1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá thực trạng và các giải pháp tổ chức hoạt động marketing tại các trung tâm lưu trữ quốc gia

26 136 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế để đưa đất nước phát triển sánh vai cùng các nước anh em. Thực tiễn đó đòi hỏi đất nước ta phải có một tiền đề, một nội lực vững vàng và phong phú. Để phát triển được đất nước, chúng ta cần thực hiện tốt các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, y tế, giáo dục…những vấn đề trên đây không thể tách rời mối quan hệ với tài liệu lưu trữ. Tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước, đoàn thể và cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, là nguồn tài liệu quan trọng trong mọi ngành mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, càng ngày con người càng nhận thức được vai trò của tài liệu. Con người luôn có ý thức gìn giữ tài liệu để phục vụ nhu cầu sử dụng và coi nó như một loại tài sản vô cùng quý giá. Chính vì thế, ngoài việc tổ chức quản lý tài liệu có hiệu quả chúng ta cần phải quảng bá và chủ động đưa tài liệu lưu trữ đến gần với độc giả trong và ngoài nước một cách hiệu quả hơn nữa. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và các giải pháp tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia”.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Mặc dù có rất nhiều cố gắng và nỗ lực, xong do hạn chế về mặt thờigian và kiến thức, đề tài không tránh khỏi thiếu sót Với tinh thần cầu thị emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giúp emcủng cố thêm nhận thức của bản thân đồng thời giúp bài luận của em đượchoàn thiện và có giá trị thực tiễn Đó cũng là mong muốn lớn nhất của em khilựa chọn đề tài này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Đóng góp đề tài 2

5 Kết cấu của đề tài 2

NỘI DUNG 3

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.1.1 Marketing 3

1.1.2 Marketing tài liệu lưu trữ và thông tin lưu trữ 3

1.1.3 Vai trò của Marketing 4

1.2 Ý nghĩa của marketing tài liệu lưu trữ 5

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 8

2.1 Tình hình tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia 8

2.1.1 Sản phẩm 9

2.1.2 Giá cả 10

2.1.3 Phân phối 11

2.1.4 Quảng bá 11

2.1.5 Con người 12

2.1.7 Điều kiện vật chất 14

2.2 Một số kết quả đạt được trong hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia 14

2.2.1 Về hình thức tuyên truyền, quảng bá 14

2.2.2 Về xuất bản các ấn phẩm lưu trữ 15

Trang 3

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 16

3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia 16

3.1.1 Những ưu điểm 16

3.1.2 Những hạn chế 16

3.2 Các giải pháp nâng cao tổ chức hoạt động marketing tài liệu lưu trữ 18

3.2.1 Tăng cường và phát triển các hình thức marketing tài liệu lưu trữ.18 3.2.2 Tăng cường phát triển truyền thông trong marketing xã hội tài liệu lưu trữ 18

3.2.3 Tăng cường Marketing trong công bố tài liệu lưu trữ 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đáp ứng nhu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế để đưa đất nước pháttriển sánh vai cùng các nước anh em Thực tiễn đó đòi hỏi đất nước ta phải cómột tiền đề, một nội lực vững vàng và phong phú Để phát triển được đấtnước, chúng ta cần thực hiện tốt các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoahọc, y tế, giáo dục…những vấn đề trên đây không thể tách rời mối quan hệvới tài liệu lưu trữ Tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhànước, đoàn thể và cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, lànguồn tài liệu quan trọng trong mọi ngành mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế,

xã hội, văn hóa, chính trị, càng ngày con người càng nhận thức được vai tròcủa tài liệu Con người luôn có ý thức gìn giữ tài liệu để phục vụ nhu cầu sửdụng và coi nó như một loại tài sản vô cùng quý giá Chính vì thế, ngoài việc

tổ chức quản lý tài liệu có hiệu quả chúng ta cần phải quảng bá và chủ độngđưa tài liệu lưu trữ đến gần với độc giả trong và ngoài nước một cách hiệu

quả hơn nữa Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và các giải pháp tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia”.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức hoạt động Marketing tại cácTrung tâm Lưu trữ quốc gia

Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng lý luận và thực tiễn của tổchức và cá nhân trong hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử thôngqua việc tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Từ

đó thấy được tầm quan trọng và giá trị của tài liệu trong sự nghiệp phát triểnđất nước

