như sau [4]:STT Họ và Tên Chức vụ, đơn vị

1 Ông Đỗ Trọng Luận Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

2 Ông Bùi Minh Đức TVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện

3 Ông Vũ Trọng Thứ HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện

Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bìnhgồm:

- Phòng Nội Vụ

- Phòng Tư pháp

- Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

- Phòng Văn hóa thông tin

- Phòng Giáo dục và đào tạo

- Phòng Y tế

- Phòng Thanh tra Huyện

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 16

- Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình

- Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên

Ngoài ra UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cũng có các đơn vị hiệpquản như sau:

- Chi cục thống kê

- Thanh tra xây dựng

- Công an huyện

- Ban chỉ huy quân sự huyện

- Toàn án nhân dân huyện

- Viện kiểm sát nhân dân huyện

- Bảo hiểm xã hội Yên Mô

- Đội quản lý thị trường

1.3 Chức năng nhiệm vụ của HĐND - UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

HĐND huyện Yên Mô có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhưsau:

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ởđịa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diệncho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệmtrước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bìnhtrong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnhvực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, như sau:

Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Hội đồng nhân dân huyện Yên Mô;

Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh;biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tộiphạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của

cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,

Trang 17

các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theoquy định của pháp luật;

Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chínhquyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của chính quyền địa phương ở huyện;

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhândân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịchUBND và các Ủy viên UBND huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hộithẩm Tòa án nhân dân huyện;

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ

do Hội đồng nhân dân bầu;

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND,Chủ tịch UBND huyện, HĐND cấp xã;

Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện;

Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhândân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;

Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đạibiểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu [2]

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Yên Mô

UBND huyện Yên Mô do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấphành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có tráchnhiệm thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dungquy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 củaLuật tổ chức chính quyền địa phương năm 2013 và tổ chức thực hiện cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện

Trang 18

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện Yên Mô.

Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế-xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, dulịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xâydựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyênthiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định củapháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục,đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, laođộng, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền

Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện [3]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, trong chương 1 tôi đã trình bài khái quát về lịch sử hìnhthành, cở cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của HĐND - UBND huyệnYên Mô, tỉnh Ninh Bình Từ đó tôi xin trình bày khái quát về thực trạngcông tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại HĐND - UBNDhuyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trong chương 2

Trang 19

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,

KẾ HOẠCH TẠI HĐND - UBND HUYỆN YÊN MÔ NINH BÌNH

2.1 Cơ sở lý luận về công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch

2.1.1 Khái niệm, vai trò chương trình, kế hoạch

- Về khái niệm, Tại chuyên đề 12 nghiên cứu về Kỹ năng xây dựngchương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc của cơ quan, tổ chức và quản lýthời gian của cá nhân của Bộ Nội vụ có nêu ra các khái niệm về chương trình, kếhoạch như sau:

Chương trình là toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vựccông tác hoặc tất cả các mặt công tác của một cơ quan, một ngành chủquản hay của Nhà nước nói chung theo một trình tự nhất định và trongthời gian nhất định

Kế hoạch công tác là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉtiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhànước nói chung hoặc của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nóiriêng [1]

- Về vai trò, Chương trình, kế hoạch có vai trò quan trọng trong tổ chứchoạt động của cơ quan, tổ chức cũng như của cá nhân

Chương trình, kế hoạch giúp cho cơ quan, tổ chức đạt được mụctiêu một cách tương đối chính xác Chương trình, kế hoạch góp phần đảmbảo tính ổn định trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

Chương trình, kế hoạch giúp tăng tính hiệu quả làm việc của cơquan, tổ chức: có chương trình, kế hoạch tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian,chi phí, nhân lực cho cơ quan, tổ chức trong các hoạt động; có chươngtrình, kế hoạch tốt sẽ hạn chế được rủi ro trong quá trình hoạt động Làmviệc theo chương trình, kế hoạch giúp cho cơ quan chủ động công việc,biết làm việc gì trước, việc gì sau, không bỏ sót công việc

Chương trình, kế hoạch giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với mọi

Trang 20

sự thay đổi trong quá trình điều hành cơ quan, tổ chức một cách linh hoạt

mà vẫn đạt mục tiêu đã đề ra Chương trình, kế hoạch giúp cho lãnh đạo

cơ quan phân bổ và sử dụng hợp lý quỹ thời gian, huy động được các đơn

vị giúp việc; bố trí lực lượng tập trung theo một kế hoạch thống nhất; phốihợp đồng bộ, nhịp nhàng các đơn vị để thực hiện có hiệu quả nhữngnhiệm vụ đã đề ra Chương trình, kế hoạch đảm bảo cho thủ trưởng cơquan điều hành hoạt động được thống nhất, tránh chồng chéo và mâuthuẫn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy được trí tuệ của tập thể lãnhđạo cơ quan

Chương trình, kế hoạch làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánhgiá mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức [1]

2.1.2 Phân loại chương trình, kế hoạch

Thứ nhất, phân loại chương trình, ta có các cách phân loại sau:Phân loại theo cấp lãnh đạo:

- Chương trình quản lý cấp lãnh đạo do lãnh đạo Trung ương hoạch định

- Chương trình quản lý cấp trung gian do lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố,quận, huyện đưa ra

- Chương trình cấp thừa hành do lãnh đạo từng công sở, phòng banchuyên môn đưa ra

Phân loại theo thời gian:

- Chương trình công tác năm: là bản thể hiện những mục tiêu, nhữngđịnh hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn, quan trọng trong hoạt động của cơquan, đơn vị trong năm

- Chương tình công tác nửa năm: có chương trình công tác 6 tháng đầunăm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm Thông thường, loại chươngtrình này chỉ áp dụng cho các cơ quan lớn với nhiều nhiệm vụ khác nhau và cầnphải tiến hành kiểm soát công việc chặt chẽ hơn

- Chương trình công tác quý: để triển khai chương trình công tác năm.Loại chương trình công tác này có tính cụ thể hơn chương trình năm

- Chương trình công tác tháng: là cụ thể hóa những mục tiêu của chương

Trang 21

trình công tác quý Nó thể hiện những công việc phải làm trong tháng.

- Chương trình công tác tuần: để xác định cụ thể, chính xác các hoạtđộng cần làm của cơ quan hoặc của lãnh đạo trong tuần

Ngoài ra, do đặc điểm hoạt động một số cơ quan còn có loạichương trình công tác nhiệm kỳ

Thứ hai, phân loại kế hoạch công tácTheo thời gian dự kiến thực hiện

- Kế hoạch dài hạn: là những kế hoạch có nội dung lớn, quan trọng, cóphạm vi ảnh hưởng rộng và thời gian tác động lâu dài (5 năm, 10 năm, 20 năm)với cơ quan, tổ chức

- Kế hoạch trung hạn: là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch dàihạn, chiến lược trong những khoảng thời gian không dài Thông thường, đó là

kế hoạch năm

- Kế hoạch ngắn hạn: là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạchtrung hạn, chỉ ra những công việc cụ thể, được thiết lập để thực hiện những mụctiêu ngắn hạn, cụ thể hóa bằng các hoạt động trực tiếp làm sản sinh ra kết quả.Các kế hoạch loại này thường là kế hoạch nửa năm, kế hoạch quý, kế hoạchtháng hay kế hoạch tuần

Theo phạm vi tác động

- Kế hoạch chiến lược: là loại kế hoạch đề cập đến các mục tiêu có tínhtổng quát cao Loại kế hoạch này có tầm tác động rộng lớn, bao quát nhiều khíacạnh khác nhau của tổ chức và định hướng chung cho sự phát triển chung của cơquan, tổ chức

- Kế hoạch tác nghiệp: là loại kế hoạch cụ thể các mục tiêu của kế hoạchchiến lược thành những mục tiêu cụ thể, chỉ ra chính xác những việc cần phảilàm và cách thức tiến hành các công việc đó

Theo lĩnh vực hoạt động

- Kế hoạch hoạt động của cơ quan

- Kế hoạch công tác của lãnh đạo

- Kế hoạch hoạt động của văn phòng [1]

Ngày đăng: 17/05/2020, 18:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w