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận công tác lưu trữ và tàiliệu lưu trữ Cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để thực

Trang 5

hiện tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến bài luận Phân tíchchức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan để thấy được thực trạngviệc tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Phương pháp lịch sử, so sánh được sử dụng khi nghiên cứu lịch sử hìnhthành và phát triển của cơ quan, đối chiếu thực trạng tổ chức hoạt độngmarketing của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để có các bước đi chiến lược

và phát triển hoạt động marketing trong các Trung tâm Lưu trữ trong tươnglai

Để có được bức tranh toàn diện về tổ chức hoạt động marketing tại cácTrung tâm Lưu trữ quốc gia em đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tạicác Trung tâm

4 Đóng góp đề tài

Về lý luận: Bài luận là sự khái quát về tổ chức hoạt động marketing tàiliệu lưu trữ Từ đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữtrong trong sự nghiệp phát triển đất nước và đề xuất những biện pháp để nângcao việc tổ chức hoạt động marketing nhằm phát huy giá trị của tài liệu lưutrữ

Về thực tiễn: Bài luận có thể là tài liệu tham khảo cho những ngườinghiên cứu nội dung có liên quan

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, đề tài được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Lý luận chung về Marketing

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâmLưu trữ quốc gia

Chương 3: Một số giải pháp tổ chức hoạt động Marketing tại các Trungtâm Lưu trữ quốc gia

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING

Hiểu một cách đơn giản, Marketing là tất cả những công việc cần thựchiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với

họ Từ việc tạo ra các thông điệp quảng cáo có thể kết nối với khách hàngtiềm năng, cho đến việc chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp để phân phốinội dung và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu… tất cả đều được bộ phậnmarketing đảm nhiệm

3 Marketing tài liệu lưu trữ và thông tin lưu trữ

Thông tin của tài liệu lưu trữ được coi là thông tin hồi cố Trong tài liệulưu trữ chứa đựng nhiều thông tin quý giá nên nhiều tổ chức, cá nhân có nhucầu sở hữu thông tin đó Thông tin tài liệu lưu trữ về hình thức có thể là thôngtin cấp 1 bao gồm các loại bản sao tái tạo bản văn ở dạng viết hay nói, nhạc,tiếng động của tài liệu khác

Nhu cầu về khối lượng và chất lượng tài liệu lưu trữ hình thành thịtrường thông tin lưu trữ - nơi có kẻ bán người mua Bộ máy marketing thôngtin tài liệu lưu trữ sẽ kết nối giữa những người có yêu cầu mua thông tin vớinhững người nắm giữ, sở hữu tài liệu lưu trữ Từ đây markting thông tin tàiliệu lưu trữ ra đời và thị trường mua bán tài liệu lưu trữ hoạt động Tất nhiên,cũng giống như tài liệu lưu trữ, thông tin tài liệu lưu trữ chỉ có thể được muabán hợp pháp Chỉ được bán những thông tin tài liệu lưu trữ được phép khaithác, sử dụng rộng rãi, những thông tin không thuộc bí mật quốc gia hoặc

Trang 7

không liên quan tới an ninh quốc gia, những thông tin nếu được bán khônglàm phương hại tới quyền lợi hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân.Rất nhiều sản phẩm thông tin lưu trữ được công chúng trong nước và kháchnước ngoài mong muốn được sở hữu chúng Đó là những ấn phẩm công bố tàiliệu lưu trữ về nhiều đề tài như: cải cách ruộng đất, Chiến tranh biên giới…

4 Vai trò của Marketing

Marketing ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranhkhốc liệt Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan

hệ giữa khách hàng và các tổ chức cung cấp cho thị trường Nó giúp làm hàilòng các khách hàng bằng sản phẩm của doanh nghiệp qua quá trình nghiêncứu Marketing, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm dựa trên nhu cầu và mongmuốn của khách hàng Đồng thời, nhờ chức năng truyền thông được thực hiệnqua việc quảng cáo, PR,… Marketing còn đóng vai trò cung cấp các thông tinđến các khách hàng, là cơ sở chọn lựa của khách hàng Quá trình tìm hiểu nhucầu khách hàng và chăm sóc khách hàng của bộ phận Marketing còn đóng vaitrò thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Marketing còn đóng vai trò xây dựng hình ảnh thương hiệu, doanhnghiệp, mang lại uy tín và sức mạnh cạnh tranh Khi Marketing đáp ứng đượcnhu cầu khách hàng và bám sát thị trường, Marketing mang lại lợi nhuận chodoanh nghiệp, gia tăng doanh thu, bởi vậy nó đóng vai trò then chốt quyếtđịnh thành công của một doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, marketing giữ một vai tròrất quan trọng Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán, giúpcho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏamãn một cách tối ưu nhất Dựa vào các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhàquản lỹ sẽ xây dựng một chương trình hoạt động marketing phù hợp bao gồmviệc phân tích các cơ hội về marketing, nghiên cứu và chọn lựa các thị trường

có mục tiêu, thiết kế các chiến lược marketing, hoạch định các chương trình

về marketing và tổ chức thực thi và kiểm tra các cố gắng nỗ lực về marketing

Trang 8

Marketing tham gia vào giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt độngkinh doanh Thứ nhất, phải xác định được loại sản phẩm mình cần cung cấp rathị trường Thứ hai, tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm Thứ ba, giảiquyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ngườilãnh đạo.

Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽhoạt động của cơ quan tổ chức, mà còn trở thành công cụ để duy trì và pháttriển mối quan hệ giữa cơ quan với khách hàng Marketing trở thành cầu nốigắn kết giữa cơ quan tổ chức với thị trường

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của marketing là tạo vị thế cạnhtranh trên thị trường Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp cóliên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm ở thị trường mục tiêu.Marketing cần phải:

Thứ nhất, tạo được tính độc đáo của sản phẩm

Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng

Thứ ba, tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của cơ quan, doanhnghiệp Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, marketinggiúp cơ quan, doanh nghiệp phát triển ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranhtrên thị trường

1.2 Ý nghĩa của marketing tài liệu lưu trữ

Marketing nói chung và marketing tài liệu lưu trữ nói riêng có vai trò

và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, là cầunối giữa cơ quan, có nguồn thông tin tài liệu lưu trữ với khách hàng/độc giả,người sử dụng tài liệu lưu trữ Marketing tài liệu lưu trữ thực hiện tốt sẽ phục

vụ tốt cho lợi ích xã hội, lợi ích công dân, bởi vì thông tin có trong tài liệu lưutrữ có vai trò và ý nghĩa:

Phục vụ lợi ích kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy khoa học - sảnxuất, xây dựng phát triển kinh tế của quốc gia, các ngành, các địa phương.Phục vụ việc tìm kiếm, khai thác tài nguyên khoáng sản, quy hoạch giao thông,

Trang 9

về công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất và kinh doanh… giúp các chuyêngia, nhà nghiên cứu giảm được thời gian tìm kiếm tài liệu theo phương pháptruyền thống.

Phục vụ trong lĩnh vực chính trị, hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ tài liệulưu trữ làm bằng chứng chứng minh chủ quyền quốc gia, giải quyết các xung đột

về biên giới, lãnh thổ Là kho thông tin tư liệu để các cơ quan chức năng nghiêncứu về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnhvực ngoại giao, quân sự, là nguồn thông tin đáng tin cậy hỗ trợ đắc lực cho côngtác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Phục vụ trong hoạt động quản lý, hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ tàiliệu lưu trữ là nguồn thông tin không thể thiếu Hàng ngày, hàng giờ các cán bộlãnh đạo, cán bộ quản lý ở các cơ quan, tổ chức phải thường xuyên khai thác và

sử dụng những thông tin quá khứ, thông tin dự báo trong tài liệu lưu trữ để:hoạch định các chương trình, kế hoạch; ban hành các quy chế, quy định, cácquyết định quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính

Phục vụ nhu cầu thông tin trong xã hội, cho những nhu cầu chính đángcủa nhân dân Thực tế đã chứng minh rằng, hầu như tất cả mọi người, ai cũng đãhơn một lần cần khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ để xác nhận những thôngtin liên quan đến bản thân như: xác minh lý lịch, thời gian công tác, trình độ họcvấn, hình thức khen thưởng và kỷ luật; hoặc dùng tài liệu lưu trữ để chứng minhquan hệ nhân thân để giải quyết các vấn đề về sở hữu và thừa kế tài sản Ngoài

ra, tài liệu lưu trữ còn là bằng chứng được sử dụng để chứng minh, xác nhậnquyền sở hữu trí tuệ như: bản quyền các tác phẩm văn học, bản quyền các tácphẩm văn học, bản quyền tác giả của các bài hát, bức ảnh; bản quyền của cácphát minh, sáng chế

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của thông tin tài liệu lưu trữ, hoạt độngMarketing tài liệu lưu trữ được xem là hoạt động vô cùng quan trọng và cầnthiết, marketing tài liệu lưu trữ và thông tin tài liệu lưu trữ được thực hiện tốt

sẽ phục vụ cho Nhà nước, cho xã hội và phúc lợi của công dân, các nhà lưu

Trang 10

trữ xác định sứ mệnh và mục tiêu hành động của mình là không ngừng nỗ lựcphấn đấu, sáng tạo trong công việc để mang đến cho khách hàng (độc giả)những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING

TẠI CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 2.1 Tình hình tổ chức hoạt động Marketing tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia

Hoạt động của marketing là hoạt động về trao đổi, về giao dịch, về thịtrường Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu

và mong muốn của họ thông qua trao đổi Hoạt động của marketing là hoạt độngcủa nhu cầu tự nhiên và nhu cầu có khả năng thanh toán

Môi trường marketing có thể hiểu là môi trường kinh doanh, bộ phận raquyết định marketing ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới các quyết định marketingcủa công ty

Qua khảo sát và trao đổi với cán bộ một số Trung tâm Lưu trữ quốc gia

về các nội dung của hoạt động marketing Em thấy được, họ chưa thực sựnhận thức được đầy đủ các hoạt động mà họ đã làm chính là hoạt độngmarketing Trên cơ sở trao đổi, khảo sát cho thấy phần lớn cán bộ các Trungtâm cho rằng nơi họ đang công tác đều đã áp dụng hoạt động marketing, vàmới chỉ triển khai hoạt động marketing dưới dạng tự phát Nội dungmarketing chủ yếu được lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện của cácTrung tâm chưa có kế hoạch, chủ đích cụ thể hoặc chưa nghiên cứu, đầu tưxây dựng chiến lược marketing một cách bài bàn, chủ động Phần lớn trongcác báo cáo tổng kết của các Trung tâm chưa nhắc tới hoạt động marketing

mà chủ yếu nói đến hoạt động thông tin tài liệu lưu trữ tuyên truyền haytruyền thông vận động Do đó có thể thấy rằng nhận thức về việc ứng dụnghoạt động marketing trong các Trung tâm mới chỉ dừng lại ở những hoạt độngrời rạc, nhỏ lẻ, tự phát Điều này một phần do cán bộ Trung tâm phần lớnchưa được đào tạo kiến thức về marketing

Chính vì vậy, tác giả đã nhóm các hoạt động marketing nhỏ lẻ lại để cóđược góc nhìn tổng quát, phản ánh thực trạng hoạt động marketing tài liệu lưutrữ và thông tin tài liệu lưu trữ trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Trung

Trang 12

tâm) Cụ thể, các Trung tâm đã tổ chức hoạt động marketing tài liệu lưu trữnhư những nội dung trình bày dưới đây: sản phẩm, giá cả, phân phối, quảngcáo, con người và điều kiện vật chất

2.1.1 Sản phẩm

Trong những năm gần đây, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và trongcông tác chuyên môn Cụ thể, hàng năm các sản phẩm về ấn phẩm lưu trữ thưmục đã được độc giả thường xuyên sử dụng với tần suất cao, mức độ hài lòngcủa độc giả về sản phẩm ấn phẩm lưu trữ đã đạt đến ngưỡng thành công Tuynhiên, sản phẩm ấn phẩm lưu trữ còn có bất cập: sản phẩm lưu trữ sản xuấttheo chủ quan, việc định giá thấp, kênh phân phối sản phẩm khuyến mại, chotặng là phần nhiều do vậy bị hạn chế hoạt động quảng bá, không thiết lậpquan hệ giữa cơ quan lưu trữ với người yêu cầu

Sản phẩm là cung cấp bản sao, bản số hóa tài liệu, bản chứng thực tàiliệu và những tấm ảnh scan từ phim, ảnh gốc; file ghi âm tại Phòng Đọc cũngnhận được sự hài lòng của độc giả và có những phản hồi rất tích cực

Để tìm kiếm tài liệu trong các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, công cụđược người dùng tin sử dụng nhiều nhất đó là các cơ sở dữ liệu Qua khảo sáttại website của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia cho thấy những CSDL được

sử dụng nhiều nhất là CSDL thông tin cấp 2, tài liệu điện tử; Ngoài ra một sốTrung tâm hiện đang nâng cấp CSDL tài liệu số của mình, tiến tới khai thácthông tin cấp 1

Về sản phẩm biên soạn tạp chí Loại sản phẩm này có nhiều điểm mạnhnhưng việc biên soạn khá phức tạp và theo quy định nhà nước, các Trung tâmLưu trữ quốc gia hiện nay phối hợp biên soạn với Tạp chí Văn thư Lưu trữViệt Nam trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Loại hình sản phẩmnày có hiệu quả cao, có dịch vụ mượn, trả tài liệu cho phép người dùng tin cóthể mượn tài liệu sử dụng tại chỗ hoặc mượn về nhà trong một khoảng thờigian theo quy định và gửi trả cho cán bộ thư viện theo hướng dẫn, quy trình

Trang 13

của Trung tâm

2.1.2 Giá cả

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chiphí và mang tính phục vụ khi được các Trung tâm Lưu trữ quốc gia được cơquan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công Thực tiễn cho thấyviệc thu phí dịch vụ thông tin tài liệu lưu trữ đã giúp các Trung tâm Lưu trữquốc gia phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả hơn do có thêm kinh phí

để triển khai các dịch vụ mới hoặc nâng cao chất lượng và mở rộng phạm viphục vụ của một số dịch vụ hiện tại Tuy nhiên, nếu tính phí đúng cho tất cảcác dịch vụ thông tin tài liệu lưu trữ thì sẽ dẫn đến kết quả là một số khôngnhỏ người dùng tin có thu nhập thấp sẽ không đủ khả năng sử dụng các dịch

vụ này Đây là điều khó chấp nhận đối với nhiều người, kể cả chính nhữngngười làm công tác lưu trữ

Qua trao đổi đại diện lãnh đạo các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, kết quảcho thấy phần lớn số cán bộ của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia cho rằngchưa nên áp dụng cách tính giá sản phẩm Các Trung tâm Lưu trữ quốc gialuôn hướng đến cộng đồng nhằm phổ cập kiến thức và miễn phí trong việccung cấp sản phẩm không vì mục đích thương mại Vì vậy đôi khi giá thànhsản phẩm ở các Trung tâm Lưu trữ quốc gia không phải là mục đích kinh tếngay cả khi nhận được các yêu cầu đặc biệt khác từ người dùng tin cũng chỉtính những chi phí dùng trong việc nhân bản, photocopy hoặc những chi phícho việc chuyển phát Thực tế cho thấy các sản phẩm được cung cấp bởi cácTrung tâm Lưu trữ quốc gia hầu hết đều thu phí rất ít thậm trí không thu phí.Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi chongười đọc được sử dụng thông tin tài liệu lưu thông qua các hình thức đọc tạichỗ, mượn về nhà (đối với ấn phẩm, tạp chí), hoặc tổ chức luân chuyển bản

sao tài liệu lưu trữ.

Bên cạnh đó, một số Trung tâm Lưu trữ quốc gia bắt đầu nghiên cứu vàtriển khai việc tính giá cho việc cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu củangười sử dụng thông tin Cụ thể như việc biên soạn thư mục tóm tắt hoặc toànvăn theo yêu cầu, dịch vụ tư vấn và thậm chí là dịch vụ thăm quan

Ngày đăng: 17/05/2020, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội (2011), Luật số 01/2011/QH 13 ngày 11/11/2011 Luật Lưu trữ Khác
2. Trần Hoàng – Trần Việt Hà: Marketing trong công bố tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 8-2014, tr34-39 Khác
3. Trần Hoàng – Trần Việt Hà: Marketing tài liệu lưu trữ và thông tin lưu trữ, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 2-2017, tr 14-15, 21 Khác
4. Phạm Diệu Linh – Trương Thị Mai Anh: Áp dụng một số hình thức marketing vào tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 7-2010, tr29-32,48 Khác
5. Trần Phương Hoa: Marketing tài liệu lưu trữ- vấn đề đặt ra với các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 9-2010, tr 35 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w